Quy trình sửa đổi Hiến pháp của cộng hoà Liên Bang Nga

Một phần của tài liệu Quy trình lập hiến ở Việt Nam (Trang 38)

5. Kết cấu của Luận văn

2.2.2.Quy trình sửa đổi Hiến pháp của cộng hoà Liên Bang Nga

Điều 134 Chƣơng 9 Hiến pháp Cộng hoà Liên Bang Nga 1993 quy định quyền kiến nghị về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp thuộc về Tổng thống Liên Bang, Hội đồng Liên Bang (Thƣợng viện), Viện Duma quốc gia (Hạ viện), Chính phủ Liên Bang, các cơ quan lập pháp của các chủ thể Liên Bang và cũng nhƣ ít nhất 1/5 tổng số thành viên Hội đồng Liên bang hoặc 1/5 tổng số đại biểu Đuma Quốc gia.

Theo quy định tại Điều 135, các quy định tại Chƣơng 1 (Những nguyên tắc cơ bản của hệ thống Hiến pháp), Chƣơng 2 (Các quyền và tự do của con ngƣời và công dân) và Chƣơng 9 (Bổ sung và sửa đổi Hiến pháp) là các Chƣơng không thể đƣợc sửa đổi bởi Quốc hội Liên Bang;

Trong trƣờng hợp có kiến nghị sửa đổi các quy định của Chƣơng 1, Chƣơng 2 và Chƣơng 9 của Hiến pháp liên bang Nga đƣợc 3/5 tổng số thành viên Hội đồng liên bang và tổng số đại biểu Đuma quốc gia ủng hộ, Quốc hội lập hiến sẽ đƣợc triệu tập theo quy định của đạo luật hiến pháp liên bang.

Quốc hội lập hiến hoặc quyết định không sửa đổi Hiến pháp liên bang Nga, hoặc soạn thảo bản Hiến pháp mới của liên bang Nga. Quốc hội Lập hiến thông qua dự thảo bởi 2/3 tổng số phiếu hoặc quyết đinh trƣng cầu phúc

34

quyết toàn dân, Hiến pháp Liên bang Nga đƣợc thông qua khi có hơn ½ tổng số cử tri bỏ phiếu tán thành, với điều kiện phải có hơn ½ tổng số cử tri tham gia phúc quyết.

Việc sửa đổi các chƣơng còn lại của Hiến pháp (Chƣơng 3 đến chƣơng 8) sẽ đƣợc tiến hành theo thủ tục thông qua Hiến pháp và Luật Hiến pháp liên bang, các sửa đổi chỉ có hiệu lực khi đƣợc 2/3 các thành viên chủ thể Liên bang phê chuẩn.

Việc thay đổi Điều 65 của Hiến pháp Liên bang (liên quan đến các chủ thể của Liên Bang) đƣợc tiến hành trên cơ sở quy định của Luật hiến pháp liên bang về gia nhập Liên bang, về sự thành lập một chủ thể mới của Liên bang và sự thay đổi quy chế Hiến pháp của chủ thể Liên bang. Trong trƣờng hợp thay đổi tên gọi của nƣớc cộng hoà, lãnh thổ, vùng, thành phố Liên bang, khu vực tự trị liên bang, lãnh thổ tự trị liên bang hoặc tên mới của chủ thể liên bang sẽ đƣợc tiến hành theo quy định tại Điều 65 đã nói trên [13].

Một phần của tài liệu Quy trình lập hiến ở Việt Nam (Trang 38)