Quy trình xem xét, sửa đổi Hiến pháp tại Nhật Bản

Một phần của tài liệu Quy trình lập hiến ở Việt Nam (Trang 31)

5. Kết cấu của Luận văn

2.1.8.Quy trình xem xét, sửa đổi Hiến pháp tại Nhật Bản

Hiến pháp hiện thời của Nhật Bản ra đời từ năm 1946, có hiệu lực chính thức từ ngày 03/5/1947.

Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản đầu hàng phe đồng minh, với mong muốn một nƣớc Nhật theo đƣờng lối hòa bình, tự do, dân chủ, xóa bỏ chế độ quân phiệt và quân chủ tuyệt đối của Nhật Bản, tƣớng Mỹ Mac Arthur, chủ huy các lực lƣợng chiếm đóng Nhật Bản, đã giao cho các luật sƣ Mỹ soạn thảo bản Hiến pháp mới cho nƣớc Nhật, thay thế Hiến

27

pháp Minh Trị 1890, dịch bản Hiến pháp mới ra tiếng Nhật và giao cho Chính phủ Nhật bản lúc đó thực hiện các quy trình, thủ tục bình thƣờng về sửa đổi Hiến pháp để bản Hiến pháp mới có hiệu lực.

Về mặt hình thức, Hiến pháp 1946 của Nhật bản tuân thủ những theo quy trình, thủ tục sửa đổi đƣợc quy định trong Hiến pháp Minh trị cũ, nhƣng nội dung, bản chất của Hiến pháp đã đƣợc thay đổi hoàn toàn. Nhƣ vậy, về hình thức, bản Hiến pháp mới chỉ là một văn bản sửa đổi Hiến pháp Minh trị, không vi phạm các quy định của Hiến pháp Minh trị, do đó duy trì tính liên tục và giá trị pháp lý của bản Hiến pháp mới. Căn cứ vào điều điều 73 của Hiến pháp Minh trị 1890, dự thảo Hiến pháp mới đƣợc Nhật Hoàng trình lên Quốc hội và đƣợc Quốc hội hội thảo luận với tƣ cách là một dự luật sửa đổi Hiến pháp đế chế. Hiến pháp cũ quy định dự luật sửa đổi phải nhận đƣợc 2/3 phiếu ủng hộ tại cả 2 viện của Quốc hội để trở thành luật. Sau khi hai Viện điều chỉnh, sửa đổi bản dự thảo, Thƣợng viện Nhật đã thông qua dự luật sửa đổi Hiến pháp ngày 06/10/1946 và Hạ viên cũng thông qua bản dự luật đó ngay ngày hôm sau. Cuối cùng, bản dự thảo chính thức trở thành luật ngày 03/5/1947 sau khi Nhật Hoàng chấp thuận. Theo điều khoản của luật, bản Hiến pháp mới có hiệu lực sau 6 tháng kể từ ngày Nhật hoàng phê chuẩn.

Hiến pháp Nhật bản quy định rất chặt chẽ về quy trình, thủ tục sửa đổi Hiến pháp. Điều 96 của Hiến pháp Nhật bản quy định về sửa đổi Hiến pháp nhƣ sau:

"Tu chính Hiến pháp do Quốc hội đề xuất với số phiếu của 2/3 toàn thể thành viên hai Viện của Quốc hội trở lên, sau đó tu chính Hiến pháp phải đƣợc đa số nhân dân chuẩn y trong một cuộc trƣng cầu dân ý đặc biệt hoặc một cuộc bầu cử đặc biệt do Quốc hội quy định.

Tu chính Hiến pháp sau khi đƣợc phê chuẩn phải đƣợc Hoàng đế ban hành ngay, nhân danh nhân dân và trở thành một phần không thể tách rời của Hiến pháp"

28

Có thể thấy quy định trong điều 96 của Hiến pháp Nhật bản là quy trình rất chặt chẽ, mặc dù cho phép sửa đổi bất kỳ điều khoản nào của Hiến pháp. Trong khi đối với một số nƣớc, 2/3 số phiếu của đại biểu Quốc hội đã có thể tiến hành sửa đổi Hiến pháp thì ở Nhật bản đa số tuyệt đối hay 2/3 số phiếu của Nghị sĩ cả hai Viện mới chỉ đủ để đề xuất sửa đổi Hiến pháp đƣợc đƣa ra cho toàn dân phúc quyết trong một cuộc trƣng cầu dân ý. Chính quy định chặt chẽ đó mà việc vận động sửa đổi Hiến pháp ở Nhật Bản trong suốt nhiều năm không thể thực hiện đƣợc. Các đảng đối lập luôn chiếm nhiều hơn 2/3 số ghế tại ít nhất một Viện của Quốc hội Nhật bản và luôn ủng hộ giữ nguyên trạng hiến pháp [13].

Một phần của tài liệu Quy trình lập hiến ở Việt Nam (Trang 31)