1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy trình lập hiến ở Việt Nam

99 1,5K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 1 MB

Nội dung

Chương 1 QUY TRÌNH LẬP HIẾN - MỘT SỐ VẤN ĐỀ NHẬN THỨC CƠ BẢN Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002 quy định về việc xây dựng quy trình lập h

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

LÊ MINH TÙNG

QUY TRÌNH LẬP HIẾN Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Lí luận và lịch sử Nhà nước pháp luật

Mã số: 60 38 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS TS Nguyễn Đăng Dung

Trang 2

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Ý nghĩa của đề tài 4

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 4

4 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4

5 Kết cấu của Luận văn 6

Chương 1: QUY TRÌNH LẬP HIẾN - MỘT SỐ VẤN ĐỀ NHẬN THỨC CƠ BẢN 7

1.1 QUAN NIỆM VỀ QUY TRÌNH LẬP HIẾN 7

1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA QUY TRÌNH LẬP HIẾN 8

1.3 Ý NGHĨA CỦA QUY TRÌNH LẬP HIẾN 10

1.4 CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA QUY TRÌNH LẬP HIẾN 12

1.5 PHÂN LOẠI QUY TRÌNH LẬP HIẾN 13

1.5.1 Quy trình ban hành mới Hiến pháp 13

1.5.2 Quy trình sửa đổi Hiến pháp 14

1.6 MỘT SỐ ĐIỂM KHÁC BIỆT QUY TRÌNH LẬP PHÁP VÀ QUY TRÌNH LẬP HIẾN Ở VIỆT NAM 16

Chương 2: QUY TRÌNH LẬP HIẾN CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 23

2.1 QUY TRÌNH LẬP HIẾN Ở CỦA CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN 23

2.1.1 Quy định thủ tục bổ sung sửa đổi Hiến pháp của Hoa Kỳ theo Hiến pháp 1787 23

2.1.2 Cách thức bổ sung, sửa đổi Hiến pháp của cộng hoà Liên Bang Đức 23

Trang 3

2.1.4 Quy định thủ tục bổ sung sửa đổi Hiến pháp của Hà Lan theo

Hiến pháp 1983 (bổ sung, sửa đổi năm 1989) 24

2.1.5 Quy định thủ tục bổ sung sửa đổi Hiến pháp của Italia theo Hiến pháp 1947(sửa đổi 2003) 24

2.1.6 Quy định thủ tục bổ sung sửa đổi Hiến pháp của Bỉ theo Hiến pháp 1970 (sửa đổi 1994) 25

2.1.7 Quy định thủ tục bổ sung sửa đổi Hiến pháp của Hy Lạp theo Hiến pháp 1975 (bổ sung, sửa đổi năm 1986) 26

2.1.8 Quy trình xem xét, sửa đổi Hiến pháp tại Nhật Bản 26

2.1.9 Quy trình xem xét, sửa đổi Hiến pháp tại Hàn Quốc 28

2.2 QUY TRÌNH LẬP HIẾN CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 31

2.2.1 Quy trình lập hiến ở Trung Quốc 31

2.2.2 Quy trình sửa đổi Hiến pháp của cộng hoà Liên Bang Nga 33

2.2.3 Quy trình, thủ tục lập hiến và sửa đổi Hiến pháp Philippin 34

2.2.4 Quy trình sửa đổi Hiến pháp của Cộng hoà Indonesia theo Hiến pháp hiện hành - Hiến pháp 1945 35

2.2.5 Quy định thủ tục bổ sung sửa đổi Hiến pháp của Vương quốc Thái Lan 36

2.2.6 Quy định thủ tục bổ sung, sửa đổi Hiến pháp của Campuchia theo Hiến pháp 1993 37

2.2.7 Quy định thủ tục bổ sung sửa đổi Hiến pháp của Cộng hoà Azerbaijan năm 1995 37

2.2.8 Quy định về sửa đổi Hiến pháp của Hiến pháp Bulgaria 1991 38

2.2.9 Quy định về sửa đổi Hiến pháp của Cộng hoà Croatia theo Hiến pháp 1990 40

2.2.10 Quy định thủ tục bổ sung sửa đổi Hiến pháp của Cộng hoà Azerbaijan năm 1995 40

2.2.11 Quy định thủ tục bổ sung sửa đổi Hiến pháp của Cộng hoà Belarus theo Hiến pháp 1994 41

Trang 4

2.2.12 Quy định thủ tục bổ sung sửa đổi Hiến pháp của Algeria theo

Hiến pháp 1976 (sửa đổi 1996) 41

2.2.13 Quy định thủ tục bổ sung sửa đổi Hiến pháp của Chile theo Hiến pháp 1980 42

2.2.14 Quy định thủ tục bổ sung sửa đổi Hiến pháp của Cuba theo Hiến pháp 1992 43

2.2.15 Quy định thủ tục bổ sung, sửa đổi Hiến pháp của Afghanistan theo Hiến pháp 2004 43

2.2.16 Thủ tục bổ sung, sửa đổi Hiến pháp của Iran theo quy định của Hiến pháp 1979 (sửa đổi bổ sung 1989, 1992) 44

2.2.17 Quy định thủ tục bổ sung, sửa đổi Hiến pháp của Cộng hoà Chechnya theo Hiến pháp 2003 45

2.2.18 Quy định thủ tục bổ sung, sửa đổi Hiến pháp của Angola theo Hiến pháp 1992 45

Chương 3: QUY TRÌNH LẬP HIẾN TRONG LỊCH SỬ VÀ QUY TRÌNH LẬP HIẾN HIỆN HÀNH Ở VIỆT NAM, NHỮNG HẠN CHẾ VÀ KHUYẾN NGHỊ 47

3.1 QUY TRÌNH LẬP HIẾN QUA CÁC BẢN HIẾN PHÁP Ở VIỆT NAM 47

3.1.1 Ban hành, sửa đổi Hiến pháp năm 1946 47

3.1.2 Ban hành Hiến pháp năm 1959 50

3.1.3 Ban hành, sửa đổi Hiến pháp năm 1980 52

3.1.4 Ban hành, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 54

3.2 QUY TRÌNH LẬP HIẾN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 58

3.2.1 Chuẩn bị đề nghị và quyết định việc sửa đổi Hiến pháp 59

3.2.2 Thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung hoặc Ủy ban dự thảo Hiến pháp 62

3.2.3 Soạn thảo dự án sửa đổi, bổ sung Hiến pháp hoặc soạn thảo Hiến pháp 65

3.2.4 Lấy ý kiến về dự thảo Hiến pháp 68

Trang 5

3.2.5 Xem xét, thông qua dự thảo Hiến pháp 70

3.2.6 Công bố Hiến pháp 72

3.3 NHỮNG HẠN CHẾ TRONG QUY TRÌNH LẬP HIẾN Ở VIỆT NAM 72

3.3.1 Thời điểm sửa đổi Hiến pháp 73

3.3.2 Chủ thể sáng quyền lập hiến 74

3.3.3 Quyết định sửa đổi Hiến pháp 75

3.3.4 Cơ quan dự thảo Hiến pháp 75

3.3.5 Nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan của Quốc hội 77

3.3.6 Việc lấy ý kiến nhân dân 78

3.3.7 Vai trò của Đảng 80

3.4 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ VIỆC HOÀN THIỆN QUY TRÌNH LẬP HIẾN Ở VIỆT NAM 81

3.4.1 Thời điểm sửa đổi hiến pháp 81

3.4.2 Chủ thể của sáng quyền lập hiến 81

3.4.3 Quyết định việc ban hành hay sửa đổi hiến pháp 85

3.4.4 Soạn thảo hiến pháp sửa đổi 86

3.4.5 Lấy ý kiến về dự thảo Hiến pháp và thông qua Hiến pháp 88

3.4.6 Công bố Hiến pháp 89

KẾT LUẬN 90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Quy trình lập hiến có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động lập hiến Một bản Hiến pháp được xây dựng theo một quy trình dân chủ, khoa học, hoàn hảo các bước, các thủ tục quy định chặt chẽ, logic thì chắc chắn sẽ cho ra đời một sản phẩm là Hiến pháp có chất lượng tốt Nhà nước pháp quyền là nhà nước được xây dựng trên nền tảng chủ quyền nhân dân thông qua một trong những phương thức cơ bản là nhân dân giao quyền, nhân dân

ủy quyền bằng quyền lập hiến của mình Do đó, quy trình lập hiến là điểm khởi đầu bảo đảm cho tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

Lịch sử lập hiến của nhân loại hàng trăm năm đã cho ta thấy, quy trình ban hành Hiến pháp của các nước có sự khác nhau, nhưng xu hướng chung là quy trình ngày càng dân chủ, chất lượng của một bản Hiến pháp phụ thuộc phần lớn vào việc nó được làm ra theo quy trình như thế nào Một bản Hiến pháp dân chủ là một bản Hiến pháp dân định Để có một bản Hiến pháp có chất lượng tốt, phù hợp với thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mở cửa và hội nhập quốc tế Từ việc nghiên cứu quy trình lập hiến và sửa đổi Hiến pháp của các nước, nhân việc sửa đổi Hiến pháp nước ta trong thời gian tới, theo tôi, việc nghiên cứu, đổi mới, hoàn thiện quy trình lập hiến ở nước ta

là vấn đề cần thiết Bởi lẽ:

Thứ nhất, lập hiến là một trong những chức năng và lĩnh vực hoạt

động quan trọng nhất của Quốc hội Việt Nam Mặc dù chức năng này không thường xuyên được thực hiện (như chức năng lập pháp hay chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước) nhưng lại có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống chính trị và có tác động sâu rộng tới mọi lĩnh vực khác

Trang 7

của đời sống xã hội Việc thực hiện chức năng này đòi hỏi có một quy trình hoạt động thật toàn diện, khoa học và cụ thể, phù hợp với những thay đổi của đất nước Trong khi đó, quy trình lập hiến của chúng ta hiện nay vừa không toàn diện, không đầy đủ, không cụ thể để thực hiện, gây ra những khó khăn trong thực tiễn

Thứ hai, yêu cầu tiếp tục hoàn thiện quy trình lập hiến ở nước ta còn

xuất phát từ những đòi hỏi của công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, như:

- Bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp

Điều 146 của Hiến pháp năm 1992 đã xác định: “Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp

lý cao nhất”[20] Như vậy, Hiến pháp đã khẳng định vị trí tối cao của mình trong hệ thống pháp luật Trong điều kiện chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa thì vai trò tối cao này của Hiến pháp càng cần được tiếp tục khẳng định và đề cao

Để bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp, quy trình lập hiến không thể đồng nhất với quy trình lập pháp hay có thể lấy quy trình lập pháp thay thế cho quy trình lập hiến như hiện nay Quy trình lập hiến phải được hoàn thiện một cách phù hợp với vị thế của Hiến pháp và đồng thời cũng phải góp phần

để bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp trong nhà nước pháp quyền

- Đề cao vai trò của nhân dân, bảo đảm phát huy dân chủ của nhân dân trong việc xây dựng pháp luật

Chưa khi nào, vai trò của nhân dân trong việc xây dựng pháp luật cũng như vấn đề bảo đảm phát huy dân chủ của nhân dân trong việc xây dựng pháp luật lại được nói đến nhiều và được đề cao như hiện nay Có lẽ, đây là kết quả

và sự thể hiện của yếu tố nhà nước pháp quyền đã và đang đi vào cuộc sống Bởi lẽ, một trong những yêu cầu quan trọng của nhà nước pháp quyền là phải

Trang 8

đề cao vai trò của nhân dân, bảo đảm phát huy dân chủ của nhân dân trong việc xây dựng pháp luật, trong đó có Hiến pháp

Nhìn lại quy trình lập hiến cũng như việc tổ chức thực hiện quy trình lập hiến trong những năm qua, phải thẳng thắn thừa nhận rằng: mặc dù về mặt quan điểm, đã có nhiều cố gắng trong việc bảo đảm dân chủ, đề cao vai trò của nhân dân trong hoạt động lập hiến nhưng trong thực tiễn, tính thực chất

và hiệu quả còn chưa được như mong muốn

- Yêu cầu mọi hoạt động của bộ máy nhà nước, trong đó có hoạt động lập hiến phải dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật và phải tuân thủ pháp luật một cách triệt để

Có một nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền mà chúng ta phải tuân theo, đó là nguyên tắc Nhà nước và công chức nhà nước chỉ được làm những

gì mà pháp luật cho phép Có nghĩa là, mọi hoạt động của bộ máy nhà nước, trong đó có hoạt động lập hiến phải dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật

và phải tuân thủ pháp luật một cách triệt để Trong điều kiện pháp luật quy định về quy trình lập hiến còn rất đơn giản, mới chỉ dừng ở những vấn đề nguyên tắc thì hoạt động lập hiến, dẫu có những “sáng tạo” trong thực tiễn thì vẫn phải tuân thủ đúng những nguyên tắc đó Những “sáng tạo” này có thể được chấp nhận trong quá khứ nhưng trong nhà nước pháp quyền thì không thể chấp nhận Mọi hoạt động lập hiến phải theo quy định của pháp luật

Thứ ba, mặc dù Hiến pháp năm 1992 vừa được sửa đổi (2001) nhưng

còn không ít những điều khoản và quy định khác của Hiến pháp đã và đang còn có nhiều ý kiến cho rằng cần phải được tiếp tục sửa đổi để đáp ứng yêu cầu thực tế hiện nay đã khác rất nhiều so với thời điểm được ban hành năm

1992 Ngay trong quá trình chuẩn bị sửa đổi Hiến pháp, không ít nhà khoa học và những người làm công tác thực tiễn cho rằng, cần sửa đổi một cách toàn diện Hiến pháp năm 1992, chứ không chỉ bó hẹp trong những vấn đề đã

Trang 9

được sửa đổi Như vậy, việc sửa đổi Hiến pháp chắc sẽ lại được đặt ra trong thời gian không xa nên chúng ta cũng cần phải tính đến, trong đó có việc chuẩn bị quy trình lập hiến hoàn thiện hơn cho lần sửa đổi này

Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: Quy trình lập hiến ở Việt Nam làm luận văn tốt nghiệp

2 Ý nghĩa của đề tài

Sau khi hoàn thành, Luận văn sẽ góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn về quy trình lập hiến ở Việt Nam, góp phần vào việc nghiên cứu, xây dựng quy trình lập hiến ở Việt Nam Luận văn sẽ là công trình khoa học có giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu lý luận chung về nhà nước và pháp luật, luật hiến pháp

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

Mục đích của Luận văn là phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của quy trình lập hiến ở Việt Nam để đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện quy trình này

Để thực hiện mục đích nêu trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:

Một là: Phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động lập hiến Hai là: Khái quát thực tiễn vận dụng thực hiện quy trình lập hiến; đánh

giá thực trạng và thực tế thực hiện các quy trình Từ đó, rút ra những ưu điểm, hạn chế, đặc biệt là rút ra và phân tích những hạn chế của quy trình đó trước yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Ba là: Đề xuất ý kiến hoàn thiện quy trình lập hiến trong nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay

4 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; các quan điểm của Đảng về từng bước đổi mới tổ chức và hoạt động của Nhà nước theo yêu cầu xây dựng nhà nước

Trang 10

pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; một

số kinh nghiệm và bài học về quy trình lập hiến của một số nước trên thế giới phù hợp với điều kiện Việt Nam…

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn; phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp

hệ thống, phương pháp luật học so sánh, phương pháp lịch sử cụ thể Cụ thể:

- Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn: Được sử dụng để đem lý

luận về quy trình, thủ tục lập hiến để xem xét, phân tích và đánh giá trên thực tế; đồng thời, từ việc xem xét, đánh giá các hoạt động thực tiễn mà khái quát lên thành những vấn đề có tính lý luận về quy trình lập hiến trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kết hợp cả lý luận và thực tiễn để đánh giá, đề xuất các phương hướng và giải pháp hoàn thiện quy trình lập hiến ở Việt Nam…

- Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng để đi sâu vào tìm

tòi, khám phá các hiện tượng, các quan điểm, các quy định và thực tiễn thực hiện hoạt động lập hiến; khái quát lại để rút ra những cái thuộc về bản chất của các hiện tượng, các quan điểm, quy định và hoạt động thực tiễn này; từ đó rút ra các đánh giá, kết luận và kiến nghị phù hợp nhằm hoàn thiện cơ sở lý luận, thực tiễn của quy trình lập hiến ở Việt Nam

- Phương pháp hệ thống được sử dụng xuyên suốt toàn bộ luận văn

nhằm trình bày các vấn đề, các nội dung trong luận án theo một trình tự, một

bố cục hợp lý, chặt chẽ, có sự gắn kết, kế thừa, phát triển các vấn đề, các nội dung để đạt được mục đích, yêu cầu xác định cho luận văn

- Phương pháp luật học so sánh được vận dụng trong việc tham khảo

kinh nghiệm xây dựng, quy định và thực hiện các thủ tục, quy trình lập hiến ở các nước trên thế giới; rút ra những điểm chung, những khác biệt về quy trình lập hiến giữa các quốc gia, các hệ thống chính trị - pháp lý trên

Trang 11

thế giới; so sánh và rút ra các bài học kinh nghiệm và kiến nghị cho việc xây dựng, hoàn thiện quy trình lập hiến trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam một cách phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước trong giai đoạn hiện nay cũng như với truyền thống lịch sử, văn hóa chính trị - pháp lý của dân tộc

5 Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn gồm có 3 chương được kết cấu như sau:

Chương 1: Quy trình lập hiến – một số vấn đề nhận thức cơ bản

Chương 2: Quy trình lập hiến của các nước trên thế giới

Chương 3: Quy trình lập hiến trong lịch sử và quy trình lập hiến trong

hiện hành ở Việt Nam, những hạn chế và khuyến nghị

Trang 12

Chương 1 QUY TRÌNH LẬP HIẾN - MỘT SỐ VẤN ĐỀ NHẬN THỨC CƠ BẢN

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002) quy định về việc xây dựng quy trình lập hiến như sau:

“Việc soạn thảo, thông qua, công bố Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp do Quốc

hội quy định” (Điều 13) [25]

Cho đến nay, mặc dù đã có hiệu lực thi hành từ rất lâu, nhưng quy định trên vẫn chưa được thực hiện trên thực tế và do vậy, nó là vấn đề mà Quốc hội, trong thời gian tới, phải cụ thể hóa nó, nhất là trong giai đoạn chuẩn bị sửa đổi Hiến pháp

Giải thích cho hiện tượng này, có thể có nhiều lý do được đưa ra, nhưng có một nguyên nhân quan trọng là nhận thức về quy trình lập hiến ở nước ta, nhất là nhận thức của các nhà lập pháp còn chưa thật đúng và đầy đủ

Do vậy, muốn đẩy nhanh việc thực hiện đúng quy định đã nêu trên của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thì vấn đề nhận thức đúng và đầy đủ quy trình lập hiến là một trong những vấn đề quan trọng phải sớm được đặt ra

1.1 QUAN NIỆM VỀ QUY TRÌNH LẬP HIẾN

Cho đến nay, trong các văn bản pháp luật chưa xác định rõ khái niệm quy trình lập hiến của Quốc hội Theo Đại từ điển tiếng Việt quy trình được hiểu là các bước phải tuân theo khi tiến hành công việc nào đó Từ điển tiếng Việt cũng ghi nhận, quy trình là trình tự phải tuân theo để tiến hành một công việc nào đó Như vậy quy trình là cách làm việc để xem xét, quyết định một vấn đề gì đó theo một trình tự, cách thức được xác định trước Để thực hiện một công việc hoặc một hoạt động có kết quả thì điều quan trọng và có tính quyết định là chủ thể thực hiện công việc hoặc hoạt động phải làm và tuân theo sự sắp xếp đó một cách nghiêm túc Nói cách khác, việc xây dựng quy trình là yêu cầu cần thiết vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hiệu quả

Trang 13

công việc của các chủ thể Tùy theo các lĩnh vực khác nhau mà quy trình được áp dụng vào từng lĩnh vực cũng khác nhau

Dưới góc độ pháp luật, quy trình lập hiến được hiểu là một chế định pháp luật, gồm những quy định về chủ thể, quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể trong việc xây dựng và ban hành hiến pháp; trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động xây dựng, ban hành Hiến pháp

Quy trình lập hiến còn được hiểu là quy trình hoạt động có tính chính trị - pháp lý, gồm nhiều giai đoạn, nhiều hoạt động khác nhau, do nhiều chủ thể tiến hành; có mối liên hệ chặt chẽ và tuân theo trình tự nhất định; là quy

trình hoạt động mang tính sáng tạo sản phẩm là bản văn Hiến pháp

Qua thực tiễn lập hiến ở nước ta, có thể quan niệm về quy trình lập Hiến như sau:

Quy trình lập hiến là trình tự, thủ tục mà những cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thực hiện hoạt động lập hiến phải tuân theo trong quá trình ban hành mới hoặc sửa đổi hiến pháp nhằm chuyển hóa ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thành những quy phạm hiến định và thể hiện chúng dưới hình thức một văn bản hiến pháp

1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA QUY TRÌNH LẬP HIẾN

Việc xác định rõ được các đặc điểm của quy trình lập hiến có những ý nghĩa quan trọng nhằm bảo đảm cho việc xác lập và thực hiện quy trình này một cách đúng đắn, qua đó bảo đảm được chất lượng và hiệu quả của hoạt động lập hiến Thực tế quá trình lập hiến ở nước ta nhiều năm qua cho thấy, bởi chưa xác định rõ được các đặc điểm của quy trình lập hiến, dẫn đến không thừa nhận hoặc chưa tôn trọng đúng mức các đặc điểm khách quan của quy trình lập hiến, từ đó thậm chí còn phủ nhận tính độc lập của quy trình lập hiến, đồng nhất quy trình lập hiến với quy trình lập pháp hoặc coi quy trình

Trang 14

này một nội dung thuộc về quy trình lập pháp thông thường

Tuy nhiên, quy trình lập hiến mặc dù có những điểm tương đồng nhất định với quy trình lập pháp nhưng không thể đồng nhất hoặc nhầm lẫn với quy trình này hay một quy trình nào khác, xuất phát từ những đặc điểm cơ bản sau của quy trình lập hiến:

Thứ nhất, nếu như các quy trình hoạt động khác được quy định chủ yếu

trong các văn bản luật, dưới luật, như quy trình ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội được quy định chủ yếu tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 thì quy trình sửa đổi Hiến pháp cho đến nay chỉ được quy định tại các Hiến pháp

Thứ hai, quy trình lập hiến là quy trình hoạt động duy nhất được Hiến

pháp quy định điều kiện thông qua rất chặt chẽ Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 đều thống nhất quy định: “Việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành” [20]

Thứ ba, quy trình lập hiến là quy trình hoạt động thường gắn với việc

Quốc hội phải thành lập ra một cơ quan đặc biệt để giúp Quốc hội thực hiện hoạt động lập hiến, đó là Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp

Theo quy trình quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, trong trường hợp cần thiết, Quốc hội có thể thành lập một Uỷ ban lâm thời để giúp Quốc hội thẩm tra, xác minh vấn đề Tuy nhiên, đây chỉ là những trường hợp

cá biệt, thực tế rất hiếm xảy ra Ngược lại, trong các trường hợp ban hành mới hay sửa đổi Hiến pháp, đều phải thành lập ra Uỷ ban dự thảo hoặc Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp để giúp Quốc hội soạn thảo Hiến pháp hoặc văn bản sửa đổi Hiến pháp (trừ trường hợp sửa đổi Lời nói đầu của Hiến pháp năm 1980)

Ngoài ra, quy trình lập hiến mang tính chính trị - pháp lý, phản ánh đặc trưng của hệ thống chính trị một đảng duy nhất cầm quyền, thể hiện ở chỗ

Trang 15

trong toàn bộ các khâu công việc đều được Đảng quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp Đồng thời, quy trình lập hiến là quy trình hoạt động đòi hỏi có

sự tham gia chủ động, tích cực của nhân dân

1.3 Ý NGHĨA CỦA QUY TRÌNH LẬP HIẾN

Trước hết, Nhà nước pháp quyền là nhà nước tôn trọng và đề cao Hiến

pháp trong tổ chức và hoạt động của đời sống nhà nước và đời sống xã hội, trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ an ninh, an toàn cho cuộc sống con người Theo đó, đòi hỏi chất lượng của Hiến pháp phải cao, phải hoàn hảo về nội dung và hình thức thể hiện, phải tồn tại được lâu dài

để bảo đảm được sự phát triển một cách ổn định Để có một Hiến pháp như vậy đòi hỏi một quy trình lập hiến (trong đó có sửa đổi Hiến pháp) phải dân chủ nhưng phải rất chặt chẽ và khó khăn khi thực hiện Một bản Hiến pháp được xây dựng theo một quy trình, công nghệ dân chủ, khoa học, hoàn hảo thì chắc chắn sẽ cho ra đời một sản phẩm có chất lượng tốt

Nhà nước pháp quyền là nhà nước được xây dựng trên nền tảng chủ quyền nhân dân Việc xây dựng và sửa đổi Hiến pháp là dựa trên cơ sở chủ quyền nhân dân Ở Mỹ, các nhà lập hiến khởi đầu đã coi học thuyết chủ quyền nhân dân của John Locke là nền tảng lý thuyết để lập quốc và là cơ sở

để xây dựng Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp Theo đó, quy trình soạn thảo Hiến pháp đòi hỏi phải được thực hiện bởi một Đại hội phổ thông do dân chúng bầu, chứ không phải là một cơ quan lập pháp thông thường và sau đó được phê chuẩn theo một quy trình thể hiện được ý chí của dân chúng như thông qua trưng cầu dân ý Về sau, quy trình sửa đổi Hiến pháp Liên bang ở

Mỹ được quy định tại Điều V Hiến pháp:

Khi hai phần ba thành viên của hai viện đều xét thấy cần thiết sẽ đưa ra những điều sửa đổi đối với Hiến pháp, hoặc theo yêu cầu của các cơ quan lập pháp ở hai phần ba các bang, sẽ triệu tập một hội nghị để đề xuất những điều

Trang 16

sửa đổi; trong cả hai trường hợp, các điều khoản sửa đổi Hiến pháp đều có hiệu lực như một bộ phận của Hiến pháp khi được phê chuẩn bởi các cơ quan lập pháp của ba phần tư các bang, hoặc bởi Đại hội của ba phần tư các bang, theo một thể thức phê chuẩn do Quốc hội đề nghị với điều kiện là không một điều sửa đổi nào có thể được đề xuất trước năm 1808 theo một cách thức ảnh hưởng đến đoạn 1 và đoạn 4 trong khoản 9 của điều I; và không một bang nào, nếu bản thân không đồng ý, lại có thể bị tước đoạt quyền bỏ phiếu bình đẳng trong thượng viện

Như vậy, Hiến pháp Mỹ quy định bằng hai cách để thực hiện quyền tu chỉnh Hiến pháp là Quốc hội và Đại hội Hiến pháp

Việc phê chuẩn Hiến pháp, theo Hiến pháp Mỹ cũng gồm hai cách phê chuẩn bởi các cơ quan lập pháp của các bang hoặc phê chuẩn bởi Đại hội Hiến pháp của các bang Trong cả hai cách, việc sửa đổi Hiến pháp được xem

là một công việc rất hệ trọng Do đó phải được thực hiện bởi người đại diện

do nhân dân bầu với cách làm đó, tiếng nói của nhân dân được phản ánh trong việc sửa đổi Hiến pháp, thể hiện thái độ tôn trọng chủ quyền của nhân dân

Với vai trò quan trọng của quy trình lập hiến như nói trên, việc hoàn thiện quy trình lập hiến ở nước ta là một tất yếu khách quan trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Tính tất yếu khách quan

đó, bắt nguồn từ các đòi hỏi sau: một là, quy trình lập hiến hiện hành còn quá

đơn giản, không đầy đủ, và không cụ thể, chủ quyền nhân dân trong việc thực hiện quy trình còn mang tính hình thức Theo đó, hoàn thiện quy trình phải

hướng tới khắc phục các khiếm khuyết này Hai là, hoàn thiện quy trình lập

hiến là một đòi hỏi tất yếu của quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nhằm hoàn thiện một bản Hiến pháp thể hiện sâu sắc dân chủ xã hội chủ nghĩa, một bản Hiến pháp của dân, do dân, vì dân; một bản Hiến pháp hoàn hảo cả về nội dung lẫn hình thức; bảo đảm cho nó giữ được vị trí tối thượng trong đời sống Nhà nước và đời sống xã hội [9]

Trang 17

1.4 CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA QUY TRÌNH LẬP HIẾN

Các nguyên tắc của quy trình lập hiến là những tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình lập hiến Trong điều kiện nước ta, để bảo đảm cho hoạt động lập hiến có chất lượng và hiệu quả, quy trình lập hiến đòi hỏi phải tuân thủ nhiều nguyên tắc quan trọng, trong đó

có bốn nguyên tắc cơ bản sau:

Thứ nhất, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động lập hiến

Ở nước ta, hệ thống chính trị có đặc trưng là một đảng duy nhất cầm quyền, pháp luật là thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng, nhằm xác lập

về phương diện pháp lý sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội Vì thế, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động lập hiến trở thành yêu cầu hàng đầu trong toàn bộ hoạt động của Nhà nước

Sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động lập hiến được thể hiện qua các nội dung như: Đảng xác định mục đích, nội dung, yêu cầu của việc xây dựng, sửa đổi Hiến pháp; Đảng cử cán bộ của Đảng trực tiếp tham gia vào hoạt động lập hiến; Các cơ quan lãnh đạo của Đảng như Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng thường xuyên theo dõi, xem xét và cho ý kiến đối với các vấn đề quan trọng của Hiến pháp trong quá trình xây dựng, sửa đổi Hiến pháp

Thứ hai, phát huy dân chủ trong hoạt động lập hiến; tạo điều kiện để

mọi cơ quan, tổ chức và công dân tham gia tích cực vào hoạt động lập hiến

Dân chủ là một trong những đặc điểm cơ bản, quan trọng nhất của Hiến pháp nước ta Để Hiến pháp bảo đảm tính dân chủ thực sự thì quy trình lập hiến cũng phải bảo đảm để ngay trong hoạt động xây dựng và sửa đổi Hiến pháp cũng phải bảo đảm tính dân chủ Bởi vì, không thể có Hiến pháp dân chủ thực sự khi chính hoạt động xây dựng, sửa đổi Hiến pháp lại thiếu dân chủ Dân chủ trong hoạt động lập hiến càng cao bao nhiêu thì càng phát huy

Trang 18

được tối đa trí tuệ của tập thể đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan và nhân dân trong việc tạo lập các quy phạm hiến định; càng phản ánh được thực chất hơn, sâu sắc hơn ý chí, nguyện vọng của quần chúng nhân dân, để Hiến pháp thực sự là Hiến pháp "của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân", càng góp phần bảo đảm cho các quy phạm hiến định phù hợp hơn với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và xu thế thời đại

Thứ ba, tuân thủ nghiêm chỉnh trình tự, thủ tục đã được xác lập trong

quy trình lập hiến

Nguyên tắc này yêu cầu mỗi chủ thể tham gia hoạt động lập hiến phải thực hiện nghiêm chỉnh các trình tự, thủ tục đã được pháp luật quy định, phù hợp với nhiệm vụ và quyền hạn của từng loại chủ thể trong hoạt động lập hiến Mỗi hoạt động của từng chủ thể là một khâu trong hoạt động lập hiến, chỉ cần trục trặc ở một khâu nhất định sẽ ảnh hưởng tới hàng loạt các khâu tiếp theo, thậm chí vô hiệu hoá các nỗ lực lập hiến trước đó

1.5 PHÂN LOẠI QUY TRÌNH LẬP HIẾN

Qua nghiên cứu các quy định về quy trình lập hiến, trong lịch sử và thực tiễn lập hiến ở nước ta và trên thế giới, có thể phân ra hai loại quy trình lập hiến cơ bản là: quy trình ban hành mới Hiến pháp và quy trình sửa đổi Hiến pháp

1.5.1 Quy trình ban hành mới Hiến pháp

Thực tiễn lập hiến ở các nước trên thế giới cho thấy, việc ban hành hiến pháp mới thường xảy ra trong ba trường hợp sau: khi thành lập quốc gia mới; khi thay đổi chế độ chính trị; khi có những thay đổi cơ bản về chế độ kinh tế, chính sách phát triển xã hội trong đường lối, chính sách của giới cầm quyền

Ở nước ta, quy trình ban hành mới Hiến pháp hầu như chưa được pháp luật quy định Trong văn bản pháp luật đầu tiên liên quan trực tiếp đến việc xây dựng Hiến pháp năm 1946 - bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta - là

Trang 19

Sắc lệnh số 34/SL ngày 20/9/1945 (do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành) cũng như chính bản Hiến pháp năm 1946 và tất cả các bản hiến pháp được ban hành sau này đều không có một điều khoản, một quy định nào về quy trình ban hành Hiến pháp mới Nhìn chung, Hiến pháp của các nước cũng thường không có quy định về quy trình ban hành mới Hiến pháp Điều này có thể được lý giải bởi hai lý do sau:

- Thứ nhất, Hiến pháp là văn bản pháp lý có tính cương lĩnh, quy định

những vấn đề cơ bản, quan trọng nhất của một quốc gia Đó là những vấn đề mang tính ổn định cao, ít bị tác động bởi sự thay đổi thường xuyên diễn ra của đời sống kinh tế - xã hội và vì vậy nên các bản Hiến pháp bao giờ cũng rất ổn định, ít bị thay đổi như các đạo luật thường Cũng vì vậy, trong khoa học pháp

lý cũng như trong pháp luật thực định, vấn đề ban hành mới Hiến pháp để thay thế Hiến pháp hiện hành ít được đặt ra

- Thứ hai, khi ban hành Hiến pháp, nhìn chung về mặt chủ quan, các nhà

lập hiến đều mong muốn và tin tưởng bản Hiến pháp được ban hành cũng như thể chế chính trị đã sản sinh ra nó phải tồn tại lâu dài, nếu không nói là vĩnh viễn Do đó, trong các Hiến pháp họ thường không đặt ra quy định về việc ban hành mới Hiến pháp mà chỉ có các quy định về việc sửa đổi Hiến pháp

1.5.2 Quy trình sửa đổi Hiến pháp

Trên thế giới, có những nước coi việc sửa đổi Hiến pháp cũng như sửa đổi một đạo luật nên quy trình sửa đổi Hiến pháp cũng tương tự như quy trình sửa đổi luật, thậm chí được áp dụng bởi quy trình lập pháp Tuy nhiên, số nước sử dụng quy trình lập pháp để sửa đổi Hiến pháp rất ít, mà hầu hết các nước trên thế giới sử dụng một quy trình sửa đổi riêng đối với Hiến pháp và thông thường là quy trình này chặt chẽ hơn hơn so với quy trình lập pháp

Ở các nước, việc sửa đổi Hiến pháp thường được tiến hành theo hai loại quy trình là: Một là do Quốc hội lập pháp thực hiện, đây là quy trình

Trang 20

phổ biến nhất hiện nay; Hai là do một hội nghị dân cử đặc biệt thực hiện, đây là quy trình được áp dụng ở một số nước Nước Mỹ là một điển hình trong việc áp dụng quy trình này Ngoài ra, cũng có một số nước, như ở các tiểu bang của Thuỵ Sĩ áp dụng quy trình sửa đổi Hiến pháp theo phương thức do nhân dân quyết định

Nhìn chung, quy trình sửa đổi Hiến pháp ở các nước thường gồm ba giai đoạn cơ bản sau:

- Giai đoạn sáng kiến lập hiến

Giai đoạn này là giai đoạn mà các chủ thể có sáng quyền lập hiến đưa

ra kiến nghị hoặc đề nghị về việc ban hành mới Hiến pháp hay sửa đổi Hiến pháp hiện hành

- Giai đoạn thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp

Ở hầu hết các nước, dự thảo sửa đổi Hiến pháp do Quốc hội lập pháp thông qua nhưng đòi hỏi tỷ lệ đại biểu tán thành theo đa số tuyệt đối, có nước

là 2/3, có nước là 3/4 hoặc 3/5 số đại biểu Quốc hội Ở các nước Quốc hội được tổ chức thành hai viện, thường mỗi viện thông qua dự thảo một cách độc lập; cũng có trường hợp dự thảo được thông qua tại phiên họp chung của cả hai viện Ở một số nước, dự thảo sửa đổi Hiến pháp do Quốc hội lập pháp thông qua, sau đó được đưa ra phê chuẩn trong cuộc trưng cầu ý dân hoặc bởi

cơ quan lập pháp của các tiểu bang (đối với nhà nước liên bang)

- Giai đoạn công bố văn bản sửa đổi Hiến pháp

Ở phần lớn các nước, nếu dự thảo sửa đổi do nghị viện thông qua thì nguyên thủ quốc gia sẽ ký ban hành mà không có quyền phủ quyết, trừ ở Bungary do các Chủ tịch hai viện công bố Những dự thảo đã được thông qua bởi trưng cầu dân ý hoặc được các chủ thể hợp thành liên bang đồng ý thì không cần nguyên thủ quốc gia công bố, như ở Mỹ, Pháp

Ngoài ra, cũng cần nói thêm là, ở những nước có nền chính trị do một

Trang 21

đảng lãnh đạo thì đảng đó đóng vai trò quyết định trong việc sửa đổi Hiến pháp Đảng là người đưa ra sáng kiến lập hiến đồng thời cũng là người đưa ra những chủ trương mang tính nguyên tắc về những vấn đề cơ bản của Hiến pháp, lãnh đạo toàn bộ quá trình xây dựng Hiến pháp Ở một số nước, Hiến pháp quy định đảng cầm quyền là một trong những chủ thể có quyền đưa ra sáng kiến sửa đổi Hiến pháp nhưng cũng có nước quy định rằng, chỉ có đảng cầm quyền mới có quyền đưa ra sáng kiến sửa đổi Hiến pháp (như ở Công gô,

ở Ga bông) ở một số nước khác, mặc dù Hiến pháp không quy định rõ quyền đưa ra sáng kiến lập hiến thuộc về đảng cầm quyền nhưng quyền đó lại được thực hiện trên thực tế

Ở Việt Nam, thực tiễn hoạt động lập hiến cho thấy, quy trình lập hiến ở nước ta thường trải qua 6 giai đoạn, bao gồm:

+ Giai đoạn sáng kiến lập hiến

+ Giai đoạn Quốc hội quyết định việc sửa đổi Hiến pháp

+ Giai đoạn soạn thảo văn bản sửa đổi Hiến pháp

+ Giai đoạn lấy ý kiến nhân dân về dự kiến sửa đổi Hiến pháp

+ Giai đoạn Quốc hội xem xét, thông qua văn bản sửa đổi Hiến pháp + Giai đoạn công bố văn bản sửa đổi Hiến pháp

1.6 MỘT SỐ ĐIỂM KHÁC BIỆT QUY TRÌNH LẬP PHÁP VÀ QUY

TRÌNH LẬP HIẾN Ở VIỆT NAM

Một trong những yêu cầu cơ bản của việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước phải quản lý xã hội bằng pháp luật Trong hệ thống các văn bản pháp luật, thì Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất; mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp Tiếp đến các luật do Quốc hội ban hành là những văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, có giá trị pháp lý cao, điều chỉnh các quan hệ xã hội trong các lĩnh

Trang 22

vực của đời sống Các văn bản dưới luật do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành phải phù hợp và không được trái với các quy định của Hiến pháp và luật Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân phải chấp hành đầy đủ pháp luật

Do tính chất và tầm quan trọng như vậy nên việc xây dựng, ban hành, sửa đổi văn bản pháp luật nói chung và đặc biệt là Hiến pháp và luật - phải tuân theo một quy trình rất chặt chẽ, bao gồm nhiều giai đoạn do pháp luật quy định Theo quy định tại Điều 83 Hiến pháp và Điều 1 Luật tổ chức Quốc hội, thì

“Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp” [20] Quyền lập pháp là thẩm quyền ban hành các quy phạm luật được thực hiện bằng hoạt động quyết định về luật của Quốc hội (nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật của Quốc hội) và uỷ quyền của Quốc hội cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội

ra pháp lệnh (nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật của Uỷ ban thường vụ Quốc hội) Các luật (pháp lệnh, nghị quyết) phải được xây dựng và ban hành theo quy trình lập pháp được quy định tại Luật ban hành quy phạm pháp luật

và một số văn bản pháp luật khác có liên quan

Quy trình xây dựng một đạo luật bao gồm rất nhiều giai đoạn khác nhau từ việc lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; soạn thảo; thẩm tra;

Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến; lấy ý kiến nhân dân, ý kiến đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội về dự án luật; thảo luận, tiếp thu, chỉnh lý và thông qua cho đến khi Chủ tịch nước công bố luật Tuy nhiên, có thể chia quy trình này ra làm các giai đoạn chủ yếu như sau:

+ Lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;

+ Soạn thảo dự án luật;

Trang 23

đoạn mang tính liên tục, kế tiếp nhau từ việc tìm kiếm và phát hiện nhu cầu các quan hệ xã hội cần được điều chỉnh bằng pháp luật đến việc soạn thảo, thẩm tra, lấy ý kiến, thảo luận, tiếp thu, chỉnh lý và thông qua các dự án luật, công bố luật theo một trình tự, thủ tục được xác định Ở mỗi giai đoạn nêu trên lại có nhiều thủ tục, hoạt động khác nhau với sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau Ví dụ:

- Trong giai đoạn lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh có các hoạt động: đề nghị, kiến nghị về luật, pháp lệnh; Bộ Tư pháp lập dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; Chính phủ xem xét, thông qua dự kiến và trình

Uỷ ban thường vụ Quốc hội; Uỷ ban pháp luật phối hợp với Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội thẩm tra dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trình và đề nghị, kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội, cơ quan, tổ chức khác; Uỷ ban thường vụ Quốc hội lập dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và trình Quốc hội xem xét, thông qua…

- Trong giai đoạn soạn thảo có các hoạt động thành lập Ban soạn thảo

và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo; tổng kết việc thi hành pháp luật, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự án, dự thảo; đánh giá tác động và xây dựng báo cáo đánh giá tác động của dự thảo văn bản; tổ chức nghiên cứu thông tin, tư liệu, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có liên quan đến dự án, dự thảo; tổ chức lấy ý kiến về dự án, dự thảo; tổng hợp và nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý; thẩm định dự án luật; chỉnh lý, hoàn thiện dự

án để trình Chính phủ

- Trong giai đoạn Quốc hội xem xét và thông qua dự án luật tại kỳ họp

có các hoạt động: thuyết trình dự án luật của cơ quan trình dự án; thuyết trình báo cáo thẩm tra của cơ quan thẩm tra; thảo luận, cho ý kiến của các đại biểu

Trang 24

Quốc hội; tiếp thu ý kiến, chỉnh lý dự án luật của cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan trình dự án, Uỷ ban pháp luật, Bộ tư pháp và các cơ quan hữu quan khác dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban thường vụ Quốc hội…

Theo quy định của Hiến pháp 1992 thì Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất; mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp Điều 147 Hiến pháp quy định: “Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp Việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành” [20]

Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định: “Quốc hội làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp Việc soạn thảo, thông qua, công bố Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp và thủ tục, trình tự giải thích Hiến pháp do Quốc hội quy định” [25] Tuy nhiên, cho đến nay ngoài một số quy định của Hiến pháp thì Quốc hội vẫn chưa ban hành một văn bản pháp luật nào quy định về vấn

đề này Vì vậy, hoạt động lập hiến ở nước ta vẫn chủ yếu thực hiện theo quy trình lập pháp có sự tuân thủ những nguyên tắc về ban hành, sửa đổi Hiến pháp đã được quy định trong Hiến pháp

Qua các quy định của Hiến pháp và qua thực tiễn hoạt động lập hiến ở nước ta, có thể thấy quy trình lập hiến về cơ bản có các trình tự, thủ tục tương

tự như quy trình lập pháp, nhưng có một số điểm đặc thù khác biệt như sau:

Về quyền đề nghị sửa đổi, bổ sung Hiến pháp và quyền trình dự án sửa đổi, bổ sung Hiến pháp trước Quốc hội (quyền sáng kiến lập hiến)

Đến nay, pháp luật chưa có quy định riêng về quyền đề nghị sửa đổi, bổ sung Hiến pháp và quyền trình dự án sửa đổi, bổ sung Hiến pháp trước Quốc hội Trong khi đó, quyền đề nghị, kiến nghị về luật và trình dự án luật được quy định cụ thể tại điều 87 Hiến pháp và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật Như vậy vấn đề đặt ra là nếu như coi Hiến pháp là một văn bản luật

Trang 25

(luật cơ bản của Nhà nước) thì vẫn có thể áp dụng quy định tại Điều 87 Hiến pháp đối với sáng kiến lập hiến

Trên thực tế, qua lịch sử lập hiến của nước ta, phù hợp với đặc thù của

hệ thống chính trị một đảng duy nhất cầm quyền, thì Đảng Cộng sản Việt Nam là chủ thể có vai trò quan trọng nhất trong việc đưa ra các sáng kiến lập hiến hoặc chỉ đạo để các cơ quan nhà nước hữu quan trình sáng kiến lập hiến

ra Quốc hội.(tuy nhiên, nguồn của sáng kiến có thể bắt đầu từ các cơ quan, tổ chức hữu quan, tiếp đó được trình xin ý kiến tại các Đại hội Đảng, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng hoặc Ban bí thư, Bộ chính trị)

Về việc Quốc hội quyết định việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Hiến pháp nước ta quy định việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành Đây là một thủ tục đặc biệt, khác hẳn với thủ tục quyết định đưa các dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội (theo thủ tục thông thường, được quá bán tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành) Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có tình trạng hiểu và áp dụng không thống nhất quy định này Khi sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (vào năm 2001), Quốc hội không tiến hành biểu quyết riêng về việc sửa đổi Hiến pháp mà đưa vấn đề này vào dự án Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh để Quốc hội thông qua theo thủ tục lập pháp thông thường

Về Ủy ban soạn thảo Hiến pháp

Trong các trường hợp ban hành mới hay sửa đổi Hiến pháp, đều phải thành lập ra Uỷ ban dự thảo hoặc Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp để giúp Quốc hội soạn thảo Hiến pháp hoặc văn bản sửa đổi Hiến pháp (trừ trường hợp sửa đổi Lời nói đầu của Hiến pháp năm 1980) Khác với thành phần Ban soạn thảo dự

án Luật (gồm Trưởng ban là người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo

và các thành viên khác là đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo,

Trang 26

cơ quan, tổ chức hữu quan, các chuyên gia, nhà khoa học), quy mô và thành phần Uỷ ban dự thảo hoặc Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp thường lớn, người đứng đầu Ủy ban là đồng chí lãnh đạo cao cấp của Nhà nước và thành viên là lãnh đạo của nhiều cơ quan, tổ chức thuộc các ngành, lĩnh vực Đây là một điểm đặc thù trong quy trình lập hiến (Quốc hội phải thành lập ra một cơ quan đặc biệt để giúp Quốc hội thực hiện hoạt động soạn thảo dự án Hiến pháp, đó là

Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp)

Về việc lấy ý kiến nhân dân, lấy ý kiến cơ quan, tổ chức; trình xin ý kiến các cấp có thẩm quyền

Dự thảo Hiến pháp được tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp với quy mô và thời gian lấy ý kiến lớn hơn nhiều so với các dự án luật Ngoài việc lấy ý kiến của mọi tầng lớp nhân dân, các cơ quan, tổ chức đều tổ chức các hội nghị lấy ý kiến trong ngành, trong cơ quan, tổ chức mình về dự thảo Hiến pháp Đồng thời, trong quá trình soạn thảo, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo hiến pháp đều có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng thông qua việc

Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp hoặc các cơ quan hữu quan trình xin ý kiến của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng về nội dung sửa đổi Hiến pháp (trong khi đó, đối với các dự án luật thì Quốc hội chỉ trình xin ý kiến Bộ Chính trị về một số nội dung quan trọng của dự án)

Về việc thẩm tra dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Nếu các dự án luật trình ra Quốc hội đều phải được cơ quan có thẩm quyền của Quốc hội thẩm tra thì văn bản sửa đổi Hiến pháp được trình ra Quốc

hội không phải thẩm tra Đây cũng là một đặc thù trong quy trình lập hiến

Về việc Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành Đây là điều kiện chặt chẽ hơn nhiều so với điều kiện thông qua các đạo luật chỉ cần quá bán tổng số đại biểu Quốc hội tán thành

Trang 27

Về việc công bố Hiến pháp đã được sửa đổi, bổ sung

Về cơ bản, việc công bố Hiến pháp cũng tương tự như việc công bố luật - do Chủ tịch nước (hoặc Chủ tịch Hội đồng Nhà nước trước đây) công

bố Tuy nhiên, cũng có trường hợp cá biệt như việc không công bố hai Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp năm 1980

Trang 28

Chương 2 QUY TRÌNH LẬP HIẾN CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

2.1 QUY TRÌNH LẬP HIẾN Ở CỦA CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN 2.1.1 Quy định thủ tục bổ sung sửa đổi Hiến pháp của Hoa Kỳ theo Hiến pháp 1787

Điều 5 Hiến pháp Hoa Kỳ 1787 quy định khi có từ 2/3 trở lên thành viên của cả hai viện của Quốc hội Hoa Kỳ đề nghị hoặc theo yêu cầu của các

cơ quan lập pháp ở 2/3 các Bang, Quốc hội sẽ đưa vấn đề sửa đổi Hiến pháp

ra xem xét và sẽ triệu tập đại hội để đề xuất những điều sửa đổi Cả trong 2 trường hợp nói trên, sự sửa đổi Hiến pháp sẽ có hiệu lực nếu Hiến pháp sửa đổi được phê chuẩn bởi các cơ quan lập pháp của 3/4 các bang hoặc bởi đại hội của 3/4 các bang theo một thể thức phê chuẩn do Quốc hội đề nghị với điều kiện là những điều sửa đổi đó được đề xuất sau 1808 và quyền bỏ phiếu của tất cả các bang được đảm bảo trong Thượng viện (Viện đại diện cho quyền lợi của các bang) [13]

2.1.2 Cách thức bổ sung, sửa đổi Hiến pháp của cộng hoà Liên Bang Đức

Điều 144 Hiến pháp Cộng hoà Liên Bang Đức 1949 (sửa đổi bổ sung năm 2002) quy định Hiến pháp Đức được thông qua khi được ít nhất 2/3 số nghị sĩ của hai viện tán thành Đồng thời để Hiến pháp có hiệu lực Hiến pháp mới phải được ít nhất 2/3 các chủ thể của Liên bang phê chuẩn Sau khi Hiến pháp được phê chuẩn Hiến pháp sẽ được công bố bởi Hội đồng Nghị viện, Hiến pháp sẽ có hiệu lực vào ngày được công bố, việc công bố được đăng trên công báo của Liên bang [13]

2.1.3 Quy định về sửa đổi Hiến pháp của Cộng hoà Pháp

Việc sửa đổi Hiến pháp được quy định trong phần XVI với duy nhất tại

Trang 29

điều 89 của Hiến pháp Cộng hoà Pháp năm 1958 (sửa đổi, bổ sung 1962,1992,1993,1995) quy định sáng kiến sửa đổi Hiến pháp thuộc về Tổng thống, Thủ tướng và các thành viên của Nghị viện, như vậy cơ quan hành pháp và lập pháp cùng chia sẻ sáng quyền lập hiến Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp của Chính phủ hoặc các thành viên Nghị viện phải gửi đến hai viện của Nghị viện trong cùng một thời gian Sau khi hai viện thảo luận, dự thảo về sửa đổi Hiến pháp chỉ được thông qua khi có ít nhất 2/3 thành viên của hai viện tán thành Sau đó Hiến pháp sửa đổi sẽ đưa ra toàn dân phúc quyết trong một cuộc trưng cầu dân ý Không được tiến hành hoặc tiếp tục tiến hành thủ tục sửa đổi Hiến pháp nếu điều đó vi phạm đến sự toàn vẹn lãnh thổ Hình thức chính thể cộng hoà của nhà nước Pháp không thể là đối tượng của sửa đổi Hiến pháp [13]

2.1.4 Quy định thủ tục bổ sung sửa đổi Hiến pháp của Hà Lan theo Hiến pháp 1983 (bổ sung, sửa đổi năm 1989)

Điều 137 Chương 8 Hiến pháp Hà Lan quy định việc sửa đổi Hiến pháp sẽ được quyết định bởi Nghị viện bằng việc ban hành một văn bản luật trong đó nói rõ việc sửa đổi Hiến pháp sẽ được tiến hành Dự luật về bổ sung, sửa đổi Hiến pháp được hai viện của Nghị viện thảo luận và thông qua khi có 2/3 trở lên số phiếu thuận Dự luật do Nghị viện thông qua phải được Vua phê chuẩn Sau khi Vua phê chuẩn Hiến pháp sửa đổi sẽ được công bố và có hiệu lực ngay lập tức Việc công bố Hiến pháp sửa đổi sẽ được công bố bằng một sắc lệnh của Vua[29]

2.1.5 Quy định thủ tục bổ sung sửa đổi Hiến pháp của Italia theo Hiến pháp 1947(sửa đổi 2003)

Điều 138 của Hiến pháp Italia 1947 (sửa đổi năm 2003) quy định việc sửa đổi Hiến pháp hoặc Luật hiến pháp (Constitutional Law) sẽ được thảo luận và biểu quyết riêng ở từng viện và việc biểu quyết sẽ được tiến hành 2

Trang 30

lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 3 tháng và việc sửa đổi sẽ được thông qua khi

có trên 50% số Nghị sĩ của Nghị viện bỏ phiếu thuận sau đó dự luật được thông qua sẽ đưa ra trưng cầu dân ý Việc trưng cầu dân ý sẽ được tiến hành trong vòng 3 tháng sau khi Nghị viện thông qua dự thảo Hiến pháp sửa đổi hoặc Luật hiến pháp Việc trưng cầu dân ý về dự thảo Hiến pháp được tiến hành khi có yêu cầu của ít nhất 1/5 số đại biểu của Nghị viện hoặc yêu cầu của ít nhất 50.000 cử tri hoặc ít nhất 5 Hội đồng vùng (Regional council) yêu cầu Hiến pháp sửa đổi sẽ được thừa nhận nếu được trên 50% số phiếu hợp lệ

bỏ phiếu thuận

Khoản 2 Điều 138 Hiến pháp quy định việc trưng cầu dân ý sẽ không cần thiết nếu lần bỏ phiếu thứ hai ở cả hai viện đều đạt từ 2/3 trở lên số phiếu thuận của các thành viên Nghị viện Theo quy định tại Điều 139 hình thức nhà nước cộng hoà không thể là đối tượng của sửa đổi Hiến pháp [13]

2.1.6 Quy định thủ tục bổ sung sửa đổi Hiến pháp của Bỉ theo Hiến pháp 1970 (sửa đổi 1994)

Điều 195 Hiến pháp Bỉ 1970 (sửa đổi 1994) quy định cơ quan lập pháp

có quyền tuyên bố sửa đổi Hiến pháp Sau khi cơ quan lập pháp tuyên bố như vậy, hai viện của cơ quan lập pháp sẽ giải thể

Theo quy định tại Điều 46 việc giải tán Nghị viện đồng thời kéo theo việc tổ chức bầu cử Nghị viện mới trong vòng 40 ngày và sau 2 tháng sau khi giải thể hai viện của Nghị viện mới được thành lập Nhà vua là người có quyền giải tán hai viện và triệu tập cuộc bầu cử, cuộc bầu cử của hai viện mới

sẽ được tiến hành Hai viện của Quốc hội mới sẽ xem xét vấn đề sửa đổi Hiến pháp Hiến pháp sửa đổi sẽ được thông qua nếu có từ 2/3 trở lên số thành viên Nghị viện bỏ phiếu thuận

Điều 196 của Hiến pháp quy định Hiến pháp không thể được sửa đổi trong thời kỳ đất nước có chiến tranh hoặc trong thời kỳ mà hai viện của Nghị viện bị cản trở không được họp một cách tự do[29]

Trang 31

2.1.7 Quy định thủ tục bổ sung sửa đổi Hiến pháp của Hy Lạp theo Hiến pháp 1975 (bổ sung, sửa đổi năm 1986)

Điều 110 của Hiến pháp quy định sáng kiến sửa đổi Hiến pháp được quyết định bởi Nghị viện theo đề nghị của ít nhất 50 Nghị sĩ và được phê chuẩn nếu có ít nhất 3/5 tổng số thành viên của Nghị viện bỏ phiếu thuận trong 2 lần bỏ phiếu cách nhau ít nhất một tháng;

- Nếu việc sửa đổi Hiến pháp đã được thực hiện bởi Nghị viện thì Nghị viện khoá sau trong phiên họp đầu tiên với đa số tuyệt đối của tất cả thành viên sẽ quyết định có xem xét lại hay không việc sửa đổi Hiến pháp;

- Nếu dự thảo Hiến pháp sửa đổi được thông qua bởi đa số thành viên của Nghị viện nhưng không đủ tỷ lệ 3/5, Nghị viện khoá sau trong phiên họp đầu tiên có thể xem xét lại đề nghị sửa đổi nếu đủ ít nhất từ 3/5 trở lên số nghị

sĩ của Nghị viện yêu cầu Các sửa đổi của Hiến pháp sẽ được công bố trong công báo của Chính phủ trong vòng 10 ngày kể từ ngày Nghị viện thông qua

và có hiệu lực vào ngày do Nghị viện xác định bằng một nghị quyết riêng Sửa đổi Hiến pháp sẽ không được tiến hành trong vòng 5 năm kể từ ngày sửa đổi Hiến pháp trước đó (các bổ sung, sửa đổi Hiến pháp phải cách nhau ít nhất 5 năm) Tất cả các luật và các văn bản pháp quy hành chính nếu trái với Hiến pháp đều không có hiệu lực[29]

2.1.8 Quy trình xem xét, sửa đổi Hiến pháp tại Nhật Bản

Hiến pháp hiện thời của Nhật Bản ra đời từ năm 1946, có hiệu lực chính thức từ ngày 03/5/1947

Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản đầu hàng phe đồng minh, với mong muốn một nước Nhật theo đường lối hòa bình, tự do, dân chủ, xóa bỏ chế độ quân phiệt và quân chủ tuyệt đối của Nhật Bản, tướng

Mỹ Mac Arthur, chủ huy các lực lượng chiếm đóng Nhật Bản, đã giao cho các luật sư Mỹ soạn thảo bản Hiến pháp mới cho nước Nhật, thay thế Hiến

Trang 32

pháp Minh Trị 1890, dịch bản Hiến pháp mới ra tiếng Nhật và giao cho Chính phủ Nhật bản lúc đó thực hiện các quy trình, thủ tục bình thường về sửa đổi Hiến pháp để bản Hiến pháp mới có hiệu lực

Về mặt hình thức, Hiến pháp 1946 của Nhật bản tuân thủ những theo quy trình, thủ tục sửa đổi được quy định trong Hiến pháp Minh trị cũ, nhưng nội dung, bản chất của Hiến pháp đã được thay đổi hoàn toàn Như vậy, về hình thức, bản Hiến pháp mới chỉ là một văn bản sửa đổi Hiến pháp Minh trị, không vi phạm các quy định của Hiến pháp Minh trị, do đó duy trì tính liên tục và giá trị pháp lý của bản Hiến pháp mới Căn cứ vào điều điều 73 của Hiến pháp Minh trị 1890, dự thảo Hiến pháp mới được Nhật Hoàng trình lên Quốc hội và được Quốc hội hội thảo luận với tư cách là một dự luật sửa đổi Hiến pháp đế chế Hiến pháp cũ quy định dự luật sửa đổi phải nhận được 2/3 phiếu ủng hộ tại cả 2 viện của Quốc hội để trở thành luật Sau khi hai Viện điều chỉnh, sửa đổi bản dự thảo, Thượng viện Nhật đã thông qua dự luật sửa đổi Hiến pháp ngày 06/10/1946 và Hạ viên cũng thông qua bản dự luật đó ngay ngày hôm sau Cuối cùng, bản dự thảo chính thức trở thành luật ngày 03/5/1947 sau khi Nhật Hoàng chấp thuận Theo điều khoản của luật, bản Hiến pháp mới có hiệu lực sau 6 tháng kể từ ngày Nhật hoàng phê chuẩn

Hiến pháp Nhật bản quy định rất chặt chẽ về quy trình, thủ tục sửa đổi Hiến pháp Điều 96 của Hiến pháp Nhật bản quy định về sửa đổi Hiến pháp như sau:

"Tu chính Hiến pháp do Quốc hội đề xuất với số phiếu của 2/3 toàn thể thành viên hai Viện của Quốc hội trở lên, sau đó tu chính Hiến pháp phải được đa số nhân dân chuẩn y trong một cuộc trưng cầu dân ý đặc biệt hoặc một cuộc bầu cử đặc biệt do Quốc hội quy định

Tu chính Hiến pháp sau khi được phê chuẩn phải được Hoàng đế ban hành ngay, nhân danh nhân dân và trở thành một phần không thể tách rời của Hiến pháp"

Trang 33

Có thể thấy quy định trong điều 96 của Hiến pháp Nhật bản là quy trình rất chặt chẽ, mặc dù cho phép sửa đổi bất kỳ điều khoản nào của Hiến pháp Trong khi đối với một số nước, 2/3 số phiếu của đại biểu Quốc hội đã

có thể tiến hành sửa đổi Hiến pháp thì ở Nhật bản đa số tuyệt đối hay 2/3 số phiếu của Nghị sĩ cả hai Viện mới chỉ đủ để đề xuất sửa đổi Hiến pháp được đưa ra cho toàn dân phúc quyết trong một cuộc trưng cầu dân ý Chính quy định chặt chẽ đó mà việc vận động sửa đổi Hiến pháp ở Nhật Bản trong suốt nhiều năm không thể thực hiện được Các đảng đối lập luôn chiếm nhiều hơn 2/3 số ghế tại ít nhất một Viện của Quốc hội Nhật bản và luôn ủng hộ giữ nguyên trạng hiến pháp [13]

2.1.9 Quy trình xem xét, sửa đổi Hiến pháp tại Hàn Quốc

Bản Hiến pháp đầu tiên của Hàn Quốc ra đời năm 1948 và cho đến nay

đã có 9 lần sửa đổi, trong đó có 5 lần sửa đổi lớn, gần như viết lại hoàn toàn,

đó là các bản Hiến pháp năm 1960, 1962, 1980, 1987, từ chỗ áp dụng chế độ cộng hòa tổng thống sang chế độ đại nghị, rồi quay lại chế độ tổng thống, từ chế Quốc hội một viện sang lưỡng viện rồi lại trở lại chế độ một viện, từ chỗ chưa có tài phán hiến pháp đến áp dụng cơ chế tài phán hiến pháp, từ chỗ nhiệm kỳ tổng thống 5 năm thành 7 năm, từ chỗ giới hạn nhiệm kỳ tổng thống đến chỗ không giới hạn nhiệm kỳ rồi đến giới hạn chỉ 1 nhiệm kỳ, từ chỗ bầu

cử Tổng thống gián tiếp sang bầu trực tiếp Quy trình, thủ tục, thủ tục xem xét sửa đổi hiến pháp của Hàn Quốc cũng có nhiều nhiều thay đổi Hai bản Hiến pháp đầu tiên năm 1948 và 1960, việc sửa đổi hiến pháp không cần thông qua thủ tục trưng cầu dân ý mà chỉ cần số phiếu của 2/3 nghị sĩ Quốc hội là đề xuất sửa đổi hiến pháp có hiệu lực Hiến pháp năm 1962 áp dụng thủ tục trưng cầu dân ý bắt buộc đối với đề xuất sửa đổi hiến pháp sau khi Quốc hội thông qua Hiến pháp 1972 quy định hai quy trình sửa đổi Hiến pháp khác nhau: Một là, nếu Tổng thống là người trình đề xuất sửa đổi hiến pháp thì

Trang 34

cuối cùng đề xuất sửa đổi hiến pháp đó phải đưa ra toàn dân phúc quyết trong cuộc trưng cầu dân ý Hai là, nếu đề xuất sửa đổi hiến pháp do nghị sĩ Quốc hội đưa ra, cuối cùng đề xuất đó phải được phê chuẩn của một cơ quan đặc biệt được gọi là "Hội nghị Nhân dân Tái thống nhất" Đến Hiến pháp 1980, quy trình, thủ tục sửa đổi hiến pháp lại được điều chỉnh lại, chỉ còn một quy trình thống nhất duy nhất trong hiến pháp hiện nay Quy trình, thủ tục xem xét sửa đổi Hiến pháp được quy định từ điều 128 đến 130 của bản Hiến pháp hiện hành (1987) với năm giai đoạn chính:

- Giai đoạn thứ nhất là đề xuất sửa đổi, theo điều 128, khoản 1 của Hiến pháp năm 1987, chỉ có Tổng thống hoặc đa số thành viên Quốc hội mới có quyền trình đề xuất sửa đổi Hiến pháp Mục 3 của Điều 89 quy định dự thảo sửa đổi hiến pháp phải được đưa ra Hội đồng nhà nước thảo luận và xem xét các đề xuất sửa đổi dự thảo trước khi trình dự thảo sửa đổi hiến pháp đó

- Giai đoạn thứ hai là thông báo cho công chúng Theo điều 129 của Hiến pháp Hàn Quốc, tổng thống phải công bố bản dự thảo đề xuất sửa đổi Hiến pháp ra công chúng trước ít nhất 20 ngày Yêu cầu công bố dự thảo sửa đổi là quy trình không thể thiếu được để thông tin cho nhân dân về đề xuất sửa đổi hiến pháp và thiết lập sự đồng thuận của nhân dân về đề nghị xem xét sửa đổi hiến pháp và thiết lập sự đồng thuận của nhân dân về đề nghị xem xét sửa đổi hiến pháp thông qua việc thông tin, truyền thông tự do của người dân Hàn Quốc Việc công bố dự thảo trước công chúng một cách minh bạch và trọn vẹn là rất quan trọng bởi lẽ cần có sự minh bạch và liêm chính thì mới xây dựng được và duy trì lòng tin của nhân dân cũng như chống lại nguy cơ bị thao túng Một nhiệm vụ quan trọng khi thông báo rộng rãi cho công chúng là đưa nhân dân tham gia tích cực vào quá trình này để thúc đẩy sự hòa giải giữa các nhóm trước đây xung đột nhau mà các lực lượng tinh hoa chính trị cầm quyền không thể dễ dàng điều hòa được

Trang 35

Giai đoạn thứ ba là Quốc hội thông qua đề xuất sửa đổi Theo khoản 1, điều 130 của Hiến pháp Hàn Quốc, đề xuất sửa đổi hiến pháp phải được Quốc hội thông qua trong vòng 60 ngày kể từ khi công bố trước công chúng với số phiếu phải trên 2/3 của tổng số nghị sĩ Quốc hội Đây là số lượng phiếu quy định cao nhất trong Hiến pháp khi Quốc hội biểu quyết thông qua một vấn đề hay đạo luật nào đó Lá phiếu này là quy định không được là phiếu kín mà là phiếu viết tay để xác định rõ trách nhiệm của người bỏ lá phiếu Khi Quốc hội

bỏ phiếu biểu quyết, đề xuất sửa đổi hiến pháp không được có bất kỳ sự thay đổi nào so với bản đã được công bố trước công chúng bởi vì với bất kỳ sự thay đổi nào đối với đề xuất sửa đổi hiến pháp cũng có nghĩa là Quốc hội bỏ phiếu biểu quyết về việc đề xuất sửa đổi hiến pháp mà dân chúng chưa được biết

- Giai đoạn thứ tư là trưng cầu dân ý toàn quốc Theo khoản 2, điều 130 của Hiến pháp Hàn Quốc, sau khi đề xuất sửa đổi hiến pháp được Quốc hội thông qua, đề xuất sửa đổi hiến pháp đó phải đưa ra toàn dân phúc quyết trong vòng 30 ngày tại một cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc Cuối cùng, đề xuất sửa đổi chính thức có hiệu lực nếu nhận được hơn ½ tổng số phiếu thu được trong cuộc trưng cầu dân ý với điều kiện phải có hơn ½ số cử tri hợp lệ đi bỏ phiếu

- Giai đoạn thứ năm là Tổng thống ban hành điều khoản sửa đổi Hiến pháp Theo khoản 3 của điều 130, Hiến pháp Hàn Quốc, tổng thống phải ban hành điều khoản sửa đổi hiến pháp ngay mà không được chậm trễ sau khi đã được thông qua cuộc trưng cầu dân ý Thời hạn Tổng thống ban hành điều khoản sửa đổi hiến pháp thường được quy định trong phần phụ lục của hiến pháp Nếu không có điều khoản nào trong phần phụ lục của Hiến pháp nói về thời hạn ban hành thì theo truyền thống, điều khoản sửa đổi Hiến pháp sẽ có hiệu lực ngay vào ngày ban hành Đối với bản Hiến pháp hiện tại của Hàn Quốc, mặc dù được toàn dân phúc quyết thông qua và được ban hành vào ngày 09/10/1987 nhưng điều 1 của Phụ lục Hiến pháp quy định bản hiến pháp sửa đổi có hiệu lực vào ngày 25/02/1988 [13]

Trang 36

2.2 QUY TRÌNH LẬP HIẾN CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 2.2.1 Quy trình lập hiến ở Trung Quốc

Kể từ khi thành lập nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho đến nay, Trung Quốc đã 4 bản Hiến pháp, đó là: Hiến pháp 1954, Hiến pháp 1975, Hiến pháp 1978 và Hiến pháp 1982 Hiến pháp hiện hành của Trung Quốc được Quốc Hội thông qua ngày 04/02/1982 và có hiệu lực thi hành từ ngày 04/12/1982; sau đó được sửa đổi bổ sung vào các năm 1988, 1993 Hiến pháp

1982 là bản hiến pháp thể chế hóa tư tưởng và quyết tâm của Đặng Tiểu Bình muốn đặt nền móng vững chắc lâu dài cho sự ổn định và hiện đại hóa đất nước Bản Hiến pháp được xây dựng trên cơ sở tích lũy kinh nghiệm phát triển chủ nghĩa\xã hội ở Trung Quốc; Là đạo luật cơ bản của Trung Quốc Quy trình lập hiến của Trung Quốc được Hiến pháp năm 1982 quy định tại điều 64 như sau: “Việc sửa đổi hiến pháp do Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc hoặc 1/5 đại biểu Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc trở lên và do 2/3 tổng số đại biểu đại biểu đại hội nhân dân toàn quốc biểu quyết thông qua” Tuy Hiến pháp quy định thủ tục sửa đổi và thông qua Hiến pháp theo quy trình khá đơn giản, đó là cơ quan có sáng quyền sửa đổi Hiến pháp thuộc Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc hoặc 1/5 số đại biểu đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc trở lên và đề xuất sửa đổi Hiến pháp thông qua nếu có được sự đồng ý của 2/3 tổng số đại biểu đại hội nhân dân toàn quốc, nhưng trên thực tế việc đưa ra chủ trương và quy trình thực hiện sửa đổi Hiến pháp không đơn giản như quy định trong Hiến pháp Việc xem xét, thông qua Hiến pháp năm 1982 – được sửa đổi, bổ sung năm

2004 là một ví dụ:

Trước hết, chủ trương sửa đổi Hiến pháp được bắt đầu từ Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc Ngày 27/03/2003, các chủ trương và nguyên tắc chung về sửa đổi Hiến pháp được đưa ra xem xét, thảo

Trang 37

luận tại cuộc họp của Ủy ban Thường trực Bộ chính trị thuộc ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc

Sau khi tham khảo ý kiến của các đảng phái; Bộ Chính trị cho chủ trương để các cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo thực hiện

Trên cơ sở kế hoạch của Ủy ban sửa đổi Hiến pháp và Ủy ban thường

vụ đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, vào tháng 4/2003 chính quyền các cấp nêu đề xuất về nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Dưới sự chỉ đạo của Ủy ban sửa đổi Hiến pháp, vào tháng 5, 6 năm

2003 bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi lần 1 được hoàn tất, sau khi tiếp thu ý kiến của chính quyền địa phương, các bộ ban ngành ở trung ương và những người có trách nhiệm tại các cơ quan cấp cao của Đảng và nhà nước, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý

Ngày 28/8/2003 Lãnh đạo các Ủy ban Trung ương thuộc các đảng ngoài Đảng cộng sản và đại diện nhân dân không thuộc đảng phái nào tham gia ý kiến về nội dung dự thảo Hiến pháp sửa đổi tại cuộc họp do Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ trì

Sau khi có ý kiến của các đảng phái, ngày 12/09/2003 các nhà lý luận, chuyên gia pháp lý và các chuyên gia kinh tế tham gia đóng góp ý kiến tại cuộc họp do chủ tịch Ủy ban thường vụ đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc kiêm chủ tịch Ủy ban sửa\đổi Hiến pháp chủ trì

Trước ngày 11/10/2003, hoàn thiện dự thảo 1 của bản Hiến pháp trước khi đưa ra thảo luận tại phiên họp toàn thể của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc

Từ ngày 11 đến ngày 14/10/2003, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc họp và thông qua bản dự thảo

Ngày 22/12/2003 bản dự thảo Hiến pháp được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng

Trang 38

Từ ngày 22 đến ngày 27/12/2003,Ủy ban thường vụ đại hội đại biểu nhân dân họp để xem xét, thông qua bản dự thảo Hiến pháp theo đề nghị của

Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc

Ngày 8/3/2004 tại phiên họp thường niên của đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, sau khi nghe Ủy ban sửa đổi Hiến pháp giải trình, tiếp thu ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong cả nước, các đại biểu thảo luận

và cho thêm ý kiến để Ủy ban sửa đổi Hiến pháp tiếp tục hoàn thiện dự thảo

Ngày 14/3/2004 đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc thông qua bằng bỏ phiếu kín [32]

2.2.2 Quy trình sửa đổi Hiến pháp của cộng hoà Liên Bang Nga

Điều 134 Chương 9 Hiến pháp Cộng hoà Liên Bang Nga 1993 quy định quyền kiến nghị về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp thuộc về Tổng thống Liên Bang, Hội đồng Liên Bang (Thượng viện), Viện Duma quốc gia (Hạ viện), Chính phủ Liên Bang, các cơ quan lập pháp của các chủ thể Liên Bang

và cũng như ít nhất 1/5 tổng số thành viên Hội đồng Liên bang hoặc 1/5 tổng

số đại biểu Đuma Quốc gia

Theo quy định tại Điều 135, các quy định tại Chương 1 (Những nguyên tắc cơ bản của hệ thống Hiến pháp), Chương 2 (Các quyền và tự do của con người và công dân) và Chương 9 (Bổ sung và sửa đổi Hiến pháp) là các Chương không thể được sửa đổi bởi Quốc hội Liên Bang;

Trong trường hợp có kiến nghị sửa đổi các quy định của Chương 1, Chương 2 và Chương 9 của Hiến pháp liên bang Nga được 3/5 tổng số thành viên Hội đồng liên bang và tổng số đại biểu Đuma quốc gia ủng hộ, Quốc hội lập hiến sẽ được triệu tập theo quy định của đạo luật hiến pháp liên bang

Quốc hội lập hiến hoặc quyết định không sửa đổi Hiến pháp liên bang Nga, hoặc soạn thảo bản Hiến pháp mới của liên bang Nga Quốc hội Lập hiến thông qua dự thảo bởi 2/3 tổng số phiếu hoặc quyết đinh trưng cầu phúc

Trang 39

quyết toàn dân, Hiến pháp Liên bang Nga được thông qua khi có hơn ½ tổng

số cử tri bỏ phiếu tán thành, với điều kiện phải có hơn ½ tổng số cử tri tham gia phúc quyết

Việc sửa đổi các chương còn lại của Hiến pháp (Chương 3 đến chương 8) sẽ được tiến hành theo thủ tục thông qua Hiến pháp và Luật Hiến pháp liên bang, các sửa đổi chỉ có hiệu lực khi được 2/3 các thành viên chủ thể Liên bang phê chuẩn

Việc thay đổi Điều 65 của Hiến pháp Liên bang (liên quan đến các chủ thể của Liên Bang) được tiến hành trên cơ sở quy định của Luật hiến pháp liên bang về gia nhập Liên bang, về sự thành lập một chủ thể mới của Liên bang và sự thay đổi quy chế Hiến pháp của chủ thể Liên bang Trong trường hợp thay đổi tên gọi của nước cộng hoà, lãnh thổ, vùng, thành phố Liên bang, khu vực tự trị liên bang, lãnh thổ tự trị liên bang hoặc tên mới của chủ thể liên bang sẽ được tiến hành theo quy định tại Điều 65 đã nói trên [13]

2.2.3 Quy trình, thủ tục lập hiến và sửa đổi Hiến pháp Philippin

Vấn đề tu chính hoặc sửa đổi Hiến pháp được quy định tại điều 17 Hiến

pháp 1987 của Philippin, khái quát như sau:

Bất kỳ sự tu chính hay sửa đổi nào đối với Hiến pháp có thể được đề xuất bởi: Quốc hội trên cơ sở có sự đồng ý của ¾ tổng số đại biểu hoặc Hội nghị về Hiến pháp

Được sự đồng ý của 2/3 tổng số đại biểu, Quốc hội có thể triệu tập hội nghị về Hiến pháp hoặc được sự đồng ý của đa số đại biểu đệ trình với cử tri

đề xuất hội nghị như vậy (khoản 3 điều 18)

Bất kỳ sự tu chính hay sửa đổi Hiến pháp theo đề xuất của các chủ thể nói trên (Quốc hội trên cơ sở có sự đồng ý của ¾ tổng số đại biểu hoặc hội nghị về Hiến pháp) đều có giá trị khi được đa số phiếu đồng ý trong cuộc trưng cầu dân ý(được tổ chức không sớm hơn 60 ngày và không muộn

Trang 40

hơn 90 ngày khi việc tu chính hay sửa đổi Hiến pháp đó được phê chuẩn - khoản 4 điều 17)

Hiến pháp Philippin cũng quy định rõ "Sửa đổi Hiến pháp có thể do người dân trực tiếp đề xuất thông qua đơn đề nghị của ít 12% tổng số cử tri được đăng ký, trong đó mỗi đơn vị bầu cử phải được đại diện bởi ít nhất 3/5

số cử tri đăng ký ở đó"(khoản 2 điều 17)

Bất kỳ sự tu chính hay sửa đổi Hiến pháp theo đề xuất trực tiếp của người dân có giá trị khi được đa số phiếu đồng ý trong cuộc trưng cầu ý dân (được tổ chức không sớm hơn 60 ngày và không hơn 90 ngày sau khi được Ủy ban các vấn đề bầu cử (Ủy ban này là 1 trong 3 Ủy ban hiến định độc lập, bên cạnh Ủy ban công vụ và Ủy ban kiểm toán) xác nhận đơn đề xuất có giá trị

Hiến pháp Philippin cũng quy định rõ: không có sự sửa đổi nào trong vòng 5 năm đầu kể từ ngày phê chuẩn bản Hiến pháp này và không sửa đổi quá 2 lần trong mỗi năm năm tiếp theo (khoản 2 điều 17)[29]

2.2.4 Quy trình sửa đổi Hiến pháp của Cộng hoà Indonesia theo Hiến pháp hiện hành - Hiến pháp 1945

Theo quy định tại điều 37 Hiến pháp Indonesia 1945 đề xuất sửa đổi Hiến pháp có thể được đưa vào chương trình Nghị sự của Nghị viện (Ở Indonesia gọi là Hội đồng tư vấn nhân dân) nếu nó được ít nhất 1/3 tổng số thành viên của Hội đồng tư vấn nhân dân đệ trình Mỗi đề xuất sửa đổi các quy định của Hiến pháp phải được đệ trình bằng văn bản và ghi nhận rõ ràng, phần nào cần được sửa đổi và lý do của việc sửa đổi Để sửa đổi các quy định của Hiến pháp phiên họp của Hội đồng tư vấn nhân dân (tên gọi khác của Nghị viện) phải có sự tham gia của ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng tư vấn nhân dân Quyết định sửa đổi các quy định của Hiến pháp phải được sự đồng thuận của ít nhất 50% cộng 1 phiếu bầu của tất cả thành viên Hội đồng tư vấn nhân dân Đặc biệt, các quy định về hình thức đơn nhất nhà nước cộng hoà Indonesia bị sửa đổi [13]

Ngày đăng: 25/03/2015, 15:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Hồng Anh (2008), “Quyền lập hiến và thủ tục lập hiến”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (10), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền lập hiến và thủ tục lập hiến”, "Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (10)
Tác giả: Vũ Hồng Anh
Năm: 2008
2. Vũ Hồng Anh (2012), “Quy trình, kỹ thuật lập hiến: Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn”, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về sửa đổi Hiến pháp ở Việt Nam hiện nay, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình, kỹ thuật lập hiến: Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn”, "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về sửa đổi Hiến pháp ở Việt Nam hiện nay
Tác giả: Vũ Hồng Anh
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2012
3. Nguyễn Đăng Dung (2001), “Luật hiến pháp đối chiếu”, NXB Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật hiến pháp đối chiếu
Tác giả: Nguyễn Đăng Dung
Nhà XB: NXB Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2001
4. Nguyễn Đăng Dung (2009), “Quy trình, thủ tục xem xét, thông qua và kỹ thuật thể hiện Hiến pháp một số nước trên thế giới – kinh nghiệm có thể kế thừa và phát triển” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình, thủ tục xem xét, thông qua và kỹ thuật thể hiện Hiến pháp một số nước trên thế giới – kinh nghiệm có thể kế thừa và phát triển
Tác giả: Nguyễn Đăng Dung
Năm: 2009
6. Bùi Xuân Đức (2010), “Ban hành, sửa đổi, bổ sung các Hiến pháp Việt Nam: nhìn từ chuẩn mực chung thế giới”, Tài liệu hội thảo về quy trình lập hiến của 1 số nước trên thế giới những kinh nghiệm, kế thừa và phát triển tổ chức tại Vũng Tàu tháng 9/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban hành, sửa đổi, bổ sung các Hiến pháp Việt Nam: nhìn từ chuẩn mực chung thế giới”
Tác giả: Bùi Xuân Đức
Năm: 2010
7. Bùi Xuân Đức (2011), “Quy trình sửa đổi, bổ sung Hiến pháp và sự lựa chọn cho Việt Nam trong bối cảnh hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (17), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình sửa đổi, bổ sung Hiến pháp và sự lựa chọn cho Việt Nam trong bối cảnh hiện nay”, "Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (17)
Tác giả: Bùi Xuân Đức
Năm: 2011
9. Trần Ngọc Đường (2010), “Quy trình lập hiến và vai trò của nó trong xây dựng nhà nước pháp quyền”, Tài liệu hội thảo về quy trình lập hiến Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình lập hiến và vai trò của nó trong xây dựng nhà nước pháp quyền”
Tác giả: Trần Ngọc Đường
Năm: 2010
10. Trần Ngọc Đường (Chủ nhiệm) (2011), Báo cáo khoa học Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Quy trình, thủ tục và cách thức thể hiện Hiến pháp một số nước trên thế giới – những nhân tố có thể kế thừa và phát triển” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình, thủ tục và cách thức thể hiện Hiến pháp một số nước trên thế giới – những nhân tố có thể kế thừa và phát triển
Tác giả: Trần Ngọc Đường (Chủ nhiệm)
Năm: 2011
11. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, (2001), "Giáo trình luật hiến pháp của các nước tư bản", NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình luật hiến pháp của các nước tư bản
Tác giả: Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2001
12. Khoa Luật, ĐHQGHN (2011), “Hiến pháp: Những vấn đề lí luận và thực tiễn”, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp: Những vấn đề lí luận và thực tiễn
Tác giả: Khoa Luật, ĐHQGHN
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2011
13. Khoa Luật, ĐHQGHN (2012), “Tuyển tập Hiến pháp của một số nước trên thế giới”, NXB Hồng Đức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Hiến pháp của một số nước trên thế giới
Tác giả: Khoa Luật, ĐHQGHN
Nhà XB: NXB Hồng Đức
Năm: 2012
14. Đinh Văn Mậu (2010), “Sửa đổi Hiến pháp, cần sự lựa chọn có lý luận” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sửa đổi Hiến pháp, cần sự lựa chọn có lý luận
Tác giả: Đinh Văn Mậu
Năm: 2010
16. Nguyễn Quang Minh (2002), “Một số vấn đề về quy trình lập pháp của Quốc hội”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (1), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về quy trình lập pháp của Quốc hội”, "Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (1)
Tác giả: Nguyễn Quang Minh
Năm: 2002
17. Nguyễn Quang Minh (2002), “Hoàn thiện quy trình lập hiến: Yêu cầu thực tiễn đang đặt ra”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số (10), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện quy trình lập hiến: Yêu cầu thực tiễn đang đặt ra”, "Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số (10)
Tác giả: Nguyễn Quang Minh
Năm: 2002
18. Nguyễn Quang Minh (2011), “Quy trình lập hiến ở Việt Nam: Một số hạn chế cơ bản và phương hướng hoàn thiện”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật (12), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình lập hiến ở Việt Nam: Một số hạn chế cơ bản và phương hướng hoàn thiện”, "Tạp chí Nhà nước và pháp luật (12)
Tác giả: Nguyễn Quang Minh
Năm: 2011
19. Lưu Đức Quang (2012), “Quy trình lập hiến trên thế giới và những liên hệ với Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình lập hiến trên thế giới và những liên hệ với Việt Nam
Tác giả: Lưu Đức Quang
Năm: 2012
20. Quốc hội nước CHXHCNVN (1995), “Hiến pháp Việt Nam (năm 1946, 1959, 1980 và 1992)”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp Việt Nam (năm 1946, 1959, 1980 và 1992)
Tác giả: Quốc hội nước CHXHCNVN
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1995
21. Quốc hội (2006), “Văn kiện Quốc hội tập 1 1945 - 1960”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Quốc hội tập 1 1945 - 1960
Tác giả: Quốc hội
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
22. Quốc hội (2007), “Văn kiện Quốc hội tập 2 1960 - 1964”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Quốc hội tập 2 1960 - 1964
Tác giả: Quốc hội
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2007
23. Quốc hội (2007), “Văn kiện Quốc hội tập 3 1964 - 1971”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Quốc hội tập 3 1964 - 1971
Tác giả: Quốc hội
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2007

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w