1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty cổ phần vận tải và thuê tàu – VIETFRACHT

52 745 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 389,5 KB

Nội dung

MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU...1 CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU – VIETFRACHT...3 1.. Nhận xét chung về hoạt động gi

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU – VIETFRACHT 3

1 Vài nét giới thiệu về Công ty cổ phần Vận tải và thuê tàu (Vietfracht) 3

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 3

1.1.1.Sơ lược về Công ty 3

1.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 3

1.1.2.2 Cơ cấu tổ chức và hình thức sở hữu vốn của Công ty 5

1.1.2 Nhiệm vụ, chức năng: 7

1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh giao nhận hàng hóa của Công ty 9

1.2.1.Hoạt động giao nhận mang tính thời vụ: 9

1.2.2 Phương tiện phục vụ cho hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường biển: 10

2 Thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển 12

2.1 Tổ chức hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế của Công ty 12

2.1.1 Hoạt động nghiên cứu thị trường 12

2.1.2 Nghiệp vụ thực hiện quá trình giao nhận 15

2.1.2.1.Giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển: 15

2.1.2.2 Giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển 18

2.1.3 Biểu mức cước phí Dịch vụ giao nhận hàng hóa của Công ty 21

2.2 Kết quả Kinh doanh và Doanh thu từ hoạt động giao nhận của Công ty 21

2.2.1 Doanh thu từ dịch vụ giao nhận 22

2.2.2 Cơ cấu dịch vụ giao nhận 23

2.2.3 Cơ cấu hàng hóa giao nhận 24

3 Nhận xét chung về hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty Vận tải và thuê tàu Vietfracht 26

Trang 2

3.1 Những thành tựu đã đạt được 26

3.2 Những mặt còn hạn chế 27

3.2.1 Thị phần còn hạn chế 27

3.2.2 Ảnh hưởng của thói quen kinh doanh xuất nhập khẩu: 28

3.2.3 Hiệu quả sử dụng các phương tiện phục vụ cho hoạt động giao nhận còn thấp 29

3.2.4 Tính thời vụ của hoạt động giao nhận: 29

3.2.5 Trình độ đội ngũ cán bộ còn hạn chế, hiệu quả làm việc chưa cao 30

CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU VIETFRACHT 32

2.1 Bối cảnh chung của hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu tại Việt Nam, đặc biệt bằng đường biển 32

2.1.1 Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển trên thế giới 32

2.1.2 Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển ở Việt Nam .33

2.2 Mục tiêu và phương hướng phát triển của Vietfracht trong những năm tới 35

2.2.1 Giá trị sản lượng dự toán của ngành giao nhận vận tải Việt Nam trong tương lai tới 35

2.2.2 Mục tiêu và phương hướng phát triển của Vietfranh trong thời gian tới 35 2.2.2.1 Mục tiêu 35

2.2.2.2 Phương hướng hoạt động trong năm 2012 36

2.3 Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty Vận tải và thuê tàu Vietfracht 37

2.3.1 Giải pháp về thị trường 37

2.3.2 Nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận 40

2.3.3 Đầu tư vào cơ sở vật chất kĩ thuật 41

2.3.4 Giải pháp về tổ chức quản lý 42

Trang 3

2.3.4.1 Khắc phục những hạn chế trog khâu tổ chức và phương thức quản

lý của Công ty 42

2.3.4.2 Xây dựng chiến lược Marketing và sử dụng công nghệ Marketing 42

2.3.4.3 Nâng cao trình độ nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm cho cán bộ công nhân viên 42

2.3.4.4 Phát triển mối quan hệ giữa Công ty với các thành viên, tổ chức tham gia vào Dịch vụ giao nhận 43 2.3.5 Nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn kinh doanh 43 2.3.6 Giải pháp về kho bãi, đại lý: 44 2.3.7 Giải pháp về chính sách Nhà nước nhằm phát triển ngành hàng hải Quốc gia 44

KẾT LUẬN 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập kinh tế với các nước trong khu vựccũng như trên toàn thế giới đã tạo cơ hội mới cho các nhà hoạt động sản xuấtkinh doanh tại Việt Nam phát triển Bên cạnh đó, việc giao lưu buôn bán quốc

tế ngày càng được mở rộng với xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế đã tạo ramột thị trường rộng lớn đầy hứa hẹn cho ngành vận tải, vận chuyển hàng hoáxuất nhập khẩu

Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, chính

vì vậy trong thời gian tới qui mô của hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế sẽtăng mạnh cả chiều rộng và chiều sâu Thực tế cho thấy trong nhiều năm quanhững quốc gia có cảng biển là những quốc gia có lợi thế cạnh tranh để pháttriển kinh tế và hội nhập với nền kinh tế quốc tế.Việt Nam với điều kiện địa

lí, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu Với 3200km

bờ biển cùng nhiều cảng biển đã tạo điều kiện cho việc phát triển ngành vậntải biển và thực sự ngành vận tải đã đóng vai trò quan trọng trong việc traođổi, lưu thông hàng hoá giữa Việt Nam với các nước khác trong khu vực vàtrên thế giới

Với ưu thế như chuyên chở được khối lượng hàng hoá lớn trên nhữngtuyến đường dài với giá cước rất thấp nên vận tải biển luôn giữ vị trí hàng đầutrong sự lựa chọn các phương thức vận tải của các nhà kinh doanh xuất nhậpkhẩu Hiện nay, hơn 3/4 khối lượng hàng hoá ngoại thương quốc tế và trên80% khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam được vận chuyểnbằng đường biển

Có được điều kiện địa lý thuận lợi như trên và xét ưu thế của từngphương thức vận tải, vận tải biển là phương thức chủ yếu với vai trò quantrọng không thể thay thế trong việc vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu tạiViệt Nam

Trang 5

Giao nhận hàng hoá là một khâu quan trọng trong công tác vận chuyểnhàng hoá Nó góp phần thúc đẩy quá trình vận chuyển hàng hoá từ người bánđến người mua diễn ra nhanh chóng và thuận tiện, đem lại hiệu quả cho cáchợp đồng buôn bán ngoại thương Do vậy dịch vụ giao nhận đã trở thành một

bộ phận không thể thiếu trong các hoạt động thương mại quốc tế nói riêng vàngành giao thông vận tải nói chung

Trước tình hình đó, Công ty cổ phần Vận tải và thuê tàu ( Vietfracht ) ,một trong những công ty hàng đầu của Việt Nam về vận tải biển được Nhànước cho phép kinh doanh loại hình dịch vụ giao nhận Và hoạt động giaonhận đã đóng góp phần không nhỏ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanhchung của công ty Chính vì thế, không ngừng hoàn thiện và nâng cao hiệuquả kinh doanh của hoạt động giao nhận là một vấn đề cần thiết Và đây cũng

là nội dung chính chuyên đề thực tập của em với đề tài: “ Hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty cổ phần vận tải và thuê tàu – VIETFRACHT ”.

Chuyên đề thực tập của em gồm 2 chương:

CHƯƠNG I: Thực trạng hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu

bằng đường biển tại Công ty vận tải và thuê tàu – VIETFRACHT

Chương II: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng hoá

xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty Vận tải và thuê tàu Vietfracht

Trang 6

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY VẬN

TẢI VÀ THUÊ TÀU – VIETFRACHT

1 Vài nét giới thiệu về Công ty cổ phần Vận tải và thuê tàu (Vietfracht)

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

1.1.1 Sơ lược về Công ty

1.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

- Công ty cổ phần Vận tải và thuê tàu Vietfracht tiền thân là Tổng công

ty vận tải Ngoại thương được thành lập theo quyết định số 103/BNGT/TCCBcủa Bộ Ngoại Thương ( nay là Bộ Công thương) vào ngày 18/02/1963

- Tháng 10 năm 1984, công ty được chuyển từ Bộ Ngoại thương sang BộGiao thông vận tải trực tiếp quản lý và được đổi tên thành “ Tổng công tyThuê tàu và môi giới hàng hải ” trực thuộc Bộ Giao thông vận tải

- Ngày 11/10/1991, Công ty được đổi tên thành “ Tổng công ty vận tải

và thuê tàu ”( Vietfracht)

- Ngày 1/06/ 1993, Công ty được thành lập lại và đổi tên thành “Công tyvận tải và thuê tàu”

- Ngày 9/10/2003, theo quyết số 207/2003/QĐ-TTg, Công ty Vận tải vàthuê tàu vinh dự được thủ tướng Chính Phủ chọn là một trong 21 DNNN đầutiên thí điểm chuyển sang tổ chức và hoạt động theo mô hình công Mẹ- Công

ty con

- Ngày 24/02/2005, Theo chỉ thị của Bộ Chính trị và căn cứ vào tìnhhình thực tế của đơn vị, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hiệu quả trong

Trang 7

cho phép công ty vận tải và Thuê tàu tiến hành cổ phần hoá toàn công ty.

- Ngày 02/10/2006 là một dấu mốc quan trọng trong quá trình hình thành vàphát triển của công ty, bởi lẽ công ty đã hoàn thành việc cổ phần hóa và chínhthức đổi tên thành Công ty Cổ phần Vận tải và thuê tàu hoạt động theo Luậtdoanh nghiệp

Tên tiếng Việt của công ty là: “Công ty Cổ phần Vận tải và thuê tàu” Tên tiếng Anh: Transport and Chartering Cooperation Tên viết tắt:Vietfracht Trụ sở chính của Công ty tại 74 Nguyễn Du, Hà Nội

- Vietfracht là đơn vị đầu tiên trong ngành hàng hải thực hiện phươngthức thuê mua tàu (hire- purchase), Vietfracht cũng đã xây dựng và phát triểnđội tàu vận tải biển viễn dương “Cờ xanh ” (panama) đầu tiên của Việt Namvới gần 20 chiếc hoạt động trên khắp thế giới, tổng trọng tải là 180000 DWT.Năm 1994, khi bàn giao đội tàu VF từ Bộ Ngoại Thương sang Bộ GTVT, giátrị đội tàu lúc đó là trên 40 triệu USD

- Vietfracht còn là đơn vị đầu tiên của Việt Nam đầu tư ra nước ngoàitrong lĩnh vực vận tải biển Năm 1991, Vietfracht đã được phép của Chínhphủ và Bộ GTVT góp vốn thành lập Công ty liên doanh Vận tải biển Thế kỷ(CSS) tại Singapore nhằm vận chuyển hàng hoá giữa Việt Nam và Singaporemặc dù lúc này Việt Nam đang trong thời kỳ cấm vận Đây là một trong số rất

ít các liên doanh với nước ngoài kinh doanh đạt hiệu quả cao

Bên cạnh đó, Vietfracht còn tích cực tham gia vào một số các tổ chứcquốc tế như:

- Hiệp hội hàng hải quốc tế và Ban Tích (BIMCO)

- Liên đoàn quốc tế những Hiệp hội giao nhận (FIATA)

- Liên đoàn những Hiệp hội quốc gia về đại lý và môi giới hàng hải(FONASBA)

Trang 8

- Hiệp hội Chủ tàu các nước thuộc Hội các nước Đông Nam Á (FASA)

- Diễn đàn Chủ tàu châu Á (ASF)

Vietfracht là một trong những thành viên sáng lập của nhiều tổ chứcquốc gia như:

- Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam (VSA),

- Hiệp hội Đại lý và môi giới hàng hải Việt Nam (VISABA),

- Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS)

- Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Gần 50 năm tồn tại và phát triển, Vietfracht được biết đến là một trongnhững công ty hàng hải hàng đầu của Việt Nam hoạt động trên nhiều lĩnh vựctoàn cầu Công ty luôn cho rằng cần phải cải tiến chất lượng dịch vụ để đápứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng Kết quả là, công ty đã đạt đượcnhiều phần thưởng và danh hiệu cao quí của Nhà nước và Chính phủ như :Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương Độc lập hạng Ba, Đơn vịanh hùng thời kỳ đổi mới Công ty xác định trong giai đoạn 2005 - 2015 sẽđưa công ty lên “một tầm cao mới” Mở rộng hợp tác kinh doanh, cùng với đadạng hoá dịch vụ, tập trung phát triển nguồn nhân lực, đầu tư nâng cấpphương tiện vận tải, cải thiện kết cấu hạ tầng, phương tiện làm việc và hệthống thông tin liên lạc; tham gia góp vốn thành lập các công ty liên doanh,công ty liên kết và các công ty con Vietfracht luôn mong muốn không ngừngtăng cường và tích cực hợp tác, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh vớitất cả bạn hàng trên toàn thế giới

1.1.2.2 Cơ cấu tổ chức và hình thức sở hữu vốn của Công ty

- Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty

Trang 9

- Hình thức sở hữu vốn:

Vốn điều lệ Công tu ngày ngày được cấp chứng nhận thành lập(02/10/2006) là 150.000.000.000 đồng, được chia thành 15.000.000 cổ phần,mệnh giá của mỗi cổ phần là 10.000 đồng Các cổ đông sáng lập bao gồm:

Đến cuối năm 2011, vốn chủ sở hữu Công ty đã lên đến gần 760 tỷ đồng,

Trang 10

một con số khá ấn tượng thể hiện hiệu quả kinh doanh của Công ty đã đạtđược thành công nhất định trong thời gian qua.

- Đại lý tàu biển:

Vietfracht đang là tổng đại lý cho nhiều hãng tàu trên thế giới (tàu

chuyên tuyến và tàu chuyến) với các chủng loại tàu : tàu chở container, tàuchở hàng khô, hàng rời, hàng đông lạnh, dầu sản phẩm, dầu thô, tàu rô-rô, tàuchở khách Công ty cung cấp mọi dịch vụ đại lý cho tàu ghé vào các cảngViệt Nam bao gồm : làm thủ tục cho tàu ra, vào cảng, thu xếp việc bốc dỡhàng, sửa chữa tàu, cung cấp thông tin, tìm hàng cho tàu, đại lý bảo vệ quyềnlợi của chủ tàu, thay đổi thuyền viên, cung ứng tàu biển…

- Môi giới hàng hải:

Môi giới hàng hải là một nghề truyền thống của Vietfracht Với kinhnghiệm lâu năm và mối quan hệ rộng rãi với chủ tàu, người vận chuyển vàngười thuê vận chuyển chúng tôi đã môi giới thành công nhiều chuyến tàu và

Trang 11

nhiều lô hàng (hàng khô, hàng đông lạnh, hàng lỏng), môi giới thuê tàu địnhhạn ở trong và ngoài nước Ngoài ra quý khách hãy liên hệ với chúng tôi khi

có nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá vì chúng tôi có thể giới thiệu nhà cungcấp hàng cũng như người mua hàng cuối cùng

- Giao nhận và Logistics:

Giao nhận đường biển và đường hàng không

Tư vấn về chứng từ xuất nhập khẩu;

Thu xếp kho bãi (ngắn hạn và dài hạn);

Thu tiền khi giao hàng (COD);

Thu xếp công nhân bốc dỡ hàng, kho hàng, kiểm đếm;

Kiểm tra hàng đông lạnh đóng trong công-te-nơ trước khi tàu khởihành;

Giao nhận hàng mọi ngày trong tuần;

Đóng gói, đóng kiện, ghi ký mã hiệu hàng hoá;

Xử lý hàng đặc biệt: hàng siêu trường, siêu trọng, hàng dễ hư hỏng vàhàng có giá trị cao;

Phát chuyển nhanh (chứng từ, hàng hoá)

Làm thủ tục hải quan, làm trọn bộ chứng từ, thu xếp bảo hiểm, vận tải đaphương thức

Nhận hàng, giao hàng tận nơi theo yêu cầu của khách hàng (door todoor); trong nước và quốc tế (kể cả hàng lẻ)

Gom hàng và phân phối hàng

Gom và vận chuyển hàng lẻ đến tất cả những địa điểm trong và ngoàinước;

Trang 12

Xác báo đã giao hàng cho khách hàng (hàng nhập) - P.O.D.

- Kinh doanh kho vận:

- Vận tải đường biển:

Với trên 40 năm kinh nghiệm, Vietfracht đang quản lý, khai thác và sởhữu đội tàu chở hàng khô (dry cargo) với đội ngũ thuyền viên và cán bộ đápứng được yêu cầu của khách hàng Trong thời gian tới chúng tôi tiếp tục đầu

tư, phát triển đội tàu nhằm nâng cao năng lực vận chuyển để có thể phục vụkhách hàng tốt hơn nữa

Khu vực kinh doanh đội tàu: Đông Nam và Bắc Á

1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh giao nhận hàng hóa của Công ty

1.2.1 Hoạt động giao nhận mang tính thời vụ:

Hoạt động giao nhận mang tính thời vụ không phải là đặc thù của riêngVietfracht mà cũng là của hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vựcnày Hoạt động giao nhận ở đây phần lớn là giao nhận hàng hóa quốc tế nênphụ thuộc phần lớn vào số lượng của hàng hóa xuất nhập khẩu Mà lượnghàng hóa xuất nhập khẩu cũng mang tính thời vụ nên đương nhiên hoạt độnggiao nhận hàng hóa cũng mang tính thời vụ là một tất yếu

- Vào thời điểm đầu năm hoạt động giao nhận thường giảm sút la dokhối lượng hàng hóa vận chuyển giảm mạnh

- Trong những tháng tiếp theo khoảng tháng 2, tháng 3 các doanh nghiệpsản xuất mới bắt đầu lên kế hoạch sản xuất kinh doanh Họ thường nhập khẩumột số máy móc hay nguyên liệu để phục vụ cho dây chuyền sản xuất nênhoạt động giao nhận trong thời kỳ này còn rất hạn chế Nhưng đến tháng 4 khicác doanh nghiệp nhà máy bắt đầu tung các sản phẩm ra thị trường thì hoạtđộng giao nhận lại trở nên rất sôi động Nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong

Trang 13

thời kỳ này tăng mạnh cả đối với mặt hàng xuất khẩu lẫn nhập khẩu

- Đến một thời gian sau khoảng tháng 9, tháng 10 lại là mùa hàng xuống,hoạt động giao nhận lại giảm mạnh la do trong thời gian này người dân đặcbiệt là người Châu Âu dành thời gian cho du lịch Cũng trong thời điểm nàycác nhà sản xuất, các nhà kinh doanh lại bắt đầu xây dựng lên kế hoạch chonhững mặt hàng mới để phục vụ Giáng sinh và tết cổ truyền

- Nhưng đến gần thời điểm cuối năm nhu cầu của người dân tăng mạnh

Ở Châu Âu nhu cầu cho hàng hóa của lễ Giáng sinh, năm mới còn người dânChâu Á là nhu cầu hàng hóa phục vụ cho dịp lễ tết cổ truyền của dân tộc nênhoạt động giao nhận lại bắt đầu trở nên khẩn trương bận rộn nhất trong năm.Lượng hàng hóa giao nhận cuối năm thường với khối lượng lớn, đa dạng vềmẫu mã và chủng loại là thời cơ tốt nhất cũng như bận rộn nhất đối với ngườilàm hoạt động giao nhận Nhu cầu giao nhận hàng hóa trong thời kỳ này cũngtăng rất nhiều lần so với trước

Vietfracht cũng nắm rất rõ về tính thời vụ của hoạt động giao nhận từ

đó giúp cho Công ty lên kế hoạch sản xuất kinh doanh hiệu quả và tiết kiệmnhất

1.2.2 Phương tiện phục vụ cho hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường biển:

Thương hiệu Vietfracht được khẳng định trên thị trường vận tải biểntrong và ngoài nước với đội tàu cờ xanh (treo cờ phương tiện–Panama) gồm

20 tàu với tổng trọng tải 163.958 DWT hoạt động trên khắp thế giới Thựchiện quyết định của Nhà nước, sau khi chuyển từ Bộ Ngoại thương sang BộGTVT và bàn giao toàn bộ đội tàu cờ xanh cho Tổng cục Đường biển vàonăm 1984 để tập trung vào dịch vụ môi giới thuê tàu, trên cơ sở kinh nghiệm

và nội lực của mình, Vietfracht vẫn tiếp tục duy trì và phát triển đội tàu

Trang 14

Một số tàu lớn của Vietfracht

Ngoài ra Vietfracht còn cung cấp một hệ thống kho bãi với các trangthiết bị hiện đại tại nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam như: Hải Phòng, Đànẵng, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương…

Đội xe vận tải của Vietfracht hoạt động chính xác, an toàn, giúp choviệc đóng hàng vào công-te-nơ tại kho của khách hàng, kho giao nhận hàng lẻ

(CFS), hoặc kéo công-te-nơ ra bến cảng (CY) kịp thời Với gần 50 năm kinh

nghiệm, Vietfracht đang quản lý, khai thác và sở hữu đội tàu chở hàng khô(dry cargo) với đội ngũ thuyền viên và cán bộ đáp ứng được yêu cầu củakhách hàng Trong thời gian tới Vietfracht tiếp tục đầu tư, phát triển đội tàunhằm nâng cao năng lực vận chuyển để có thể phục vụ khách hàng tốt hơnnữa Trong thời gian tới, Công ty đang tập trung đầu tư mua sắm, xây dựngthêm nhiều phương tiện, trang thiết bị Có thể nói khối lượng và hàng hóagiao nhận nói chung và giao nhận bằng đường biển nói riêng nhờ thế sẽ đượcđẩy mạnh

2 Thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển

Trang 15

2.1 Tổ chức hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế của Công ty 2.1.1 Hoạt động nghiên cứu thị trường

Trước đây Vietfracht chỉ có một số thị trường giới hạn trong các nướcthuốc khối xã hội chủ nghĩa Nhưng hiện nay cùng với việc mở rộng quan hệhợp tác của Việt Nam Vietfracht ngày càng có bước chuyển biến tích cựcvươn mình ra các thị trường giao nhận trên thế giới

Một số thị trường có lượng hàng hóa giao nhận lớn và ổn định củaVietfracht là:

- Khu vực Đông Nam Á bao gồm các nước trong khối Asean nhưng chủyếu vẫn là Thái Lan, Singapore, Phillipin…

- Khu vực Đông Bắc Á chủ yếu bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, HồngKông…

- Khu vực Châu Âu: Các nước chủ yếu trong khối EU

- Khu vực Châu Mỹ: Canada, Mỹ, Cuba

Ta có thể nhận thấy rằng đây hầu hết là những nước có cảng biển lớn,thuận lợi cho việc tàu bè qua lại, neo đậu Tuy nhiên ngay cả những nướckhông có cảng biển thì Vietfracht cũng làm dịch vụ vận chuyển hàng hóa từcảng chính vào sâu trong nội địa Chính vì vậy mà thị trường giao nhận hànghóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của Vietfracht ngày càng được mở rộng

Đánh giá về thị trường giao nhận

Từ khi bắt đầu hoạt động cho đến nay, Vietfracht ngày càng mở rộngphạm vi thị trường giao nhận, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của kháchhàng

Cơ cấu thị trường giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại Vietfracht

Trang 16

1777,98 19,78 1741,46 20,14 1880,28 20,67

Đông Bắc Á 2994,23 33,33 2934,12 29,94 3168,72 30,04Châu Mỹ 662,24 7,37 648,76 7,34 700,66 7,28Khu vực

Á, Châu Âu, Châu Mỹ…

Đối với khu vực Châu Âu, đây là một trong những khu vực thi trườnggiao nhận lớn của Vietfracht, chủ yếu là mặt hàng may mặc vào khối EU Đâycũng là một trong những thị trường mà Vietfracht có lợi thế về kinh nghiệm,mối quan hệ bạn hàng, các luồng tuyến, mức cước đã được xây dựng hoànchỉnh, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng EU cũng là một thị trường rộnglớn, một khối kinh tế phát triển vững mạnh, ổn định vào bậc nhất thế giớicũng là cơ hội để Vietfracht mở rộng hoạt động của mình trong lĩnh vực giaonhận hàng hóa bằng đường biển

Ngoài EU thì khu vực ASEAN cũng là một thị trường vô cùng quenthuộc với Vietfracht Các tàu của Vietfracht thường xuyên có lượng hàng

Trang 17

chuyên chở qua khu vực này Thị trường ASEAN có lợi thế về khoảng cáchđịa lý, các điều kiện về văn hoá, xã hội, luật pháp, kinh tế tương đối tươngđồng với Việt Nam.Tuy nhiên đây là thị trường có nhiều ưu thế nên dễ làm vàmức độ rủi ro cũng ít Chính vì điều này nên Vietfracht gặp phải sự cạnhtranh rất gay gắt của các Công ty giao nhận hàng hóa khác Điều này làm chogiá trị giao nhận hàng hóa bằng đường biển của Vietfracht tại khu vựcASEAN chỉ chiếm khoảng 20%.

Về khu vực Đông Bắc Á, bạn hàng của Vietfracht thường tập trung vàomột số nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông…Nhưng bù lại đối vớithị phần này tỷ trọng giao nhận hàng hóa lại chiếm một tỷ trọng đáng kể gần30% trong thị trường giao nhận hàng hóa bằng đường biển của Công ty Đâycũng chính là khu vực thị trường có khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớncủa Việt Nam nên khôi lượng hàng hóa giao nhận ở Vietfracht đương nhiêncũng khá lớn Bên cạnh đó đây là mảng thị trường mà Vietfracht có nhiều bạnhàng thường xuyên và ổn định Chính vì vậy trong thời gian tới Vietfracht cầntiếp tục khai thác và phát triển thị trường này

Còn đối với các khu vực khác nơi mà Vietfracht có ít bạn hàng, khốilượng hàng hóa giao nhận cũng hạn chế thì cũng không nên bỏ qua, xem nhẹ.Vietfracht nên mở rộng bạn hàng, mở rộng thị trường, khẳng định thươnghiệu của mình để trở thành Công ty giao nhận có uy tín không chỉ trong nước

mà còn vươn ra thị trường quốc tế

2.1.2 Nghiệp vụ thực hiện quá trình giao nhận

2.1.2.1 Giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển:

Qui trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu được tiến hành theo các bước

Trang 18

Bước 1: Nhận hàng từ người xuất khẩu (người gửi hàng)

Người gửi hàng và Vietfracht sẽ phải thoả thuận về các phương thức vàđịa điểm nhận hàng Người gửi hàng hay người xuất khẩu có thể trực tiếpmang hàng đến nơi nhận hàng bằng phương tiện vận chuyển của mình hay sửdụng dịch vụ vận chuyển nội địa của Công ty Vietfracht có một đội xe tảichuyên dụng cho vận chuyển nội địa trước khi vào chặng vận tải chính

Sau khi người giao nhận nhận hàng thì hàng hóa đã thuộc trách nhiệmcủa người giao nhận Đối với hàng hóa là gửi hàng nguyên Container thì tráchnhiệm của người giao nhận còn được giảm nhẹ Nhưng đối với hàng hóa gửithành những lô hàng lẻ thì trách nhiệm của người giao nhận lại đòi hỏi yêucầu cao hơn Lúc này những dịch vụ mà Vietfracht thực hiện có thể là tái chếhàng hóa , đóng gói hàng hóa cho phù hợp với phương thức vận chuyển Saukhi đã nhận hàng Vietfracht có trách nhiệm bảo quản hàng hóa chờ giao chongười chuyên chở

Bước 2: Thuê người chuyên chở hàng hóa :

Người giao nhận thường được uỷ thác thuê tàu để chuyên chở hàng hóabằng đường biển Tuỳ theo từng điều kiện giao hàng cụ thể đã nêu trong hợpđồng thì người gửi hàng hoặc người nhận hàng đứng ra thuê người chuyênchở

Vì Vietfracht có đội tàu nên nếu tuyến đường đi quốc tế nhất là đối vớinhững nước đi Đông Bắc Á hay Đông Nam Á thì Vietfracht cũng có chứcnăng là người chuyên chở hàng hóa Đây là mặt vô cùng thuận lợi củaVietfracht so với các Công ty giao nhận khác Tuy nhiên nếu Vietfracht được

uỷ thác thuê tàu thì sẽ phải làm nhiều bước hơn Nếu là tuyến đường cũthường xuyên có hàng đi Công ty phải liên hệ với các hãng tàu để nhận thông

Trang 19

báo về giá cước, xin chỗ lưu khoang hàng hóa, thuê container…Còn nếu làtuyến đường mới chưa có giá thì Công ty phải liên hệ với nhiều hãng tàu khácnhau để chọn hãng tàu nào có giá cước tốt nhất rồi thông báo với khách hàng.Người giao nhận thường được uỷ thác thuê tàu vì họ luôn có lượng hàng lớn

và ổn định, có mối quan hệ làm ăn lâu dài với các hãng tàu nên được hưởng

ưu đãi về giá Đây chính là lợi thế của người giao nhận hàng hóa mà cáckhách hàng nhỏ lẻ sẽ không có được

Bước 3: Tổ chức giao hàng lên tàu:

Trước khi tàu đến cảng bốc hàng

Hành trình của một con tàu thường là chở hàng đến cảng, dỡ hàng ra vàlưu lại cảng khoảng 1-3 ngày Sau đó hàng mới lại tiếp tục được xếp lên tàurồi khởi hành Trước khi tàu chuẩn bị cập cảng hãng tàu sẽ ước chừng để gửiThông báo thời gian dự kiến tàu sẽ vào cảng cho người giao nhận Thời gianlâu hay chóng phải phụ thuộc vào tuyến đường dài hay ngắn Ngoài ra nó cònphụ thuộc vào sự thoả thuận của hãng tàu và của người giao nhận

Khi nhận được Thông báo thời gian dự kiến tàu sẽ cập cảng, nhân viêngiao nhận của Vietfracht pgải làm một số công việc như sau:

Xin kiểm nghiệm, kiểm dịch cho hàng hóa đặc biệt với hàng hóa là nôngsản thực phẩm thì đây là bước vô cùng quan trọng không thể thiếu Ngườigiao nhận sẽ lấy giấy kiểm nghiệm, kiểm dịch của cơ quan chức năng có thẩmquyền cấp

Kê khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu để tiến hành thông quancho hàng hóa

- Nộp thuế xuất khẩu (nếu có) cho hàng hóa

- Đưa ra chỉ dẫn xếp hàng cho hãng tàu đồng thời nhận thông báo xếphàng do hãng tàu cung cấp

Trang 20

- Lập Cargo List (bảng kê khai hàng hóa) gồm 5 bản để gửi cho cảng vàgửi cho tàu Nội dung bắt buộc của Cargo List bao gồm: tên Công ty xuấtnhập khẩu, tên người nhập khẩu, tên hàng, ký mã hiệu, số lượng, trọng lượng.Đối với hàng xuất đóng trong Container thì cùng với bản danh mục hànghóa, người giao nhận phải xin hãng tàu lệnh giao vỏ Container rỗng để đưacho khách hàng về đóng hàng Sau đó người giao nhận phải làm thủ tục hảiquan, niêm phong cặp chì cho hàng hóa.

Nếu là hàng nhỏ lẻ không đủ để đóng trong Container thì sau khi nhậnhàng từ người gửi hàng người giao nhận phải cung cấp cho người gửi hàngvận đơn gom hàng ( House Bill of Lading) Vận đơn là bằng chứng đã nhậnhàng của người giao nhận để tập hợp các lô hàng lẻ và đóng vào Containersau khi hải quan đã kiểm tra

Khi tàu vào tới cảng:

Tàu khi đã vào cảng , dỡ hết hàng và sẵn sàng cho việc xếp hãng thìhãng tàu sẽ gửi thông báo sẵn sàng xếp dỡ (Notice of Readiness- NOR) Saukhi nhận được thông báo sẵn sàng xếp dỡ nhân viên giao nhận của Vietfracht

sẽ kiểm tra xem thực tế tàu đã sẵn sàng xếp dỡ hay chưa và ký chấp nhận vàoNOR

Khi tàu cập cảng thì nhân viên giao nhận của Vietfracht thường phải làmmột số bước sau đây:

- Tổ chức chuyên chở hàng hóa ra cảng nếu hàng còn ở trong kho

- Căn cứ vào bảng kê khai hàng hóa tàu sẽ làm nhiệm vụ là lên sơ đồ xếphàng (Cargo plan) Người giao nhận cùng với cảng lên kế hoạch giao hàng vàxếp hàng lên tàu

- Trong thời gian xếp hàng người giao nhận phải luôn có mặt ở tàu đểtheo dõi và giải quyết các vấn đề phát sinh Hàng xếp lên tàu yêu cầu đảm bảo

Trang 21

kỹ thuật, trách hư hỏng tổn thất trong lúc bốc xếp Nếu hàng hóa bị tổn thấthay hư hỏng trong quá trình xếp dỡ người giao nhận phải cùng cảng và cácbên liên quan lập các biên bản cần thiết để làm bằng chứng giải quyết.

Bước 4: Lập bộ chứng từ:

- Khi hàng hóa đã được xếp lên tàu nếu đóng vai trò là người uỷ thácmhười giao nhận phải lấy được biên lai thuyền phó (Mate’s Receipt – MR) đểđổi lấy vận đơn Để giúp cho việc thanh toán được nhanh chóng lấy được tiềnhàng một cách dễ dàng thì vận đơn phải sạch, đã xếp hàng lên tàu và cước trảtrước (nếu người xuất khẩu phải trả tiền cước.Nếu là trường hợp những lôhàng lẻ thì người giao nhận phải lập vận đơn gom hàng

- Tiếp theo người giao nhận phải lập một bộ chứng từ thanh toán gửi chochủ hàng gồm: vận đơn và một số loại chứng từ khác như hoá đơn thươngmại, hợp đồng mua bán ngoại thương, Packing List…

- Nếu có yêu cầu mua bảo hiểm thì người giao nhận còn phải liên hệ vớiCông ty bảo hiểm để mua bảo hiểm cho hàng hóa Ngoài ra người giao nhậnphải thông báo cho người gửi hàng biết ngày tàu rời cảng để họ thông báo chongười nhận hàng Đứng ra thanh toán cho cảng các chi phí khác như chi phíbốc hàng, bảo quản, lưu kho, tính toán thưởng phạt xếp dỡ nếu có

- Người giao nhận sẽ tiến hành kết toán chi phí giao nhận với người gửihàng

2.1.2.2 Giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển

Khi Vietfracht nhận được yêu cầu giao nhận một lô hàng nhập khẩu, thìnhân viên giao nhận của Công ty phải tiến hành các bước sau:

Bước 1: Trước khi tàu cập cảng:

Người nhận hàng hoặc đại lý của mình cung cấp các thông tin cần thiết

về lô hàng như:

Trang 22

- Thông tin về tàu: tên tàu, quốc tịch của tàu, thời gian dự kiến tàu đếncảng dỡ hàng.

- Bản lược khai hàng hóa (Cargo Manifest) để biết tình hình của hànghóa

Chủ hàng phải cung cấp cho người giao nhận vận đơn gốc và các chứng

từ khác của hàng hóa như: giấy phếp nhập khẩu, giấy chứng nhận phẩm chấthàng hóa, bao bì, ký mã hiệu

Bước 2: Khi tàu đã cập cảng:

Khi nhận được được Giấy báo hàng đến do hãng tàu fax đến, người giaonhận sẽ lập giấy báo hàng gửi cho chủ hàng để chủ hàng chủ động chuẩn bịphương tiện lấy hàng Khi tàu cập cảng nhân viên giao nhận của Vietfrachtphải thực hiện các bước công việc như sau:

- Xin kiểm dịch, kiểm nghiệm cho hàng hóa nếu cần

- Khai hải quan hàng nhập khẩu

- Đối với hàng hóa nguy hiểm hay hàng đặc biệt người giao nhận phảitiến hành phối hợp với các bên liên quan như cảng, hải quan, phòng cháychữa cháy để lên kế hoạch phòng ngừa

Người giao nhận được sự uỷ thác của chủ hàng sẽ mang vận đơn gốchoặc bản sao vận đơn ( nếu là vận đơn Surrendered hoặc vận đơn ExpressCargo Bill) đến hãng tàu để đổi lấy lệnh giao hàng

Bước 3: Tổ chức nhận hàng từ tàu và giao cho chủ hàng

Người giao nhận cùng với cảng nhận hàng từ tàu và lập các biên bảnnhư: biên bản giám định sắp xếp hàng trong hầm tàu do cảng và thuyềntrưởng lập, biên bản kết toán với tàu (Report on receipt of cargo), giấy chứngnhận hàng thiếu (Certificate of Shortlanded cargo) nếu số hàng nhận thực ít

Trang 23

Sau khi hàng hoá được dỡ xuống nếu bị hư hỏng thì lập biên bản hàng

đổ vỡ hư hỏng (Cargo Outturn Report – COR) Nếu nghi ngờ có tổn thất hànghóa lập thư dự kháng (Letter of reservation – LR) để chứng minh người nhậnhàng đã có thông báo tổn thất không rõ rệt cho người chuyên chở và gửi chotàu hoặc đại lý của tàu trong vòng 3 ngày kể từ ngày dỡ xong hàng

Người giao nhận khi lấy lệnh giao hàng xong phải đóng phí lưu kho, lưubãi, phí xếp dỡ rồi mang lệnh giao hàng đó xuống kho để nhận hàng và làmthủ tục hải quan Nếu là hàng nguyên Container có thể mượn về kho riêng để

dỡ hàng nhưng phải nộp tiền đặt cọc mượn vỏ hoặc nếu không thì dỡ hàngngay tại cảng

Người giao nhận sẽ giúp chủ hàng mời giám định, khiếu nại đòi bồithường nếu có tổn thất xảy ra đối với hàng hóa Bước cuối cùng người giaonhận sẽ kết toán chi phí giao nhận với chủ hàng

Nghiệp vụ GNVT năm 2011 có lợi nhuận chỉ bằng 71% năm trước domôi trường kinh doanh kém thuận lợi, lượng hàng hoá XNK giảm, cạnh tranhmạnh, trong khi đó cơ sở vật chất phục vụ dịch vụ này còn thiếu

Khâu marketing tuy đã được đầu tư về nhân lực nhưng cũng chưa pháthuy được hiệu quả như mong muốn Bên cạnh đó, một số khách hàng nướcngoài đã chuyển sang liên doanh (như Dimerco, Hankyu Hanshin) đang dầntách ra tự làm hoặc thuê các đơn vị có cơ sở vật chất mạnh hơn để thực hiệndịch vụ giao nhận - theo lộ trình chung về mở cửa hội nhập kinh tế của ViệtNam Do vậy mảng GNVT khó có điều kiện phát triển bền vững, nếu

không được chú trọng đầu tư thêm

2.1.3 Biểu mức cước phí Dịch vụ giao nhận hàng hóa của Công ty

Thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp vận tải đường biển do ảnh hưởngcủa việc tăng giá xăng trên thế giới cũng như trong nước đã liên tục tăng giá

Trang 24

cước vận chuyển giao nhận hàng hóa.

2.2 Kết quả Kinh doanh và Doanh thu từ hoạt động giao nhận

của Công ty Kết quả kinh doanh của Công ty 3 năm gần đây

( Đơn vị: tỷ đồng )

0 100

nỗ lực cố gắng, phấn đấu vượt khó trong SXKD, nhằm duy trì và phát triểnCông ty

Trang 25

trong những hoàn cảnh rất khó khăn.

2.2.1 Doanh thu từ dịch vụ giao nhận

Kết quả sản xuất kinh doanh nghiệp vụ Giao nhận vận tải

( Đơn vị: tỷ đồng )

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Doanh thu Lãi

Nguồn: Báo cáo thường niên Vietfracht 2010

Giao nhận vận tải là một trong các nghiệp vụ kinh doanh chính củaVietfracht và cũng chịu ảnh hưởng tương đối lớn của cuộc khủng hoảng, đồngthời luôn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, nhiều khách hàngđồng loạt yêu cầu giảm giá dịch vụ, hoặc kéo dài thời gian thanh toán,… Dovậy, mặc dù doanh thu khá nhưng chi phí cũng lớn, dẫn tới mức lợi nhuận(lãi) không cao

Cụ thể: doanh thu năm 2009 đạt khoảng 62,011 tỷ đồng cao hơn 14,357

tỷ đồng so với năm 2008 nhưng lãi lại thấp hơn lãi năm 2008 là 1,906 tỷ đồng(lãi 2008 là 6,362 tỷ đồng)

Trang 26

Năm 2010 doanh thu từ hoạt động GNVT của Công ty giảm xuống còn50,569 tỷ đồng; lãi là 3,795 tỷ đồng Năm 2011 doanh thu từ hoạt độngGNVT tăng lên 93,875 tỷ đồng; lãi là 7,01 tỷ đồng

Biểu đồ Cơ cấu doanh thu năm 2011 (%):

LN bất thường VTB

Kho bãi GNVT

KD tài chính

Nguồn: Báo cáo thường niên Vietfracht 2011

2.2.2 Cơ cấu dịch vụ giao nhận

Tại Công ty cổ phần vận tải và thuê tàu – Vietfracht, giao nhận hàng hóaxuất nhập khẩu luôn chiếm khoảng 40% sản lượng giao nhận hàng hóa Hàngnăm khối lượng hàng hóa mà Công ty giao nhận qua các biển Việt Nam vàokhoảng 48.000 tấn với tốc độ tăng dần qua các năm Trong giai đoạn 4 nămtrở lại đây, khối lượng hàng hóa giao nhận đường biển của Công ty như sau:

Ngày đăng: 21/03/2015, 22:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của Vietfracht năm Khác
2. Báo cáo tổng kết cuối năm của Vietfracht năm 3. Incoterms 2000 - Phòng Thương mại quốc tế Khác
4. Kinh tế thương mại - NXB Giáo dục Khác
5. Kinh tế thế giới - Thời báo kinh tế Việt Nam Khác
7. Những quy định pháp luật của Việt Nam và công ước quốc tế về giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu Khác
8. Tập san vận tải ngoại thương của Vietfracht Khác
9. Tổ chức và nghiệp vụ kinh doanh thương mại quốc tế - NXB Thống kê Khác
11. Website: www.vietfracht.com www.vnn.vnwww.google.com.vn www.cafef.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w