5. Kết cấu của Luận văn
3.1.1. Ban hành, sửa đổi Hiến pháp năm 1946
Cách mạng tháng Tám thắng lợi đã đem lại chủ quyền cho dân tộc, dân chủ cho nhân dân. Đối với nhiều nƣớc, sau khi giành đƣợc chính quyền còn
48
phải trải qua một thời gian dài mới ban hành đƣợc Hiến pháp. Riêng ở nƣớc ta, do Đảng ta nhận thức đƣợc ý nghĩa lớn của Hiến pháp, vận dụng tƣ tƣởng của các nhà kinh điển Mác-Lênin rằng sau khi giành đƣợc chính quyền rồi thì phải thông qua việc thay đổi quan hệ sở hữu và thông qua việc ban bố và thi hành Hiến pháp mới mà nắm vững và củng cố chính quyền, nên mặc dù hoàn cảnh lúc bấy giờ đang rất khó khăn, Hồ Chủ tịch đã chủ trƣơng nhanh chóng ban hành Hiến pháp. Ngay từ phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời ngày 3 tháng 9 năm 1945, Ngƣời đã đề nghị Chính phủ sớm tổ chức cuộc tuyển cử và xây dựng Hiến pháp nhằm trƣớc hết là ban bố quyền dân chủ của nhân dân và từ đó để hợp thức hoá chính quyền. Ngƣời nói: “Truớc ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có Hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ phải tổ chức càng sớm càng hay cuộc tuyển cử với chế độ phổ thông đầu
phiếu”, "Phải bầu ngay Quốc hội, càng sớm càng tốt. Bên trong thì nhân dân
tin tưởng thêm vào chế độ của mình. Trước thế giới, Quốc hội do dân bầu ra
sẽ có một giá trị pháp lý không ai có thể phủ nhận được".
- Ngày 20/09/1945, Chính phủ lâm thời ra Sắc lệnh 34 thành lập Ban dự thảo Hiến pháp gồm bảy ngƣời do chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu (sáu thành viên khác là Vĩnh Thuỵ, Đặng Thai Mai, Vũ Trọng Khánh, Lê Văn Hiến, Nguyễn Lƣơng Bằng và Đặng Xuân Khu).
- Tháng 11/1945, Ban dự thảo đã hoàn thành công việc và bản dự thảo đƣợc công bố cho toàn dân thảo luận và đƣợc toàn dân hăng hái tham gia đóng góp ý kiến.
- Ngày 6/01/1946 nƣớc ta tiến hành tổng tuyển cử bầu Quốc hội và trên cơ sở đó Quốc hội đã bầu Ủy ban dự thảo Hiến pháp với 11 thành viên do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.
49
- Ngày 2/03/1946, dự thảo Hiến pháp sau khi lấy ý kiến đóng góp toàn dân đã đƣợc Quốc hội chuyển sang Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội bầu để tổng kết.
- Ngày 9/11/1946, trong ngày làm việc thứ 12 kỳ họp thứ 2 Quốc hội Khoá I, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà với 240 phiếu thuận và hai phiếu chống (hai phiếu chống của Nguyễn Sơn Hà và Phạm Gia Đỗ. Phạm Gia Đỗ không tán thành chế độ một viện mà cho rằng cần có chế độ hai viện nhằm tránh sự độc tài của đa số). Bản Hiến pháp đầu tiên của nƣớc ta ra đời thể hiện đúng tƣ tƣởng chỉ đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là đoàn kết toàn dân không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo; tất cả cho cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, bảo đảm các quyền tự do dân chủ cho nhân dân, và xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, sáng suốt của nhân dân
- Ngày 19/12/1946, mƣời hai ngày sau khi Quốc hội thông qua Hiến pháp, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Do hoàn cảnh chiến tranh mà Hiến pháp 1946 không đƣợc chính thức công bố, việc tổ chức tổng tuyển cử bầu Nghị viện nhân dân cũng không có điều kiện thực hiện. Quốc hội giao cho Ban Thƣờng vụ Quốc hội cùng với Chính phủ quy định việc thi hành Hiến pháp. Tuỳ tình hình cụ thể mà đƣa các quy định Hiến pháp ra thực hiện trên thực tế.
Trong quá trình thực hiện Hiến pháp này có việc Quốc hội (Nghị viện nhân dân) thông qua Luật cải cách ruộng đất năm 1953. So với Hiến pháp thì Luật này đã làm thay đổi nội dung quy định tại điều 12 của Hiến pháp năm 1946 là: “Quyền tƣ hữu tài sản của công dân đƣợc bảo đảm”[20]. Đây là bƣớc đi cần thiết để thực hiện ngƣời cày có ruộng, chuyền dần lên chế độ công hữu về tƣ liệu sản xuất phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa mà ta đang hƣớng tới. Để đảm bảo tính pháp lý, Luật đã đƣợc thông qua bằng thủ tục đa số đặc biệt 2/3 tổng số đại biểu giống nhƣ Hiến pháp.
50