Chủ thể sáng quyền lập hiến

Một phần của tài liệu Quy trình lập hiến ở Việt Nam (Trang 79)

5. Kết cấu của Luận văn

3.3.2.Chủ thể sáng quyền lập hiến

Ở nhiều nƣớc, phạm vi chủ thể sáng quyền lập hiến có thể trùng với các chủ thể sáng quyền lập pháp nhƣng cũng có thể không trùng, mà thƣờng là hẹp hơn (ví dụ, ở Bồ Đào Nha, đại biểu Quốc hội và Chính phủ cùng có sáng quyền lập pháp, nhƣng chỉ đại biểu Quốc hội mới có sáng quyền lập hiến). Hầu hết các nƣớc trên thế giới đều ghi nhận quyền kiến nghị sửa đổi Hiến pháp thuộc về các nghị sĩ nhƣng phải do một nhóm đại biểu Quốc hội đƣa ra (nhƣ ở Thái Lan là 1/5 tổng số đại biểu ở Nga là 1/5, ở Công Gô là 1/3 và ở Phi líp pin là 3/4). Ở một số nhà nƣớc liên bang, các chủ thể hợp thành liên bang cũng có quyền lập hiến (nhƣ ở Mỹ, Mêhicô và ở Nga). Ở một số nƣớc, cử tri cũng có thể là chủ thể sáng quyền lập hiến, nếu đạt đƣợc một số lƣợng cử tri nhất định (nhƣ ở Áo, Thuỵ Sỹ đòi hỏi phải có chữ ký của 100 nghìn cử tri, ở Italia là 500 nghìn, Philippin 20% số lƣợng cử tri đƣợc đăng ký).

Ở nƣớc ta, các hiến pháp đều quy định về chủ thể sáng quyền lập pháp. Thế nhƣng, trong tất cả các hiến pháp và các văn bản pháp luật khác không có

75

một quy định nào về sáng quyền lập hiến và chủ thể sáng quyền lập hiến. Trong thực tiễn, có khi ngƣời đƣa đề nghị lập hiến ra Quốc hội là các cơ quan của Quốc hội, có khi là Chính phủ, có khi lại là Đảng Cộng sản Việt Nam... Nhƣng, nếu đặt câu hỏi: Ai là ngƣời có quyền sáng kiến lập hiến? thì dƣờng nhƣ chƣa thể có câu trả lời chính xác...

Một phần của tài liệu Quy trình lập hiến ở Việt Nam (Trang 79)