Ban hành, sửa đổi Hiến pháp năm 1980

Một phần của tài liệu Quy trình lập hiến ở Việt Nam (Trang 57)

5. Kết cấu của Luận văn

3.1.3.Ban hành, sửa đổi Hiến pháp năm 1980

Thắng lợi vĩ đại của chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân 1975 đã mở ra một giai đoạn phát triển mới trong lịch sử cách mạng nƣớc ta nói chung, lịch sử lập hiến Việt Nam nói riêng. Đó là thời kỳ cả nƣớc độc lập, thống nhất, cùng thực hiện hai nhiệm vụ chiến lƣợc chung là: xây dựng xã hội chủ nghĩa trong phạm vi cả nƣớc và bảo Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Hiến pháp năm 1959 mặc dù là Hiến pháp xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và sau khi thống nhất nƣớc nhà về mặt Nhà nƣớc đƣợc Quốc hội chung của cả nƣớc quy định áp dụng trên phạm vi toàn quốc, song trong điều kiện mới đã trở nên không còn phù hợp. Cần thiết phải có một bản Hiến pháp, và lần này là bản Hiến pháp mới để ghi nhận những thành quả mà cách mạng Việt Nam đã giành đƣợc qua nửa thế kỷ đấu tranh và làm cơ sở pháp lý cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nƣớc.

Cuộc tổng tuyển cử ngày 25/4/1976, cử tri cả nƣớc đã bầu ra Quốc hội thống nhất. Tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội thống nhất (25/6/1976), Quốc hội đã thông qua những Nghị quyết quan trọng, trong đó có Nghị quyết về việc sửa đổi Hiến pháp 1959 và thành lập Uỷ ban dự thảo Hiến pháp gồm 36 vị do Chủ tịch Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội Trƣờng Chinh làm chủ tịch.

Bản Hiến pháp mới đƣợc xúc tiến xây dựng từ những năm 77-78, có bị chậm lại trong thời gian chiến tranh biên giới phía Nam và phía Bắc, qua

53

nhiều lần lấy ý kiến của cán bộ và nhân dân, ngày 18/12/1980 tại kỳ thứ 7 Quốc hội khoá VI đã chính thức thông qua Hiến pháp mới. Hiến 1980 đƣợc xây dựng và thông qua trong không khí hào hùng và tràn đầy niềm tự hào dân tộc sau Đại thắng mùa xuân năm 1975.

Hiến pháp năm 1980 quy định một chế độ xã hội chủ nghĩa đã và đang xây dựng, là bản Hiến pháp xã hội chủ nghĩa thứ hai của nƣớc ta.

Hiến pháp năm 1980 có nhiều ý nghĩa lớn. Trƣớc hết, đó là Hiến pháp của thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nƣớc. Tiếp đến đó là Hiến pháp thể chế hoá quyền làm chủ tập thể của nhân dân trên tất cả các mặt từ chính trị, kinh tế đến văn hoá, xã hội và tham gia quản lý Nhà nƣớc. Ý nghĩa thứ ba cũng không kém phần quan trọng của Hiến pháp năm 1980 là Hiến pháp thống nhất đất nƣớc về mọi mặt. Nếu nhƣ với các nghị quyết của Quốc hội năm 1976 nƣớc ta mới thống nhất đƣợc về mặt nhà nƣớc còn trên các phƣơng diện khác về kinh tế, xã hội và cả pháp luật giữa hai miền vẫn còn có sự khác biệt thì Hiến pháp mới ra đời đã đƣa tất cả các quan hệ trở thành thống nhất, không còn có những khác biệt nữa.

Đại hội VI của Đảng (năm 1986) đề ra đƣờng lối đổi mới đất nƣớc. Thực hiện đƣờng lối đó mà trƣớc hết là đổi mới về kinh tế đòi hỏi phải có chế độ, thể chế mới về kinh tế thị trƣờng nhiều thành phần. Trong khi chƣa sửa đổi đƣợc Hiến pháp, Nhà nƣớc ta đã cho ban hành một số luật mà về tính chất thì đóng vai trò nhƣ sửa Hiến pháp, điển hình là Luật Doanh nghiệp tƣ nhân và Luật Công ty ngày 21/12/1990 (không kể trƣớc đó vào năm 1988 đã ban hành 03 nghị định của Hội đồng Bộ trƣởng (Nghị định 27, 28, 29) cũng có tính chất nhƣ vậy). Do ý thức đƣợc tính “luật có tính hiến pháp” của hai luật này nên khi thông qua Quốc hội cũng đã theo thủ tục đa số đặc biệt giống nhƣ thông qua Hiến pháp với 2/3 tổng số đại biểu tán thành.

54

Quốc hội ngày 22/12/1988 sửa đổi về Lời nói đầu và Nghị quyết ngày 30/6/1989 sửa đổi, bổ sung 7 điều của Hiến pháp trong đó quy định mới về Hội đồng nhân dân có Thƣờng trực Hội đồng nhân dân.

Một phần của tài liệu Quy trình lập hiến ở Việt Nam (Trang 57)