Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty cổ phần vận tải và thuê tàu – VIETFRACHT (Trang 34)

3. Nhận xét chung về hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty Vận tải và thuê tàu Vietfracht.

2.1.2. Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển ở Việt Nam.

ở Việt Nam.

Mặc dù vận tải biển gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn vừa qua, tuy nhiên ngành đóng tàu vẫn cố gắng khẩn trương khắc phục khó khăn, cơ cấu lại hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ đóng tàu để phát huy tối đa công suất các cơ sở đóng mới tàu thủy; hình thành một số trung tâm đóng tàu vận tải, trung tâm đóng tàu chuyên dùng tại 03 miền Bắc, Trung, Nam để đóng mới các tàu có trọng tải đến 300.000 DWT; đóng được các gam tàu có yêu cầu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế cao (tàu chở ôtô, tàu khách, tàu TKCN, tàu nghiên cứu biển, tàu tuần tra cao tốc, tàu công trình…) đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, tiến độ phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2020, tổng sản lượng đóng mới toàn Ngành đạt 2,5-3,5 triệu DWT/năm, trong đó xuất khẩu đạt 1,7-2,7 triệu DWT/năm.

Từ khi Việt Nam có cảng nước sâu, các tàu mẹ vào cảng Việt Nam nhận hàng trực tiếp, các tàu container Việt Nam chỉ có thể vận tải nội địa hoặc cho nước ngoài thuê định hạn với giá thấp (vì nhu cầu thuê tàu cỡ này không nhiều).

Thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam cho thấy, trong tổng số 1.633 tàu treo cờ Việt Nam, hiện có tới 1.013 tàu với tổng trọng tải gần 3 triệu DWT chuyên chạy tuyến nội địa, đại bộ phận là tàu chở hàng khô rời có trọng tải dưới 5.000 DWT. Có 38 tàu chở container, nhưng chỉ có 2 tàu có sức chở trên 1.000 TEUs, số còn lại chỉ có sức chở dưới 1.000 TEUs.

“Chúng ta đang dư thừa trọng tải tàu đối với các tàu có trọng tải nhỏ chở hàng khô rời kể cả các tàu chở container, trong khi lại thiếu các loại tàu chuyên dùng và tàu có trọng tải lớn”, ông Nguyễn Ngọc Huệ, nguyên Cục

trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cho biết

Đến thời điểm này, không ít chủ tàu đã và đang tìm cách bán tàu mặc dù giá cả đã thấp hơn nhiều so với khi mua. “Năm 2012 vẫn rất khó khăn đối với lĩnh vực vận tải biển”, ông Nguyễn Cảnh Việt, Tổng giám đốc Vinalines khẳng định.

Được biết, tổng trọng tải đội tàu treo cờ Vinalines hiện đạt khoảng 3,4 triệu tấn (bao gồm cả đội tàu trọng tải 795.000n tấn chuyển giao từ Vinashin). Trong số này, nhiều tàu có giá trị lớn được đầu tư gần đây đang hết sức chật vật trong tìm kiếm nguồn hàng.

“Áp lực đối với doanh nghiệp vận tải biển là rất lớn bởi với mức lãi suất lên tới 23-24%/năm, việc trả lãi, gốc cho khoản vay đầu tư 30 – 40 tỷ đồng cho một tàu cỡ 20.000 tấn đã ngốn gần hết doanh thu kinh doanh tàu”, ông Trần Thiện, Giám đốc Công ty Vận tải Biển Đông than thở.

Trong khi đó, ông Nguyễn Cảnh Việt nhận định rằng, vận tải biển chỉ có thể sôi động trở lại sau năm 2012 khi kinh tế thế giới cơ bản phục hồi. Để đón cơ hội này, cùng với việc thanh lý những tàu già, hết khấu hao, hoạt động không hiệu quả để tạo nguồn vốn đối ứng đầu tư tàu trẻ và hiện đại hơn, Vinalines đang cân nhắc đầu tư mua các tàu đang khai thác với tổng trọng tải đầu tư khoảng 150.000 - 200.000 DWT trong nửa cuối quý II/2012.

Với chính sách mở cửa của nền kinh tế quốc dân, lượng hàng hóa lưu chuyển của Việt Nam tăng lên không ngừng và theo đó nhu cầu trao đổi với thế giới ngày càng lớn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty cổ phần vận tải và thuê tàu – VIETFRACHT (Trang 34)

w