Việc lấy ý kiến nhân dân

Một phần của tài liệu Quy trình lập hiến ở Việt Nam (Trang 83)

5. Kết cấu của Luận văn

3.3.6.Việc lấy ý kiến nhân dân

Hiến pháp năm 1946 là Hiến pháp đề cao nhất vai trò của nhân dân trong quy trình lập hiến; theo đó, nhân dân có quyền “phúc quyết” Hiến pháp. Tuy nhiên, rất tiếc là các Hiến pháp về sau đã không kế thừa đƣợc quy định rất tiến bộ, dân chủ này, mặc dù vẫn để ngỏ khả năng Quốc hội “quyết định việc trƣng cầu dân ý”. Trên thực tế, chúng ta chƣa bao giờ tổ chức đƣợc việc trƣng cầu ý dân về bất cứ một vấn đề nào, trong đó có việc trƣng cầu dân ý về Hiến pháp.

Trong thực tiễn lập hiến, trừ Hiến pháp năm 1946 và hai lần sửa đổi Hiến pháp năm 1980 là không tổ chức đƣợc việc lấy ý kiến nhân dân, còn các lần sửa đổi Hiến pháp khác đều tổ chức việc lấy ý kiến nhân dân. Hiến pháp năm 1946 không tổ chức đƣợc việc lấy ý kiến nhân dân là do hoàn cảnh chiến tranh lúc bấy giờ. Hai lần sửa đổi Hiến pháp năm 1980 không đƣợc công bố rộng rãi để lấy ý kiến nhân dân, chỉ tổ chức việc lấy ý kiến hẹp trong nội bộ một số cơ quan, tổ chức có lẽ bởi nhận thức cho rằng phạm vi vấn đề sửa đổi hẹp, số điều sửa không nhiều. Tuy nhiên, nhận thức này chƣa hẳn đã phù hợp, bởi nội dung những vấn đề đƣợc sửa đổi trong hai lần này, nhất là nội dung sửa đổi trong lần thứ hai (về quyền ứng cử vào Quốc hội, tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân...) là những vấn đề liên quan mật thiết đến quyền làm chủ của nhân dân, rất cần đƣa ra công bố rộng rãi lấy ý kiến nhân dân.

Qua các lần tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Hiến pháp, có một số vấn đề nổi lên cần đƣợc xem xét thêm nhƣ sau:

79

Phạm vi vấn đề lấy ý kiến

Trong mỗi lần tiến hành hoạt động lập hiến, phạm vi các vấn đề đƣợc đƣa ra lấy ý kiến nhân dân có mức độ rộng - hẹp khác nhau. Có những trƣờng hợp nhƣ Dự thảo Hiến pháp năm 1959 đƣợc công bố cho nhân dân thảo luận, góp ý về tất cả mọi vấn đề của Hiến pháp. Nhƣng có những trƣờng hợp (nhƣ lần xây dựng Hiến pháp năm 1980) lại có văn bản hạn chế một số loại ý kiến không nêu trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng - diễn đàn thảo luận, đóng góp ý kiến rộng rãi, quan trọng nhất của nhân dân hay đến Dự thảo Nghị quyết sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 1992 vừa qua lại khoanh phạm vi thảo luận, góp ý vào một số nội dung đã đƣợc xác định theo bản “Dự kiến nội dung nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992” của Uỷ ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992. Những sự hạn chế này, bên cạnh ý nghĩa tích cực là góp phần định hƣớng việc thảo luận của nhân dân vào những vấn đề trọng tâm của việc sửa đổi Hiến pháp nhƣng đồng thời lại “trói buộc” quyền góp ý (lẽ ra không giới hạn) vào bất cứ vấn đề nào cần sửa đổi, bổ sung của Hiến pháp từ phía nhân dân.

Thời gian lấy ý kiến

Thời gian mỗi đợt lấy ý kiến nhân dân về Hiến pháp cũng rất khác nhau. Xem lại thời gian dành cho việc lấy kiến nhân dân, ta thấy, nếu dự thảo Hiến pháp năm 1959 dành tới khoảng 4 tháng để nhân dân thảo luận, góp ý kiến thì đến Hiến pháp năm 1980, thời gian này là 4 tháng (trong đó 1,5 tháng lấy ý kiến trong nội bộ các cơ quan, tổ chức còn thời gian công bố rộng rãi lấy ý kiến nhân dân chỉ còn là 2,5 tháng), đến Hiến pháp năm 1992 thì thời gian này khoảng 2 tháng, đến Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) thì chỉ còn 1,5 tháng. Nhƣ vậy, mặc dù chủ trƣơng chung của chúng ta rất đúng đắn là tạo điều kiện để nhân dân phát huy dân chủ, tham gia ý kiến xây dựng Nhà nƣớc, xây dựng pháp luật nhƣng trong tổ chức thực hiện thì

80

lại có tình trạng: càng về sau này, thời gian dành để nhân dân thảo luận, góp ý xây dựng Hiến pháp càng bị rút ngắn đi.

Dẫu còn những hạn chế nhƣ vậy, nhƣng vẫn có thể nói rằng: sự tham gia của nhân dân vào quy trình lập hiến ngày càng rộng rãi, ngày càng tăng tính chủ động tích cực và tăng dần hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quy trình lập hiến ở Việt Nam (Trang 83)