5. Kết cấu của Luận văn
3.2.5. Xem xét, thông qua dự thảo Hiến pháp
Nhƣ đã nêu ở trên, trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nƣớc ta hiện nay chƣa có quy định nào về quy trình soạn thảo, thông qua Hiến pháp. Vì vậy, khi tiến hành xem xét, thông qua Hiến pháp, Quốc hội thƣờng vận dụng quy định của việc xem xét, thông qua luật. Hiến pháp là một dự án lớn, đặc biệt quan trọng nên Quốc hội thƣờng xem xét, thông qua Hiến pháp tại hai kỳ họp. Quy trình xem xét, thông qua Hiến pháp nhƣ sau:
3.2.5.1. Thủ tục trình dự án Hiến pháp để Quốc hội xem xét, cho ý kiến
Tại kỳ họp thứ nhất, Ủy ban dự thảo Hiến pháp thuyết trình về dự án Hiến pháp. Việc thuyết trình về dự án bao gồm những nội dung nhƣ bối cảnh về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nƣớc, tình hình Quốc tế, những tƣ tƣởng chỉ đạo việc xây dựng dự án, quá trình soạn thảo, việc tổ chức lấy ý kiến góp ý về dự thảo và những nội dung chính, cơ bản của dự thảo Hiến pháp.
71
Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại Tổ hoặc Đoàn đại biểu Quốc hội và tại phiên họp toàn thể về những nội dung cơ bản và những vấn đề lớn còn có nhiều ý kiến khác nhau của dự thảo Hiến pháp. Trong quá trình Quốc hội thảo luận, Ủy ban dự thảo Hiến pháp có thể trình bày bổ sung về những vấn đề liên quan đến dự thảo Hiến pháp.
Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội chỉ đạo Đoàn thƣ ký kỳ họp tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội làm cơ sở cho việc tiếp thu, chỉnh lý.
3.2.5.2. Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, chỉnh lý dự thảo Hiến pháp
Trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban dự thảo Hiến pháp chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan tiến hành nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, chỉnh lý dự thảo Hiến pháp. Sau đó, dự thảo Hiến pháp đƣợc công bố để lấy ý kiến nhân dân. Việc quyết định công bố dự thảo Hiến pháp cũng nhƣ việc nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý hoàn thiện dự thảo Hiến pháp đƣợc tiến hành trong thời gian giữa hai kỳ họp của Quốc hội. Ủy ban dự thảo Hiến pháp chuẩn bị báo cáo về những vấn đề giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Hiến pháp theo ý kiến của đại biểu Quốc hội và của nhân dân.
3.2.5.3 Trình Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo Hiến pháp
Việc trình Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo Hiến pháp đƣợc tiến hành theo trình tự, thủ tục sau đây:
Tại kỳ họp thứ hai, Ủy ban dự thảo Hiến pháp trình Quốc hội báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Hiến pháp theo ý kiến của đại biểu Quốc hội và ý kiến của nhân dân;
Quốc hội nghe đọc dự thảo Hiến pháp đã đƣợc tiếp thu, chỉnh lý và thảo luận về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau;
Ủy ban dự thảo Hiến pháp nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội và báo cáo Quốc hội về việc tiếp thu chỉnh lý đó;
72
Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo Hiến pháp. Hiến pháp đƣợc thông qua khi có 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Trong trƣờng hợp dự thảo Hiến pháp không đƣợc thông qua hoặc mới đƣợc thông qua một phần thì việc xem xét, thông qua tại kỳ họp tiếp theo do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban dự thảo Hiến pháp.
Mặc dù trong các nghị quyết thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp của Quốc hội không quy định cụ thể thời gian chấm dứt hoạt động, nhƣng thông thƣờng sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua Hiến pháp thì Ủy ban này cũng chấm dứt hoạt động.