Đối với ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại NHNo & PTNT chi nhánh Láng Hạ (Trang 53)

CHỨNG TỪ TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH LÁNG HẠ

3.2.1.2. Đối với ngân hàng nhà nước

Ngân hàng nhà nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển và hoàn thiện của các NHTM nói chung và chi nhánh nói riêng. Do đó, nhóm giải pháp từ phía ngân hàng nhà nước là không thể thiếu:

Thứ nhất, ngân hàng nhà nước cần tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát và đánh giá an toàn đối với chi nhánh nói riêng, phối hợp với các bộ ngành hoàn thiện các quy trình, quy định cho hoạt động thanh toán XNK nói chung. Xây dựng các phương pháp kiểm tra và giám sát hoạt động thanh toán XNK của chi nhánh nói riêng theo luật pháp nước ta và các chuẩn mực quốc tế. Ngoài ra, NHNN cần tiến hành đưa thêm một số văn bản pháp luật nhằm hướng dẫn một cách cụ thể và đồng

bộ hơn về thực hiện thanh toán L/C trong ngân hàng thương mại nói chung và chi nhánh nói riêng.

Thứ hai, hoàn thiện hơn nữa hoạt động thông tin phòng ngừa rủi ro trong nghiệp vụ thanh toán XNK theo phương thức L/C cho toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại nói chung và chi nhánh nói riêng đặc biệt trong tình hình kinh tế hậu khủng hoảng như hiện nay. Xây dựng một hệ thống công nghệ đảm bảo thu thập được những thông tin quản trị cần thiết cho chi nhánh nói riêng kịp thời để làm cơ sở cho những quyết định kinh doanh của ngân hàng.

Thứ ba, trong bối cảnh kinh tế đang trong đà hồi phục như hiện nay đòi hỏi ngân hàng nhà nước cần nâng cao hơn nữa năng lực quản lý điều hành để từ đó có các chính sách giúp các ngân hàng phục hồi hơn nữa. Bên cạnh đó, cần từng bước thay đổi cơ cấu tổ chức, quy định lại chức năng nhiệm vụ của ngân hàng nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả điều hành vĩ mô với chi nhánh nói riêng đặc biệt là trong hoạt động thanh toán XNK.

Thứ tư, tỷ giá hối đoái là một tác nhân có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động XNK và trong điều kiện kinh tế chưa ổn định như hiện nay thì yếu tố này càng ảnh hưởng nặng nề hơn, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thanh toán XNK nói chung và phương thức thanh toán L/C nói riêng, hiện nay ngân hàng nhà nước đang áp dụng chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý của nhà nước, điều này đòi hỏi nhà nước phải linh hoạt hơn nữa trong việc can thiệp vào thị trường đúng lúc và đúng mực, tránh gây ra những biến động mạnh lên tỷ giá hối đoái gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp XNK đặc biệt là trong điều kiện khủng hoảng như hiện nay.

Thứ năm, ngân hàng nhà nước cần tăng cường và tập trung hơn nữa vào công tác quản lý ngoại hối, ngân hàng cần đưa thêm những văn bản quy định trách nhiệm kiểm tra chứng từ đối với hoạt động chuyển ngoại tệ ra nước ngoài của chi nhánh nói riêng để trực tiếp góp phần giảm thiểu rủi ro trong hoạt động thanh toán XNK theo phương thức L/C trong điều kiện kinh tế như hiện nay.

Thứ sáu, ngân hàng nhà nước cần thể hiện tốt hơn nữa vai trò của người đứng ra tổ chức và hoàn thiện thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, xây dựng cơ cấu dự trữ ngoại tệ phù hợp, đảm bảo một dự trữ an toàn và có lợi nhất. Nếu xảy ra sự mất cân đối cung cầu ngoại tệ thì ngân hàng nhà nước cần trực tiếp điều tiết thị trường, tránh tình trạng đầu cơ ngoại tệ, điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán XNK và từ đó ảnh hưởng đến công tác thanh toán XNK nói chung và phương thức thanh toán L/C nói riêng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại NHNo & PTNT chi nhánh Láng Hạ (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w