Cơ quan dự thảo Hiến pháp

Một phần của tài liệu Quy trình lập hiến ở Việt Nam (Trang 80)

5. Kết cấu của Luận văn

3.3.4.Cơ quan dự thảo Hiến pháp

Mỗi lần tiến hành xây dựng hay sửa đổi Hiến pháp, Quốc hội đều bầu ra một cơ quan để giúp Quốc hội thực hiện việc này. Mặc dù cơ quan này có

76

chức năng, nhiệm vụ đặc biệt quan trọng nhƣng cho đến nay vẫn chƣa có quy định gì về việc tổ chức, chức năng. Qua thực tiễn tổ chức và hoạt động của cơ quan này trong thời gian qua, có một số vấn đề đặt ra sau đây:

Về tên gọi của cơ quan dự thảo Hiến pháp

Có thể kể ra các tên gọi mà cơ quan này đƣợc đặt qua mỗi lần tiến hành hoạt động lập hiến, nhƣ: Uỷ ban dự thảo Hiến pháp (Hiến pháp năm 1946); Ban sửa đổi Hiến pháp (Hiến pháp năm 1959); Uỷ ban dự thảo Hiến pháp (Hiến pháp năm 1980); Uỷ ban sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp (Hiến pháp năm 1980 sửa đổi); Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp (Hiến pháp năm 1992); Uỷ ban sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 (Hiến pháp năm 1992 sửa đổi). Nhƣ vậy, mỗi lần sửa đổi Hiến pháp, tên gọi của cơ quan này lại đƣợc đặt khác nhau, không thống nhất, mặc dù chức năng, nhiệm vụ về cơ bản là nhƣ nhau.

Thành phần cơ quan dự thảo Hiến pháp

Số lƣợng thành viên của cơ quan này thƣờng dao động trong khoảng từ 20 đến 30 thành viên. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là thành phần của cơ quan này. Qua xem xét, ta thấy một xu hƣớng là: Nếu Uỷ ban dự thảo Hiến pháp năm 1946 đƣợc tổ chức với thành phần rộng rãi, thu hút đƣợc đại diện của nhiều đảng phái, nhiều tầng lớp xã hội và đặc biệt là giới trí thức yêu nƣớc, các chuyên gia pháp lý uyên bác tham gia thì thành phần các cơ quan đƣợc tổ chức về sau này, nhất là từ khi dự thảo Hiến pháp năm 1980 trở lại đây dƣờng nhƣ có xu hƣớng thu hẹp hơn, hầu nhƣ chỉ trong phạm vi đại diện của các cơ quan nhà nƣớc, cơ quan Đảng và một số (rất hạn chế) tổ chức chính trị - xã hội. Các thành viên là đại diện các cơ quan này tham gia Uỷ ban chủ yếu với tƣ cách là đại diện thẩm quyền của cơ quan, tổ chức mình chứ chƣa phải là các chuyên gia, các nhà chính trị tham gia hoạch định chính sách quốc gia nên hoạt động của Uỷ ban này dễ bị “hành chính hoá”.

77

Đồng thời, cũng bởi thành phần các Uỷ ban này hầu nhƣ chỉ gồm các cán bộ của Đảng, các công chức cấp cao của Nhà nƣớc, không có đại diện rộng rãi của các tầng lớp xã hội cho nên, dù thế nào đi nữa, những ý kiến của họ khó có thể phản ánh đƣợc tâm tƣ, nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong xã hội - những ngƣời không có cơ hội đƣợc tham gia hoặc có đại diện tham gia vào Uỷ ban này. Bài học quý báu về dân chủ, về đại đoàn kết, về chủ quyền nhân dân trong hoạt động lập hiến mà Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng hoạt động thực tiễn đã nêu lên qua việc xây dựng Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 dƣờng nhƣ chƣa đƣợc phát huy.

Nhiệm vụ và quyền hạn cơ quan dự thảo Hiến pháp

Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan soạn thảo Hiến pháp chƣa đƣợc pháp luật quy định, chủ yếu đƣợc xác định trong các nghị quyết cá biệt của Quốc hội về việc thành lập cơ quan này. Các quy định này chƣa đầy đủ và rất chung chung. Do vậy, trên thực tế, việc xác định và phân định nhiệm vụ, quyền hạn giữa cơ quan này với các cơ quan khác là không rõ. Ví dụ, cùng một việc là tổ chức lấy ý kiến nhân dân nhƣng có khi là do cơ quan thƣờng trực của Quốc hội (Ban thƣờng trực hoặc Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội, Hội đồng nhà nƣớc) tổ chức nhƣng cũng có khi lại do chính cơ quan soạn thảo Hiến pháp tổ chức. Ngay trong lần sửa đổi Hiến pháp năm 1992 vừa qua, mối quan hệ làm việc giữa Uỷ ban này và Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội cũng là vấn đề gây tranh luận ngay từ phiên họp đầu tiên của Uỷ ban.

Một phần của tài liệu Quy trình lập hiến ở Việt Nam (Trang 80)