5. Kết cấu của Luận văn
3.4.2. Chủ thể của sáng quyền lập hiến
82
Thế nhƣng, trong tất cả các hiến pháp và các văn bản pháp luật khác không có một quy định nào về sáng quyền lập hiến và chủ thể sáng quyền lập hiến. Trong lịch sử lập hiến Việt Nam, sáng quyền lập hiến do nhiều chủ thể khác nhau thực hiện:
- Do Chính phủ đề nghị (năm 1945 đề nghị soạn thảo, ban hành Hiến pháp 1946);
- Do cơ quan thƣờng trực của Quốc hội đề nghị (năm 1957 Ban Thƣờng vụ Quốc hội đề nghị sửa đổi Hiến pháp năm 1946 để ban hành Hiến pháp 1959 và năm 2001 Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992);
- Đề nghị sửa đổi Hiến pháp năm 1959 do Đảng Lao động Việt Nam thực hiện
- Do Chủ tịch Quốc hội đề nghị (năm 1989 đề nghị sửa đổi Hiến pháp năm 1980 để ban hành Hiến pháp 1992)
Ở nhiều nƣớc, phạm vi chủ thể sáng quyền lập hiến có thể trùng với các chủ thể sáng quyền lập pháp nhƣng cũng có thể không trùng, mà thƣờng là hẹp hơn (VD: ở Bồ Đào Nha, đại biểu Quốc hội và Chính phủ cùng có sáng quyền lập pháp, nhƣng chỉ đại biểu Quốc hội mới có sáng quyền lập hiến). Hầu hết các nƣớc trên thế giới đều ghi nhận quyền kiến nghị sửa đổi Hiến pháp thuộc về các nghị sĩ nhƣng phải do một nhóm đại biểu Quốc hội đƣa ra (nhƣ ở Thái Lan là 1/5 tổng số đại biểu; ở Nga là 1/5, ở Cônggô là 1/3 và ở Philíppin là 3/4). Ở một số nhà nƣớc liên bang, các chủ thể hợp thành liên bang cũng có quyền lập hiến (nhƣ ở Mỹ, Mêxicô và ở Nga).
Sáng quyền lập hiến đƣợc trao cho Quốc hội, điều này là hợp lý, không chỉ bởi lịch sử lập hiến Việt Nam, mà còn bởi lịch sử lập hiến thế giới cũng ghi nhận quyền lập hiến của Quốc hội hay nghị viện nhƣ một quyền đƣơng nhiên. Theo đó, 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đặt ra vấn đề sửa đổi
83
Hiến pháp. Đây là một di sản của Hiến pháp Việt Nam năm 1946. Điều 70 của Hiến pháp này quy định rằng, 2/3 tổng số nghị viện có quyền yêu cầu sửa đổi Hiến pháp [20].
Các cơ quan hành pháp ở Việt Nam có thể là chủ thể của sáng quyền lập hiến.
Chính phủ có thể là chủ thể quyền lập hiến, bởi Chính phủ và hệ thống cơ quan hành pháp là cơ quan thực thi pháp luật, việc hiến pháp và pháp luật có phù hợp với thực tế hay không, có đƣợc thực hiện một cách thuận lợi hay không, có vấn đề gì nảy sinh trong quá trình thực hiện hay không, cơ quan hành pháp là cơ quan nắm rõ nhất và cơ quan hành pháp là chủ thể của sáng quyền lập hiến cũng là hợp lý.
Nhân dân, cử tri cũng có thể là chủ thể của sáng quyền lập hiến.
Sự phát triển của Hiến pháp thế giới còn cho thấy, nhân dân cũng là một chủ thể của sáng quyền sửa đổi Hiến pháp VD: Thụy Sĩ, Hiến pháp hiện hành ở nƣớc này đƣợc đƣợc ban hành năm 1874 và sửa đổi năm 1891 lần đầu tiên cho phép dân chúng đƣợc đệ trình việc sửa đổi Hiến pháp. Trƣớc đó, chỉ có cơ quan lập pháp có quyền yêu cầu sửa đổi Hiến pháp. Sau năm 1891, yêu cầu sửa đổi một phần hoặc toàn bộ Hiến pháp có thể đƣợc tiến hành bởi một bản kiến nghị của 50.000 cử tri. Ngoài Thụy Sĩ, hình thức nhân dân yêu cầu sửa đổi Hiến pháp đƣợc áp dụng rất ít trên thế giới. Hiến pháp ở Đức năm 1919 cũng cho phép ngƣời dân đƣợc yêu cầu sửa đổi Hiến pháp. Hình thức này gần đây cũng đƣợc chấp nhận ở một số tiểu bang của Mỹ.
Ở một số nƣớc, cử tri cũng có thể là chủ thể sáng quyền lập hiến, nếu đạt đƣợc một số lƣợng cử tri nhất định (nhƣ ở Áo, Thụy Sỹ đòi hỏi phải có chữ ký của 100 nghìn cử tri, ở Italia 500 nghìn, Philíppin 20% số lƣợng cử tri đƣợc đăng ký).
84
nƣớc, xây dựng nhà nƣớc, nhà nƣớc xây dựng Hiến pháp, luật pháp để quản lý nhà nƣớc và quản lý xã hội. Do đó, xét về bản chất thì Hiến pháp là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất thể hiện ở mức cao nhất chủ quyền nhân dân theo nguyên tắc mọi quyền lực thuộc về nhân dân cho nên có thể nói rằng quyền lập hiến là quyền đƣơng nhiên của nhân dân. Tuy nhiên, để nhân dân có thể thực hiện đƣợc quyền này, chúng ta cũng cần nghiên cứu kỹ cách thực hiện nó trong thực tế.
Sự lãnh đạo của Đảng đƣợc ghi nhận với tƣ cách là “lực lƣợng lãnh đạo nhà nƣớc và xã hội” (điều 4 – Hiến pháp) [20].
Ở nƣớc ta, hệ thống chính trị có đặc trƣng là một đảng duy nhất cầm quyền, pháp luật là thể chế hoá đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, nhằm xác lập về phƣơng diện pháp lý sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nƣớc và xã hội. Vì thế, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động lập hiến trở thành yêu cầu hàng đầu trong toàn bộ hoạt động của Nhà nƣớc.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động lập hiến đƣợc thể hiện qua các nội dung nhƣ: Đảng xác định mục đích, nội dung, yêu cầu của việc xây dựng, sửa đổi Hiến pháp; Đảng cử cán bộ của Đảng trực tiếp tham gia vào hoạt động lập hiến; Các cơ quan lãnh đạo của Đảng nhƣ Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng thƣờng xuyên theo dõi, xem xét và cho ý kiến đối với các vấn đề quan trọng của Hiến pháp trong quá trình xây dựng, sửa đổi Hiến pháp...Vì vậy, việc trong xây dựng quy trình lập hiến cũng cần nêu rõ vai trò Đảng cộng sản với tƣ cách là chủ thể sáng quyền lập hiến, cũng nhƣ vai trò của Đảng trong toàn bộ quy trình lập hiến.
Ngoài ra, cần đề cập đến vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam “là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo..” điều 9 – Hiến pháp [20] khi nói tới các chủ thể sáng quyền lập hiến.
85
Nhƣ đã nêu ở trên, chủ thể của sáng quyền lập hiến khá đa dạng, là đại biểu quốc hội, là cử tri, là chính phủ…với mỗi chủ thể, ta đều thấy có sự hợp lý với vai trò của chủ thể của sáng quyền lập hiến. Trong thời gian tới, việc xây dựng quy trình lập hiến,quy định về chủ thể của sáng quyền lập hiến cũng cần ghi nhận các chủ thể trên.