Phân tích cơ cấu thanh toán L/C

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại NHNo & PTNT chi nhánh Láng Hạ (Trang 37)

NHNo & PTNT CHI NHÁNH LÁNG HẠ

2.3.2.2. Phân tích cơ cấu thanh toán L/C

2.3.2.2.1 Tỷ trọng thanh toán L/C xuất khẩu và L/C nhập

Bảng 2.5 : Tỷ trọng thanh toán L/C xuất khẩu và L/C nhập khẩu

Đơn vị : Triệu USD

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

L/C nhập 608,02 99,7 482,50 99,98 395,4 99,98 L/C xuất 1,90 0,3 0,09 O,02 0,06 0.02 Tổng 609,92 100 482,59 100 395,46 100

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT của Chi nhánh Láng Hạ 2008 - 2010)

Biểu đồ 2.2 : Tỷ trọng thanh toán L/C xuấ và L/C nhập

Đơn vị: triệu USD

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT của Chi nhánh Láng Hạ 2008 - 2010)

Tại ngân hàng hiện đang có sự mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu thanh toán L/C. Cụ thể: Doanh số thanh toán L/C xuất đang giảm dần từ 1,9 triệu USD năm 2008 đến năm 2009 chỉ còn 0,06 triệu USD ( tỷ trọng của nó cũng giảm tương

ứng từ 0,3% xuống còn 0,02 %), thậm chí đến năm 2010 doanh số L/C xuất chỉ còn 0,06 triệu USD. Điều này gây khó khăn cho Chi nhánh trong việc chủ động nguồn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu thanh toán L/C. hơn nữa, điều này cũng cho thấy một thực tế là các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa thực sự có sự tin cận với Chi nhánh trong quan hệ thanh toán tiền hàng xuất khẩu. Điều này sẽ rất bất lợi đối với đối với Chi nhánh, đặc biệt trong giai đoạn căng thẳng về ngoại tệ cho thanh toán hàng nhập khẩu. Sự bất cập này không chỉ là vấn đề của riêng Chi nhánh, đây là một thực trạng chung của hệ thống NHNo& PTNT Việt Nam

2.3.2.2.2 Cơ cấu thanh toán L/C so với các hình thức thanh toán quốc tế khác

Bảng 2.6: Tình hình sử dụng các phương tiện thanh toán quốc tế các năm 2008-2010 tại NHNo&PTNT Chi nhánh Láng Hạ

Đơn vị: triệu USD

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Thanh toán L/C 609,92 93,27 482,59 84,59 395,46 84,48 Chuyển tiền 42,88 6,53 87,9 15,4 72,63 15,51 Nhờ thu 1,12 0,02 0,017 0,01 0,013 0,01 Tổng kim nghạch

thanh toán XNK 653,92 100 570,51 100 468,103 100

Biểu đồ 2.3:tỷ trọng thanh toán L/C trong tổng kim nghạch XNK

Đơn vị: triệu USD

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh Láng Hạ năm 2008– 2010)

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ chiếm một tỷ trọng rất lớn trong hoạt TTQT, đều ở mức rất cao trên 80% và giữ vững sự ổn định qua các năm: Năm 2008 tỷ trọng thanh toán L/C trong tổng kim nghạch thanh toán xuất nhập khẩu là 93,27%, năm 2009 là 84,59%, năm 2010 chiếm 84,48%. Tín dụng chứng từ được nhiều công ty, ngân hàng ưu tiên lựa chọn trong thương mại quốc tế vì nó đạp ứng được những yêu cầu chủ yếu của thương mại quốc tế. Thứ nhất, do các đối tác ký kết hợp đồng thương mại thường có trụ sở ở những quốc gia khác nhau nên giữa các bên vẫn tồn tại những thiếu tin tưởng lẫn nhau, phương thức tín dụng chứng từ giúp loại bỏ rào cản đó. Thứ hai, trong giao dịch tín dụng chứng từ, luôn có hiện diện của ngân hàng là đại diện của hai bên đối tác, cùng với những yêu cầu khắt khe về bộ chứng từ, những yếu tố dung hòa lợi ích đối nghịch giữa các bên trong hợp đồng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại NHNo & PTNT chi nhánh Láng Hạ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w