Quyết định việc ban hành hay sửa đổi hiến pháp

Một phần của tài liệu Quy trình lập hiến ở Việt Nam (Trang 90)

5. Kết cấu của Luận văn

3.4.3. Quyết định việc ban hành hay sửa đổi hiến pháp

Điều 147 Hiến pháp quy định “việc sửa đổi hiến pháp phải đƣợc ít nhất là hai phần ba số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành” [20].

Tuy nhiên trong thực tế, việc thực hiện quy định này không thống nhất. Thông thƣờng, Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận rồi biểu quyết riêng về việc có tiến hành sửa đổi Hiến pháp hay không để ban hành Nghị quyết về vấn đề này. Nhƣng trong lần sửa đổi Hiến pháp năm 1992 vừa qua (năm 2001), Quốc hội đã không tiến hành thảo luận, xem xét riêng về việc sửa đổi Hiến pháp mà chỉ tiến hành biểu quyết thông qua chƣơng trình xây dựng luật, pháp lệnh (mà dự án Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp là một nội dung trong đó). Nhƣ vậy, việc sửa đổi Hiến pháp đã đƣợc quyết định bằng quy trình lập pháp thông thƣờng (nhƣ đối với việc sửa đổi hay ban hành mới các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh hay nghị quyết của Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội). Ngoài ra, quy định này của Hiến pháp có thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau: đó là tán thành đề nghị sửa đổi hiến pháp, hay thông qua hiến pháp sửa đổi, hay là quyền yêu cầu sửa đổi hiến pháp…Ngoài ra, Hiến pháp không có quy định nào về việc hiến pháp đƣợc sửa đổi nhƣ thế nào, phạm vi, giới hạn sửa đổi, công việc sửa đổi đƣợc tiến hành nhƣ thế nào…vv. có thể nói đây là một trong những vấn đề lớn cần phải khắc phục trong quá trình hoàn thiện quy trình lập hiến cũng nhƣ việc sửa đổi hiến pháp sắp tới, cần thiết phải có quy trình lập hiến riêng biệt, không sử dụng quy trình lập pháp để sử dụng cho việc ban hành, sửa đổi hiến pháp.

86

Một phần của tài liệu Quy trình lập hiến ở Việt Nam (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)