NHNo & PTNT CHI NHÁNH LÁNG HẠ
2.3.1.1 Quy trình thanh toán L/C hàng xuất khẩu
Thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh Láng Hạ được thực hiện thông qua các bước sau:
Sơ đồ 2.1 : Quy trình thanh toán L/C hàng xuất khẩu
Thực hiện nghiệp vụ thanh toán hàng xuất khẩu có nghĩa là ngân hàng thay mặt cho nhà xuất khẩu giao dịch với bên đối tác của mình. Đứng về phía nhà xuất khẩu, ngân hàng sẽ đóng vai trò là ngân hàng thông báo, ngân hàng thanh toán, ngân hàng chiết khấu. Ngân hàng sẽ thay mặt cho người xuất khẩu đòi tiền nhà nhập khẩu và thực hiện các nghiệp vụ để đảm bảo cho quyền lợi của khách hàng của mình.
Bước 1: Nhận L/C hoặc sửa đổi L/C
Ngân hàng tiếp nhận thông báo L/C hoặc thông báo sửa đổi L/C cho khách hàng trong điều kiện sau khi sau khi đã nhận được L/C hoặc thông báo sửa đổi L/C đã xác thực từ hội sở chính hoặc nhận được L/C đã xác thực kèm thông báo L/C từ các ngân hàng khac trong nước
(1) Nhận L/C hoặc sửa đổi L/C
(3) Tiếp nhận, kiểm tra và gửi chứng từ đi đòi tiền (4) Thanh toán cho khách hàng
(6) Lưu trữ chứng từ hàng xuất
(5) Đóng hồ sơ bộ chứng từ hang xuất
(2) Tạo thông báo L/C, thông báo sửa đổi L/C
Bước 2: Tạo thông báo L/C, sửa đổ L/C
Sau khi nhận được L/C hoặc sửa đổi, thanh toán viên phải kiểm tra, xác nhận mã khóa ( nếu bằng telex), các mẫu điện ( nếu bằng SWIFT) và mẫu chữ ký ( nếu bằng thư). Sau khi kiểm tra nếu thấy:
- Mã hóa, mẫu điện hay chữ ký là đúng thì lập thông báo theo mẫu quy định gửi cho khách hàng .
- Mã khóa, mẫu điện hay chữ ký không đúng hay có nghi vấn gì thì phải thông báo ngay cho ngân hàng mở L/C biết
- Trường hợp ngân hàng thông báo từ chối thông báo L/C thì phải thông báo cho ngân hàng mở L/C biết. Những điện mở L/C hoặc sửa đổi L/C từ ngân hàng đại lý gửi đến có xác nhận đúng mã hoặc đúng mẫu điện thì được coi là văn bản hiệu lực.
Thư thông báo L/C hay sửa đổi L/C được làm 2 bản, bản gốc giao cho khách hàng, bản sao lưu lại tại hồ sơ.
Bước 3: Tiếp nhận, kiểm tra, gửi chứng từ đi đòi tiền
Khi nhận được thư yêu cầu thanh toán kèm chứng từ do khách hàng xuất trình cùng bản gốc L/C và các điều chỉnh có liên quan, thanh toán viên phải kiểm tra số loại chứng từ, số lượng từng loại, ghi rõ ngày giờ xuất trình và ký nhận chứng từ.
Sau khi kiểm tra chứng từ nếu thấy phù hợp với quy định của L/C và UCP 600 thì chứng từ sẽ được gửi đi đòi tiền ngân hàng phát hành
Nếu chứng từ có sai sót, ngân hàng phải thông báo ngay cho khách hàng biết để bổ sung, sửa đổi chứng từ nếu có thể. Nếu sai sót không thể sửa chữa, ngân hàng có thể điện cho ngân hàng nước ngoài về sai sót để xin chấp nhận hoặc chuyển sang hình thức nhờ thu, hoặc vẫn gửi chứng từ ra nước ngoài nếu khách hàng phải chịu hoàn toàn rủi ro
Bước 4: Thanh toán cho khách hàng
Khi nhận được báo có từ ngân hàng nước ngoài, thanh toán viên thực hiện chuyển báo có cho khách hàng số tiền sau khi đã khấu trừ tiền chiết khấu (nếu có), lãi chiết khấu và thu phistheo quy định hiện hành của NHNo&PTNT. Trong trường hợp, khi chưa đến hạn thanh toán nhưng do khách hàng có nhu cầu về vốn thì khách
hàng có thể yêu cầu ngân hàng chiết khấu bộ chứng từ thanh toán ( chiết khấu có truy đòi)
Bước 5: Đóng hồ sơ bộ chứng từ hàng xuất khẩu
Để đóng hồ sơ theo dõi bộ chứng từ L/C hàng xuất, thanh toán viên phải sử dụng chương trình máy tính, ghi rõ lý do đóng hồ sơ do chứng từ đã được thanh toán, hoặc bị từ chối thanh toán, chuyển sang hình thức thanh toán khác hay chứng từ bị trả lại.
Bước 6: Lưu giữ chứng từ L/C
Toàn bộ bản gốc của L/C, các sửa đổi, bản copy của chứng từ, điiện thanh toán, chấp nhân thanh toán đều phải được lưu giữ theo quy định.