3. Nhận xét chung về hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty Vận tải và thuê tàu Vietfracht.
3.2.2. Ảnh hưởng của thói quen kinh doanh xuất nhập khẩu:
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam thường có thói quen xuất khẩu theo điều kiện FOB và nhập khẩu theo điều kiện CIF. Trong cả 2 trường hợp thì quyền vận tải đều do phía nước ngoài quyết định.
Hầu hết các doanh nghiệp đều muốn bán FOB và mua CFR hoặc CIF là do:
- Do thói quen tập quán xấu.
- Hiểu nhầm phạm vi trách nhiệm giữa người bán và người mua giữa các giao dịch cổ điển FOB, CFR và CIF.
- Không thấy hết ý nghĩa của việc giành quyền vận tải
- Do chủ quan vì đội tàu trong nước phát triển chưa đáp ứng kịp thời với sự phát triển buôn bán quốc tế. Trình độ nghiệp vụ vận tải đặc biệt là nghiệp vụ thuê tàu còn nhiều hạn chế.
- Các thể chế, chính sách nhằm khuyến khích xuất khẩu không có tác dụng, thậm chí còn phản tác dụng, đặc biệt là chính sách thuế.
- Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, các văn bản dưới luật chưa hoàn chỉnh hoặc chưa có sự giải thích rõ ràng.
Trong những năm gần đây nhiều nhà xuất khẩu Việt Nam đã nhận ra được những lợi ích có được khi giành quyền vận tải. Nhờ vậy mà đối với hàng xuất người giao nhận dễ dàng tiếp cận được với khách hàng hơn. Còn đối với hàng nhập các đại lý của Công ty nước ngoài do có lợi thế về am hiểu thị trường, bên cạnh đó lại có tiềm lực về vốn lớn nên thường đưa ra mức cước rất hấp dẫn với khách hàng. Chính vì vậy đối với hàng nhập người giao nhận Vietfracht chỉ có nguồn thu từ phí giao nhận từ cảng chuyển tải về Việt Nam. Và đương nhiên phí này không thể so sánh với nếu Vietfracht giành
được hợp đồng uỷ thác giao nhận ngay từ đầu nước ngoài về.