3. Nhận xét chung về hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty Vận tải và thuê tàu Vietfracht.
2.3.7. Giải pháp về chính sách Nhà nước nhằm phát triển ngành hàng hải Quốc gia
hàng hải Quốc gia
Bên cạnh những giải pháp đối với những hoạt động của công ty cần phải có những giải pháp về chính sách của Nhà nước nhằm phát triển ngành hàng hải quốc gia mà trọng điểm là chính sách bảo hộ đội tàu vận tải biển của Việt Nam.
Những đơn vị kinh tế quốc doanh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá cùng phối hợp với những đơn vị vận tải, Cục hàng hải Việt Nam cùng các ngành liên quan để có biện pháp giành quyền vận tải cho đội tàu Việt Nam. Đây chính là chính sách củng cố xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu
dịch vụ vận tải biển.
Giảm thuế cho các hãng tàu trong nước để hạ giá thành vận chuyển dẫn đến giảm cước phí, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường hàng hải trong nước.
Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích các nhà hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, người giao nhận, các nhà môi giới... dùng tàu Việt Nam để chuyên chở hàng hoá như chính sách thuế quan, chính sách bảo trợ xuất nhập khẩu... Nhà nước nên có mức tín dụng, thuế ưu đãi hơn cho ngành vận tải.
Tuy nhiên, để các giải pháp trên có tính khả thi cần phải có những điều kiện tiên quyết nhằm nâng cao hiệu quả giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển. Đó là một hệ thống pháp luật công bằng, hợp lý mà chặt chẽ để khuyến khích sự phát triển của ngành vận tải biển nói riêng cũng như lĩnh vực kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá nói riêng và quan trọng hơn, pháp luật là một công cụ chính để các nhà quản lý vĩ mô kiểm soát hoạt động này được tốt hơn.
Sự phát triển của bất cứ ngành nghề kinh doanh nào đều phụ thuộc vào sự quan tâm của Nhà nước vì Nhà nước là người quản lý toàn bộ nền kinh tế, có trách nhiệm xây dựng, ban hành cơ chế chính sách thu hút mọi nguồn vốn có thể ở trong và ngoài nước. Vốn đầu tư là một trong những vấn đề quyết định đến sự phát triển của ngành. Sự phát triển nhanh hay chậm quyết định bởi quy mô tốc độ đầu tư phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong điều kiện hiện nay, với chính sách mở cửa nền kinh tế và nhu cầu vận chuyển khối lượng hàng hoá ngày càng cao trong khi bến bãi, cầu cảng còn nhiều hạn chế, trang bị bốc xếp, thông tin ở các cảng phần nhiều còn quá cũ, do vậy Nhà nước nên tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc phát triển lĩnh vực giao nhận vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển để giảm bớt khó khăn, giúp
cho công ty Vận tải và thuê tàu có khả năng cạnh tranh lành mạnh với các công ty trong và ngoài nước trong lĩnh vực giao nhận - vận tải.
Hoạt động giao nhận là tập hợp các nghiệp vụ liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc chuyển dịch hàng hoá từ nơi gửi đến nơi nhận, nó góp phần thúc đẩy nhanh quá trình vận chuyển hàng hoá, giảm thời gian vốn chết và giúp nhà kinh doanh xuất nhập khẩu nhanh thu hồi được vốn. Nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển cũng chính là góp phần phát triển nền kinh tế quốc dân, tham gia vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước nhà, từng bước đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Để xứng đáng là một đơn vị vận tải biển hàng đầu tại Việt Nam, để rút ngẵn khoảng cách khác biệt so với các đội tàu, các tổ chức giao nhận, vận tải biển trong khu vực, góp phần vào tiến trình phát triển ngành Hàng hải Việt Nam trước thềm thế kỷ 21, Vietfracht đã nêu quyết tâm: “Tập trung phát huy nội lực, ra sức cần kiệm và tích cực thu hút các nguồn lực bên ngoài để dồn sức đầu tư đẩy mạnh hiện đại hoá, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của công ty so với một số các tổ chức, công ty khác trong và ngoài nước”.
KẾT LUẬN
Quán triệt bài học kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc mở rộng quan hệ thương mại quốc tế, mau chóng đưa nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển trên đà hội nhập WTO. Chúng ta đã tích cực đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế trên cả bốn hướng: xuất nhập khẩu, vay vốn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hợp tác sản xuất và mở rộng hoạt động dịch vụ đối ngoại.
Giao thông vận tải nói chung và dịch vụ giao nhận - vận tải biển nói riêng giữ vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế xã hội, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, là tiền đề để tạo dựng và phân bố hợp lý lực lượng sản xuất. Đối với nền kinh tế thị trường thì giao nhận - vận tải biển là cầu nối nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới. Hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển có một vai trò to lớn trong quá trình dịch chuyển hàng hoá từ người bán đến người mua. Nó góp phần thực hiện có hiệu quả các hợp đồng mua bán quốc tế, giúp cho hàng hoá vận chuyển được dễ dàng, nhanh chóng.
Trong xu thế phát triển nhanh chóng của thị trường, để tồn tại và phát triển, công ty Vận tải và thuê tàu - Vietfracht cũng như tất cả các doanh nghiệp, các công ty khác không có cách nào khác là phải cạnh tranh để đứng vững được trong nền kinh tế cơ chế thị trường. Gia nhập WTO, nền kinh tế của Việt Nam sẽ thu hút được sự đầu tư của nước ngoài nhiều hơn, các bến cảng sẽ nhộn nhịp tàu bè qua lại, hàng hoá thông thương cũng sẽ tăng nhanh chóng. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với Công ty làm hoạt động giao nhận vận tải như Vietfracht.
Vietfracht luôn cố gắng vượt qua những khó khăn cản trở, nhất là những khó khăn gặp phải trong giai đoạn đầu của nền kinh tế thị trường. Tuy đã đạt được những thành công đáng kể nhưng công ty Vận tải và thuê tàu - Vietfracht vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế cần giải quyết. Vì vậy, em nghiên cứu và trình bày đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty Vận tải và thuê tàu Vietfracht” không ngoài mục đích góp phần nâng cao chất lượng sản xuất kinh doanh của công ty.
Vì thời gian thực hiện không dài, hơn nữa nhận thức về lý luận và thực tiễn của bản thân có hạn nên đề tài sẽ không tránh khỏi những sai sót và hạn chế nhất định. Kính mong thầy cô và bạn đọc đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn các cô chú cán bộ và anh chị tại Công ty cổ phần Vận tải và thuê tàu - Vietfracht đã hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này.