Ban hành, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992

Một phần của tài liệu Quy trình lập hiến ở Việt Nam (Trang 59)

5. Kết cấu của Luận văn

3.1.4.Ban hành, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992

Nếu nhƣ Hiến pháp 1980 đƣợc xây dựng và thông qua trong hoàn cảnh đất nƣớc chan hòa khí thế lạc quan, hào hùng của đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nƣớc ta sạch bóng quân xâm lƣợc. Trên thế giới, Hiến pháp của các nƣớc xã hội chủ nghĩa đƣợc ban hành vào cuối những năm 60-70 đã khẳng định đây là thời kì xây dựng phát triển, đang thịnh hành cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp và phổ biến quan điểm giáo điều, giản đơn về xã hội chủ nghĩa. Điều này đã để lại dấu ấn trong nội dung của Hiến pháp 1980 và là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế, xã hội của đất nƣớc.

Sau một thời gian dài áp dụng, Hiến pháp 1980 đã tỏ ra không còn phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nƣớc. Để đƣa đất nƣớc thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng, đi dần vào thế ổn định và phát triển, Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đã đề ra đƣờng lối đổi mới trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, chính sách đối ngoại,… đặc biệt là đổi mới về kinh tế, đây là Đại hội mở ra thời kỳ mới về phát triển kinh tế đất nƣớc với những chủ trƣơng của Đảng là nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện ra những sai lầm trong chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và nhà nƣớc, phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy sự sáng tạo của nhân dân lao động từ đó nhận thức đúng đắn hơn về chủ trƣơng, chính sách của Đảng và nhà nƣớc, làm cho dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

Nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách về đổi mới chính sách đối ngoại, tháng 12/1988 Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi lời nói đầu Hiến pháp 1980, bỏ hết những câu chỉ đích danh từng tên thực dân, từng tên đế quốc,… để thực hiện phƣơng châm “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai” với những nƣớc đã từng xâm lƣợc và gây tội ác đối với nhân dân ta.

55

Để dân chủ hoá đời sống chính trị, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cƣờng vị trí và vai trò của các cơ quan dân cử ở địa phƣơng, ngày 30/6/1989, tại kỳ họp thứ 5 nhiệm kỳ khoá VIII đã thông qua Nghị quyết sửa đổi 7 điều Hiến pháp 1980 để qui định thêm công dân có quyền tự ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân quy định việc thành lập cơ quan thƣờng trực Hội đồng nhân dân từ cấp huyện trở lên.

Cũng trong kỳ họp này, Quốc hội ra Nghị quyết thành lập Uỷ ban soạn thảo sửa đổi Hiến pháp để sửa đổi một cách cơ bản, toàn diện Hiến pháp 1980 nhằm đáp ứng yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới. Uỷ ban này gồm 28 ngƣời, do Chủ tịch Hội đồng nhà nƣớc Võ Chí Công làm chủ tịch.

Cuối năm 1991 đầu năm 1992, bản dự thảo Hiến pháp lần thứ ba đã đƣợc đƣa ra trƣng cầu ý kiến nhân dân. Ngày 15/04/1992 tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa VIII đã thông qua Hiến pháp 1992.

Hiến pháp năm 1992 là một bản Hiến pháp thể hiện quan điểm, nhận thức mới của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam trên con đƣờng xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bản Hiến pháp này đã có tác dụng nhất định cho việc khắc phục đƣợc những sự khủng hoảng kinh tế và xã hội đã và đang xẩy ra ở nƣớc ta vào những năm đầu của thập kỷ 80 của thế kỷ 20: Sự khủng hoảng kinh tế và xã hội, không những đƣợc ngăn chặn, mà còn có chiều hƣớng tăng trƣởng GDP.

Đánh giá ý nghĩa của Hiến pháp năm 1992, không ít ngƣời đã cho rằng: "Hiến pháp năm 1992 đƣợc ban hành trong bối cảnh đất nƣớc đang trong thời kỳ quá độ của sự chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá, tập trung bao cấp sang cơ chế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Việc ra đời của Hiến pháp năm 1992 là đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn đất nƣớc trong thời kỳ chuyển đổi ở những năm 90 của thế kỷ XX mà chƣa phải bối cảnh hiện nay "đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại”.

56

Trải qua 10 năm thực hiện những điểm yếu có tác dụng cản trở, có tính chất vƣớng mắc công việc quản lý của nhà nƣớc, của các hoạt động kinh tế hiện nay của Hiến pháp năm 1992 đã buộc lộ rõ nét, việc thực hiện những quy định này trở thành những lực cản cho thực tế phát triển của đất nƣớc.

Tại Đại hội Đảng lần thứ IX, Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ƣơng Khoá VIII đã xác định: "Khẩn trƣơng nghiên cứu đề nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992, phù hợp với tình hình mới." Trọng tâm của việc sửa đổi lần này là các quy định về bộ máy Nhà nƣớc. Các quy định về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nƣớc trong Hiến pháp năm 1992 chƣa thể hiện đƣợc đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ cần đƣợc đƣợc phát huy trong nền kinh tế thị trƣờng với yêu cầu thúc đẩy đất nƣớc theo hƣớng công nghiệp và hiện đại.

Hơn nữa, sau hơn 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới nhận thức của Đảng và Nhà nƣớc cũng nhƣ của nhân dân ta về vị trí vai trò của nhà nƣớc trong điều kiện mới của nền kinh tế thị trƣờng ngày càng hoàn thiện hơn cũng cần phải khẳng định trong đạo luật căn bản của quốc gia. Chẳng hạn nhƣ vấn đề chức năng, sứ mệnh, vai trò xã hội của Nhà nƣớc đƣợc sinh ra không phải để làm thay xã hội, để quản lý xã hội, mà là để thực hiện dịch vụ công, hƣớng dân khơi nguồn cho tiềm năng của xã hội đƣợc bộc lộ đƣợc phát huy, tạo ra hành lang cho xã hội hoạt động và phát triển.

"Trong bối cảnh ngày nay, vấn đề cơ bản, quan trọng đầu tiên là cùng với việc tiếp tục khẳng định bản chất của nhà nƣớc ta, cần làm rõ vấn đề vai trò, chức năng và sứ mệnh xã hội của Nhà nƣớc trong điều kiện xây dựng nền kinh tế định hƣớng xã hội chủ nghĩa, xây dựng một nhà nƣớc pháp quyền, một nền dân chủ thực sự của dân, do dân và vì dân. Bộ máy Nhà nƣớc phải là một thiết chế dân chủ và phục vụ cho mục tiêu thực hiện dân chủ; hoạt động có hiệu quả trên cơ sở thực hiện việc xã hội hoá rộng rãi. Nhà nƣớc tạo ra môi

57

trƣờng, hành lang để xã hội làm những công việc của xã hội, còn Nhà nƣớc tập trung thực hiện các chức năng cần có của mình. Nhà nƣớc không nên và không thể bao biện và làm thay xã hội”.

Điểm khác căn bản ở Hiến pháp sửa đổi là sự khẳng định việc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Điều 2 - điều nói về bản chất Nhà nƣớc Việt Nam, quy định:

"Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam là Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Tất cả quyền lực nhà nƣớc thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức." [20]

Nội dung cơ bản của việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nằm ở chỗ tăng cƣờng quyền lực cho Quốc hội, bằng cách bỏ quyền phê chuẩn việc bổ nhiệm các chức danh bộ trƣởng và tƣơng đƣơng của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội; tăng cƣờng trách nhiệm của Chính phủ trƣớc Quốc hội, bằng việc Quốc hội có quyền bỏ phiếu tín nhiệm các bộ trƣởng cho đến cả Thủ tƣớng – ngƣời đứng đầu Chính phủ; tăng cƣờng công việc buộc tội một cách chính xác, nhằm tránh các hiện tƣợng buộc tội oan sai của Viện kiệm sát, bằng cách bỏ chức năng kiểm sát chung, tập trung vào chức năng buộc tội của Viện Kiểm sát.

Để đảm bảo thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nƣớc do đại hội Đảng lần thứ IX đề ra, tại kỳ họp thứ 09 khóa X (ngày 29/06/2001), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thành lập Uỷ ban sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992 gồm 22 thành viên do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An là chủ tịch. Ngày 25/12/2001, Quốc hội thông qua Nghị quyết số 51/2001/NQ - QH10 để sửa đổi, bổ sung lời nói đầu và 23 điều của Hiến pháp 1992 nhằm thể chế hoá Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX.

Hiến pháp năm 1992 mở đầu một giai đoạn phát triển mới của cách mạng Việt Nam, là Hiến pháp đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện đất

58

nƣớc. Hiến pháp đã củng cố những thành tựu bƣớc đầu trong công cuộc đổi mới kinh tế, chính trị, văn hoá, từ sau đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam, định rõ những nhiệm vụ cho những năm tới theo Cƣơng lĩnh và Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII.

Một phần của tài liệu Quy trình lập hiến ở Việt Nam (Trang 59)