1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty cổ phần giao nhận vận tải Con ong - Chi nhánh Hà Nội

91 2,5K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 5,22 MB

Nội dung

Ngô Thị Tuyết Mai và cô giáo NguyễnThị Bích Ngọc đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ và đưa những lời góp ý quýbáu cho em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài: “Hoạt

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan chuyên đề thực tập của em được viết dựa trên những tài liệu

do các anh chị thuộc các bộ phận Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Con Ong chinhánh Hà Nội cung cấp, cùng các nguồn tài liệu em tìm và thu thập trên các giáotrình, sách tham khảo, các tạp chí, website của các tổ chức, hiệp hội trong và ngoàinước Dựa trên những tài liệu này, em đã tham khảo và hoàn thành chuyên đề củamình Chuyên đề không sao chép bất kỳ luận văn, luận án hay chuyên đề nào Nếusai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Sinh viênNguyễn Thị Ngọc Ánh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn đến toàn bộ các thầy cô giáo trong khoa Thương mại vàkinh tế quốc tế - Trường đại học Kinh tế quốc dân đã tận tình giảng dạy và truyềnđạt cho em những thông tin và kiến thức trong suốt quá trình học tập tại trường Đặcbiệt em xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo TS Ngô Thị Tuyết Mai và cô giáo NguyễnThị Bích Ngọc đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ và đưa những lời góp ý quýbáu cho em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài: “Hoạt động giaonhận vận tải hàng hóa XNK bằng đường biển tại Công ty Cổ phần giao nhận vận tảiCon Ong chi nhánh Hà Nội”

Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị trong Công ty Cổ phần giao nhậnvận tải Con Ong chi nhánh Hà Nội đặc biệt là anh Nguyễn Văn Thoan đã tạo điềukiện thuận lợi để em thực tập, tìm hiểu tài liệu và thực hiện tốt chuyên đề của mình,Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn !

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM 3

1.1 Những chính sách hỗ trợ dịch vụ vận tải biển của nhà nước Việt Nam 3

1.1.1.Những chính sách hỗ trợ phát triển ngành dịch vụ vận tải 3

1.1.2 Những chính sách hỗ trợ ngành dịch vụ vận tải biển của Việt Nam 6

1.2.Tình hình giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển của Việt Nam trong những năm gần đây 8

1.2.1.Cơ sở pháp lý, chính sách, nguyên tắc và nhiệm vụ của các bên tham gia giao nhận hàng hóa XNK tại cảng Việt Nam 8

1.2.2.Tình hình giao nhận vận tải hàng hóa XNK bằng đường biển tại Việt Nam 13

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI CON ONG – CHI NHÁNH HÀ NỘI 18

2.1 Khái quát về Công ty cổ phần dịch vụ giao nhận vận tải Con Ong - chi nhánh Hà Nội 18

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 18

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 18

2.1.3 Mô hình bộ máy tổ chức của công ty - chi nhánh Hà Nội 18

2.1.4 Kết quả kinh doanh của chi nhánh trong những năm gần đây 18

2.2 Thực trạng hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa XNK bằng đường biển tại Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Con Ong - chi nhánh Hà Nội 18

2.2.1 Một số đặc thù của hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa XNK bằng đường biển tại chi nhánh 18

2.2.2 Quy trình giao nhận vận tải hàng hóa XNK bằng đường biển tại chi nhánh 18

2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển 18

2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa XNK bằng đường biển của Công ty - chi nhánh Hà Nội 18

2.3.1 Thị trường giao nhận 18

2.3.2 Sản lượng và giá trị giao nhận 18

2.3.3 Mặt hàng giao nhận 18

Trang 5

2.3.3 Giá cả và thời gian giao nhận 18

2.3.4 Các dịch vụ hỗ trợ 18

2.3.5 Dịch vụ môi giới bảo hiểm 18

2.4 Đánh giá về thực trạng giao nhận vận tải hàng hóa XNK hàng hóa của Công ty - chi nhánh Hà Nội 18

2.4.1 Những kết quả đạt được 18

2.4.2 Những tồn tại 18

2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại 18

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CHI NHÁNH CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI CON ONG - CHI NHÁNH HÀ NỘI 18

3.1 Phương hướng và mục tiêu phát triển của chi nhánh 18

3.2 Một số giải pháp phát triển dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa XNK bằng đường biển của chi nhánh 18

3.2.1 Giải pháp về mở rộng thị trường 18

3.2.2.Giải pháp về đa dạng hóa các loại hình dịch vụ giao nhận 18

3.2.3 Giải pháp về nâng cao chất lượng dịch vụ 18

3.2.4 Giải pháp về tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại 18

3.2.5 Giải pháp về hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật 18

3.2.6 Áp dụng thương mại điện tử vào giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế 18

3.2.7 Biện pháp về hoàn thiện tổ chức quản lý 18

3.2.8 Phát triển nguồn nhân lực 18

3.3 Một số kiến nghị đối với nhà nước 18

3.3.1 Hoàn thiện hành lang, khung pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh giao nhận vận tải hàng hóa XNK 18

3.3.2 Khuyến khích thu hút FDI vào ngành giao nhận vận tải 18

3.3.3.Đầu tư, nâng cấp và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác giao nhận đường biển 18

3.3.4 Tăng cường hoạt động của các cơ quan xúc tiến thương mại 18

3.3.5 Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa XNK 18

KẾT LUẬN 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 10 nước thu nhập thấp có chỉ số LPI cao nhất 16 Bảng 1.2 Chỉ số năng lực giao nhận và Logistics các nước ASEAN năm 2010 16 Bảng 1.3 Chỉ số năng lực giao nhận và Logistics của Việt Nam năm 2007-2009

17

Bảng 1.4 Năng suất cẩu bờ (quay crane) của một số cảng tại Việt Nam 18 Bảng 2.1 : Các đối tác kinh doanh chủ yếu của Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Con Ong chi nhánh Hà Nội 18 Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần dịch vụ giao nhận vận tải Con Ong - chi nhánh Hà Nội 18 Bảng 2.3 Giá trị giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển phân theo thị trường năm 2010 của Công ty Cổ phần giao nhận Con Ong - chi nhánh Hà Nội

18

Bảng 2.4: Sản lượng giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển của Công ty

Cổ phần giao nhận vận tải Con Ong chi nhánh Hà Nội 18 Bảng 2.5: Giá trị giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển của Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Con ong - chi nhánh Hà Nội 18 Bảng 2.6 : Cơ cấu các mặt hàng XNK giao nhận bằng đường biển của Công ty

Cổ phần giao nhận vận tải Con Ong - chi nhánh Hà Nội 18 Bảng 2.7: Khoảng cách từ Cảng Hải Phòng đến một số cảng nội địa và quốc tế

18

Bảng 2.8: Cước phí và thời gian vận tải hàng xuất khẩu từ Việt Nam đến một

số cảng trên thế giới (ngày 31 tháng 3 năm 2011) 18 Bảng 2.9: Cước phí và thời gian vận tải hàng nhập khẩu từ một số cảng trên thế giới về cảng Việt Nam (ngày 31 tháng 3 năm 2011) 18 Bảng 2.10 Bảng kết quả kinh doanh từ các dịch vụ hỗ trợ của chi nhánh giai đoạn 2007 – 2010 18

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế và hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phầngiao nhận vận tải Con Ong - chi nhánh Hà Nội 18

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Nghĩa của từ

1 WTO Word Trade Organization – Tổ chức thương mại thế giới

2 GDP Gross domestic product – Tổng sản phẩm quốc nội

3 PPP Purchasing Power Parity – Sức mua tương đương

4 BOT Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao

5 BTO Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh

6 BT Hợp đồng xây dựng chuyển giao

7 FIATA Fédération internationale des associa-tions de transitaires

et assimilés – Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận

8 VIFFAS Hiệp hội Giao Nhận Kho Vận Việt Nam

9 GTVT Giao thông vận tải

10 XNK Xuất nhập khẩu

11 ASEAN Association of Southeast Asian Nations- Hiệp hội các

quốc gia Đông Nam Á

12 EU Europe Union – Liên minh châu Âu

13 TEU Twenty-foot equivalent units – đơn vị đo hàng hóa tương

đương với container 20 ft

14 DWT Deadweight – tổng trọng tải của tàu

15 GT Tổng dung tích tàu

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

Thương mại và giao thông vận tải là hai lĩnh vực có mối quan hệ khăng khít

và tương hỗ lẫn nhau Vận tải đẩy nhanh quá trình trao đổi giao lưu hàng hóa giữacác khu vực và trên phạm vi thế giới còn thương mại là điều kiện để vận tải ra đờiphát triển

Nhắc đến hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) chúng ta không thể không nói đếndịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế vì đây là hai hoạt động không thể táchrời nhau, chúng có tác động qua lại thống nhất với nhau Qui mô của hoạt độngnhập khẩu tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây là nguyên nhân trực tiếpkhiến cho giao nhận vận tải nói chung và giao nhận vận tải đường biển nói riêngphát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu Mạng lưới vận tải đường biểncùng với những phương tiện hiện đại ngày càng phát triển, nhờ đó khối lượng hànghóa XNK bằng đường biển đã tăng lên đáng kể, kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam

và các nước ngày càng tăng nhanh, thị trường được mở rộng, thương mại quốc tếngày càng phát triển

Là một trong những công ty hoạt động trong lĩnh vực giao nhận hàng hóaXNK, Công ty cổ phần giao nhận vận tải Con Ong - chi nhánh Hà Nội đã và đangtừng bước củng cố, phát triển hoạt động kinh doanh của mình để có thể đáp ứng tốtnhất những yêu cầu của khách hàng, cạnh tranh để tồn tại, đứng vững trong nềnkinh tế thị trường và góp phần phục vụ cho hoạt động kinh tế đối ngoại của đấtnước

Mặc dù đã có nhiều cố gắng song tình hình kinh doanh dịch vụ giao nhận vậntải hàng hóa bằng đường biển ở công ty vẫn chưa thực sự khai thác hết được tiềmnăng thế mạnh của mình, hoạt động chưa tối ưu Vậy nguyên nhân là do đâu? Vàcông ty cần phải có biện pháp khắc phục, rút kinh nghiệm như thế nào để phát triểnhơn nữa trong thời gian tới?

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động giao nhận vận tải đường biểnđối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước nói chung và với Công ty cổ phầngiao nhận vận tải Con Ong - chi nhánh Hà Nội nói riêng, qua một thời gian trực tiếptìm hiểu hoạt động kinh doanh nghiệp vụ giao nhận hàng hóa XNK bằng đườngbiển cùng với những kiến thức em được học tại chuyên ngành Kinh tế quốc tếtrường Đại học Kinh tế quốc dân, em đã chọn đề tài:

Trang 11

Với mong muốn tự hoàn thiện kiến thực thực tế cho bản thân đồng thời đónggóp phần bé nhỏ vào sự phát triển của Công ty

Mục đích nghiên cứu đề tài:

Tìm ra một số giải pháp khả thi nhằm phát triển hoạt động giao nhận vận tảihàng hóa XNK bằng đường biển tại Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Con Ong -chi nhánh Hà Nội nói riêng và tại Việt Nam nói chung, trong thời gian tới và mụctiêu lâu dài là tới năm 2020

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa XNKbằng đường biển

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa XNKbằng đường biển của công ty giai đoạn 2007 - 2010 và đề xuất các giải pháp pháttriển của chi nhánh cho tới năm 2020

Phương pháp nghiên cứu đề tài:

Phương pháp nghiên cứu đề tài là sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiêncứu trong kinh tế bao gồm: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp,phương pháp dự báo…để làm sáng tỏ đối tượng và đạt được mục đích nghiên cứu

Ngoài lời mở đầu và kết luận, chuyên đề thực tập cuối khóa của em gồm 3 chương:

- Chương 1: Tổng quan về hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa XNK bằng đường biển tại Việt Nam

- Chương 2: Thực trạng hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa XNK bằng đường biển tại Công ty cổ phần dịch vụ Con Ong - Chi nhánh Hà Nội

- Chương 3: Phương hướng và biện pháp phát triển dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa XNK bằng đường biển tại Công ty Cổ phần dịch vụ Con Ong - Chi nhánh Hà Nội

Trang 12

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM

1.1 Những chính sách hỗ trợ dịch vụ vận tải biển của nhà nước Việt Nam

1.1.1.Những chính sách hỗ trợ phát triển ngành dịch vụ vận tải

Ngành dịch vụ giao thông vận tải (GTVT) đã được biết đến từ rất lâu, sự pháttriển của nó gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế xã hội C.Mac đã định nghĩa

về ngành vận tải như sau “Ngoài ngành khai khoáng, ngành nông nghiệp và công

nghiệp chế biến ra, còn một ngành sản xuất thứ tư nữa Ngành đó cũng trải qua ba giai đoạn sản xuất khác nhau là: Thủ công nghiệp, công trường thủ công và cơ khí.

Đó là ngành vận tải, không kể là vận tải người hay vận tải hàng hóa”.

Ngành GTVT có một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và đờisống nhân dân Như chúng ta đã biết GTVT là một ngành dịch vụ, giao thông thamgia vào việc lưu thông cung ứng vật tư kỹ thuật, nguyên vật liệu, năng lượng chocác cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ, giúp cho các quá trìnhsản xuất diễn ra liên tục và bình thường GTVT phục vụ nhu cầu đi lại của nhândân, giúp cho các hoạt động sinh hoạt giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội đượcthuận tiện Các mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương được thực hiện nhờmạng lưới GTVT Vì thế, những nơi nằm gần các tuyến vận tải lớn hoặc các đầumối GTVT cũng là nơi tập trung và các ngành sản xuất, dịch vụ và dân cư Nhờ sựphát triển của kỹ thuật, mở rộng cự li vận tải, tăng tốc độ vận chuyển mà các vùng

xa xôi về mặt địa lý cũng trở nên gần Những tiến bộ của ngành vận tải đã có tácđộng to lớn làm thay đổi sự phân bố sản xuất và phân bố gần cư trên thế giới

Ngành GTVT phát triển góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hóa ởnhững vùng núi hay hải đảo xa xôi, củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăngcường sức mạnh quốc phòng của đất nước và tạo nên mối giao lưu kinh tế giữa cácnước trên thế giới Nhận thức tầm quan trọng của ngành GTVT đối với phát triểnkinh tế, chính phủ Việt Nam trong những năm gần đây đã không ngừng quan tâmphát triển ngành GTVT Ngày 3 tháng 3 năm 2009 Thủ tướng chính phủ đã phêduyệt quyết định số 35/2009/QĐ-TTg về chiến lược phát triển GTVT đến năm

2020, tầm nhìn 2030 Trong quyết định đó đã để cập rất nhiều tới các chính sáchnhằm hỗ trợ phát triển ngành giao thông vận Các chính sách đó là:

Trang 13

Chính sách phát triển vận tải

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗtrợ vận tải, thành lập tập đoàn vận tải có vốn của Nhà nước để phục vụ các tuyến cónhu cầu vận tải lớn như tuyến Bắc - Nam, vận tải hành khách công cộng đô thị, vậntải phục vụ vùng sâu vùng xa, vùng hải đảo, vận tải phục vụ XNK và các nhiệm vụđột xuất khác

- Các hình thức hỗ trợ cho cách doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng vàvận tải phục vụ vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn như: ưu đãi tín dụng, ưuđãi sau đầu tư mua sắm phương tiện hoặc trợ giá Khuyến khích sử dụng phươngtiện lắp ráp trong nước để vận chuyển hành khách công cộng bằng hình thức bán trảchậm, bán trả góp, có chính sách ưu đãi trong việc nhập khẩu phụ tùng, thiết bị màtrong nước chưa sản xuất được…

- Phát triển đa dạng các loại hình vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải, đảm bảo chấtlượng, nhanh chóng, an toàn, tiện lợi, tiết kiệm chi phí xã hội Phát triển mạnh vậntải đa phương thức và dịch vụ logistics trong vận tải hàng hóa

Chính sách tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng giao thông

- Tăng mức đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông bằng ngân sách nhà nướchàng năm đạt 3,5% - 4,5% GDP

- Huy động tối đa mọi nguồn lực, chú trọng nguồn nội lực, tạo điều kiện thuậnlợi để thu hút vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức vào xâydựng kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là đầu tư theo hình thức PPP, BOT, BT,BTO…trong và ngoài nước Áp dụng hình thức Nhà nước đầu tư xây dựng kết cấu

hạ tầng giao thông cho các đơn vị, cá nhân thuê khai thác để có vốn bảo trì hoặc đầu

tư vào các công trình khác

- Nhanh chóng triển khai thành lập Quỹ bảo trì và đầu tư phát triển kết cấu hạtầng giao thông, trước hết là Quỹ bảo trì đường bộ Đưa công tác bảo trì đường theo

kế hoạch thành một nhiệm vụ không thể thiếu trong phát triển giao thông nông thôn,thực hiện cam kết bảo trì cho các dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầnggiao thông nông thôn

- Nhanh chóng xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đô thị hiện đại

- Chú trọng tạo quỹ đất hợp lý cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đặcbiệt là kết cấu hạ tầng giao thông đô thị

Trang 14

- Xây dựng, thực hiện quy hoạch phát triển GTVT cấp huyện, xã để đảm bảophát triển giao thông nông thôn có kế hoạch, hài hoà, hợp lý và gắn kết được với hệthống GTVT quốc gia.

- Đổi mới phương tiện về chất lượng và chủng loại phù hợp với yêu cầu vận tảihàng hóa, hành khách trên các tuyến vận tải và điều kiện kết cấu hạ tầng giao thông

 Chính sách phát triển công nghiệp GTVT

- Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp công nghiệp GTVT

mở rộng liên doanh, liên kết trong và ngoài nước để huy động vốn, chuyển giaocông nghệ, trao đổi kinh nghiệm trong quản lý, điều hành và thực hiện lộ trình nội địa hóa

- Thành lập các công ty thuê mua tài chính có sự bảo lãnh của Nhà nước để tạođiều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng các nguồn tài chính, công nghệ,phương tiện kỹ thuật mới

 Chính sách về hội nhập và cạnh tranh quốc tế

- Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông đối ngoại và phương tiện vận tải,thiết bị xếp dỡ phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước trong khu vực và thế giới

- Tiếp tục sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật, thể chế, chính sách cho phù hợpvới các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức hợp tác quốc tếkhác mà Việt Nam là thành viên

 Chính sách đổi mới tổ chức quản lý, cải cách hành chính

- Sắp xếp lại các đơn vị quản lý theo mô hình chức năng, phân định rõ chứcnăng quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước với quản lý sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Phát triển mô hình tập đoàn kinh tế trong lĩnh vực GTVT

- Đổi mới quản lý hành chính trong lĩnh vực GTVT bằng phương pháp ứng dụngtin học và tiêu chuẩn quốc tế (ISO); tăng cường công tác quản lý quy hoạch GTVT

 Chính sách áp dụng khoa học - công nghệ mới

- Xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy trình, quy chuẩn, quy phạm…trong các lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu, bảo trì, vật liệu, côngnghệ được sử dụng trong ngành GTVT Khuyến khích áp dụng công nghệ mới, vậtliệu mới

- Hiện đại hóa phương tiện vận tải, thiết bị xếp dỡ; áp dụng các công nghệ vậntải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics

- Áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành và khai thác

Trang 15

- Nâng cao năng lực các Viện nghiên cứu, các trung tâm thí nghiệm, thử nghiệmtrong ngành GTVT

 Chính sách phát triển nguồn nhân lực

- Mở rộng các hình thức đào tạo, đào tạo lại; xã hội hoá công tác đào tạo đểnâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, công chức, viên chức vàngười lao động; áp dụng chế độ tuyển dụng công khai thông qua thi tuyển, thử việc

- Có chính sách tiền lương và các chế độ ưu đãi đối với người lao động trongđiều kiện lao động đặc thù của ngành GTVT

- Cần có sự đầu tư tập trung nâng cao năng lực và trang thiết bị cho các cơ sởđào tạo, huấn luyện, đặc biệt là đào tạo phi công, sĩ quan, thuyền viên để nâng caotrình độ nguồn nhân lực Tăng cường sự phối hợp và gắn kết giữa các công ty sửdụng nguồn nhân lực với các cơ sở đào tạo, huấn luyện để đảm bảo đáp ứng nhu cầuthực tế và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực đã được đào tạo

Quyết định về chiến lược phát triển GTVT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm

2030 được ký kết năm 2009: sau 2 năm khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mạithế giới WTO Gia nhập WTO nên việc giao dịch hàng hóa giữa Việt Nam và cácnước trên thế giới sẽ ngày càng gia tăng, hệ thống GTVT có phát triển thì hoạt độngthông thương mới diễn ra một cách nhanh chóng và thuận lợi được Nhìn nhận mộtcách khái quát ta có thể thấy rằng các chính sách trên của Nhà nước ta giành rấtnhiều khuyến khích ưu đãi đối với phát triển dịch vụ vận tải như phát triển hạ tầnggiao thông, các chính sách về hội nhập và cạnh tranh quốc tế: ưu tiên về vốn vànguồn lực để phát triển đội tàu biển và máy bay hiện đại, sửa đổi luật pháp, thể chế,chính sách phù hợp với quy định của WTO…

1.1.2 Những chính sách hỗ trợ ngành dịch vụ vận tải biển của Việt Nam

GTVT được chia làm nhiều lĩnh vực khác nhau như vận tải đường bộ, đườngsắt, đường hàng không, đường biển Nếu ví vận tải đường bộ, đường sắt giúp lưuthông hàng hóa trong nước thì vận tải đường biển đóng một vai trò quan trọng tronglưu thông hàng hóa giữa các quốc gia vùng lãnh thổ Diện tích biển chiếm 2/3 tổngdiện tích trái đất, một cách hoàn toàn tự nhiên, tạo nên một hệ thống tuyến đườnghàng hải quốc tế nối liền phần lớn các quốc gia trên thế giới Đặc điểm này cùng vớinhững ưu thế của phương thức vận tải biển như: giá cước vận tải thấp, khối lượngchuyên chở lớn đã đưa vận tải biển lên vị trí số 1 trong hệ thống vận tải quốc tế

Trang 16

Tính tới năm 2010 vận tải biển đảm nhận trên 80% 1 khối lượng hàng hóa lưu thôngtrên thế giới Vì vậy, chính vận tải biển phát triển đã thúc đẩy thương mại giữa cácquốc gia ngày càng trở lên có hiệu quả, vận tải biển là yếu tố không thể tách rờibuôn bán quốc tế Vận tải biển phát triển góp phần thay đổi cơ cấu hàng hóa và cơcấu thị trường trong buôn bán quốc tế Phát triển vận tải biển thúc đẩy quá trìnhXNK hàng hoá, qua đó tác động tới cán cân thanh toán quốc tế, là động lực thúcđẩy phát triển công nghiệp.

Vận tải biển có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệttrong bối cảnh Việt Nam ngày càng mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế Ngày 15tháng 10 năm 2009, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 1601/QĐ-TTg phêduyệt Quy hoạch phát triển vận tải biển đến năm 2020 và định hướng đến năm

2030 Ngoài những chính sách hỗ trợ ngành dịch vụ vận tải nói chung thì trongQuyết định đó đã đề cập tới một số chính sách mà Chính phủ giành để hỗ trợ pháttriển dịch vụ vận tải biển nói riêng như:

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung và từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạmpháp luật ngành hàng hải và các văn bản dưới luật liên quan Trước mắt, sửa đổi, bổsung các văn bản quy phạm pháp luật về vận tải đa phương thức, dịch vụ logistics,quản lý đầu tư và khai thác cơ sở hạ tầng cảng biển phù hợp với tình hình và xuhướng phát triển của Việt Nam; luật hóa các cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ WTO

- Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực vận tải biển, đặc biệt là công táccải cách thủ tục hành chính tải cảng biển, thủ tục đăng ký tàu biển; nhanh chóngtriển khai ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai cảng vụ điện tử, thực hiện chínhsách một cửa để tạo điều kiện thuận lợi cho tàu, thuyền ra vào cảng Đây là mộttrong những chính sách thể hiện Việt Nam đang ngày càng hội nhập với khu vực vàthế giới, chính phủ Việt Nam đang nỗ lực để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giaothương hàng hóa giúp nền kinh tế ngày càng phát triển

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện luật pháp Việt Nam vàcác công ước quốc tế liên quan về đảm bảo an toàn hàng hải, an ninh hàng hải vàbảo vệ môi trường mà Việt Nam tham gia

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế bao gồm cả các tổ chức nước ngoài đầu

tư phát triển đội tàu biển Việt Nam Xây dựng chương trình phát triển đội tàu biển

1 Báo cáo tại đại hội nhiệm kỳ thứ VI (2010-2013) của Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam

Trang 17

để có cơ chế, chính sách hỗ trợ thích hợp, đồng bộ để đầu tư phát triển và hiện đạihóa đội tàu treo cờ quốc gia.

- Tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, tậptrung được nguồn vốn cho đầu tư phát triển và hiện đại hóa đội tàu; phát huy mốiquan hệ gắn bó giữa đội tàu, cảng biển và hệ thống dịch vụ logistics

- Xây dựng hệ thống mạng lưới dịch vụ hàng hóa để nâng cao năng lực cạnhtranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực

- Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển để khuyến khích đầu tư và quản lý cóhiệu quả các trung tâm phân phối hàng hóa, cảng nội địa để hỗ trợ phát triển dịch

Theo quy tắc mẫu của Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận (FIATA Fédération internationale des associa-tions de transitaires et assimilés), dịch vụ giaonhận được định nghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gomhàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tưvấn có liên quan đến dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảohiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa Theo luật Thương mạiViệt Nam điều 163 định nghĩa giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đóngười làm dịch vụ giao nhận hàng hóa sẽ nhận hàng từ người gửi, tiến hành thựchiện các công việc như: tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy

Trang 18

-tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy tháccủa chủ hàng, của người vận tải hoặc người giao nhận khác.

Tóm lại, giao nhận là tập hợp các nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trìnhvận chuyển nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửihàng) tới nơi nhận hàng (người nhận hàng) Người giao nhận có thể làm các dịch vụmột cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba khác.Doanh nghiệp giao nhận hàng hóa là doanh nghiệp kinh doanh các loại dịch vụgiao nhận hàng hóa trong xã hội, bao gồm hai loại: Doanh nghiệp giao nhận vận tảihàng hóa trong nước, khi đó hoạt động của doanh nghiệp chỉ diễn ra trên lãnh thổcủa đất nước; Doanh nghiệp giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế là doanh nghiệp màcác hoạt động của doanh nghiệp có những phần diễn ra ngoài lãnh thổ đất nước

Cơ sở pháp lý cho việc giao nhận hàng hóa XNK bao gồm các quy phạm phápluật quốc tế (các Công ước về vận đơn vận tải, Công ước về hợp đồng mua bánhàng hóa…); các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt Nam về giao nhậnvận tải; các loại hợp đồng và thư tín dụng …

Các công ước quốc tế bao gồm:

- Công ước Viên 1980 về buôn bán quốc tế

- Công ước quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hóa

- Các công ước về vận tải như Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc

về vận đơn đường biển được ký tại Brussels ngày 25/8/1924 còn được gọi là quy tắcHague Công ước này cho đến nay đã được sửa đổi chỉnh lý hai lần, lần thứ nhấtvào năm 1968 tại Visby nên được gọi là Nghị định thư Visby 1968 và lần sửa đổithứ hai vào năm 1979, gọi là Nghị định thư SDR Ngoài ra còn có Công ước Liênhợp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển ký tại Hamburg ngày31/3/1978, thường gọi tắt là Công ước Hamburg hay qui tắc Hamburg 1978

- Điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn Incoterm 2000 giải thích các điều kiệnthương mại của Phòng thương mại quốc tế

- Quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ UCP 600 của phòngthương mại quốc tế

Bên cạnh luật pháp quốc tế, Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bảnquy phạm pháp luật liên quan đến vận tải, giao nhận hàng hóa XNK như Bộ luậtHàng hải Việt Nam 1990, Luật thương mại Việt Nam 1997, Quyết định 2106/QĐ-GTVT qui định thể lệ bốc dỡ, giao nhận và bảo quản hàng hóa tại cảng biển Việt

Trang 19

Nam, Điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn Việt Nam (do VIFFAS ban hành trên cơ sởcủa FIATA), nghị định 25CP, 200CP, 330CP, quyết định của Bộ trưởng bộ GTVT:quyết định số 2106 (23/8/1997) liên quan đến việc xếp dỡ, giao nhận và vận chuyểnhàng hóa tại cảng Việt Nam, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật Hải quan, Luật thuế.

Là một thành viên của WTO nên Việt Nam phải thực hiện những cam kết củamình trong ngành dịch vụ vận tải nói chung cũng như ngành dịch vụ vận tải biểnnói riêng Đây cũng là một trong những cơ sở pháp lý của hoạt động vận tải, giaonhận vận tải bằng đường biển Lĩnh vực dịch vụ vận tải biển cam kết về vận tảihàng hóa, vận tải hành khách quốc tế (trừ vận tải nội địa), xếp dỡ container, dịch vụthông quan và dịch vụ kho bãi container Nội dung cam kết của Việt Nam đối vớicác dịch vụ vận tải biển là khá cao so với cam kết của các nước đã gia nhập trướcđây, kể cả đối với Trung Quốc Theo đó, kể từ ngày 11/01/2009, các công ty vận tảibiển nước ngoài được phép thành lập công ty liên doanh để khai thác đội tàu mangquốc tịch Việt Nam, và sở hữu đến 49% tổng vốn pháp định của liên doanh Kể từngày 11/01/2012, các công ty vận tải biển nước ngoài được phép thành lập doanhnghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài để cung cấp các dịch vụ vận tải biển có liênquan tới hàng hóa do các công ty vận tải nước ngoài vận chuyển Việc thực thi camkết này cũng có tác động một phần không nhỏ tới hoạt động của công ty giao nhậnvận tải trong nước nói chung và Công ty cổ phần giao nhận Con Ong - chi nhánh HàNội nói riêng bởi khi các công ty nước ngoài vào thị trường Việt Nam thì thị phầncủa các doanh nghiệp trong nước ngày càng bị chia nhỏ, sự cạnh tranh sẽ ngày càngkhốc liệt hơn

Các loại hợp đồng làm cơ sở cho hoạt động giao nhận bao gồm hợp đồng muabán ngoại thương, hợp đồng thuê tàu, hợp đồng ủy thác giao nhận, hợp đồng bảo hiểm

- Trong trường hợp hàng hóa không thông qua cảng (không lưu kho tại cảng)chủ hàng hoặc người được ủy nhiệm, có thể giao nhận trực tiếp với người vận tải(tàu) (quy định từ 1991) Khi đó chủ hàng phải quyết toán trực tiếp với tàu, chỉ thỏa

Trang 20

thuận với cảng về địa điểm bốc dỡ, thanh toán chi phí bốc dỡ và các chi phí phátsinh khác.

- Hoạt động bốc dỡ hàng trong phạm vi của cảng do cảng tổ chức thực hiện.Nếu chủ hàng muốn đưa phương tiện và công nhân vào cảng để bốc dỡ hàng, chủhàng phải thỏa thuận với cảng và phải trả các lệ phí liên quan cho cảng

- Nếu được ủy nhiệm nhận hàng từ tàu, cảng nhận hàng bằng phương thức nào,thì cảng cũng sẽ giao hàng bằng phương thức ấy

- Người nhận hàng phải xuất trình các chứng từ hợp lệ, xác nhận quyền đượcnhận hàng và phải nhận liên tục trong một thời gian nhất định khối lượng hàng ghitrên chứng từ

- Cảng không chịu trách nhiệm về hàng khi hàng đã được đưa ra khỏi cảng, kho,bãi cảng…

1.2.1.3.Nhiệm vụ của các bên tham gia việc giao nhận hàng hóa XNK

Nhiệm vụ của cảng

- Ký hợp đồng bốc dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho hàng với chủ hàng Hợpđồng này gồm có hai loại là hợp đồng ủy thác giao nhận và hợp đồng thuê mướn

- Giao hàng xuất khẩu cho tàu và nhận hàng nhập khẩu từ tàu

- Kết toán với tàu về việc giao nhận hàng và lập các chứng từ cần thiết khác đểbảo vệ quyền lợi của chủ hàng

- Giao hàng nhập khẩu cho các chủ hàng trong nước theo sự ủy nhiệm của cácchủ hàng nhập khẩu (nhận ủy thác)

- Tiến hành bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho hàng trong khu vực cảng

- Chịu trách nhiệm về tổn thất do mình gây ra trong lúc giao nhận, vận chuyển, bốc dỡ…

- Chịu trách nhiệm về tổn thất, hư hại của hàng được lưu tại kho, bãi của cảng

và phải bồi thường cho chủ hàng nếu có biên bản hợp lệ và nếu cảng không chứngminh được là cảng không có lỗi

Nhiệm vụ của chủ hàng XNK

- Ký hợp đồng ủy thác giao nhận với cảng, nếu hàng phải thông qua cảng

- Tiến hành giao nhận hàng với tàu, nếu hàng không thông qua cảng, hoặc tiếnhành giao nhận hàng với cảng

- Ký kết hợp đồng bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho hàng hóa với cảng

- Cung cấp cho cảng những thông tin về hàng hóa

- Cung cấp các chứng từ cần thiết cho cảng để cảng giao nhận hàng hóa

Trang 21

Nhiệm vụ của Hải quan

- Tiến hành thủ tục hải quan, thực hiện việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát hảiquan đối với tàu biển và hàng hóa XNK

- Đảm bảo thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về XNK, về thuế XNK

- Tiến hành các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, điều tra và xử lý hành vi buônlậu, gian lận thương mại hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối, tiền ViệtNam qua cửa khẩu

Ngoài ra quá trình giao nhận hàng hóa XNK còn nhiều cơ quan tham gia vớinhững chức năng và nhiệm vụ khác nhau như: đại lý vận tải, chủ hàng nội địa…

Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ và nhiệm vụ của các bên trong giao nhận hàng hóa

Các cơ quan cảng Cơ quan hải quan

Kiểm soát XNK – giám sátngoại hối, vận tải, cấp giấy y tế

Tổ chức đóng góiĐại lý

Ngân hàngNgười bảo hiểm

hàng hóa Người bảo hiểmtrách nhiệm

Trang 22

1.2.2.Tình hình giao nhận vận tải hàng hóa XNK bằng đường biển tại Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia có nhiều biển nên Việt Nam có tiềm năng để pháttriển mạnh lĩnh vực chuyên chở hàng hóa bằng đường biển Bởi vậy, không có một

lý do gì để một quốc gia biển như Việt Nam vắng mặt trong nhóm các cường quốchàng hải

Cùng với xu thế chung của thế giới Việt Nam với chính sách mở cửa làm bạnvới tất cả các nước trên thế giới đang từng bước tham gia vào các tổ chức trong khuvực và trên thế giới Việc mở rộng quan hệ ngoại giao đã thúc đẩy hoạt động kinh tếđối ngoại phát triển đặc biệt là hoạt động trao đổi hàng hóa dịch vụ, thông tin giữaViệt Nam và thế giới thể hiện ở sự có mặt của hàng hóa Việt Nam tại thị trườngnhiều nước Kể từ khi gia nhập WTO (2007) thì quan hệ buôn bán giữa Việt Nam

và các nước trên thế giới ngày càng mở rộng Do vậy, hoạt động ngoại thương giữaViệt Nam và các nước trên thế giới ngày càng phát triển qua đó tạo điều kiện cho sựphát triển của hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa XNK Đặc biệt với những ưuthế vượt trội của vận tải đường biển nên càng tạo điều kiện cho sự phát triển hoạtđộng giao nhận vận tải bằng đường biển

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, hoạt động XNK diễn ra ngày càngsôi động và kim ngạch XNK tăng dần qua các năm Điều đó được thể hiện qua biểu

đồ kim ngạch XNK và cán cân thương mại của nước ta giai đoạn 2006 – 2010:

Biểu đồ 1.1: Kim ngạch XNK, cán cân thương mại của

Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010

Trang 23

Theo biểu đồ ta nhận thấy kim ngạch XNK của Việt Nam trong những nămgần đây về cơ bản là tăng lên, nhưng mức tăng là không đều Năm 2008, 1 năm saukhi chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam cónhững chính sách mở cửa thị trường thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển.Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng 8,73 tỷ USD từ 39,83 tỷ USD năm

2006 lên 48,56 tỷ USD năm 2007, kim ngạch nhập khẩu cũng tăng lên một cách rõrệt, từ 44,89 tỷ USD lên 62,68 tỷ USD Tốc độ XNK trong năm 2007 cũng tăng mộtcách nhanh chóng so với năm 2006 Đến năm 2008, tổng kim ngạch XNK ViệtNam tiếp tục tăng lên 32,16 tỷ USD hơn so với năm 2008 từ 111,24 tỷ USD năm

2007 lên 143,4 tỷ USD năm 2008 Nhưng nếu như nhìn vào đường biểu diễn tốc độtăng/giảm XNK, ta có thể nhìn thấy tốc độ tăng đã giảm xuống so với tốc độ tăngnăm 2006-2007 Lý do của sự giảm sút này được lý giải bởi năm 2008 nền kinh tếthế giới bắt đầu rơi vào khủng hoảng, hàng loạt các nền kinh tế lớn trên thế giới như

Mỹ, EU, Nhật Bản… bị ảnh hưởng, mà những nước đấy cũng chính là đối tácthương mại lớn của Việt Nam, vì thế, tốc độ tăng trưởng kim ngạch XNK năm 2008

đã giảm xuống Cuối năm 2008 và năm 2009 là đỉnh điểm của cuộc khủng hoảngkinh tế thế giới, cuộc khủng hoảng đã lan tới toàn bộ các nền kinh tế thế giới, cácnước cắt giảm chi tiêu, hạn chế việc nhập khẩu hàng hóa nhằm phục vụ cho việckhôi phục nền kinh tế trong nước, vì vậy hoạt động XNK hàng hóa trong thời giannày cũng gặp nhiều khó khăn Kim ngạch XNK nước ta cũng vì thế mà giảm sútmột cách đáng kể So với năm 2008, tổng kim ngạch XNK năm 2009 giảm 22,61 tỉUSD, trong đó kim ngạch xuất khẩu giảm 5,51 tỷ USD chỉ còn 57,10 tỷ USD so vớinăm 2008 là 62,69 tỷ USD Nền kinh tế thế giới thực sự đã trải qua thời kỳ đầy thửthách và khó khăn, nhưng với sự cố gắng nỗ lực điều chỉnh các chính sách cho phùhợp với tình hình thực tế, nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam đãnhanh chóng vượt qua khó khăn và từng bước phục hồi trở lại, hoạt động ngoạithương cũng đã bước qua thời kỳ ảm đạm nhất Tốc độ tăng trưởng của kim ngạchXNK năm 2010 cao nhất trong giai đoạn 2006-2010, tổng kim ngạch XNK tăng29,9 tỷ USD so với năm 2009, trong đó kim ngạch xuất khẩu tăng 15,07 tỷ USD từ57,10 năm 2009 lên 72,19 tỷ USD năm 2010 Tốc độ tăng trưởng kim ngạch trongnăm này cũng là cao nhất trong giai đoạn 2006-2010 Dựa vào tốc độ tăng trưởngkim ngạch XNK của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, ta có thể nhận thấy rằng

Trang 24

trong tương lai, kim ngạch XNK của Việt Nam sẽ còn tăng nhanh hơn nữa, nềnkinh tế Việt Nam sẽ từng bước khẳng định mình trên trường quốc tế.

Vận tải đường biển là một trong những con đường chủ yếu của hoạt độngXNK Hoạt động XNK phát triển kéo theo đó là sự phát triển của ngành vận tảiđường biển Việt Nam nằm ở trung tâm Biển Đông - một biển lớn có tầm quantrọng thứ hai trên thế giới (sau địa Trung Hải) và là một bộ phận quan trọng củaChâu Á - Thái Bình Dương Nằm trên các tuyến đường hàng hải và hàng khônghuyết mạch, Việt Nam có quyền hi vọng rằng trong tương lai, khối lượng vận tảibằng đường biển của Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ

Biểu đồ 1.2 Khối lượng hàng hóa qua các cảng trong năm 2009 và dự báo

Ngành giao nhận vận tải ra đời, phát triển và phụ thuộc rất lớn vào sự pháttriển của hoạt động XNK XNK có phát triển thì ngành giao nhận vận tải mới pháttriển được

Trang 25

Tại Việt Nam, ngành giao nhận vận tải đặc biệt là ngành giao nhận vận tảihàng hóa XNK bằng đường biển trong những năm gần đây phát triển một cách hếtsức nhanh chóng và dần khẳng định vị thế của mình Từ một ngành non trẻ, hoạtđộng kém hiệu quả trong thời kỳ bao cấp, đến nay ngành giao nhận vận tải ViệtNam đã vươn mình phát triển nhanh chóng nhờ tác động của quá trình toàn cầu hóa

và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước Số lượng các công ty hoạt động trong lĩnhvực giao nhận vận tải tăng lên rất nhanh, bao gồm các công ty Nhà nước, doanhnghiệp tư nhân, công ty nước ngoài, công ty liên doanh Chất lượng nguồn nhânlực, cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ giao nhận ngày càng được cải thiện Theo đánhgiá về năng lực giao nhận vận tải và Logistics năm 2009 (Logistics performanceindex - LPI) của Ngân hàng thế giới - World bank, Việt Nam xếp thứ 55 trong tổng

số 155 nước tham gia đánh giá Hơn nữa Việt Nam vẫn là nước đứng đầu về chỉ sốLPI trong các nước có thu nhập trung bình trong hai kỳ báo cáo 2007 và 2009 Đâythực sự là tín hiệu đáng mừng cho ngành giao nhận vận tải và Logistics của Việt Nam

Bảng 1.1 10 nước thu nhập thấp có chỉ số LPI cao nhất

Trong khu vực ASEAN, khoảng cách về năng lực giao nhận và Logistics giữaViệt Nam với các quốc gia tương đồng cũng không quá xa và ngày càng được thu hẹp

Bảng 1.2 Chỉ số năng lực giao nhận và Logistics các nước ASEAN năm 2010

Trang 26

Nguồn: Logistics Performance Index, 2010, World bank

Theo bảng báo cáo trên thì các chỉ số cho thấy Việt Nam đang theo dần cácquốc gia ASEAN khác về năng lực thông quan, cơ sở hạ tầng,… Việt Nam xếp thứ

3 trong bảng xếp hạng với điểm chỉ số là 2,96 sau Malaysia với số điểm là 3,44 vàThái Lan là 3,29 điểm Điểm chênh lệch giữa Việt Nam và nước đứng đầu bảng xếphạng trong khu vực là 0,48, khoảng cách này không phải là quá lớn và chắc chắn sẽđược cải thiện trong thời gian sắp tới Đây cũng là dấu hiệu cho thấy ngành giaonhận Việt Nam ngày càng tương đồng, hòa nhập với các quốc gia khác trong khuvực và trên thế giới Qua đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệpViệt Nam hoạt động trong lĩnh vực này

Bảng 1.3 Chỉ số năng lực giao nhận và Logistics của Việt Nam năm 2007-2009

Nguồn: World bank

Qua báo cáo ta thấy, chỉ số về năng lực của Việt Nam đều trên trung bình(>2,5/5) ở tất cả các tiêu chí và có xu hướng cải thiện ngày càng tốt hơn, ngoại từtiêu chí năng lực thông quan có phần giảm nhưng không đáng kể Qua đó ta hoàntoàn có quyền hy vọng vào sự phát triển của ngành giao nhận vận tải tại Việt Nam.Việt Nam là quốc gia có vùng biển rộng lớn với diện tích trên 1 triệu km2,đường bờ biển dài trên 3.200 km và hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ nằm trải dọc theo

Trang 27

chiều dài đất nước Nhờ lợi thế là quốc gia nằm sát đường hàng hải quốc tế, nơi cómật độ tàu biển qua lại vào loại đông nhất nhì thế giới và thuận lợi về điều kiện địa

lý, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển hệ thống cảngbiển, kể cả các cảng biển nước sâu trên khắp các vùng biển của cả nước Hiện nay,

hệ thống cảng biển của nước ta đã có hơn 166 bến cảng lớn nhỏ và 266 cầu cảng2.Tổng chiều dài cầu cảng các loại đạt khoảng 35.439 m (tính đến năm 2006), tiếpnhận lượng tàu ra vào các cảng biển tăng lên (từ 41.725 lượt tàu năm 2001 lên62.291 lượt tàu năm 2006), hàng hóa thông qua cảng liên tục tăng nhanh, năm saucao hơn năm trước Nếu như năm 2001, sản lượng hàng hóa qua các cảng trên cảnước mới chỉ đạt 89 triệu tấn thì đến năm 2007, con số đó là 181 triệu tấn, tăng hơn100% Bình quân trong 6 năm qua, tốc độ tăng của hàng hóa qua cảng là 12,5%.Riêng đối với hàng container thì tốc độ tăng là hơn 20%/năm Trong giai đọan này

xu hướng vận chuyển hàng bằng contianer bắt đầu thể hiện rõ Các số liệu cho thấy

tỷ lệ cũng như tốc độ tăng trưởng của hàng container qua hệ thống cảng biển ViệtNam tăng nhanh và đều qua các năm Đặc biệt năm 2007, lượng hàng container quacảng trên cả nước đạt 4,49 triệu TEU tăng 31,24% so với năm 2006 3

Hệ thống cảng biển Việt Nam ngày càng được trang bị thêm nhiều trang thiết

bị phục vụ cho việc bốc dỡ hàng hóa, qua đó sẽ làm tăng năng suất hoạt động củacảng Hiện nay, các cảng mới đi vào hoạt động có trang thiết bị cẩu hiện đại ngangtầm thế giới với năng suất cẩu bờ ở mức trung bình 30 moves/giờ/cẩu4

Bảng 1.4 Năng suất cẩu bờ (quay crane) của một số cảng tại Việt Nam

tích (ha)

Độ sau trước bến (m)

Chiều dài cầu cảng (m)

Năng suất cẩu

Trang 28

http://vlr.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=523%3Ah-thng-cng-vit-nam-co-ap-Như vậy, nếu một tàu có số lượng hàng trung bình phải bốc xếp là 2000container neo đậu làm hàng tại khu cảng số 5, với năng suất hiện tại, khu cảng CáiMép – Thị Vải và SPCT phải cần 33,33 giờ - tức là gần 1,5 ngày (nếu sử dụng 2cẩu/ cầu tàu) hoặc 22,22 giờ - tức là gần 1 ngày (nếu sử dụng 3 cẩu) để làm hàng.Đối với các cảng VICT và Cát Lái, cũng với sản lượng này thì Cát Lái phải mất38,46 giờ - tức là hơn 1,5 ngày (nếu sử dụng 2 cẩu) hoặc 25.64 giờ - tức là hơn 1ngày (nếu sử dụng 3 cẩu) và 19,23 giờ - nếu sử dụng 4 cẩu để làm hàng.

Cùng với sự phát triển của hệ thống cảng biển, đội tàu biển của nước ta cũngkhông ngừng phát triển với 1.109 chiếc với 2.276.675 GT tương đương 3.434.739DWT (tính đến tháng 3/2007), sản lượng vận tải năm 2006 đạt 49,48 triệu tấn.Trong giai đoạn 2002 - 2007, khối lượng hàng hóa vận tải do đội tàu Việt Nam thựchiện tăng bình quân 20%/năm Khối lượng vận tải quốc tế của đội tàu Việt Namchiếm trên 70% tổng khối lượng vận tải với mức tăng bình quân 21,8%/năm trongcùng giai đoạn Trong đó khối lượng vận tải hàng hóa XNK của đội tàu Việt Namtăng bình quân tới 24,4%/năm thì thị phần vận chuyển hàng hóa XNK của đội tàuViệt Nam tăng rất chậm (1%/năm), đạt 21% vào năm 2007 Năm 2008, do ảnhhưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, vận tải biển thế giớinói chung và vận tải biển Việt Nam nói riêng sụt giảm mạnh về sản lượng: chỉ đạt69,3 triệu tấn, tăng 12,9% so với 20075 Tình trạng khó khăn này còn tiếp tục kéodài đến hết 2010 Ngành công nghiệp tàu thủy của Việt Nam cũng đang phát triểnnhanh chóng Các nhà máy đóng tàu của Việt Nam hiện nay có thể đóng đượcnhững tàu dầu thô có trọng tải lớn, từ 100 ngàn DWT trở lên, sửa chữa được các tàu

có trọng tải từ 300.000 - 400.000 DWT trở lên Sự phát triển của ngành công nghiệpđóng tàu dẫn đến sự phát triển của các dịch vụ có liên quan, thu hút một nguồn laođộng lớn, đặc biệt là ở các vùng ven biển

Dịch vụ hàng hải như đại lý tàu biển, bốc xếp hàng hóa tại cảng, lai dắt tàubiển, đại lý tàu biển, giao nhận hàng hóa, kho hàng và dịch vụ xử lý chất thải cũng

đã không ngừng phát triển Phát triển cảng biển là một trong các lĩnh vực quantrọng trong chính sách phát triển ngành hàng hải của Việt Nam Quy hoạch hệ thốngcảng biển Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 được phê duyệt tạiQuyết định số 202/1999/QĐ-TTg ngày 12/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ theo

đó, hệ thống cảng biển Việt Nam được chia thành 8 nhóm: Nhóm cảng biển phíaBắc, bao gồm các cảng biển từ Quảng Ninh đến Ninh Bình, với 24 cảng; Nhóm

5 Theo số liệu thống kê của tổng cục Thống kê

Trang 29

cảng biển Bắc Trung Bộ, bao gồm các cảng biển từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh với 7cảng; Nhóm cảng biển Trung Trung bộ, với 14 cảng; Nhóm cảng biển Nam Trung

bộ, với 10 cảng; Nhóm cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh Đồng Nai Bà Rịa Vũng Tàu, với 44 cảng; Nhóm cảng biển đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 cảng;Nhóm cảng biển các đảo Tây Nam bao gồm cảng nổi An Thới và Dương Đông (PhúQuốc) và Nhóm cảng biển Côn Đảo gồm cảng Bến Đầm và cảng tiềm năng CônĐảo Ngày 15/10/2009 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số1601/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020

-và định hướng đến năm 2030 Qua đó, hệ thống cảng biển được định hướng pháttriển để đáp ứng nhu cầu phát triển vận tải biển và phát triển kinh tế - xã hội đấtnước Trong giai đoạn tới, ngoài việc nâng cấp, đầu tư chiều sâu, phát huy hết côngsuất, hiệu quả của các cảng hiện hữu thì việc xây dựng cảng trung chuyển quốc tế,cảng cửa ngõ quốc tế tại các vùng kinh tế trọng điểm, một số cảng nước sâu chuyêndụng xếp dỡ container, than quặng và dầu quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại cũngđược chú trọng

Bên cạnh những thuận lợi cho sự phát của ngành giao nhận vận tải, đặc biệt làvận tải đường biển ta cũng phải kể đến một số khó khăn mà hoạt động giao nhậnvận tải gặp phải như khó khăn về đội tàu biển, về hệ thống cảng biển, trang thiết bịxếp dỡ Nước ta ngày càng đầu tư nhiều cho cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực tronglĩnh vực giao nhận vận tải, nhưng con số đó là còn quá nhỏ bé so với sự phát triểnnhanh chóng của hoạt động XNK cũng như hoạt động giao nhận vận tải Hiện ViệtNam có khoảng gần 60 cảng biển lớn nhỏ và trong số đó chỉ có một số rất ít cáccảng biển có khả năng cho tàu có trọng tải lớn quốc tế cập cảng như cảng Sài Gòn,Hải Phòng, Vũng Tàu Luồng lạch và điều kiện đảm bảo an toàrn hàng hải, phươngtiện xếp dỡ phục vụ công tác của cảng và giao nhận còn nhiều hạn chế Vì vậy đểphát triển hơn nữa dịch vụ giao nhận vận tải và đặc biệt là giao nhận vận tải đườngbiển thì trong thời gian tới Việt Nam cần nhanh chóng khắc phục những khó khăn còntồn tại

Trang 30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI

CON ONG – CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1 Khái quát về Công ty cổ phần dịch vụ giao nhận vận tải Con Ong - chi nhánh Hà Nội

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần giao nhận vận tải Con Ong

Tên công ty: Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Con Ong

Tên quốc tế: Bee Logistics Corporation

Tên viết tắt: Bee Logistics Corp

Trụ sở chính: Tầng 4, 160 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 6, Quận 3, thànhphố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Địa chỉ chi nhánh Hà Nội: 36 Linh Lang, quận Ba Đình, thành phố Hồ Chí Minh,Việt Nam

Điện thoại: 84.4.7623748 Fax: 84.4.7623750

Email : Hanoi.office@beelogistics.com

URL: www.beelogistics.com

Công ty cổ phần giao nhận vận tải Con Ong được thành lập vào ngày 1 tháng

11 năm 2004 có trụ sở chính được đặt tại tầng 4, 160 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa,Phường 6, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Lúc bắt đầu đi vào hoạtđộng, công ty chỉ có 4 thành viên và số vốn điều lệ là 1 triệu USD Lĩnh vực kinhdoanh chính của công ty là giao nhận hàng hóa trong và ngoài nước, đại lý hải quan,đại lý kho bãi…

Ngày 8 tháng 1 năm 2005, chi nhánh Hải Phòng được thành lập nhằm mở rộngthị trường ra khu vực phía Bắc Chi nhánh Hải Phòng được thành lập nhằm khaithác cho thị trường phía Bắc đặc biệt là thị trường Hải Phòng nơi có một sân bay và

hệ thống cảng biển lớn, vì vậy tiềm năng nhu cầu giao nhận vận tải là rất lớn

Cùng với sự mở rộng ra thị trường phía Bắc, ngày 2 tháng 4 năm 2005, chinhánh Công ty tại Hà Nội được thành lập Là nơi tập trung số lượng rất lớn các

Trang 31

công ty, các khu Công nghiệp trọng điểm của quốc gia, Hà Nội là một nơi tốt nhất

để thiết lập một chi nhánh nhằm cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải trong tình hìnhngành dịch vụ này tại thời điểm đó khá nghèo nàn tại Việt Nam nói chung và tại HàNội nói riêng

Vào tháng 5 năm 2005, công ty được phê duyệt là một thành viên độc quyềncủa Hiệp hội Haba toàn cầu (Haba Global Associaction) – một hiệp hội giao nhậnvận tải danh tiếng của Mỹ Một tháng sau đó, tháng 6 năm 2005, một niềm vui nữalại đến với tập thể nhân viên của công ty, công ty đã được chỉ định là GSA choRMI, một tập đoàn chuyên chở vận tải và chở chất lỏng của Anh Quốc

Tháng 4 năm 2006, công ty vinh dự chở thành nhà cung cấp dịch vụ Logisticschính cho công ty Thương mại Siam Cemet tại Việt Nam Cũng trong năm 2006,công ty trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam -VIFFAS

Tháng 5 năm 2006, công ty ký kết hợp đồng liên doanh với công ty CombinedLogistics Network

Ngày 1 tháng 7 năm 2007, chi nhánh Đà Nẵng được thành lập, đồng thờiBeeGen DistriLution Corporation được thành lập để củng cố một cách vững chắc

và chuyên về dịch vụ vận tải trong nước

Tháng 3 năm 2008, Công ty Cổ phần dịch vụ hàng hải và hàng không Con CáHeo được thành lập với các dịch vụ chính như chính như kết hợp vận tải biển vàhàng không, NVOCC, SOC, Trong thời này, Văn phòng đại diện của công ty tạiNhật Bản cũng được thành lập để mở rộng thị trường ra nước ngoàì

Năm 2009 là năm đánh dấu bước trưởng thành lớn mạnh của Công ty cổ phầngiao nhận vận tải Con Ong, công ty đã trở thành một trong những thành viên chínhthức của các hãng giao nhận vận tải lớn trên thế giới như : FIATA, CGLN, và WCA Family.Năm 2010: Công ty đạt được chứng nhận ISO 9001:2008 do BSI cấp

2.1.1.2 Sự hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Con Ong - chi nhánh Hà Nội

Công ty cổ phần giao nhận vận tải Con Ong - chi nhánh Hà Nội là một chinhánh có 100% vốn trong nước được thành lập vào 4 năm 2005 theo giấy Chứngnhận đăng ký kinh doanh số 0113007110 của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố HàNội cấp ngày 24 tháng 3 năm 2005 Sau 6 năm hoạt động quy mô và số nhân viên

Trang 32

của chi nhánh tại Hà Nội đã tăng lên một cách đáng kể, từ con số 22 nhân viên banđầu lúc mới thành lập và hiện nay là trên 50 nhân viên.

Hiện nay Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Con Ong - chi nhánh Con Ong làmột trong những bạn hàng của rất nhiều công ty tập đoàn, và con số đó khôngngừng tăng lên

Bảng 2.1 : Các đối tác kinh doanh chủ yếu của Công ty Cổ phần giao nhận vận

tải Con Ong chi nhánh Hà Nội

Nguồn : Phòng kinh doanh Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Con Ong

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty

2.1.2.1 Chức năng của công ty

Chức năng chính của Công ty cổ phần giao nhận vận tải Con Ong là thực hiệndịch vụ quốc tế về vận chuyển, giao nhận, XNK hàng hóa, đại lý, tư vấn…cho cácdoanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trên lĩnh vực vận chuyển, giao nhận vàXNK hàng hóa

Theo điều lệ, công ty thực hiện các chức năng, dịch vụ cụ thể sau:

- Tổ chức phối hợp với các tổ chức khác trong và ngoài nước để tổ chức chuyênchở, giao nhận hàng hóa XNK, hàng ngoại giao, hàng quá cảnh, hàng hội chợ triểnlãm, tài liệu, chứng từ v.v…

- Nhận ủy thác dịch vụ về giao nhận, kho vận, cho thuê kho bãi, lưu cước, cácphương tiện vận tải (tàu biển, ôtô, máy bay, xà lan, container…) bằng các hợp đồng

Trang 33

giao hàng trọn gói từ cửa tới cửa - “door to door” và thực hiện các dịch vụ khác cóliên quan đến hàng hóa nói trên, như việc thu gom, chia lẻ hàng hóa, làm thủ tụcXNK, thủ tục hải quan, mua bảo hiểm hàng hóa và giao hàng đó cho người chuyênchở để chuyển tiếp tới nơi quy định

- Thực hiện các dịch vụ tư vấn về giao nhận, vận tải kho hàng và các vấn đề cóliên quan theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước

- Nhận ủy thác XNK hoặc kinh doanh XNK trực tiếp hàng hóa trên cơ sở giấyphép XNK của Bộ thương mại cấp cho công ty

- Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước trong lĩnh vựcvận chuyển, giao nhận, kho bãi

2.1.2.2 Nhiệm vụ của công ty

Trên cơ sở các chức năng trên thì công ty Cổ phần giao nhận vận tải Con Ongthực hiện nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh của công tytheo quy chế hiện hành nhằm thực hiện mục đích và chắc năng đã nêu của công ty

- Bảo đảm việc bảo toàn và bổ sung vốn trên cơ sở tự tạo nguồn vốn, bảo đảmtrang trải về tài chính, sử dụng hợp lý theo đúng chế độ, sử dụng có hiệu quả cácnguồn vốn, làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách đối với nhà nước

- Mua sắm, xây dựng, bổ sung, liên kết trong và ngoài nước để thực hiện việcgiao nhận, chuyên chở hàng hóa bằng các phương thức tiên tiến, hợp lý, an toàn trêncác luồng, các tuyến vận tải, cải tiến việc chuyên chở, chuyển tải, lưu kho, lưu bãigiao nhận hàng hóa và đảm bảo, bảo quản hàng hóa an toàn trong phạm vi tráchnhiệm của công ty

- Nghiên cứu thị trường dịch vụ giao nhận, kho vận, kiến nghị cải tiến biểucước, giá cước của các tổ chức vận tải có liên quan theo quy chế hiện hành, đề racác biện pháp thích hợp để đảm bảo quyền lợi của các bên khi ký hợp đồng nhằmthu hút khách hàng, củng cố và nâng cao uy tín của công ty trên thị trường trongnước và quốc tế

- Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ quản lý tài chính, tài sản, các chính sách đối vớinhân viên và quyền lợi của người lao động theo cơ chế thực chủ, gắn với trả lương vớihiệu quả lao động bằng các hình thức lương khoán, chăm lo đời sống, đào tạo và bồidưỡng nhằm nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ cho nhân viêncủa công ty để đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ kinh doanh ngày càng cao

Trang 34

2.1.3 Mô hình bộ máy tổ chức của công ty - chi nhánh Hà Nội

Đứng đầu chi nhánh là giám đốc chi nhánh, hỗ trợ cho giám đốc các trưởngphòng tham mưu, tư vấn trong việc ra quyết định của giám đốc Giám đốc chi nhánhcông ty có quyền hạn và nhiệm vụ theo quy định tại Quyết định số 217/ HĐBT vàquy định của Bộ về phân cấp quản lý toàn diện của công ty Bộ máy hoạt động củachi nhánh gồm các phòng: phòng kinh doanh, phòng Logistics, phòng kế toán vàhành chính

Chức năng của các phòng ban tại chi nhánh:

- Phòng kinh doanh: Thực hiện việc tìm kiếm hợp đồng cho chi nhánh và thựchiện những hoạt động Marketing nhằm nâng cao vị thế của chi nhánh đối với kháchhàng trong khu vực

- Phòng Logistics: Thực hiện các công việc như đại lý Hải quan, giao nhận, vàthực hiện hợp đồng…

- Phòng kế toán và hành chính: Thực hiện nghiệp vụ ghi chép kế toán và quản

lý hành chính của Chi nhánh…

- Phòng dịch vụ khách hàng: Thực hiện các công việc để gắn kết với kháchhàng, tìm hiểu về giá của các dịch vụ, đại lý có liên quan và hoàn thiện các chứng từ(như vận đơn đường biển, vận đơn hàng không, thông báo hàng đến….)

Để hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức của chi nhánh Hà Nội, ta có sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1:Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần giao nhận vận tải

Con Ong - chi nhánh Hà Nội

Nguồn: Phòng kế toán hành chính Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Con Ong

-Chi nhánh Hà Nội

Giám đốc chi nhánh Ông Trần Đăng Nam

Phòng kinh

doanh

Phòng Logistics

Phòng kế toán

và hành chính

Phòng khách hàng

Xuất

Trang 35

2.1.4 Kết quả kinh doanh của chi nhánh trong những năm gần đây

Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần dịch vụ giao nhận vận tải

Con Ong - chi nhánh Hà Nội

Đơn vị: triệu VNĐ

Doanh thu 27.176 33.597 29.892,2 35.871,1Nộp ngân sách 115,1 258,7 317,8 405,5Lợi nhuận sau thuế 2.098 3.399,9 4.942,9 5.314,2LN/DT(%) 7,7% 10,1% 16,5% 14,8%

LN/DT: Lợi nhuận/doanh thu

Nguồn : Phòng kế toán- hành chính Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Con

Ong-chi nhánh Hà Nội

Với các số liệu ở bảng trên ta có đồ thị

Biểu đồ 2.1: Đồ thị tỉ lệ % lợi nhuận/doanh thu của chi nhánh Hà Nội

Nguồn: Phòng kế toán - hành chính Công ty - Chi nhánh Hà Nội

Theo kết quả của bảng và đồ thị, doanh thu qua từng năm của chi nhánh tuy cóbiến nhiều biến động nhưng nhìn chung là tăng lên với mức doanh thu trung bình

Trang 36

của chi nhánh trong giai đoạn từ 2007 đến 2010 tăng 12,3% Doanh thu năm 2007toàn chi nhánh là trên 27 tỷ đồng, nhưng sang đến năm 2008 doanh thu đã tăng 6,4

tỷ đồng, đạt 33,597 tỷ đồng Nguyên nhân của sự tăng trưởng vượt bậc này là do tácđộng của Việt Nam gia nhập WTO, thị trường Việt Nam với các chính sách mở cửa

đã thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển, do đó kim ngạch XNK tăng lên mộtcách nhanh chóng Nhưng sang đến năm 2009, khủng hoảng kinh tế xảy ra trên toànthế giới gây ảnh hưởng sâu sắc tới hầu hết các quốc gia trong đó có Việt Nam, kimngạch XNK của Việt Nam cũng vì thế mà sụt giảm, do đó doanh thu của chi nhánhcũng giảm đi So với năm 2008, doanh thu năm 2009 giảm 3,7 tỷ đồng, chỉ còn33,597 tỷ đồng Với sự cố gắng và lãnh đạo sáng suốt của ban giám đốc chi nhánh,chi nhánh đã từng bước phục hồi trở lại, hoạt động giao nhận của chi nhánh cũng đã

có nhiều bước đổi mới tiến bộ, doanh thu năm 2010 của chi nhánh cũng được cảithiện rất nhiều so với năm 2009 Năm 2010 thực sự là một mốc son trong hoạt độngcủa chi nhánh, doanh thu tăng cao đạt 35,871 tỷ đồng, tăng gần hơn 20% so vớinăm 2009, khoản ngân sách đóng góp cho nhà nước cũng khá cao

Bên cạnh đó chi nhánh tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh, chi nhánh cũngđầu tư một số lượng lớn vào cơ sở hạ tầng, mở rộng diện tích kho bãi, cầu cảng,mua thêm các phương tiện vận tải và các phương tiện chuyên dụng phục vụ tronghoạt động giao nhận

Nếu như ta nhìn nhận một cách khách quan, doanh thu tăng nhưng tỷ lệ lợinhuận trên doanh thu của chi nhánh lại có phần giảm sút của năm 2010 so với năm

2009 nhưng đó là con số không đáng kể Do vậy chi nhánh cần tiếp tục kiện toàn

bộ máy quản lý, đồng thời quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứngđược yêu cầu sản xuất kinh doanh

Với sự phát triển ổn định, doanh thu ngày càng tăng của chi nhánh là cơ sở đểcải thiện thu nhập cho nhân viên chi nhánh Thu nhập đầu người/tháng bình quântrong giai đoạn 2007 - 2010 là 4,5 triệu đồng So với các doanh nghiệp cùng hoạtđộng trong lĩnh vực này thì mức lương này là cao Trong thời gian tới, sự phát triểncủa chi nhánh tiếp tục tăng sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn nữa cho nhân viên chinhánh và cho xã hội

Trang 37

2.2 Thực trạng hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa XNK bằng đường biển tại Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Con Ong - chi nhánh Hà Nội

2.2.1 Một số đặc thù của hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa XNK bằng đường biển tại chi nhánh

2.2.1.1 Hoạt động giao nhận hàng hóa XNK mang tính thời vụ

Hoạt động giao nhận của các công ty hoạt động trong lĩnh vực giao nhận nóichung và của chi nhánh nói riêng mang tính thời vụ Bởi vì đối tượng của hoạt độnggiao nhận là hàng hóa, mà hàng hóa tiêu thụ trên thị trường các nước khác nhaumang tính thời vụ rất rõ rệt Ví dụ như, vào thời điểm đầu năm khi khối lượng hoạtđộng XNK chậm thì hoạt động giao nhận vận tải cũng thường giảm sút Các thángtiếp theo, các doanh nghiệp sản xuất lên kế hoạch cho hoạt động sản xuất kinhdoanh của mình, đây là thời điểm các doanh nghiệp tiến hành mua máy móc,nguyên liệu phục vụ cho sản xuất Do vậy các doanh nghiệp chủ yếu nhập khẩu máymóc, nguyên liệu, nên hoạt động giao nhận thời điểm này còn khá hạn chế Tớitháng 4, khi kế hoạch sản xuất đi vào quỹ đạo và các công ty bắt tay thực hiện cácđơn hàng phục vụ XNK, hoạt động giao nhận cũng theo đó trở nên nhộn nhịp Nhucầu vận chuyển hàng thời điểm này là rất lớn đối với cả hàng xuất khẩu và nhậpkhẩu Hoạt động giao nhận vận tải của chi nhánh cũng theo đó sôi động hơn

Thị trường xuất khẩu lớn của nước ta chiếm một tỉ trọng lớn là các nước Châu

Âu, Hoa Kỳ Tại các nước này, thời điểm tháng 9, 10 người dân thường dành thờigian đi du lịch Do vậy hoạt động XNK giảm sút dẫn đến hoạt động giao nhận cũnggiảm theo Thời điểm này được gọi thời điểm mùa hàng xuống (down season) Vàcũng vào khoảng thời gian này, hàng phục vụ cho lễ Giáng sinh và năm mới đượclên kế hoạch sản xuất

Hoạt động giao nhận thực sự bận rộn vào thời điểm cuối năm, tháng 11, 12, vìđây là thời điểm mà nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng rất lớn, ở các nước Châu

Âu là Giáng Sinh và mừng năm mới, còn ở các nước Châu Á là lễ Tết cổ truyền.Lượng hàng giao nhận cuối năm rất phong phú cả về chủng loại và khối lượng Nhucầu giao nhận tăng gấp nhiều lần so với các tháng trước

Thông qua việc tìm hiểu đặc thù thời vụ của hoạt động giao nhận, Chi nhánh

sẽ lên được kế hoạch hoạt động kinh doanh có hiệu quả và tiết kiệm nhất

Trang 38

2.2.1.2 Phương tiện phục vụ cho hoạt động giao nhận vận tải bằng đường biển

Phương tiện vận tải trong vận tải biển là tàu biển So với các doanh nghiệpkhác hoạt động trong lĩnh vực này, chi nhánh công ty tại Hà Nội có điểm bất lợi làkhông có đội tàu hay Container riêng phục vụ cho hoạt động giao nhận, do đó dễkhiến chi nhánh rơi vào tình trạng bị động, nhất là vào thời gian cao điểm làm hàng

Để khắc phục tình trạng đó chi nhánh đã liên kết với các hãng tàu có uy tín trongngành Ta có thể kể tới các hãng tàu mà chi nhánh thường xuyên liên kết như: APM

- SAIGON SHIPPING CO.LTD, đội tàu biển của công ty Cổ phần giao nhận vận tảiNgoại thương, công ty vận tải biển Kiên Hưng và Vietfracht Đây là các công ty có

số lượng tàu lớn với đủ mọi loại trọng tải sẵn sàng đáp ứng yêu cầu vận chuyển củachi nhánh Việc liên kết như vậy mang lại lợi ích cho cả hai bên, về phía chi nhánh

sẽ chủ động được tàu vận chuyển hàng, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng tạimọi thời điểm và hạn chế được các chi phí phát sinh khi không thể thuê được tàuchở hàng trong mùa làm hàng cao điểm Về phía các công ty liên kết thì sẽ thu đượclợi nhuận từ việc vận chuyển hàng hóa Lợi ích trong việc liên kết này sẽ được thỏathuận giữa hai công ty, thông thường phân chia lợi ích theo số tỉ lệ thỏa thuận trước củatổng giá trị vận chuyển

Bù lại chi nhánh có các thiết bị làm hàng như đội xe tải, xe nâng, cần cẩu kháhiện đại Hệ thống kho bãi của chi nhánh ngày càng mở rộng và nâng cấp Tại HàNội, chi nhánh có 2 kho lớn đặt tại Khu công nghiệp Nội Bài và Khu công nghiệpĐông Anh, rất thuận lợi cho việc kinh doanh vì đó là hai địa điểm tập trung nhiềucác công ty sản xuất Thời gian tới, chi nhánh tiếp tục tập trung đầu tư mua sắm,xây dựng thêm nhiều kho bãi, phương tiện, trang thiết bị Điều đó tạo điều kiện đẩymạnh hoạt động giao nhận nói chung và giao nhận bằng đường biển nói riêng

2.2.2 Quy trình giao nhận vận tải hàng hóa XNK bằng đường biển tại chi nhánh

2.2.2.1 Quy trình chung của việc giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển

Đối với một lô hàng khi tiến hành XNK cần thực hiện rất nhiều các công việcnhư chuẩn bị hàng hóa theo đơn đặt hàng, đóng gói hàng hóa, làm thủ tục hải quan

và các giấy chứng nhận có liên quan tới hàng hóa (như chứng nhận xuất xứ, chứngnhận kiểm dịch…), vận chuyển hàng hóa tới nơi giao hàng hay vận chuyển hànghóa từ cảng về cơ sở… Đối với hàng hóa XNK bằng đường biển, dưới góc độ là cáccông ty giao nhận vận tải, người giao nhận vận tải có thể thực hiện các công việcvới quy trình sau:

Trang 39

Đối với hàng xuất khẩu:

- Gom hàng: là việc tập hợp những lô hàng nhỏ, lẻ từ nhiều người gửi hàngthành những lô hàng lớn và gửi nguyên đi theo cùng một vận đơn tới cùng một nơiđến cho một hay nhiều người nhận Việc gom hàng sẽ làm giảm cước phí, tăng khảnăng vận chuyển của phương tiện, đặc biệt đối với vận chuyển bằng đường biển bởitheo hệ thống giá cước của các hãng vận tải biển, những lô hàng lớn thường đượchưởng giá cước thấp hơn những lo hàng nhỏ

- Giám sát việc di chuyển của hàng bao gồm việc chuyển tải và chuyển tiếp đếnđịa điểm giao hàng cuối cùng

- Cung cấp chuyến hàng lớn để thuê toàn bộ, hoặc thuê một phần hay thuê từngphần nhỏ của tàu chở hàng

- Dán nhãn cho hàng hóa

- Xếp hàng vào container của để giao cho tàu nhận chở

- Thu xếp việc thu hoàn các thủ tục giấy tờ, các khoản thuế, phí trước khi đãthanh toán cho hàng nhập, nay tái xuất

Đối với hàng nhập khẩu

- Thu xếp dỡ hàng, chia hàng lẻ

- Thu xếp việc khai báo hải quan

- Giao hàng

- Ứng tiền để thanh toán các khoản thuế, phi cho khách hàng

- Thực hiện lập lại bộ chứng từ về hàng tái xuất

- Thực hiện việc chu chuyển hàng hóa trong nước đến địa điểm khai báo cuối cùng

- Lo thu xếp xin giảm cá khoản thuế phí cho hàng nhập

2.2.2.1 Trình tự giao nhận hàng hóa xuất khẩu tại chi nhánh Hà Nội

Bước 1: Nhận hàng từ người gửi hàng (người xuất khẩu)

Khi nhận được hợp giao nhận một lô hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển,việc đầu tiên nhân viên giao nhận của chi nhánh thực hiện đó là nhận hàng từ kháchhàng của mình (người xuất khẩu) Căn cứ vào trình tự giao nhận hàng xuất khẩu nóitrên thì ta có thể thấy đây chính là bước gom hàng xuất khẩu của người giao nhận.Chi nhánh và chủ hàng sẽ tiến hành thỏa thuận về phương thức và địa điểm nhậnhàng Về phương thức gửi hàng, khách hàng có thể trực tiếp mang mang hàng hoặc

sử dụng dịch vụ vận chuyển nội địa của chi nhánh Về địa điểm, hàng hóa có thể

Trang 40

được trực tiếp đưa tới cảng hoặc mang về kho của chi nhánh ở hai Khu công nghiệpNội Bài và Đông Anh.

Sau khi nhận hàng, nhân viên giao nhận cũng như chi nhánh là người chịutrách nhiệm về hàng hóa, vì vậy để đảm bảo an toàn và tránh rủi ro cho người giaonhận, việc nhận hàng từ người gửi phải được tiến hành hết sức nghiêm ngặt và chặtchẽ để đảm bảo yêu cầu về hàng hóa Cũng trong quá trình này, đối với hàng lẻ, chinhánh còn thực hiện dịch vụ như đóng gói hàng phù hợp với phương thức vậnchuyển, tuyến đường đi và phù hợp với quy định trong hợp đồng mua bán ngoạithương

Bước 2: Thuê người chuyên chở hàng

Khi được ủy thác thuê tàu, nhân viên giao nhận của chi nhánh sẽ tìm hiểu xemhàng hóa đó chở tới đâu, tuyến đường vận tải đó chi nhánh đã từng khai thác chưa?Với những tuyến đường cũ chi nhánh sẽ liên hệ với hãng tàu mà chi nhánh đã làmgiá trước để xin chỗ, lưu cước, xin vỏ Container để chủ hàng đóng hàng Vớituyến đường mà chi nhánh chưa từng khai thác, chi nhánh sẽ tìm hiểu giá cả ởnhiều hãng tàu, sau đó lựa chọn hãng tàu có chất lượng và giá cả hợp lý nhất.Tuân thủ quy định khi thuê tàu như vậy, chi nhánh đảm bảo mang lại lợi ích tốtnhất cho khách hàng, qua đó uy tín của chi nhánh cũng được nâng lên

Bước 3: Tổ chức giao hàng lên tàu

Trước khi tàu đến cảng bốc hàng

Căn cứ vào tình hình và địa điểm của tàu lúc đó,trước khi tàu cập cảng, hãngtàu sẽ gửi “Thông báo thời gian dự kiến tàu vào cảng” (ETA – Estimeted Time ofArrival) cho người giao nhận

Khi biết được thời gian dự kiến tàu đến cảng, nhân viên giao nhận của chinhánh sẽ thực hiện một số công việc như:

-Xin kiểm nghiệm, kiểm dịch cho hàng hóa để lấy giấy chứng nhận kiểmnghiệm, kiểm dịch nhất là đối với hàng nông sản, thủy sản và các hàng hóa đặc biệt

- Lập tờ khai hải quan, tiến hành thông quan hàng xuất khẩu

-Nộp thuế xuất khẩu (nếu có) cho hàng hóa

-Cung cấp chỉ dẫn xếp hàng cho hãng tàu, đồng thời nhận thông báo xếp hàng

do hãng tàu cấp

-Lập bảng kê khai hàng hóa (Cargo list) gồm 5 bản để gửi cho cảng và gửi cho tàu

Ngày đăng: 24/03/2015, 13:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS. Đỗ Đức Bình, TS. Nguyễn Thường Lạng (chủ biên), (2005), “Giáo trình kinh tế quốc tế” , NXB Lao động – xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế quốc tế
Tác giả: PGS.TS. Đỗ Đức Bình, TS. Nguyễn Thường Lạng (chủ biên)
Nhà XB: NXB Lao động – xã hội
Năm: 2005
2. Đặng Đình Đào, (2003), “Kinh tế các ngành thương mại – dịch vụ”, Nhà xuất bảnê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế các ngành thương mại – dịch vụ
Tác giả: Đặng Đình Đào
Nhà XB: Nhà xuất bảnê
Năm: 2003
3. TS. Đoàn Thị Thu Hà, TS.Nguyễn Thị Ngọc Huyền, (2006), “Giáo trình quản trị học”, Nhà xuất bản giao thông vận tải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản trị học
Tác giả: TS. Đoàn Thị Thu Hà, TS.Nguyễn Thị Ngọc Huyền
Nhà XB: Nhà xuất bản giao thông vận tải
Năm: 2006
4. Dương Hữu Hạnh, (2004), “Vận tải – Giao nhận quốc tế và bảo hiểm”, Thành phố Hồ Chí Minh lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận tải – Giao nhận quốc tế và bảo hiểm
Tác giả: Dương Hữu Hạnh
Năm: 2004
5. Phạm Mạnh Hiền, (2003), “Nghiệp vụ giao nhận vận tải quốc tế”, Nhà xuất bản Lao động – xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ giao nhận vận tải quốc tế
Tác giả: Phạm Mạnh Hiền
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động – xã hội
Năm: 2003
6. Th.S. Nguyễn Thanh Lâm, (2007), “Vận tải và giao nhận ngoại thương”, Nhà xuất bản Lao động xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận tải và giao nhận ngoại thương
Tác giả: Th.S. Nguyễn Thanh Lâm
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động xã hội
Năm: 2007
7. Nguyễn Thị Lực, (2007), “Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh thương mại dịch vụ”, Nhà xuất bản Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh thương mại dịch vụ
Tác giả: Nguyễn Thị Lực
Nhà XB: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm: 2007
8. Nguyễn Thị Thu Thảo, (2002), “ Nghiệp vụ kinh doanh XNK”, Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ kinh doanh XNK
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Thảo
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2002
9. 1994,“Kinh doanh kho và bao bì hàng hóa”, NXB thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh doanh kho và bao bì hàng hóa
Nhà XB: NXB thống kê
10. Đoàn Thị Hồng Vân, (2002), “Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu”, nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu
Tác giả: Đoàn Thị Hồng Vân
Nhà XB: nhà xuất bản thống kê
Năm: 2002
11. Đinh Ngọc Viện, 2002, “Giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế”, nhà xuất bản giao thông vận tải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế
Nhà XB: nhà xuất bản giao thông vận tải
12. Lưu Văn Nghiêm, (1997), “Quản trị Marketing dịch vụ”, nhà xuất bản Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Marketing dịch vụ
Tác giả: Lưu Văn Nghiêm
Nhà XB: nhà xuất bản Lao động
Năm: 1997
14. Lưu Khánh Cường, (trang 3), “Nâng cao năng lực doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa trong hội nhập kinh tế quốc tế”, tạp chí Thương mại, số 27/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa trong hội nhập kinh tế quốc tế
15. Nguyễn Văn Minh, (trang 12), “Xu hướng và giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Logistics của doanh nghiệp Việt Nam”, tạp chí Thương mại, số 24/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xu hướng và giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Logistics của doanh nghiệp Việt Nam
16. Vĩnh Nguyên, (trang 2), “Nâng thị phần vận tải biển phục vụ xuất khẩu”, tạp chí Thương mại, số 36/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng thị phần vận tải biển phục vụ xuất khẩu
17. Bộ Công Thương, (trang 17), “9 giải pháp phát triển công nghiệp và thương mại năm 2010”, tạp chí Thương mại, số 3+4+5/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 9 giải pháp phát triển công nghiệp và thương mại năm 2010
18. Lê Danh Vĩnh, (trang 9), “Thương mại Việt Nam ứng phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu”, tạp chí Thương mại, số 1+2/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thương mại Việt Nam ứng phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu
20. “Đại cương nghiệp vụ hải quan” – Đại học Ngoại thương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương nghiệp vụ hải quan
39. http http://www.mt.gov.vn/default.aspx://ciem.org.vn/ Link
13. (1997), Luật thương mại Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia B. Tạp chí Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w