Môi trường pháp lý

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại NHNo & PTNT chi nhánh Láng Hạ (Trang 43)

NHNo & PTNT CHI NHÁNH LÁNG HẠ

2.5.2.1. Môi trường pháp lý

Hành lang pháp lý cho hoạt động NH nói chung và hoạt động TTQT nói riêng ở Việt Nam còn thiếu và có nhiều bất cập. Mãi đến đầu năm 2008, Luật ngân hàng mới ra đời và bắt đầu được áp dụng, song luật còn quá nhiều điểm chung khó thực hiện. Hiện nay các bên tham gia trong phương thức TDCT đều vận dụng UCP 600 làm căn cứ quy định trách nhiệm quyền hạn thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế nhưng UCP 600 chỉ là một quy phạm có tính chất tùy ý, không phải là văn bản pháp luật.Chính vì vậy khi xảy ra tranh chấp các bên thường rất lúng túng trong việc đưa

ra quyết định mức xử lý. Mặc dù NHNN đã có quyết định ban hành quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tuy nhiên vẫn còn một số điểm chưa được cụ thể hóa. Trong khi đó nhiều quốc gia khác đã có luật hoặc các văn bản dưới luật quy định về giao dịch TDCT trên cơ sở thông lệ quốc tế có tính đến đặc thù của nước họ.Điều này đã phần nào hạn chế các DN trong nước sử dụng phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán tại NHTM Việt Nam nói chung và NHNo & PTNT Chi nhánh Láng Hạ nói riêng.

Các văn bản quy định về công tác xuất – nhập khẩu, thuế quan hải quan của Việt Nam chưa ổn định, thường xuyên thay đổi đã gián tiếp ảnh hưởng đến công tác TTQT mà chủ yếu là phương thức thanh toán TDCT.

Bên cạnh đó quy chế quản lý ngoại hối của Việt Nam còn nhiều điểm chưa rõ ràng, hay thay đổi. Điều đó đã khiến cho thao tác nghiệp vụ TTQT nói chung và nghiệp vụ TDCT nói riêng tại các NHTM gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại NHNo & PTNT chi nhánh Láng Hạ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w