VSICO là công ty kinh doanh và khai thác vận tải, công ty chuyên thực hiện các dịch vụ đại lý giao nhận, chuyên chở vận tải container đường biển. Hiện công ty đang là đại lý giao nhận cho hơn 40 Công ty Forwarder quốc tế, cung cấp với các dịch vụ giao nhận hàng không, giao nhận đường biển, dịch vụ đóng gói, dịch vụ door to door, thanh lý hải quan, dịch vụ vận chuyển bằng xe tải, sà lan đến các nơi trên lãnh thổ Việt Nam.
Tuy là công ty mới thành lập và có sự cải cách lớn về cơ cấu tổ chức cũng như loại hình hoạt động thì hiện nay công ty đã và đang đi vào hoạt động tốt. Công ty thực hiện hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu như một người chuyên chở chuyên nghiệp nhận trực tiếp ký kết hợp đồng vận chuyển của chủ hàng và chịu trách nhiệm chuyên chở hàng hóa từ nơi này đến nơi khác.
Tính đến nay công ty đã và đang khai thác 3 tàu container loại một boong tàu trên các tuyến Hải Phòng – TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam – Thái Lan, Thái Lan – Hồng Kông, Hồng Kông – Việt Nam. Trên các tuyến nội địa Hải Phòng – TP Hồ Chí Minh theo lịch trình 2 chuyến một tuần thực hiện bởi tàu container hiện đại năng lực vận tải hơn 400 teus, đối với các tuyến quốc tế lịch trình 1 tuần một chuyến và có thể thay đổi theo hợp đồng và khách hàng. Trung bình hàng chuyến hàng thì sức vận chuyển lên tới 2200 TEUs/tuần, với tổng vận chuyển gần 4500 tấn hàng.
Ta có thể thấy rõ năng lực vận tải của công ty VSICO thông qua đội tàu được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 2.3. Đội tàu container của công ty cổ phần hàng hải VSICO
TT Tên tàu Quốc tịch Nơi đóng, năm đóng Mã số IMO Tải trọng DWT Sức chứa ( teus ) Vận tốc TB ( knots) 01 PIONEER Việt Nam Hàn Quốc,
1996 9129017 7064.46 420 14 02 PROMOTE Việt Nam Đức, 1997 9141041 7200 601 16 03 PRUDENT Việt Nam Nhật,1997 9131010 6832 404 14.3
Nguồn: Phòng quản lý tàu
Với năng lực vận tải đang ngày càng được hiện đại hóa và nâng cấp thì công ty ngày càng đáp ứng được nhu cầu vận tải mà còn đem tới cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
Tuy nhiên sản lượng giao nhận cũng như sản lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển biến động theo nhu cầu và giá cước vận tải trên thế giới. Tình hình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty VSICO được thể hiện qua bảng 2.4 như sau: Bảng 2.4. Tổng sản lƣợng hàng hóa giao nhận Đơn vị: tấn Năm/Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 SL giao nhận 79.453 76.236 78.324 68.628 GN hàng xuất 55.122 54.930 68.117 56.775 GN hàng nhập 34.331 21.306 30.207 32.835
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2010-2013
Từ bảng 2.4 ta có biểu đồ 2.1, thể hiện xu hướng giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty VSICO trong giai đoạn 2010 – 2013 như sau:
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh của công ty VSICO 2010-2013
Biểu đồ 2.1. Sản lƣợng giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của VSICO 2010-2013
Qua bảng 2.4 và biểu đồ 2.1 ta có thể nhận thấy rằng sản lượng giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty từ năm 2010-2013 có xu hướng giảm nhưng giảm không đồng đều, giảm nhẹ 3217 tấn từ 79.453 tấn năm 2010 xuống còn 76.236 tấn (2011), đến năm 2012 tăng nhẹ lên 78.3324 tấn rồi lại giảm mạnh năm 2013 xuống còn 68.628 tấn, giảm 14% so với năm 2010. Qua đây ta có thể thấy sản lượng giao nhận hàng hóa chịu ảnh hưởng nhiều từ sự phát triển của nền kinh tế trong nước cũng như quốc tế. Nếu như năm 2010 nhu cầu giao nhận tăng nhanh thì tới năm 2013 nhu cầu này chậm lại do chịu sự tác động của giá vận tải giảm chung của thế giới do khủng hoảng kinh tế đang ở giai đoạn suy thoái, phục hồi chậm, hơn nữa công ty chịu sự cạnh tranh gay gắt với các hãng tàu khác, hay sự cạnh tranh giữa các công ty giao nhận với hãng tàu cùng hoạt động trong ngành vận tải biển.
Bên cạnh xu hướng sản lượng giao nhận có xu hướng giảm thì cơ cấu giao nhận cũng có sự thay đổi, thể hiện ở biểu đồ dưới đây:
Đơn vị: %
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty VSICO 2010 – 2013
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu sản lƣợng giao nhận hàng XK và NK của công ty VSICO năm 2010 – 2013
Qua bảng 2.4 và biểu đồ 2.2 thì ta có thể nhận thấy rằng trong giai đoạn 2010 - 2013 thì cơ cấu hoạt động giao nhận có sự thay đổi theo hướng tích cực, tỷ trọng của sản lượng hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu có dấu hiệu giảm dần. Năm 2012, 2013 sau hơn 20 năm kim ngạch thương mại nước ta đạt được mức xuất siêu liên tiếp, đây là một dấu hiệu đáng mừng trong hoạt động thương mại và nền kinh tế nói chung. Như vậy tỷ trọng giao nhận nhập khẩu giảm chủ yếu là do kim ngạch nhập khẩu của nước ta đang có xu hướng giảm, nên cơ cấu hoạt động nhận hàng nhập khẩu của công ty cũng giảm theo.
Tuy sản lượng của hoạt động giao nhận có xu hướng giảm xong điều đáng mừng là giá trị của hoạt động giao nhận ở mức ổn định, giá trị của hoạt động giao nhận được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 2.5. Giá trị của hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế của Công ty
Đơn vị: Triệu đồng
Thị trường 2011 2012 2013
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Mỹ 52.245,925 31,88 59.845,364 33,5 61.201,34 32,22 Nga 41.235 25,16 45.694,1 25,6 50.985,23 26,84 Hàn quốc 13.478,923 8,225 12.987,2 7,27 13.910,3 7,324 Trung Quốc 19.984,21 12,19 20.021,83 11,2 21.523,8 11,33 Nhật Bản 12.954,369 7,905 14.723,145 8,25 14.833,562 7,81 Thái Lan 10.994,3 6,709 11.579,5 6,48 10.623,54 5,593 Thị trường khác 12.964 7,911 13.5872 7,61 16.843.967 8,868 Tổng 163.865,75 100 178.438,38 100 189.921,74 100
Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên năm 2011-2013
Qua bảng 2.5, nhận thấy Hoa Kỳ là thị trường có tiềm năng lớn nhất do Hoa Kỳ là thị trường rộng lớn và không khó tính đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, hơn nữa mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường này là các mặt hàng nông sản, dệt may, giày da cùng một số mặt hàng công nghiệp nhẹ khác. Công ty với khả năng đa dạng về phương tiện vận tải cùng với việc đem lại chất lượng dịch vụ tốt, hiệu quả và an toàn vì vậy mà các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ đã lựa chọn VSICO là đối tác. Trong các năm qua, thị trường Hoa Kỳ vẫn giữ là vị trí đối tác quan trọng nhất của công ty với giá trị hợp đồng năm 2011 là 52.243,26 triệu đồng lên tới 61.203,61 triệu đồng năm 2012 tăng 17%, đây là con số đáng mừng khi mà sản lượng giao nhận có xu hướng giảm nhưng giá trị giao nhận có xu hướng tăng nhẹ, điều này cho thấy các hợp đồng có giá trị lớn và công ty đã phần nào thành công trong việc tạo chất lượng dịch vụ chứ không đơn thuần là nhiều về số lượng.
Đối với các thị trường tiềm năng khác như Nga, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản thì Nga là đối tác ưu tiên vì mối thân tình cũng như phụ thuộc vào mục tiêu của công ty là thị trường Châu Á. Chỉ đứng sau Hoa Kỳ, hợp đồng giao nhận với các khách hàng Nga đạt giá trị khá cao với 41.235 triệu đồng năm 2011 và 50.985,23 vào năm 2013, tăng 24% về giá trị. Trong khi Hàn Quốc, Trung Quốc giá trị chỉ biến động nhẹ.
Bên cạnh giá trị của hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đang có xu hướng tăng thì cơ cấu các hợp đồng giao nhận đường biển có xu hướng tăng và luôn ở tỷ lệ tương đối cao. Bảng 2.5 thể hiện số lượng hợp đồng giao nhận hàng hóa bằng đường biển trong thời kỳ 2010 -2013:
Bảng 2.6. Số lƣợng hợp đồng công ty đã ký kết trong thời kỳ 2010 -2012
Đơn vị: Triệu đồng
Năm Hợp đồng giao nhận
Hợp đồng giao nhận hàng
hóa XNK bằng đường biển Tỷ trọng (%) Số hợp đồng Trị giá Số hợp đồng Trị giá 2010 224 122.812 101 62.567 49,87 2011 347 163.865 189 90.378 58,25 2012 312 178.345 157 89.675 41,94 2013 310 152.347 160 80.456 51,16 Tổng 1193 617.369 607 323.076
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên 2010 -2013
Qua bảng 2.6, ta thấy số hợp đồng được thực hiện bởi phương thức giao nhận đường biển luôn chiếm một tỷ lệ ổn định và khá cao trong tổng số hợp đồng giao nhận mà công ty đã ký kết luôn chiếm hơn một nửa số hợp đồng mà công ty đã ký. Điều này chứng tỏ phương thức giao nhận bằng đường biển ngày càng phổ biến và càng được sử dụng nhiều. Các hợp đồng giao nhận này được áp dụng cho các hợp đồng XK và NK có giá trị lớn mà chủ yếu là sang các thị trường Châu Á. Tuy nhiên, một điều có thể thấy rõ rằng sản lượng, giá trị cũng như số lượng hợp đồng giao nhận bằng đường biển của công ty có chiều hướng giảm sút vào năm 2013, nguyên nhân chủ yếu là do nền kinh tế thế giới và trong nước đang trong thời kỳ khủng hoảng, trì trệ chậm hồi phục nên hoạt động kinh doanh của công ty có dấu hiệu chững lại.
Như vây, trong giai đoạn 2010-2013 nhìn chung hoạt động giao nhận có dấu hiệu phát triển chậm lại năm 2013, số lượng hợp đồng cũng như sản lượng giao nhận đều có xu hướng giảm. Vậy vấn đề đặt ra là nguyên nhân do đâu và công ty sẽ phải giải quyết như thế nào để trong những năm tới công ty sẽ hoạt động tốt.
2.3.3. Người chuyên chở
thì chủ yếu công ty đảm nhiệm các khâu dịch vụ đại lý giao nhận, chuyên chở vận tải container đường biển và vận tải container đường bộ, với năng lực vận tải lớn cùng với sự khai thác hiệu quả đã giúp công ty đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu của chủ hàng.
Tình hình năng lực vận tải và kho bãi của công ty VSICO năm 2013 được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.7. Tình hình năng lực vận tải và kho bãi của công ty VSICO năm 2013
Phương tiện Số lượng ( chiếc) Tổng khối lượng vận chuyển
Tàu 3 tàu container 2200 TEUs/ tuần
Container 20‟ GP 40‟ HC 3186 1572 807 Kho bãi Xe tải Xe bốc hàng 7 ha 50 10
Nguồn: Phòng quản lý tàu, phòng thiết bị
Qua bảng trên ta có thể thấy năng lực vận tải của công ty luôn trong tình trạng sẵn sàng chuyên chở, với sức chở 2200 TEUs/tuần có khả năng chuyên chở khối lượng hàng hóa lên tới 45000 tấn, đảm bảo khả năng vận tải lô hàng có khối lượng lớn. Hệ thống xe tải, xe bốc hàng chất lượng cao đảm bảo tốc độ chuyên chở, phân phối hàng nhanh, rút ngắn thời gian, cùng với đó là hệ thống kho bãi rộng lớn 7 Ha có sức chứa lên tới 50 000 tấn, phù hợp cho những lô hàng lớn. Với khả năng chuyên chở cũng như năng lực kho bãi giúp cho công ty cung cấp chất lượng ngày càng chất lượng hơn.
Với tình hình năng lực kho bãi lớn cũng như năng lực vận tải tốt như trên công ty đã và đang hoạt động hiệu quả và tận dụng tốt khoảng không gian kho bãi cũng như các phương tiện vận tải để đảm bảo quá trình vận chuyển đúng tiến độ, an toàn, hiệu quả liên tiếp giữa các chặng đường từ đường bộ tới cảng và từ cảng xuống biển.
Qua các năm ta thấy hợp đồng cũng như giá trị chuyên chở của công ty ngày càng tăng cho thấy năng lực vận tải cũng như khả năng chuyên chở của công ty đã đáp ứng hết được các yêu cầu của khách hàng. Tình hình chuyên chở của công ty VSICO giai đoạn 2010 – 2013 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.8. Tình hình chuyên chở của công ty VSICO giai đoạn 2010-2012
Đơn vị: Triệu đồng
Năm Hợp đồng giao nhận
Hợp đồng giao nhận với
vai trò là người chuyên chở Tỷ trọng (%) Số hợp đồng Trị giá Số hợp đồng Trị giá 2010 224 122.812 170 95.793 74,76 2011 347 163.865 270 122.378 74,68 2012 312 178.345 265 141.675 79,43 2013 305 180.547 260 156.987 85,25 Tổng 1188 645.569 965 516.833 81,12
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo thường niên 2010 - 2013
Qua bảng trên ta thấy được, số hợp đồng giao nhận của công ty không giảm mà khá ổn định, cao nhất vẫn là năm 2011 nền kinh tế thế giới đang trên đà phát triển. Điều đó khẳng định VSICO đã xây dựng được nhiều bạn hàng làm ăn lâu dài và đã có chỗ đứng của mình, được các công ty giao nhận trong nước và quốc tế lựa chọn làm người giao nhận và vận chuyển, khi đó công ty là người giao nhận nhưng thực hiện công việc của người chuyên chở, tự ký kết hợp đồng cho tới vận chuyển hàng hóa và thực hiện giao nhận. Tỷ trọng của các hợp đồng giao nhận với vai trò là người chuyên chở ngày càng cao, chiếm tỷ trọng lớn cao nhất là năm 2013 lên tới 85,25 % điều đó càng khẳng định công ty đang ngày càng khai thác và phát huy vai trò là người chuyên chở có uy tín, không chỉ trong nước mà còn trên trường quốc tế.