Giải pháp về thị trường

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty cổ phần vận tải và thuê tàu – VIETFRACHT (Trang 38)

3. Nhận xét chung về hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty Vận tải và thuê tàu Vietfracht.

2.3.1. Giải pháp về thị trường

Cạnh tranh trong ngành giao nhận đang ngày càng gay gắt. Để tồn tại và phát triển Vietfracht không chỉ giữ vững mà cần mở rộng nâng cao thị phần. Khi thị trường được mở rộng và có sự đa dạng Vietfracht sẽ tránh được nhiều rủi ro vì khi một thị trường nào đó bị biến động cũng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ hoạt động còn lại của Công ty. Hơn nữa mở rộng thị phần sẽ tăng lợi nhuận, củng cố và tăng cường vị thế của Vietfracht trên thị trường. Ngoài ra nó cũng là nguồn thu hút đầu tư và lao động, đảm bảo lợi ích lâu dài cho cán bộ, đội ngũ lao động của Công ty.

Có 2 hình thức mở rộng thị trường: + Mở rộng thị trường theo chiều rộng. + Mở rộng thị trường theo chiều sâu.

Mở rộng thị trường theo chiều rộng:là sự mở rộng thị trường vế mặt không gian. Vietfracht đã vươn ra nhiều thị trường quốc tế như Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ…Tuy nhiên các thị trường này cũng chỉ tập trung tại một số nước là bạn hàng quen thuộc lâu năm chứ chưa đa dạng. Ngoài ra vẫn còn một số thị trường giàu tiềm năng mà Công ty chưa khai thác hết như thị trường Châu Phi, Khu vực Nam Mỹ…

Mở rộng thị trường theo chiều sâu: Có nghĩa là ngay trên cùng một thị trường nhưng Vietfracht có thể thu hút thêm nhiều khách hàng, củng cố, thiết lập quan hệ lâu dài với các khách hàng truyền thống bằng chất lượng dịch vụ, mở rộng phạm vi dịch vụ của mình. Vietfracht có thể áp dụng mô hình này với thị trường ở Trung Quốc vì đây là thị trường rộng lớn, khá tương đồng vớí tập quán và văn hoá Việt Nam.

Mở rộng thị trường hoàn toàn không đơn giản vì mỗi thị trường có những đặc điểm kinh tế, luật pháp, văn hoá, thói quen tiêu dùng… khác nhau nên nó cũng rất ảnh hưởng tới việc thâm nhập, mở rộng thị trường của các doanh nghiệp nước ngoài.

•Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường:

Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng không thể thành công nếu không am hiểu về thị trường mà mình định thâm nhập. Một thực tế cho thấy là những thất bại của Công ty là do không tìm hiểu kỹ về phong tục, tập quán của thị trường.Chẳng hạn như thị trường Mỹ là thị trường mà Công ty đang có chiến lược mở rộng trong những năm tới. Thị trường này nhu cầu và thị hiếu của người dân tương đối cao, đặc biệt là qui định về pháp luật Mỹ rất khắt khe. Trong khâu lập chứng từ nhất là vận đơn thì người giao nhận cần phải lưu ý vì Mỹ có qui định vận đơn phải được lập và gửi đến 48 giờ trước khi hàng rời cảng và vận đơn khi đã lập ra thì không được phép sửa đổi.

Ngoài ra việc nghiên cứu nhu cầu về giao nhận hàng hóa ở thị trường đó cũng rất quan trọng. Vietfracht cần phải xem xét nhu cầu và lượng cầu của Công ty hoạt động trên thị trường đó đang ở mức độ nào, có tiềm năng không, có thể mở rộng kinh doanh không.

Và Vietfracht nên đa dạng hoá các thị trường giao nhận, không nên chỉ tập trung chủ yếu vào một số thị trường nhất định. Điều này sẽ rất rủi ro nếu như thị trường đó có những biến động bất ngờ.

Ngoài ra Vietfracht cũng nên nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của mình cũng đang hoạt động trong lĩnh vực giao nhận. Phân tích xem họ có những ưu thế, bất lợi gì so với Công ty để từ đó có thể hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường một cách đúng đắn và có hiệu quả cao, nâng cao thị phần giao nhận.

•Thâm nhập thị trường:

Sau khi đã thu thập được thông tin từ việc nghiên cứu thị trường Vietfracht cần lựa chọn cho mình cách tiếp cận thị trường một cách phù hợp nhất có thể là tự thâm nhập hay thâm nhập qua trung gian.

- Tự thâm nhập:

Bằng cách này Vietfracht tự tìm kiếm và mở rộng thị trường bằng cách tự liên hệ với khách hàng. Cán bộ nhân viên giao nhận sẽ làm nhiệm vụ giống như một “ Sales Maneger “ , để thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của Công ty. Các cán bộ, nhân viên giao nhận của Vietfracht phải thường xuyên tham gia các cuộc hội thảo, các cuộc gặp gỡ , họp mặt giữa các doanh nghiệp, tận dụng mọi mối quan hệ của mình để ký được các hợp đồng uỷ thác giao nhận.

Phương thức này đòi hỏi các cán bộ lãnh đạo của Công ty cần phải có chiến lược thâm nhập đúng đắn. Cán bộ nhân viên giao nhận phải có trình độ, chuyên môn cao trong nghiệp vụ, có kiến thức Marketing, thông thạo ngoại ngữ, có nghệ thuật giao tiếp khách hàng…

Khi thâm nhập thị trường Công ty sẽ luôn ở thế chủ động tối đa nên phải biết nhanh chóng nắm bắt cơ hội mọi nơi, mọi lúc. Vietfracht cũng chỉ nên áp dụng phương thức này đối với những thị trường quen thuộc như các nước EU, Đông Nam Á…

- Thâm nhập qua trung gian:

Đây là hình thức Công ty liên doanh, liên kết với Công ty nước ngoài. Hiện tại Vietfracht đang liên doanh với một số Công ty như: Công ty liên doanh CSS, Công ty liên doanh APL Việt Nam ,Công ty DIMERCO Vietfracht. Khi liên doanh liên kết với Công ty nước ngoài Công ty dù phải chia sẻ lợi nhuận nhưng lại tận dụng được nguồn vốn và qua đó cũng mở rộng

mối quan hệ với đối tác. Bằng cách này Vietfracht không phải mất nhiều thời gian để nghiên cứu thị trường mình định thâm nhập mà có thể tăng thị phần một cách nhanh chóng, hạn chế được rủi ro nhờ hình thức liên doanh với các Công ty nước ngoài khác.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty cổ phần vận tải và thuê tàu – VIETFRACHT (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w