Soạn thảo hiến pháp sửa đổi

Một phần của tài liệu Quy trình lập hiến ở Việt Nam (Trang 91)

5. Kết cấu của Luận văn

3.4.4.Soạn thảo hiến pháp sửa đổi

Mỗi lần tiến hành xây dựng hay sửa đổi Hiến pháp, Quốc hội đều bầu ra một cơ quan để giúp Quốc hội thực hiện việc này. Việc soạn thảo dự thảo Hiến pháp trong hầu hết các lần ban hành, sửa đổi Hiến pháp đều đƣợc giao cho các Ủy ban dự thảo Hiến pháp thực hiện. Tuy nhiên cho đến nay chƣa có quy định nào về tên gọi, thành phần tham gia, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cách thức tổ chức, làm việc, thời gian làm việc… nên qua mỗi lần sửa đổi Hiến pháp, việc đề nghị thành lập cơ quan dự thảo Hiến pháp do các chủ thể khác nhau thực hiện. Việc thành lập cơ quan dự thảo Hiến pháp 1946 do Hội đồng các Bộ trƣởng đề nghị; đề nghị thành lập cơ quan dự thảo Hiến pháp sửa đổi Hiến pháp 1946 vào năm 1959, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1980 vào năm 1989, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 vào năm 2001 do cơ quan thƣờng trực của Quốc hội đề nghị; đề nghị thành lập cơ quan dự thảo Hiến pháp sửa đổi Hiến pháp 1980 vào năm 1992 do Chủ tịch Quốc hội đề nghị. Ngoài ra, tên gọi của cơ quan dự thảo Hiến pháp cũng khác nhau: Uỷ ban dự thảo Hiến pháp (ban hành Hiến pháp 1946, sửa đổi Hiến pháp 1959 thành Hiến pháp 1980); Ban sửa đổi Hiến pháp (sửa đổi Hiến pháp 1946 thành Hiến pháp 1959); Uỷ ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1980 vào năm 1988 và sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 vào năm 2001); Uỷ ban sửa đổi, bổ sung Hiến pháp (năm 1989 khi sửa đổi cơ bản, toàn diện Hiến pháp 1980).

Về thành phần, cũng nhƣ về tổ chức của cơ quan soạn thảo cũng có nhiều quan điểm, có quan điểm cho rằng nên thành lập hội nghị hiến pháp do nhân dân trực tiếp bầu ra trong một cuộc bỏ phiếu, với thành phần đa dạng, thuộc mọi tầng lớp, với những con ngƣời đƣợc nhân dân tín nhiệm và cũng là để nội dung sửa đổi của hiến pháp đƣợc đến gần hơn nữa với mọi tầng lớp. Nếu việc thành lập cơ quan này đƣợc thực hiện, sẽ đảm bảo dân chủ, khách

87

quan và tạo điều kiện tối đa cho các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng hiến pháp sửa đổi, là cách tốt nhất để thể hiện quyền lực nhân dân. Tuy nhiên việc tổ chức hội nghị này cũng là một vấn đề rất lớn đƣợc đặt ra, đó là: thành lập cơ quan này nhƣ thế nào, ở cấp độ nào, phạm vi nào, bầu và bỏ phiếu nhƣ thế nào, những nội dung góp ý, ý kiến nhân dân đƣợc xử lý nhƣ thế nào, hiệu quả của hội nghị này đến đâu ...; Ngoài hình thức này thì việc thành lập Ủy ban soạn thảo Hiến pháp sửa đổi cũng là một cách mà thế giới hay Việt Nam, trong lịch sử lập hiến của mình cũng đã nhiều lần thực hiện, với việc thành lập Ủy ban soạn thảo hiến pháp sửa đổi và việc này cũng đã đƣợc thực hiện trong lần sửa đổi hiến pháp sắp tới, thành phần của Ủy ban này gồm có: những ngƣời đại diện các cơ quan nhà nƣớc nhƣ Quốc hội, Chủ tịch nƣớc, Chính phủ, các cơ quan tƣ pháp, các cơ quan của Đảng, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội khác, một số chuyên gia pháp lý có trình độ cao, có kinh nghiệm trong hoạt động xây dựng pháp luật.. với thành phần gọn gàng và tinh nhuệ này thì việc soạn thảo sẽ đảm bảo tiến độ cũng nhƣ tập trung đƣợc trí tuệ của các chuyên gia hàng đầu. Tuy nhiên, với thành phần này cũng có những hạn chế: thành phần nhƣ vậy có phản ánh hết đƣợc nguyện vọng, ý kiến của nhân dân vào hiến pháp, có bị ảnh hƣởng bởi định hƣớng chính trị nhất định, vì đều là những ngƣời nắm giữ vai trò nhất định trong cơ quan, tổ chức nên mức độ tham gia vào trong quá trình soạn thảo sẽ nhƣ thế nào...Đó là những vấn đề mà trong quá trình soạn thảo hiến pháp sửa đổi, chúng ta cần có giải pháp hợp lý để giải quyết các vấn đề trên. Liên quan đến cơ quan soạn thảo Hiến pháp, chúng ta cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan này để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các nhiệm vụ của mình, đặc biệt là việc giải quyết mối quan hệ giữa Ủy ban dự thảo với các cơ quan tổ chức hữu quan.

88

Một phần của tài liệu Quy trình lập hiến ở Việt Nam (Trang 91)