NHNo & PTNT CHI NHÁNH LÁNG HẠ
2.5.2.3. Nguyên nhân từ phía khách hàng
Khách hàng là một chủ thể trực tiếp tham gia vào quá trình thanh toán của phương thức TDCT.Để một nghiêp vụ thanh toán TDCT được thực hiện tốt đòi hỏi cả NH và KH cùng phải giỏi về nghiệp vụ thanh toán.Tuy nhiên, hiện nay hoạt động của các DN XNK ở Việt Nam còn khá nhiều tồn tại và đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thanh toán của NH.
Thứ nhất, chúng ta đều biết thực lực tài chính của các DN Việt Nam còn quá yếu.Các DN kinh doanh buôn bán với nước ngoài dễ bị lừa đảo, thua lỗ, NH trực tiếp bị ảnh hưởng, có những trường hợp NH phải chịu thiệt hại cả về tài chính lẫn uy tín kinh doanh.
Thứ hai, có nhiều các DN XNK đã cố tình vi phạm các cam kết với NH khiến NH phải đứng ra chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thanh toán trước đó của mình cho phía đối tác của KH. Có nhiều trường hợp KH yêu cầu NH phát hành thư bảo lãnh cho nhận trước hàng khi nhận chứng từ qua NH và cam kết thanh toán tiền hàng.Nhưng trên thực tế, sau khi nhận được hàng, DN đã không hoàn trả tiền cho NH sau đó vì lí do thua lỗ nhưng cũng có khi là do cố ý.
Cuối cùng, trình độ nghiệp vụ thanh toán của các DN XNK Việt Nam còn yếu kém, đây là vấn đề nổi cộm nhất và diễn ra phổ biến nhất khi các DN Việt Nam tham gia vào phương thức TDCT.
Đối với DN XK thường có những tồn tại sau:
- Thiếu thông tin về đối tác dẫn đến có những trường hợp XK Việt Nam bị phía nước ngoài lừa mà không hề hay biết.
- Khi nhận được thông báo L/C, DN XK kiểm tra L/C chưa kỹ lưỡng, không phát hiện được, hay thậm chí do kém hiểu biết nên một số DN còn chấp nhận cả những L/C có điều khoản bất lợi cho mình dẫn đén việc không thể thực hiện được đúng những quy định của L/C. Kết quả là bị nước ngoài trừ tiền hoặc thậm chí có trường hợp họ không chấp nhận thanh toán.
- Khả năng lập được một bộ chứng từ hoàn hảo, phù hợp với những điều khoản của L/C để đòi tiền của các DN XK Việt Nam là rất kém. Những sai sót thường gặp của các DN khi lập bộ chứng từ là sai sót về lỗi chính tả, tên, địa chỉ, số lượng chứng từ hay sự không thống nhất giữa các chứng từ…Những sai sót này, kể cả những sai sót rất nhỏ cũng khiến cho việc thanh toán bị kéo dài do phải sửa chữa, thậm chí nếu không có thiện chí đối tác nước ngoài có thể từ chối thanh toán cho nhà XK
Đối với DN NK Việt Nam thường mắc một trong những lỗi sau:
- Cũng là sự thiếu thông tin về đối tác XK mà có những trường hợp DN NK Việt Nam bị lừa hoàn toàn về mặt hàng nhập. Ký kết hợp đồng là một loại hàng nhưng khi DN NK đi nhận hàng thì lại là một loại hàng khác. Sau đó, DN phải theo đuổi kiện tụng rất tốn kém về tiền bạc và thời gian
- DN NK Việt Nam khi mở L/C thường mắc các lỗi không bám sát hợp đồng dẫn tới bên XK không chấp nhận, phải sửa đổi mất thời gian và chi phí vô ích. Thậm chí có những trường hợp DN đề nghị mở L/C không chặt chẽ, có những kẽ hở khiến bên XK có thể lợi dụng, gây thiệt hại cho nhà NK.
- Do kém hiểu biết mà đôi khi DN NK việt Nam lại từ chối thanh toán cho NH khi thấy hàng hóa không đúng như hợp đồng đã ký với bên XK, gây phiền hà cho NH. NH chỉ có trách nhiệm kiểm tra chứng từ, chứ không có trách nhiệm kiểm tra tính trạng hàng hóa, và khi bộ chứng từ xuất trình đã phù hợp với L/C thì họ phải có nghĩa vụ thanh toán cho người XK, vì vậy người NK cũng phải có nghĩa vụ thanh toán hoàn trả tiền cho NH.
Những tồn tại trên đây của các DN XNK VN không chỉ trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi của bản thân họ mà rõ rang NH, với tư cách là người chịu trách nhiệm
thanh toán cho các DN, cũng bị ảnh hưởng rất nhiều cả về tài chính lẫn uy tín trong kinh doanh.