1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần hàng hải Vsico

83 1,4K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 909,53 KB

Nội dung

Nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần hàng hải Vsico là tài liệu hữu ích cho các bạn chuyên ngành Kinh tế khi nhiên cứu về hoạt động xuất nhập khẩu bằng đường biển. Mời các bạn tham khảo tài liệu để nắm bắt nội dung về hoạt động xuất nhập khẩu và giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường biển, thực trạng giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần Hàng hải Vsico.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Lời đầu tiên cho em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới toàn thể các giảng viên trong trường Học viện Chính sách và Phát triển, đặc biệt là các thầy cô khoa Kinh

tế đối ngoại đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho em học tập, trang bị kiến thức và tích lũy những kỹ năng quý giá cho bản thân

Bên cạnh đó cho em gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn giúp em rất nhiều trong quá trình viết bài và hoàn thành bài viết này

Em xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do em thực hiện

Các số liệu và kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn chưa từng đươc công bố ở các nghiên cứu khác

Em xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình

Sinh viên

Nguyễn Thị Sen

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ viii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 4

1.1 Khái niệm về hoạt động giao nhận 4

1.2 Phân loại và điều kiện kinh doanh dịch vụ giao nhận 5

1.2.1 Phân loại dịch vụ giao nhận 5

1.2.2 Điều kiện kinh doanh dịch vụ giao nhận 5

1.3.Vai trò của người giao nhận trong thương mại quốc tế 6

1.3.1 Môi giới hải quan 6

1.3.2 Đại lý 7

1.3.3 Người gom hàng 7

1.3.4 Người chuyên chở 7

1.3.5 Lưu kho hàng hóa, lo liệu chuyển tải và gửi tiếp hàng hóa 7

1.3.6 Người kinh doanh vận tải đa phương thức 8

1.4 Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận hàng hóa 8

1.4.1 Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận hàng hóa 8

1.4.2 Trách nhiệm của người giao nhận hàng hóa 8

1.5 Lợi ích của nghiệp vụ giao nhận 10

1.6 Quan hệ của người giao nhận với các bên liên quan trong hoạt động giao nhận hàng hóa 11

1.6.1 Chính phủ và các nhà đương cục khác 11

1.6.2 Các bên tư nhân 11

1.7 Các tổ chức giao nhận trên thế giới và ở Việt Nam 12

1.7.1 Các tổ chức, cơ quan giao nhận trên thế giới 13

1.7.2 Các công ty giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu ở Việt Nam 14

Trang 3

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

HÀNG HẢI VSICO 16

2.1 Tổng quan về công ty cổ phần hàng hải VSICO 16

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 16

2.1.2 Chức năng và lĩnh vực hoạt động 17

2.1.3 Cơ cấu tổ chức hoạt động 18

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 21

2.2 Cơ sở pháp lý của hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container đường biển tại Việt Nam 23

2.2.1 Liên quan đến buôn bán quốc tế 23

2.2.2 Liên quan đến vận tải 24

2.2.3 Liên quan đến thanh toán 25

2.3 Thực trạng giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty VSICO 27

2.3.1 Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty VSICO 27

2.3.2 Sản lượng và giá trị giao nhận 37

2.3.3 Người chuyên chở 42

2.3.4 Khách hàng chủ yếu 44

2.3.5 Thị trường giao nhận 46

2.4 Đánh giá chung về hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty VSICO 48

2.4.1 Những kết quả đạt được 48

2.4.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân 49

CHƯƠNG 3 MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIAO NHẬN HẦNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY VSICO 52

3.1 Mục tiêu, định hướng phát triển hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty VSICO trong thời gian tới 52

3.1.1 Mục tiêu dài hạn của công ty VSICO trong thời gian tới 52

3.1.2 Mục tiêu phát triển hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần hàng hải VSICO 52

Trang 4

3.1.3 Định hướng phát triển hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng

đường biển của công ty cổ phần hàng hải VSICO 52

3.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty VSICO 53

3.2.1 Thực hiện chính sách thu hút khách hàng 53

3.2.2 Nâng cao hiệu quả quản lý, kinh doanh và khai thác tàu 53

3.2.3 Nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng 54

3.2.4 Chủ động áp dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động kinh doanh 58

3.2.5 Liên doanh, liên kết với các công ty logistics nước ngoài 59

3.2.6 Đào tạo nguồn nhân lực 60

3.3 Một số kiến nghị đối với nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty VSICO 60

3.3.1 Hoàn thiện hệ thống chính sách, cơ chế quản lý của Nhà nước về hoạt động giao nhận 60

3.3.2 Tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động giao nhận 62

3.3.3 Đầu tư, xây dựng, nâng cấp và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác giao nhận 63

3.3.3 Phê chuẩn, tham gia các công ước quốc tế liên quan đến giao nhận vận tải 64 KẾT LUẬN 66

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

PHỤ LỤC 01 68

PHỤ LỤC 02 72

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1 CIF Cost, Insurance and Freight Gia bao gồm cả bảo hiểm và chi

phí vận tải

5 DWT Deadweight tonnage Đơn vị đo năng lực vận tải an

toàn của tàu

6 EDI Electronic Data Interchange Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử

7 FIATA International Federation of

Freight Forwarders Associations

Liên đoàn các hiệp hội Giao nhận kho vận Quốc tế

chuyển tới khi giao hàng lên tàu

Commerce

Phòng thương mại quốc tế

10 IMO International Maritime

12 ISPS Code International Ship and Port

Facility Security Code

Bộ luật quốc tế về an ninh tàu và

bến cảng

13 IT Information Technology Hệ thống công nghệ thông tin

Operator

Kinh doanh vận tải đa phương thức

16 TEU Twenty-foot equivalent units Đơn vị đo của hàng hóa được

container hóa tương đương với

Trang 6

một container tiêu chuẩn 20‟

VSICO

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty VSICO 23

Bảng 2.2 Thông tin chi tiết về lô hàng Expandable Polystyrene 32

Bảng 2.3 Đội tàu container của công ty cổ phần hàng hải VSICO 37

Bảng 2.4 Tổng sản lượng hàng hóa giao nhận 38

Bảng 2.5 Giá trị của hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế của Công ty 41

Bảng 2.6 Số lượng hợp đồng công ty đã ký kết trong thời kỳ 2010 -2012 42

Bảng 2.7 Tình hình năng lực vận tải và kho bãi của công ty VSICO năm 2013 43

Bảng 2.8 Tình hình chuyên chở của công ty VSICO giai đoạn 2010-2012 44

Bảng 2.9 Cơ cấu thị trường hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển của công ty 47

Bảng 2.10 Tình hình kinh doanh dịch vụ giao nhận của công ty VSICO 48

Trang 8

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Quan hệ của người giao nhận với các bên liên quan 12

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty VSICO 19

Sơ đồ 2.2 Quy trình giao hàng hóa xuất khẩu 28

Sơ đồ 2.3 Quy trình nhận hàng hoá nhập khẩu 34

Biểu đồ 2.1 Sản lượng giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của VSICO 2010-2013 38

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu sản lượng giao nhận hàng XK và NK của công ty VSICO 39

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực là một trong những xu thế tất yếu mà bất kỳ một quốc gia nào cũng đều hướng tới để góp phần phát triển đất nước của mình Bởi vậy, một trong những con đường đưa đất nước đến với hội nhập kinh tế quốc tế đó chính là ngoại thương, một hoạt động đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, góp phần nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế Nếu ví nền kinh tế như một cỗ máy thì ngành giao nhận vận tải chính là chất dầu để bôi trơn các hoạt động của nền kinh tế diễn ra trôi chảy và suôn sẻ hơn, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển bền vững của quốc gia

Kinh nghiệm cho thấy, những quốc gia có biển là những quốc gia luôn có lợi thế rất lớn trong cuộc cạnh tranh để phát triển kinh tế và hội nhập thế giới Nhờ có bờ biển dài và nằm trong những tuyến vận tải lớn và quan trọng của thế giới nên Việt Nam có nhiều tiềm năng về kinh tế biển, đặc biệt là trong ngành vận tải biển Cùng với đó, Việt Nam đang dần hòa nhập với nền kinh tế toàn cầu thông qua việc tăng cường hợp tác kinh tế - xã hội với các quốc gia khác Điều đó đã mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội tham gia vào các tổ chức Quốc tế như WTO, APEC, ASEAN nhằm khẳng định sự lớn mạnh không ngừng của mình Tất cả những yếu tố trên hứa hẹn Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về thương mại, đó cũng là cơ hội phát triển các hoạt động thuộc lĩnh vực dịch vụ vận tải, giao nhận vận tải và logistics

Nhìn thấy được cơ hội cũng như tiềm năng đầy triển vọng này, ngành vận tải biển Việt Nam phát triển mạnh hơn bao giờ hết, trong đó thì hoạt động giao nhận hàng hóa diễn ra khá là sôi nổi Trước đây thì các hãng tàu giữ vị trí then chốt trong lĩnh vực giao nhận, tuy nhiên bây giờ sự ra đời của các công ty giao nhận (Forwarder) thì các hãng tàu gặp nhiều cản trở, sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty giao nhận với nhau cũng như sự cạnh tranh giữa hãng tàu với các công ty giao nhận

Hãng tàu VSICO với tên gọi là công ty cổ phần hàng hải VSICO với lợi thế trước kia là công ty con của Tập đoàn kinh tế Vinashin, công ty cũng đã gây dựng được thương hiệu và tạo mối quan hệ bạn hàng với các đối tác lớn trong nước cũng như trên trường quốc tế Trước nhu cầu ngoại thương và giao nhận vận tải quốc tế có

xu hướng tăng là cơ hội lớn để cho công ty có thể hoạt động kinh doanh tốt trong lĩnh

Trang 10

vực giao nhận và vận tải biển, tuy nhiên trong lĩnh vực khác cũng như trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa thì khả năng cạnh tranh của công ty chưa cao mà nguyên nhân là

do các yếu tố như con người, quy trình giao nhận hàng, quy trình thủ tục chứng từ Để nâng cao vị trí của công ty, tăng cao khả năng cạnh tranh thì vệc cần thiết nhất là công

ty phải nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng giá trị quy trình giao nhận hàng và quy trình

xử lý chứng từ được thực hiện đồng bộ và hiệu quả nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách

hàng Vì vậy em quyết định nghiên cứu đề tài sau: “NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG HẢI VSICO” Với đề tài này em sẽ làm rõ thực

trạng kinh doanh hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty VSICO trong giai đoạn 2010 - 2013, đánh giá hoạt động kinh doanh đồng thời nghiên cứu các hạn chế vẫn còn tồn tại từ đó đưa ra các gói giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch

vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty trong thời gian tới

2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần hàng hải VSICO

Mục đích nghiên cứu: Tìm ra giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần hàng hải VSICO

3 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container đường biển trong phạm vi công ty cổ phần hàng hải VSICO trong thời gian từ năm

2010 đến 2013 và đề xuất các giải pháp, kiến nghị đến năm 2020

4 Phương pháp nghiên cứu

Bài viết sử dụng phương pháp thống kê số liệu từ các báo cáo, hồ sơ của công

ty trong giai đoạn 2010 – 2013 nhằm tạo nên một hệ thống số liệu để giúp cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá các hoạt động kinh doanh một cách dễ dàng hơn và chính xác hơn

Ngoài ra còn sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh số liệu để phân tích thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển và

so sánh với các đối thủ cạnh tranh Từ đó đưa ra kết luận về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty

Trang 11

Bên cạnh đó bài viết sử dụng phương pháp logic nhằm tạo sự liên kết và đánh giá hoạt động giao nhận theo một trình tự nhất định

5 Kết cấu của khóa luận

Nội dung bài viết gồm 3 chương:

Chương 1 Khái quát về hoạt động xuất nhập khẩu và giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường biển

Chương 2 Thực trạng giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tai công ty cổ phần hàng hải VSICO

Chương 3 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần hàng hải VSICO

Trang 12

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA

XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

1.1 Khái niệm về hoạt động giao nhận

Dịch vụ giao nhận (Freight Forwarding service), theo quy tắc mẫu của FIATA

về dịch vụ giao nhận “là bất cứ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu nhập các chứng từ có liên quan đến hàng hóa”

Theo điều 163, Luật thương mại Việt Nam thì: “Giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, người vận chuyển hoặc của người giao nhận khác”

Như vậy, giao nhận (Forwarding) là tập hợp các nghiệp vụ liên quan đến quá trình vận chuyển nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gởi hàng đến nơi nhận hàng Giao nhận thực chất là tổ chức quá trình chuyên trở và giải quyết các thủ tục liên quan đến quá trình chuyên chở đó

Người kinh doanh dịch vụ giao nhận gọi chung là người giao nhận (Forwarder, Freight Forwarder, Forwarding Agent) Người giao nhận có thể là chủ hàng, chủ tàu, công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ một người nào khác có đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa

Trước đây người giao nhận chỉ làm đại lý (Agent) thực hiện một số công việc

do các nhà xuất nhập khẩu (XNK) ủy thác như xếp dỡ hàng hóa, lưu kho bãi, làm thủ tục giấy tờ, lo liệu vận chuyển nội địa, thủ tục thanh toán tiền hàng Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế và những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật của ngành vận tải mà dịch vụ giao nhận ngày càng được mở rộng hơn Ngày nay người giao nhận đóng một vai trò quan trọng trong thương mại và vận tải quốc tế Người giao nhận không chỉ làm các thủ tục hải quan, thuê tàu mà còn cung cấp dịch vụ trọn gói về toàn

bộ quá trình vận tải và phân phối hàng hóa Ở nhiều nước khác nhau, người giao nhận được gọi theo những tên khác nhau như: Đại lý hải quan (Customs House Agent), Mô giới hải quan (Customs broker), Đại lý thanh toán (Clearing Agent), Đại lý gửi hàng

Trang 13

và giao nhận (Shipping and Forwarding Agent), người chuyên chở chính

1.2 Phân loại và điều kiện kinh doanh dịch vụ giao nhận

1.2.1 Phân loại dịch vụ giao nhận

Hiện nay có rất nhiều loại hình dịch vụ giao nhận, xét trên từng khía cạnh và từng tiêu chí thì sẽ có những loại dịch vụ giao nhận nhất định:

- Khi căn cứ vào phạm vi hoạt động thì có:

+ Giao nhận quốc tế: hoạt động giao nhận phục vụ chuyên chở hàng hóa quốc

tế

+ Giao nhận nội địa: hoạt động giao nhận chuyên chở hàng hóa trong nước

- Khi căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh sẽ có:

+ Giao nhận thuần túy: hoạt động giao nhận chỉ bao gồm thuần túy việc gởi

hàng đi hoặc hàng đến

+ Giao nhận tổng hợp: hoạt động giao nhận ngoài giao nhận thuần túy còn bao

gồm cả xếp dỡ, bảo quản hàng hóa, vận chuyển đường ngắn, hoạt động kho bãi

- Khi căn cứ vào phương thức vận tải sẽ có:

+ Giao nhận hàng chuyên chở bằng đường biển, đường sông

+ Giao nhận hàng chuyên chở bằng đường sắt, đường bộ

+ Giao nhận hàng chuyên chở bằng đường hàng không

+ Giao nhận hàng chuyên chở đa phương thức

- Khi căn cứ vào tính chất giao nhận sẽ có:

+ Giao nhận riêng: hoạt động giao nhận do người xuất khẩu tự tổ chức không

sử dụng dịch vụ của người giao nhận

+ Giao nhận chuyên nghiệp: hoạt động giao nhận của các tổ chức, công ty

chuyên kinh doanh giao nhận theo sự ủy thác của khách hàng

1.2.2 Điều kiện kinh doanh dịch vụ giao nhận

FIATA (Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận) đã thảo ra một bản mẫu điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn (Standard trading conditions) để các nước tham khảo xây dựng “Điều kiện kinh doanh cho ngành giao nhận” của mình

Nội dung của bản “Điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn” gồm:

- Phần điều kiện chung

- Phần công ty đóng vai trò đại lý

- Phần công ty đóng vai trò bên chính

Trang 14

Từ các quy định tiêu chuẩn chung của FIATA, một số nước đã thông qua điều kiện kinh doanh chuẩn nói chung để giải thích rõ ràng các nghĩa vụ theo hợp đồng của người giao nhận đối với khách hàng, quyền hạn và trách nhiệm bảo vệ chính mình của người giao nhận

Những điều kiện này hình thành phù hợp với tập quán thương mại hay thể chế pháp lý hiện hành ở từng nước Ở những nước chưa có điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn thì hợp đồng giữa người giao nhận và khách hàng quy định quyền hạn, nhiệm

vụ và trách nhiệm của mỗi bên

Nhiều hiệp hội coi “Điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn” là một trong những phương tiện chủ yếu nhằm duy trì và nâng cao tiêu chuẩn nghề nghiệp của ngành giao nhận và đã thông qua “Điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn” cho hội viên của mình, làm căn cứ ký hợp đồng hoặc đính kèm với hợp đồng ký với khách hàng

Mặc dù điều kiện kinh doanh của từng nước có khác nhau nhưng người giao nhận phải:

- Người giao nhận phải thực hiện ủy thác với sự chăm lo cần thiết nhằm bảo vệ lợi ích của khách hàng

- Người giao nhận điều hành và lo liệu vận chuyển hàng hóa được uỷ thác theo chỉ dẫn của khách hàng và với cách thức thích hợp cho khách hàng

- Người giao nhận không đảm bảo hàng đến vào một ngày nhất định, có quyền tự

do lựa chọn người ký hợp đồng phụ và tự mình quyết định sử dụng những phương tiện vận tải, tuyến đường vận tải thông thường, có quyền cầm giữ, lưu giữ hàng hóa để đảm bảo những khoản nợ của khách hàng

- Người giao nhận chỉ chịu trách nhiệm về lỗi lầm của bản thân mình và người làm công cho mình, không chịu trách nhiệm về sai sót của bên thức ba, miễn là

đã tỏ ra cần mẫn thích đáng trong việc lựa chọn bên thứ ba

1.3 Vai trò của người giao nhận trong thương mại quốc tế

Ngày nay do sự phát triển của vận tải Container, vận tải đa phương thức, người giao nhận không chỉ lầm đại lý, người nhận ủy thác mà còn cung cấp dịch vụ vận tải

và đóng vai trò như một bên chính (Principal) - người chuyên chở (Carrier)

Người Giao nhận đã làm các chức năng và công việc của những người sau:

1.3.1 Môi giới hải quan

Thuở ban đầu, người giao nhận chỉ hoạt động trong nước Nhiệm vụ của người

Trang 15

giao nhận lúc bấy giờ làm thủ tục Hải quan đối với hàng nhập khẩu như một môi giới hải quan Sau đó người giao nhận mở rộng hoạt động phục vụ cả hàng xuất khẩu và dành trở hàng trong vận tải quốc tế hoặc lưu cước với các hãng tàu tùy theo sự uỷ thác của người xuất khẩu và tùy thuộc vào hợp đồng mua bán Trên cơ sở được nhà nước cho phép, người giao nhận thay mặt cho người xuất khẩu, nhập khẩu để khai báo và làm thủ tục hải quan như một môi giới hải quan

Theo tập quán xuất khẩu theo điều kiện FOB thì chức năng của người giao nhận được gọi là “FOB người giao nhận” (FOB Freight Forwarding) Ở các nước như Pháp,

Mỹ hoạt động của người giao nhận yêu cầu phải có giấy phép làm mô giới hải quan

1.3.2 Đại lý

Trước đây, người giao nhận không đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở Người giao nhận chỉ hoạt động như một cầu nối giữa người gửi hàng và người chuyên chở hoặc như là một đại lý của người chuyên chở hay của người gửi hàng Người giao nhận ủy thác từ chủ hàng hoặc từ người chuyên chở để thực hiện các công việc khác nhau như giao nhận hàng, lập chứng từ, làm thủ tục hải quan trên cơ sở của hợp đồng ủy thác

1.3.3 Người gom hàng

Ở châu Âu, từ lâu người giao nhận đã cung cấp dịch vụ gom hàng để phục vụ cho vận tải đường sắt Đặc biệt trong vận tải hàng hóa bằng contaianer, dịch vụ gom hàng là không thể thiếu được nhằm biến hàng lẻ (LCL) thành hàng nguyên (FCL) để tận dụng sức chở, sức chứa của container và giảm cước phí vận chuyển Khi là người gom hàng, người giao nhận có thể đóng vai trò là người vận tải hoặc chỉ là đại lý

1.3.4 Người chuyên chở

Ngày nay trong nhiều trường hợp người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở, tức là người giao nhận trực tiếp ký kết hợp đồng vận chuyển với chủ hàng và chịu trách nhiệm chuyên chở hàng hóa từ một nơi này đến một nơi khác

Người giao nhận đóng vai trò là người thầu chuyên chở theo hợp đồng (Contracting Carrier), nếu người giao nhận ký hợp đồng mà không trực tiếp chuyên chở Nếu người giao nhận trực tiếp chuyên chở thì anh ta là người chuyên chở thực tế (Performing Carrier)

1.3.5 Lưu kho hàng hóa, lo liệu chuyển tải và gửi tiếp hàng hóa

Trong trường hợp phải lưu kho hàng hóa trước khi xuất hoặc sau khi nhập khẩu,

Trang 16

người giao nhận sẽ lo liệu việc đó bằng phương tiện của mình hoặc thuê của một người khác và phân phối hàng nếu cần

Khi hàng hóa phải chuyển tải hoặc quá cảnh qua nước thứ ba, người giao nhận

sẽ lo liệu thủ tục quá cảnh hoặc tổ chức chuyển tải hàng hóa từ phương tiện vận tải này sang phương tiện vận tải khác, hoặc giao ngay đến tay người nhận

1.3.6 Người kinh doanh vận tải đa phương thức

Trong trường hợp người giao nhận cung cấp dịch vụ đi suốt hay còn gọi là dịch

vụ từ cửa đến cửa thì người giao nhạn đóng vai trò là người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO) MTO cũng là người chuyên chở và chịu trách nhiệm đối với hàng hoá trước chủ hàng

Người giao nhận còn được gọi là “kiến trúc sư của vận tải” (Architect of Transport), vì người giao nhận có khả năng tổ chức quá trình vận tải một cách tốt nhất

và tiết kiệm nhất

1.4 Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận hàng hóa

1.4.1 Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận hàng hóa

Theo điều 167 Luật thương mại quy định người giao nhận có những quyền và nghĩa vụ sau:

 Người giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác

 Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng

 Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì có thể thực hiện khác chỉ dẫn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng

 Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thực hiện được chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo cho khách hàng để xin chỉ dẫn them

 Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồng không thỏa thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng

1.4.2 Trách nhiệm của người giao nhận hàng hóa

a Khi là đại lý của chủ hàng

Tùy theo chức năng của người giao nhận, người giao nhận phải chịu trách nhiệm phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và phải chịu trách nhiệm về:

 Giao hàng không đúng chỉ dẫn

Trang 17

 Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hóa mặc dù đã có hướng dẫn

 Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan

 Chở hàng đến sai nơi quy định

 Giao hàng cho người không phải là người nhận

 Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng

 Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế

 Những thiệt hại về tài sản và người của người thứ ba mà anh ta gây nên

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần chú ý người giao nhận không chịu trách nhiệm về hành vi lỗi lầm của người thứ ba như người chuyên chở hoặc người giao nhận khác nếu anh ta chứng minh được là lựa chọn cần thiết

Khi làm đại lý người giao nhận phải tuân thủ “điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn” của mình

b Khi là người chuyên chở

Khi là một người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trò là một nhà thầu độc lập, nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu Anh ta phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người chuyên chở, của người giao nhận khác mà anh ta thuê để thực hiện hợp đồng vận tải như thể là hành vi thiếu sót của mình Quyền lợi và nghĩa vụ và trách nhiệm của anh ta như thế nào là do luật lệ của các phương thức vận tải quy định Người chuyên chở thu ở khách hàng khoản tiền theo giá cả của dịch vụ mà anh ta cung cấp chứ không phải tiền hoa hồng

Người giao nhận đóng vai trò người chuyên chở không chỉ trong trường hợp anh ta tự vận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện vận tải của chính mình (pefoming carier) mà còn trong trường hợp anh ta, bằng việc phát hành chứng từ vận tải của mình hay cách khác, cam kết đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở (người thầu chuyên chở - contracting carier) Khi người giao nhận cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải như đóng gói, lưu kho, bốc xếp hay phân phối thì người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm như một người chuyên chở nếu người giao nhận đã cam kết một cách rõ ràng hay ngụ ý là họ có trách nhiệm như một người chuyên chở

Khi đóng vai trò là người chuyên chở thì các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn thường không áp dụng mà áp dụng các công ước quốc tế hoặc các quy tắc do Phòng thương mại quốc tế (ICC) ban hành như “Những quy tắc thống nhất của ICC về một chứng từ thống nhất trong vận tải liên hợp”

Trang 18

Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về những mất mát, hư hỏng cảu hàng hóa phát sinh từ những trường hợp sau đây:

- Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng ủy thác

- Khách hàng đóng gói và ghi mã hiệu không phù hợp

- Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hóa

- Do chiến tranh, đình công

Trong thực tế người giao nhận trách nhiệm chặt chẽ đó bằng cách quy định trong điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn rằng anh ta không phải là người “chuyên chở công cộng”

1.5 Lợi ích của nghiệp vụ giao nhận

Hiện nay thì hoạt động thương mại càng ngày càng phát triển, trong đó hàng hóa xuất nhập khẩu chiếm đến 80% trong tổng sản lượng hàng thương mại Hoạt động giao nhận ra đời đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho cả nền kinh tế nói chung và cho các tổ chức, công ty tư nhân nói riêng

Thứ nhất, giảm được đội ngũ nhân sự, giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm thời gian

trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa

Thứ hai, đảm bảo giao hàng đúng thời gian quy định trong hợp đồng và trong

thư tín dụng, giúp người chuyên chở đẩy nhanh tốc độ quay vòng của phương tiện vận tải tận dụng tối đa hiệu quả sử dụng của các phương tiện vận tải

Thứ ba, nếu hàng phải chuyển qua một nước thứ ba, người giao nhận đảm

nhiệm việc gửi hàng tiếp từ tàu thứ nhất lên tàu thứ hai để đi đến cảng cuối cùng mà

Trang 19

người xuất khẩu không cần có người đại diện tại nước thứ ba thu xếp việc trên nên đỡ tốn chi phí

Thứ tư, giảm chi phí lưu container và lưu bãi cho nhà nhập khẩu

1.6 Quan hệ của người giao nhận với các bên liên quan trong hoạt động giao

nhận hàng hóa

1.6.1 Chính phủ và các nhà đương cục khác

Trong lĩnh vực cơ quan, công sở, người giao nhận phải giao dịch với các cơ quan sau:

- Cơ quan Hải quan để làm thủ tục khai báo hải quan

- Cơ quan Cảng để làm thủ tục thông cảng

- Ngân hàng Trung ương để được phép kết hối, ngoài ra Ngân hàng là đơn vị đứng ra bảo lãnh sẽ trả tiền cho người xuất khẩu và thực hiện thanh toán tiền hàng cho người xuất khẩu

- Bộ y tế, Bộ khoa học công nghệ và môi trường, Bộ văn hóa thông tin để xin giấy phép (nếu cần tùy theo từng mặt hàng)

- Cơ quan Lãnh sự để xin giấy chứng nhận xuất xứ

- Cơ quan kiểm soát xuất nhập khẩu

- Cơ quan cấp giấy vận tải

1.6.2 Các bên tư nhân

Người giao nhận phải giao dịch với với các bên tư nhân như:

- Người chuyên chở hay các đại lý khác như:

+ Chủ tàu

+ Người kinh doanh vận tải đường bộ, đường sắt, hàng không là các công ty vận tải vận chuyển hàng và sắp xếp thực hiện giao nhận cùng với chủ hàng hay người giao nhận

+ Người kinh doanh vận tải thủy về mặt sắp xếp lịch trình và vận chuyển, lưu cước là các công ty đại lý tàu biển là người thay mặt cho người vận chuyển thực hiện các thủ tục, chứng từ liên quan đến giao nhận và vận tải hàng hóa

- Các ga, cảng chịu trách nhiệm giao nhận hàng hóa, lưu kho bãi, xếp dỡ, cấp giấy ra vào

- Các công ty bảo hiểm là người bảo hiểm cho hàng hóa, cấp giấy chứng nhận

Trang 20

bảo hiểm và chịu trách nhiệm bồi thường cho hàng hóa nếu xảy ra rủi ro

- Các công ty giám định được uỷ thác và cấp giấy biên bản giám định, thực hiện đóng gói bao bì hàng hóa

- Ngân hàng thương mại để thực hiện tín dụng chứng từ: các ngân hàng đóng vai trò là trung gian thanh toán tiền và thực hiện bảo lãnh

Dưới đây là sơ đồ mối quan hệ của các bên liên quan tới hoạt động giao nhận

hàng hóa xuất nhập khẩu

Nguồn: Tổng hợp từ hồ sơ công ty VSICO năm 2013

Sơ đồ 1.1 Quan hệ của người giao nhận với các bên liên quan

Chính phủ và các nhà đương cục khác

Kiểm soát XNK, giám sát ngoại hối, vận tải, cấp giấy phép y tế, cơ quan

lãnh sự

NGƯỜI GIAO NHẬN

-Tổ chức đóng gói, làm hàng

- Đại lý

- Ngân hàng

Người bảo hiểm trách nhiệm

Trang 21

1.7 Các tổ chức giao nhận trên thế giới và ở Việt Nam

1.7.1 Các tổ chức, cơ quan giao nhận trên thế giới

1.7.1.1 Quá trình phát triển của các cơ quan giao nhận quốc tế

Ngay từ những năm 1522, hãng giao nhận đầu tiên trên thế giới đã xuất hiện ở Badiley (Thụy Sĩ), với tên gọi là E.Vasnai Hãng này kinh doanh cả vận tải lẫn giao nhận và thu phí rất cao, khoảng 1/3 giá trị hàng hóa

Cùng với sự phát triển của vận tải và buôn bán quốc tế, giao nhận được tách rời

ra khỏi vận tải và buôn bán, dần dần trở thành một ngành kinh doanh độc lập Đặc điểm chính của tổ chức giao nhận thời kỳ này là:

- Hầu hết là các tổ chức (hãng, công ty) tư nhân

- Đa số các hãng kinh doanh giao nhận tổng hợp

- Các hãng thường kết hợp giao nhận theo khu vực địa lý hay mặt hàng

7.1.1.2 Liên đoàn quốc tế các hiệp hội gao nhận FIATA:

Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận thành lập năm 1926 là một tổ chức giao nhận vận tải lớn nhất trên thế giới FIATA là một tổ chức phi chính trị, tự nguyện,

là đại diện của 35 000 công ty giao nhận ở 130 quốc gia trên thế giới Thành viên của FIATA là các hội viên chính thức (Ordinnary Members) và hội viên hợp tác (Associated members) Hội viên chính thức là Liên đoàn giao nhận các nước, còn hội viên hợp tác là các công ty giao nhận riêng lẻ

a FIATA được thừa nhận của các cơ quan quốc tế lớn:

- Sự thừa nhận của Liên hiệp quốc như:

+ Hội đồng kinh tế - xã hội LHQ (ECOSOC)

+ Hội nghị của Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD)

+ Ủy ban Châu Âu của Liên hiệp quốc (ECE) và ESCAP

- Sự thừa nhận của các tổ chức liên đoàn liên quan đến buôn bán và vận tải như: + Phòng thương mại quốc tế

+ Hiệp hội vận chuyển hàng không quốc tế (IATA)

Trang 22

+ Các tổ chức của người chuyên chở và chủ hàng thừa nhận

b Mục tiêu chính của FIATA:

- Bảo vệ và tăng cường lợi ích của người giao nhận trên phạm vi quốc tế

- Nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận, liên kết nghề nghiệp, tuyên truyền dịch

c Phạm vi hoạt động của FIATA:

FIATA hoạt động rộng trên toàn thế giới, thông qua các hoạt động của các tiểu ban như:

- Tiểu ban về các quan hệ xã hội

- Tiểu ban nghiên cứu về kỹ thuật vận chuyển đường bộ, đường sắt đường hàng không

- Ủy ban về vận tải và vận tải đa phương thức

- Tiểu ban luật pháp, chứng từ bảo hiểm

- Tiểu ban về đào tạo nghề nghiệp

- Ủy ban về đơn giản hóa thủ tục mua bán

- Tiểu ban về Hải quan

Hiện nay, một số công ty giao nhận và một số hãng tàu đã trở thành thành viên chính thức hoặc công tác viên của FIATA

7.1.2 Các công ty giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu ở Việt Nam

Những năm 1960, các tổ chức giao nhận quốc tế ở Việt Nam mang tính chất phân tán Các đơn vị xuất nhập khẩu tổ chức chuyên chở hàng hóa của mình, vì vậy, các Công ty xuất nhập khẩu đã thành lập riêng phòng kho vận, chi nhánh XNK, trạm giao nhận ở các cảng, ga liên vận đường sắt

Để tập trung đầu mối quản lý chuyên môn hóa khâu vận tải giao nhận, năm

1970 Bộ Ngoại thương (nay là Bộ thương mại) đã thành lập 2 tổ chức giao nhận:

- Cục kho vận kiêm Tổng công ty giao nhận ngoại thương trụ sở tại Hải phòng

- Công ty giao nhận đường bộ, trụ sở tại Hà Nội

Trang 23

Năm 1976, Bộ thương mại đã sát nhập hai tổ chức trên thành lập một công ty thống nhất là Tổng công ty giao nhận kho vận Ngoại thương (Vietrans) Trong thời kỳ bao cấp Vietrans là cơ quan duy nhất được phép giao nhận hàng hóa XNK trên cơ sở

ủy thác của các đơn vị XNK

Những năm gần đây, nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có

sự điều tiết của Nhà nước, dịch vụ giao nhận hàng hóa không còn do Vietrans độc quyền nữa mà do nhiều cơ quan, công ty khác tham gia, trong đó nhiều chủ hàng ngoại thương tự đảm nhiệm công tác giao nhận

Do sự phát triển mạnh mẽ của thị trường Việt Nam, để bảo vệ quyền lợi của các nhà giao nhận, Hiệp hội giao nhận kho vận Ngoại thương Việt Nam (VIFAS) đã được thành lập năm 1994 và đã trở thành thành viên chính thức của FIATA trong năm đó Ngoài ra đến đầu năm 1998 đã có thêm 13 công ty giao nhận vận tải của Việt Nam được công nhận là thành viên chính thức của FIATA:

+ Mekong cargo freight Co.Ltd + Northern freifht Company + Sài gòn ship chandler corp (Saigon shichanco) + Transimex

+ Sotrans + Tienphong trader and transporting service + Vinatrans

Ngoài ra hiện nay trên toàn lãnh thổ Việt Nam còn có khoảng 160 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực giao nhận vận tải thuộc đủ các thành phần kinh tế: nhà nước, tư nhân, cổ phần, liên doanh

Năm 2009, hãng tàu VSICO chính thức là thành viên chính thức của FIATA

Như vậy, ngành vận tải biển trên thế giới cũng như tại Việt Nam ngày càng phát triển do hoạt động ngoại thương phát triển sôi động nên nhu cầu vận tải ngày càng lớn Vì vậy mà vai trò của người giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu lại càng được khẳng định hơn nữa

Trang 24

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

HÀNG HẢI VSICO

2.1 Tổng quan về công ty cổ phần hàng hải VSICO

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

2.1.1.1 Lịch sử hình thành công ty cổ phần hàng hải VSICO

Trên cơ sở nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu và rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu, nhu cầu dịch vụ vận chuyển hàng hoá đa phương thức ngày càng tăng, hơn nữa chiến lược phát triển ngành công nghiệp đóng tàu của Tập đoàn VINASHIN là phát triển đội tàu vận tải container Ngày 01 tháng 04 năm 2007, Ban Lãnh Đạo Tập Đoàn VINASHIN ký Quyết định số 1015/CNT-TCCB-LĐ ngày 01 tháng 04 năm 2007 thành lập Công ty CP Hàng Hải và Đầu tư công nghiệp VINASHIN với tên giao dịch quốc tế là VINASHIN SHIPPING AND INDUSTRIAL INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY, tên giao dịch viết tắt là VSICO., JSC - tiền thân là Công ty Cổ phần vận tải Biển Đông Phía Bắc VINASHIN (Chi nhánh Hà Nội), tên giao dịch là BICONORTH Hà Nội, với bề dày kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hoá bằng container hơn 3 năm (từ đầu năm 2004 đến năm 2007) Các cổ đông chiến lược sáng lập bao gồm người đại diện thuộc Ban Lãnh Đạo VINASHIN được Tập đoàn uỷ quyền góp 51% cổ phần và các cá nhân giữ các vị trí quan trọng trong các công ty cũng hoạt động trong ngành vận tải biển, cũng như vận tải đa phương thức (VINAFCO, BIỂN ĐÔNG, ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM…), có trình độ cao và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vận tải

Tập đoàn Vinashin là được thành lập trên cơ sở cải cách, tổ chức lại Tổng công

ty tàu thủy Việt Nam (SBIC – 1996)

Ngày 15 tháng 5 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 103/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn kinh tế, đa

sở hữu, trong đó sở hữu Nhà nước chi phối, trên cơ sở sắp xếp tổ chức lại Tổng Công

ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin), theo đó quyết định số TTg được ký kết về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Theo Quyết định này, Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam

Trang 25

104/2006/QĐ-được thành lập, đánh dấu tập đoàn kinh tế Vinashin chính thức ra đời

Ngày 18/11/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2108/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam

Thực hiện theo Quyết định số 2108/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam thì cơ cấu lại Công ty Cổ phần Hàng hải và đầu tư công nghiêp Vinashin (VSICO), công ty không còn là công ty con của Tập đoàn Vinashin mà trở thành một hãng tàu riêng biệt Hãng tàu VSICO thuộc Hiệp hội tàu thủy Việt Nam Ngày 20/01/2011, Hãng tàu VSICO đi vào hoạt động và giao dịch dưới tên gọi là Công ty cổ phần hàng hải VSICO

2.1.1.2 Quá trình phát triển của công ty VSICO

Tháng 3 năm 2007, khi tiếp quản công ty tiền thân BICONORH thì chỉ với 22 cán bộ nhân viên nhưng đến nay, qua sự tuyển dụng chặt chẽ và đào tạo chất lượng thì hiện nay con số nhân viên lên tới 230 người, trong đó có tới 130 nhân viên văn phòng

và 100 cán bộ thuyền viên

Về hệ thống kinh doanh thì chỉ đơn thuần về dịch vụ xuất nhập khẩu container đường biển, nhưng hiện nay Công ty cổ phần Hàng hải VSICO không những phát triển hình thức kinh doanh này mà còn mở rộng sang khai thác tàu biển, hoạt động vận tải

bộ công nhân viên, đội tàu tăng lên 3 chiếc, tổng tải trọng là 24.000 tấn, tổng dung tích vận chuyển 1.550 teus mở rộng kinh doanh khai thác trên 3 tuyến: Việt Nam – Thái Lan, Thái Lan – Hồng Kông, Hồng Kông - Việt Nam

2.1.2 Chức năng và lĩnh vực hoạt động

2.1.2.1 Chức năng hoạt động của công ty

Từ khi thành lập đến nay công ty đã và đang hoạt động rất hiệu quả với các chức năng riêng biệt:

Trang 26

Thứ nhất, thực hiện giao nhận hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Thứ hai, cung cấp dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu

Thứ ba, cung cấp dịch vụ cho thuê tàu hoặc cho thuê chỗ trên tàu

Thứ tư, cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức (đường biển, đường bộ, đường hàng không, đường sắt)

Thứ năm, cung cấp dịch vụ đại lý (đại lý tàu, bốc xếp, vận tải hàng hóa, đại lý phân phối hàng hóa) cho các hãng tàu nước ngoài

Nhìn chung tổng hợp các chức năng trên, thì công ty hoạt động như một người

chuyên chở trong hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

2.1.2.2 Lĩnh vực hoạt động của công ty

Từ khi thành lập tới nay với tôn chỉ hoạt động kinh doanh: “Tận tâm, Tin cậy, Chất lượng” công ty VSICO đã nhanh chóng trở thành một trong những đối tác tin cậy không những trong nước mà có tầm ảnh hưởng ra ngoài quốc tế về lĩnh vực vận tải và logistics Công ty đã rất thành công trong việc khai thác và cung cấp các dịch vụ vận

tải biển Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty:

- Kinh doanh và khai thác tàu biển trong nước và quốc tế

- Cung cấp dịch vụ đại lý tàu biển

- Kinh doanh dịch vụ vận tải, bốc xếp và giao nhận hàng hoá trong nước và quốc

tế

- Kinh doanh vận tải đa phương thức (đường bộ, đường biển, đường sắt)

- Kinh doanh mua bán, đại lý phân phối các mặt hàng phân đạm, hóa chất (trừ những mặt hàng nhà nước cấm)

- Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị cơ khí, phụ tùng, phụ kiện tàu tủy và các loiaj hàng hóa liên quan đến ngành công nghiệp tàu thủy

Dịch vụ vận tải container là phương thức vận tải tiên tiến, an toàn và hiệu quả nhất trong các phương thưc vận tải và phương thức này cũng đang dần trở thành phương thức vận tải các doanh nghiệp trong nước tin dùng VSICO đã lựa chọn lĩnh vực kinh doanh chính là dịch vụ vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng continer đường biển

2.1.3 Cơ cấu tổ chức hoạt động

Cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty VSICO năm 2013 xem sơ đồ 2.1 dưới đây:

Trang 27

Nguồn: Hồ sơ công ty cổ phần hàng hải VSICO năm 2013

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức hoạt động của Công ty VSICO năm 2013

Hội đồng cổ đông Ban giám đốc

Ban điều hành

Thanh tra sở (Ban giám sát)

nghiệp vụ

Chi nhánh và VP đại diện

Đội tàu

CN

Hồ Chí Minh

CN Hải Phòng

VSICO PIONEER VSICO PROMOTE VSICO PRUDENT

Phòng nhân

sự và hành chính

Phòng tài chính

và kế toán

Phòng quản

lý tàu

TT VSICO

container lines

TT VSICO Logistic Phòng Chính sách

Bộ phận bán hàng

Bộ phận quản

lý vận tải biển

Phòng hoạt động

Phòng marketing

Phòng thiết bị

Bộ phận thống

Phòng

kế hoạch kinh doanh

Trang 28

2.1.3.1 Khối phòng ban nghiệp

Khối phòn ban nghiệp vụ gồm 4 phòng và 36 cán bộ chia đều mỗi phòng:

- Phòng Quản lý tàu: Quản lý và khai thác kỹ thuật đội tàu

- Phòng Kế hoạch kinh doanh: Lập kế hoạch kinh doanh cho toàn bộ công ty

- Phòng Hành chính nhân sự: Quản lý về nhân sự, các thủ tục hành chính

- Phòng Tài Chính Kế toán: Quản lý và cân đối tài chính

2.1.3.2 Khối đơn vị trực thuộc

Khối đơn vị trực thuộc gồm hai trung tâm nghiệp vụ chuyên trách về kinh doanh khai thác dịch vụ, gồm 46 cán bộ công nhân viên

- Trung tâm VSICO container line: Kinh doanh dịch vụ vận chuyển từ cảng đến cảng (CY-CY), tuyến nội địa và quốc tế (22 cán bộ công nhân viên hoạt động giải đều tại văn phòng chính và các chi nhánh)

- Trung tâm VSICO Logistics - vận tải đa phương thức: kinh doanh dịch vụ vận tải container đa phương thức, từ kho đến kho (door to door) (24 cán bộ công nhân viên hoạt động giải đều tại văn phòng chính và các chi nhánh)

2.1.3.3 Khối đại lý tàu, đại lý hàng

Khối đại lý tàu, đại lý hàng gồm 2 công ty thành viên với nhân lực tổng cộng 34 người:

- Công ty TNHH liên vận quốc tế SA: làm đại lý hàng cho VSICO trên tuyến quốc tế Việt Nam- Thailand; Thailand-Hongkong; Hongkong –Thailand (gồm 16cán

bộ công nhân viên làm việc tại Vietnam, Thailand và Hongkong)

- Công ty TNHH Sea Star Logistics (Thailand): làm đại lý tàu cho Vsico trên tuyến quốc tế Thailand - Vietnam; Thailand - Hongkong; Hongkong – Thailand (18 cán bộ công nhân viên làm việc tại Thailand và Hongkong)

2.1.3.4 Các chi nhánh và văn phòng đại diện

- Chi nhánh Công ty tại TP Hồ Chí Minh

- Chi nhánh Công ty tại Hải Phòng

- Chi nhánh Công ty tại Bangkok, Thailand

- Chi nhánh Công ty tại Laemchabang, Thailand

2.1.3.5 Đội tàu

Khối đội tàu gồm 69 sỹ quan chỉ huy và thuyền viên được chia đều trên 3 tàu:

- Tàu VSICO PIONEER

Trang 29

- Tàu VSICO PROMOTE

- Tàu VSICO PRUDENT

Thời gian mới hoạt động, ban lãnh đạo Công ty gặp không ít khó khăn trong hoạt động kinh doanh, do Công ty mới thành lập và chưa có sự phối hợp hài hoà giữa các bộ phận và các thành viên trong Công ty, và đặc biệt còn hạn chế rất nhiều về nguồn vốn do đó gặp thất bại, lợi nhuận thu về chưa cao và thiếu sự linh hoạt trong nhìn nhận đánh giá thị trường

Tuy nhiên, nhờ có sự tuyển dụng và lựa chọn đúng đắn ngay từ đầu để sở hữu một lực lượng nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế, bằng sự năng động, sức trẻ

và khả năng sẵn có cùng với sự dìu dắt của ban lãnh đạo công ty, VSICO với môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại đã thực sự trở thành một công ty có triển vọng từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị trường nội địa cũng như quốc tế

Đến tháng 12/2013, tổng số cán bộ nhân viên, thuyền viên là 230 người, trong

đó có 130 cán bộ quản lý khối văn phòng, 31 cán bộ giao nhận, làm thủ tục hải quan

và 69 thuyền viên sỹ quan khối tàu, 86% cán bộ chuyên viên của công ty tốt nghiệp đại học, trên 10 cán bộ có bằng thạc sỹ chuyên ngành hàng hải được đào trong nước và

nước ngoài với trình độ chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

2.1.4.1 Những thành công đạt được

Tính đến nay công ty đã đưa vào khai thác 3 tàu container: Tàu Pioneer, Promote, Prudent tổng tải trọng hơn 25.000 tấn, trung bình tốc độ chuyên chở là 2200 TEUs/week

Là công ty mới nhưng đã gây dựng được thương hiệu của chính mình do biết khai thác tốt lợi thế khi là công ty con của tập đoàn Vinashin, tận dụng tốt danh tiếng của Tập đoàn, dần thâm nhập và thiết lập mối quan hệ tốt với khách hàng ở Châu Á một cách thuận lợi Như vậy công ty đã tạo được thương hiệu của mình ở khu vực Châu Á và hướng tới mở rộng ra các khu vực khác như EU

Hiện nay, công ty đã và đang khai thác thành công tuyến vận tải Việt Nam – Thái Lan, Thái Lan – Hồng Kông, Hồng Kông – Việt Nam

Khách hàng ngày càng đa dạng có cả cơ sở sản xuất kinh doanh, có cả forwader (các công ty giao nhận) cả các đơn vị làm thương mại, hiện có mối quan hệ khách

Trang 30

hàng với các tập đoàn lớn như Toyota Việt Nam, Honda Việt Nam, Ford Việt Nam, Panasonic, Toshiba, Unilever đặc biệt các nhà sản xuất thủy tinh trong nước như: Kala Glass, Bình Dương Glass, Việt Hưng Glass

Doanh thu tăng qua các năm, tuy nhiên năm 2012, 2013 thì tốc độ tăng chậm và

có chiều hướng giảm nhẹ do ảnh hưởng của thời kỳ kinh tế suy thoái

Trong các lĩnh vực hoạt động cũng đạt được những thành công nhất định:

Thứ nhất, trong lĩnh vực khai thác và kinh doanh tàu biển cũng như vận tải

hàng hóa theo mô hình đa phương thức đã đạt hiệu quả cao

- Các cán bộ nhân viên cũng như thuyền viên trong công ty làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, không ngại thời gian, giờ giấc, thường xuyên bám sát tàu, chủ hàng

và các cảng nơi đến, kịp thời xử lý các tình huống phát sinh, đảm bảo sản xuất các tàu luôn được thông suốt, không bị gián đoạn

- Công tác pháp chế đã duy trì tốt quản lý an toàn và an ninh tàu theo ISM Code (luật quốc tế về tiêu chuẩn quản lý an toàn, khai thác và ngân ngừa ô nhiễm môi trường), ISPS Code (luật quốc tế về an ninh tàu và bến cảng) theo đúng quy định

Thứ hai, trong lĩnh vực đại lý tàu, các cán bộ nhân viên đã thực hiện đầy đủ các

trình tự và các công việc của một đại lý, vừa tạo được sự chuyên nghiệp vừa tạo được

sự uy tín của khách hàng

Thứ ba, với năng lực vận tải về tàu, xe tải cũng như khả năng kho bãi, vận

chuyển công ty đã áp dụng hình thức vận tải đa phương thức, trong đó vận tải đường biển bằng container là hoạt động chủ yếu của công ty, doanh thu từ khai thác container luôn đạt 55% trở lên

Hơn nữa trong hoạt động xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị cơ khí, phụ tùng phụ kiện tàu thủy và các hàng hóa liên quan công ty là đối tác tin cậy của Tổng công ty tàu thủy Việt Nam và một số công ty đóng tàu khác

2.1.4.2 Kết quả thực hiện nhiệm vụ và các chỉ tiêu

Những năm gần đây, nền kinh tế thế giới có sự phục hồi và tăng trưởng dưới mức kỳ vọng, các trung tâm kinh tế lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật, Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi như Brazil, Ấn Độ dần phục hồi Bên cạnh đó, tình hình chính trị vẫn diễn biến phức tạp nổi cộm là cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Bắc Triều Tiên và Iran đẩy mối quan hệ hai nước và các quốc gia khác vào tình trạng căng thẳng Trung Quốc liên tục có những động thái gia tăng sức ép với các quốc gia láng giềng về

Trang 31

đường biên giới trên biển đảo bao gồm khu vực Biển Đông với các nước ASEAN và tranh chấp biển đảo với Nhật Bản Khủng hoảng chính trị ở các quốc gia Bắc Phi vẫn không được giải quyết hay tình hình cướp biển ở Đông Phi vẫn phức tạp Những sự kiện trên làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành vận tải biển

Trong lĩnh vực vận tải biển lượng cung tàu vẫn tăng cao dẫn đến tình trạng thừa cung, công ty đã rất nỗ lực trong công tác khai thác tàu, giảm tối đa các chi phí, tận dụng mọi nguồn lực để duy trì ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng kết quả

đã không cân đối được thu chi Kết quả kinh doanh của Công ty không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, xem bảng 2.1 dưới đây:

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty VSICO

Lợi nhuận sau thuế 441,562 620,367 530,627

Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính 2013, Phòng Tài chính - kế toán

Nền kinh tế khó khăn chung, giá cước giảm mạnh nhưng sang năm 2014 tình hình có vẻ khả quan hơn, dự kiến sẽ là năm công ty vượt kế hoạch đề ra

2.2 Cơ sở pháp lý của hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Việt Nam

2.2.1 Cơ sở pháp lý liên quan đến buôn bán quốc tế

Bất kỳ một hoạt động thương mại nào thì đều rất cần có cơ sở pháp lý vững chắc để điều chỉnh hoạt động thương mại diễn ra thuận lợi, tránh khỏi các tranh chấp trình trong quá trình thực hiện Việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu cũng vậy phải dựa trên cơ sở pháp lý là các quy phạm pháp luật quốc tế và phải phù hợp với pháp luật trong nước hiện hành để có thể đảm bảo lợi ích của các bên tham gia hợp đồng

2.2.1.1 Các quy phạm pháp luật quốc tế

- Công ước Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán quốc tế (công ước viên 1980) + Luật của các nước thành viên của công ước 1980

Trang 32

+ Luật các nước thành viên coi trọng

- Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển, ký tại Brussels ngày 25/08/1924

- Nghị định thư sửa đổi Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển như nghị định Visby 1986

- Công ước Liên hiệp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, 1987 Các quy phạm pháp luật quốc tế là cơ sở pháp lý quan trọng để các nước tham gia ký kết công ước sẽ cam kết thực hiện đúng theo công ước

2.2.1.2 Các văn bản pháp luật trong nước

Trong nước cũng có nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vận tải, xếp dỡ, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu như:

- Nghị định của chính phủ số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế

- Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics

- Nghị định 25CP, 200CP, 330 CP

- Chính phủ:

+ Căn cứ vào Luật tổ chức chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001

+ Căn cứ Luật thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005

+ Căn cứ Luật hàng hải ngày 14 tháng 6 năm 2005

+ Theo đề nghị của Bộ trưởng bộ thương mại

+ Theo quyết định của bộ trưởng bộ giao thông vận tải: quyết định số 2106 (32/8/1997) liên quan đến việc xếp dỡ, giao nhận và vận chuyển hàng hóa tại cảng biển Việt Nam

Như vậy, nhà nước ta cũng đã xác định và xây dựng được một hệ thống các quy phạm pháp luật về hoạt động kinh doanh buôn bán quốc tế một cách đồng bộ, đầy đủ

và phù hợp để điều chỉnh các hoạt động ngoại thương diễn ra thuận lợi, nhằm đảm bảo lợi ích của các bên một cách tốt nhất

2.2.2 Cơ sở pháp lý liên quan đến vận tải

Ngày 24/08/1980 một hội nghị của Liên hiệp quốc họp tại Geneva đã thông qua công ước của Liên hợp quốc về vận tải hàng hóa đa phương thức quốc tế (UN

Trang 33

Convention on the International Multimodal Transport of Goods, 1980) hay còn gọi là công ước 1980

Công ước đã định nghĩa vận tải đa phương thức là việc chuyên chở bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức, theo đó hàng hóa được người vận tải đa phương thức nhận trách nhiệm để đưa từ một địa điểm đến giao ở một địa điểm thuộc một nước khác Các vận tải đa phương thức như: Vận tải đường biển – vận tải hàng không, Vận tải ô tô – hàng không, Vận tải đường sắt – ô tô, Vận tải đường sắt – ô tô, Vận tải đường sắt – đường bộ - vận tải nội thủy – đường biển và Cầu lục địa

Công ước này cũng định nghĩa người vận tải đa phương thức là “Một người tự mình hoặc thông qua người khác thay mặt mình ký một hợp đồng vận tải đa phương thức và hoạt động như là một bên chính chứ không phải là một đại lý hay là người thay mặt người gửi hàng hay những người chuyên chở tham gia vận tải đa phương thức và chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng”

Có các loại người kinh doanh vận tải đa phương thức sau:

 Người kinh doanh vận tải đa phương thức có tàu biển

 Người kinh doanh vận tải đa phương thức không có tàu biển

 Người kinh doanh không có phương tiện vận tải nào, có thể là người giao nhận, người mô giới hải quan, đôi khi có người kinh doanh kho hay công ty bốc xếp

 Người kinh doanh không có phương tiện vận tải nào chuyên làm vận tải đa phương thức, chuyên kí kết hợp đồng kết nối các phương tiện vận tải

2.2.3 Liên quan đến thanh toán

Trong việc thương mại quốc tế thì luôn diễn ra các hoạt động thanh toán giữa các tổ chức tín dụng ở các quốc gia khác nhau để thực hiện các khoản thu chi liên quan đến hoạt động kinh tế chính trị - xã hội đều thực hiện qua việc xử lý các giấy tờ thanh toán nhất định gọi là nghiệp vụ thanh toán quốc tế

Trong thanh toán quốc tế, người ta sử dụng nhiều phương tiện thanh toán khác nhau như:

2.2.3.1 Phương thức thanh toán nhờ thu:

Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán mà người bán sau khi hoàn thành xong nghĩa vụ giao hàng thì lập hối phiếu gửi đến NH (ngân hàng) nhờ thu hộ số tiền ghi trên hối phiếu

Trang 34

a Phương thức nhờ thu phiếu trơn, không kèm điều kiện

b Nhờ thu kèm chứng từ: D/P (nhờ thu trả tiền đổi chứng) từ hoặc D/A (nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ)

Phương thức này không đảm bảo quyền lợi của người cho người bán vì việc thu

hộ chỉ diễn ra sau khi người bán hoàn thành việc giao hàng

2.2.3.2 Phương thức thanh toán chuyển tiền

Phương thức thanh toán chuyển tiền là phương thức trong đó một khách hàng (người trả tiền, người mua hay người nhập khẩu) yêu cầu NH phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi (người cung ứng dịch vụ, người bán, người xuất khẩu) ở một địa điểm nhất định Ngân hàng chuyển tiền thông qua đại lý của mình ở nước hưởng lợi để thực hiện nghiệp vu chuyển tiền

2.2.3.3 Phương thức đổi chứng từ trả tiền

Phương thức thanh toán mà trong đó người nhập khẩu yêu cầu NH mở tài khoản ký thác để thanh toán cho nhà xuất khẩu khi nhà xuất khẩu xuất trình đầy đủ chứng từ theo yêu cầu Nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ xuất trình bộ chứng từ cho NH để nhận thanh toán

2.2.3.4 Phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ (L/C)

Phương thức thanh toán bằng chứng từ là một sự thỏa thuận mà trong đó, một ngân hàng (NH mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba (người được hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó mà người thứ ba xuất trình cho NH một bộ chứng từ thanh toán phù hợp những quy định đề ra trong thư tín dụng

Trong thanh toán quốc tế ta thường thấy các loại L/C thông dụng như:

- Thư tín dụng có thể hủy bỏ

- Thư tín dụng không thể hủy ngang

- Thư tín dụng có xác nhận

- Thư tín dụng không thể hủy ngang miễn truy đòi

- Thư tín dụng chuyển nhượng

- Thư tín dụng giáp lung

- Thư tín dụng tuần hoàn

- Thư tín dụng dự phòng

Trang 35

- Thư tín dụng đối ứng

- Thư tín dụng có điều khoản đỏ

- Một số loại thư tín dụng đặc biệt khác

2.2.3.5 Phương thức thanh toán ghi sổ

Phương thức thanh toán ghi sổ là phương thức thanh toán mà trong đó người

XK sau khi thực hiện giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho người NK, thì mở một tài khoản (hoặc 1 cuốn sổ) ghi nợ co người mua và việc thanh toán các khoản nợ này thực hiện sau một thời hạn nhất định do 2 bên mua bán thỏa thuận trước

- Phương thức thanh toán này đảm bảo được quyền lợi của người bán

- Ngân hàng người mua phải thanh toán, tăng thêm độ tin cậy cho người bán về vấn đề thanh toán

- L/C thì được sử dụng ngay cả khi người mua và người bán không quen biết nhau, có tin tưởng nhau hay không, bởi ngân hàng uy tín của bên mua sẽ là người thanh toán nên L/C cung cấp mức độ an toàn cao cho việc thanh toán và giao nhận hàng

2.3 Thực trạng giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container đường biển của công ty VSICO

2.3.1 Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty VSICO

2.3.1.1 Quy trình giao hàng hóa xuất khẩu của công ty VSICO

Công ty là hãng tàu nên vừa đảm nhiệm vai trò người giao nhận vừa đảm nhiệm vai trò người chuyên chở vì vậy mà trong quy trình giao nhận hàng xuất khẩu

đã lược bớt bước lựa chọn các hãng tàu và báo giá của các hãng tàu cho khách hàng Đối với một lô hàng xuất khẩu mà không qua trung gian là các công ty giao nhận thì công ty sẽ làm công việc như một người giao nhận thực thụ, quy trình thực hiện của công ty theo các bước như trong sơ đồ 2.2:

Trang 36

Nguồn: Tổng hợp từ hồ sơ của công ty VSICO năm 2012

Sơ đồ 2.2 Quy trình giao hàng hóa xuất khẩu

Trong phạm vi nhiên cứu em xin trình bày cụ thể và chi tiết quy trình giao nhận hàng xuất khẩu cho lô hàng Expandable Polystryrene (tạm dịch là hạt hàng nhựa) của công ty Polystryrene Việt Nam được booking vào ngày 30/03/2013, được công ty lưu trữ trong hồ sơ với tên là ASE1103029, số MB/L là VSICOHPP 0296457, số HB/L là

ASE1103026

Nhận yêu cầu từ khách hàng Hỏi giá/chào giá cho khách hàng Chuẩn bị chứng từ và hàng xuất khẩu Thông quan hàng xuất khẩu

Hàng xuất miễn kiểm

Mở tờ khai hải quan

Trả tờ khai Hải Quan

Thanh lý tờ khai

Vào sổ tàu

Hàng xuất kiểm hóa

Mở tờ khai Hải Quan Kiểm hóa Trả tờ khai Hải Quan Thanh lý tờ khai

Vào sổ tàu

Thực xuất tờ khai (chi cục Hải Quan) Gửi chứng từ cho đại lý nước ngoài Lập chứng từ kết toán và lưu hồ sơ

Phát hành vận đơn

Trang 37

Bước 1: Tiếp nhận thông tin từ khách hàng

Nhận thông tin lô hàng từ khách hàng cung cấp để làm thủ tục xuất khẩu hàng Khách hàng sẽ gửi cho công ty các chứng từ như: hóa đơn thương mại (Invoice), Phiếu đóng gói (Packing List), Booking Note Các chứng từ bao gồm các thông tin bao gồm chi tiết về lô hàng chủng loại, số kiện, số ký, nhãn mác, bao bì; các thông tin về số lượng container, hãng tàu, chuyển tàu, ngày tàu rời cảng đến Tiếp nhận thông tin là bước đơn giản nhưng đòi hỏi phải được kiểm tra cẩn thận và kỹ lưỡng, bởi chỉ sai sót nhỏ là đã gây tổn thất và tốn kém về thời gian và tiền bạc cho công ty

Tuy đơn giản nhưng công ty lại gặp không ít khó khăn trong việc kiểm tra thông tin nên đã một vài lần bị trả hồ sơ khi đăng ký hải quan vì thiếu thông tin về hàng hóa như số lượng, sai một số thông tin cần thiết nguyên nhân là do chủ quan thiếu tỷ mỉ, đôi khi nhân viên lại không giải thích cặn kẽ cho khách hàng khi mà hàng hóa vận chuyển quá trọng hay quá khổ nên giá cước có phần gia tăng giảm phần uy tín

Với lô hàng trên thì việc tiếp nhận thông tin hồ sơ cũng gặp phải sai sót đấy là nhân viên công ty đã viết nhầm số container từ VSICO8206357 thành VSICO

8206355, và công ty đã không kiểm tra và xác nhận lại xem công ty Polystryrene gửi

có chính xác không, do đó khi làm thủ tục giấy tờ công ty đã bị lung túng, phải chỉnh sửa MB/L nhiều lần

Bước 2: Dựa vào thông tin thu được để công ty tính giá và chào giá cho khách

Cán bộ nhân viên của công ty tính toán chi phí, tiến hành chào giá và gửi lịch trình tàu chạy cho khách hàng Với lô hàng trên thì công ty đưa ra giá 50 USD/container 40‟ đi Laem Chabang, Thái Lan, ngày dự kiến xuất đi (ETD) là 29/03/2013 Nếu khách đồng ý thì sẽ gửi booking request (yêu cầu đặt chỗ)

Công ty sẽ gửi email phản hồi đính kèm số booking: VSICO11/045760 cho khách hàng thuận tiện trong việc quản lý quá trình giao nhận vận chuyển cho lô hàng sau này

Trung tâm nghiệp vụ của công ty sẽ căn cứ trên “booking request”của khách hàng và gửi “Lệnh cấp container rỗng”(Booking Acceptance Note) cho khách hàng để xác nhận khách hàng để họ sắp xếp đóng hàng và làm thủ tục thông quan xuất khẩu

Bước 3: Chuẩn bị chứng từ và hàng hóa xuất khẩu

Trong thời gian này công ty VSICO liên hệ với công ty Polystyrene để nhắc

Trang 38

nhở về việc nhận container để đóng hàng và chuẩn bị các thủ tục thông quan cho lô hàng trước 2 ngày tàu chạy

Sau khi nhận “lệnh cấp container rỗng”, công ty Polystryrene tới công ty VSICO đổi “lệnh lấy container rỗng” (Release Cargo Paper) để nhận container rỗng, Seal, Packing List Quá trình giao nhận container rỗng, Seal, Packing List diễn ra tại nơi cấp container rỗng ghi trong “Booking Note” là cảng Hải Phòng vào ngày 25/03/2013 Sau khi nhận được container rỗng thì công ty về chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu và tiến hành gửi các thông tin, chứng từ liên quan đến lô hàng của mình như: Số container/ Số Seal (VSICO8206357/KC802433); Sales contract (trong trường hợp khách hàng yêu cầu làm khai báo hải quan); Commercial Invoice; Packing List và chứng từ L/C

Bước 4+5: Làm thủ tục thông quan hàng xuất khẩu và thủ tục Hải quan

Công ty chỉ thực hiện khi mà khách hàng yêu cầu, còn trong lô hàng này công

ty Polystyrene sẽ thực hiện các thủ tục thông quan và thủ tục hải quan (xem phụ lục 1)

Các chứng từ phải hoàn thành trước 2 ngày tàu chạy công ty Polystyrene tiến hành đóng hàng vào container, hoàn tất các thủ tục hải quan, vào sổ tàu chứng nhận

“thực xuất” cho lô hàng của mình và phải đem container hàng ra cảng Hải Phòng chờ xếp lên tàu trước giờ closing time (thời gian trễ nhất, hàng phải được đóng vào container và xếp ở cảng chờ xếp lên tàu) Như vậy dự kiến tàu đi 29/03/2013 nên closing time là ngày 28/03/2013

Bước 6: Phát hành vận đơn

Với thông tin từ lô hàng thì công ty VSICO tiến hành cấp phát vận đơn MB/L Nội dung bao gồm các thông tin về Shipper (Công ty cổ phần hàng hải VSICO), consignee (Công ty pilot Trans Global, Thái Lan), tên tàu vận chuyển (VSICO Prudent), quy cách hàng hóa, số container, số Seal Công ty sẽ rà soát lại vận đơn rồi chuyển gửi bản nháp cho khách hàng kiểm tra Với lỗi sai sót của lô hàng trên thì VSICO đã được công ty Polystyrene chỉnh sửa lại thông tin về số container sau khi nhận được bản nháp MB/L, bộ phận quản lý tàu (thuyền trưởng ) của công ty chỉnh sửa và hoàn thiện lại rồi in ra Bill gốc (original)

Sau khi hàng đã xếp lên tàu, bộ phận quản lý tàu sẽ chuyển vận đơn có ký tên đóng dấu của thuyền trưởng hoặc người có quyền hạn về chuyên chở sang phòng marketing cho nhân viên ở trung tâm dịch vụ logistics, khi đó nhân viên phụ trách giao

Trang 39

nhận sẽ mang tờ khai, invoice và B/L đến hải quan cảng xác nhận hàng đã thực xuất

Để doanh nghiệp lấy đó làm cơ sở hoạch toán với các cơ quan (thuế, ngân hàng)

Bước 7: Thực xuất tờ khai

Sau khi tàu chạy, Hãng tàu sẽ gửi vận đơn cho bộ phận chứng từ Bộ phận chứng từ sẽ đưa cho nhân viên giao nhận vận đơn để thực xuất

Nhân viên giao nhận đến Chi cục Hải quan nộp tờ khai và vận đơn để Hải quan đóng dấu xác nhận thực xuất

Bước 8: Gửi bộ chứng từ cho đại lí ở nước ngoài

Công ty ký kết hợp đồng với công ty PTG (Pilot Trans Global) đóng vai trò làm đại lý của công ty bên Thái Lan để phụ trách lô hàng của công ty Polystyrene Công ty thông báo về ngày dự kiến lô hàng Expandable Polystryrene của công ty Polystyrene

sẽ đến cảng Laem Chabang của Thái Lan là ngày 01/04/2013 cho công ty ở Thái Lan biết để thông báo cho Consignee (người nhận hàng) ở Thái Lan đến nhận hàng Do điều kiện thanh toán của lô hàng này là L/C nên consignee sẽ theo lệnh của ngân hàng Siam City Bank Public Co., LTD ở Bankok (Thái Lan) Consignee thực sự ở Thái Lan

là công ty Polyfoam muốn nhận hàng phải đến ngân hàng hoàn tất thủ tục thanh toán Khi hoàn thành thủ tục thanh toán thì ngân hàng Siam City Bank Public Co., LTD mới

ký hậu HB/L cho công ty Polyfoam để nhận hàng

Sau khi hoàn tất bộ chứng từ hàng xuất (HB/L, MB/L) nhân viên chứng từ sẽ gửi thông báo mô tả sơ lược về lô hàng vận chuyển: Shipper/ Consignee, tên tàu/ số chuyến, cảng đi/ cảng đến, ETD/ETA (Ngày đi/ngày dự kiến đến), Số vận đơn (HB/L,MB/L), loại vận đơn (surrender, Original, seaway bill…), hợp đồng, invoice, packing list cho công ty PTG ở Thái Lan để nắm bắt thông tin của lô hàng xuất khẩu

từ Việt Nam sang để liên hệ nhận hàng tại hãng tàu VSICO Đồng thời công ty PTG liên hệ với consignee (ngân hàng Siam City Bank) để gửi thông báo hàng đến (Arrival Notive) Ngân hàng Siam City Bank thông báo lại cho consignee thực sự (Công ty Polyfoam Thái Lan) đến ngân hàng hoàn tất các thủ tục thanh toán, nhận HB/L và Arrival Notice

Bước 9: Lập chứng từ kết toán và lưu hồ sơ

Sau khi tàu rời đi thì nhân viên của bộ phận chăm sóc khách hàng sẽ tiến hành theo dõi và thông báo tình hình lô hàng cho đại lý bên Thái Lan biết để nắm bắt tình hình hàng hóa cũng như kịp thời khắc phục sự cố nếu có xảy ra Dưới đây là thông tin

Trang 40

chi tiết về lộ trình của lô hàng Expandable Polystyrene :

Bảng 2.2 Thông tin chi tiết về lộ trình lô hàng Expandable Polystyrene

13/04/09 PM 03 :37 LAEMCHABANG, TIPCD DEPOT AT LCH returned at ( ) 13/04/01 PM 04 :31 13/04/01 at LAEMCHABANG, LAEM CHABANG

CONTAINER TERMINAL – 1 arrived at ( ) Gate-out closing time is 13/04/07 is at ( )

13/03/30 PM 09 :30 VSL departed after shipment 13/04/01 at LAEMCHABANG,

LAEM CHABANG CONTAINER TERMINAL-1 is scheduled to arrive at ( )

Nguồn : Tổng hợp từ hồ sơ của công ty VSICO năm 2013

Sau khi có đủ thông tin mới nhất về lô hàng thì bộ phận giao nhận sẽ chịu trách nhiệm liên hệ với công ty Polystyrene để thông báo về tình hành hàng đi, từ đó dự kiến chính xác được khoảng thời gian hàng sẽ đến Thái Lan Khi biết chính xác thời gian

dự kiến là 01/04/2013 hàng tới Thái Lan thì công ty đại lý PTG sẽ liên hệ với người nhận consignee để chuẩn bị nhận hàng kịp thời khi chuẩn bị đầy đủ chứng từ

Khi mà các thủ tục đã hoàn tất thì nhân viên giao nhận sẽ làm công việc sau :

- Lập chứng từ kết toán:

Dựa vào booking Profile thì điều khoản về cước phí của lô hàng này là trả trước (freight prepaid) nên nhân viên giao nhận sẽ làm Debit note (giấy báo nợ) gửi cho công ty Polystyrene đồng thời chuyển cho bộ phận kế toán để theo dõi thu công

nợ Chỉ khi nào công ty Polystyrene thanh toán cước phí và các khoản phí liên quan (THC, Bill fee, Seal fee…) thì nhân viên chứng từ mới cấp phát vận đơn cho họ

 Quyết toán và lưu hồ sơ

Sau khi hoàn thành xong thủ tục thông quan và vào sổ người giao nhận thực hiện :

 Kiểm tra và sắp xếp lại các chứng từ thành 1 bộ hoàn chỉnh, người giao nhận sẽ trả chứng từ lại cho công ty Polystyrene

Đồng thời, kèm theo đó là 1 bản debit note (giấy báo nợ) (1 bản dành cho khách hàng, 1 bản dành cho công ty) Trên đó gồm : các khoản chi phí mà công ty đã nộp cho khách hàng có hóa đơn đỏ, phí dịch vụ vận chuyển, các chi phí khác Sau đó giám đốc

ký tên và đóng dấu vào giấy báo nợ này Người giao nhận mang toàn bộ chứng từ cùng

Ngày đăng: 02/03/2015, 01:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Cục hàng hải Việt Nam, “Giải pháp nâng cao năng lực thị phần vận tải của đội tàu biển Việt Nam và chính sách hạn chế tàu nước ngoài vận tải nội địa”. : http://www.vinamarine.mt.gov.vn/. Ngày 12/03/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giải pháp nâng cao năng lực thị phần vận tải của đội tàu biển Việt Nam và chính sách hạn chế tàu nước ngoài vận tải nội địa”." : http://www.vinamarine.mt.gov.vn/." N
2. Lê Thùy Hương, “ Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty giao nhận kho vận ngoại thương (Vinatrans) HP. Thực trạng và một số giải pháp”.Luanvan.net. Ngày 12/07/1012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty giao nhận kho vận ngoại thương (Vinatrans) HP. Thực trạng và một số giải pháp”. "Luanvan.net
3. Nguyễn Phượng “Tham gia công ước quốc tế về vận tải biển: Thời điểm nào?” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tham gia công ước quốc tế về vận tải biển: Thời điểm nào
1. Nguyễn Hồng Đàm (Chủ biên) – Hoàng Văn Châu - Nguyên Như Tiến – Vũ Sỹ Tuấn (2003). Vận tải và giao nhận trong ngoại thương. Nhà xuất bản Giao thông vận tải Hà Nội Khác
2. Võ Thị Thanh Thu (2011). Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu. Nhà xuất bản Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh Khác
3. Đoàn Thị Hồng Vân (2000). Kỹ Thuật Ngoại Thương. Nhà xuất bản Thống kê + Tham khảo web Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w