Tiếp tục phát huy vai trò của Hiệp hội giao nhận kho vận để tạo một môi trường cho các doanh nghiệp hoạt động lành mạnh. Ngày càng khuyến khích doanh nghiệp không những tham gia Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam mà còn tham gia Hiệp hội giao nhận quốc tế:
- Để tạo uy tín hơn nữa cho khách hàng
- Giúp các doanh nghiệp nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng, đầy đủ và chính xác về cơ hội, rủi ro...từ đó doanh nghiệp đưa ra các kế hoạch để đem lại hiệu quả cao.
- Các doanh nghiệp hợp tác và hỗ trợ nhau để tạo ra một qui trình khép kín, một dịch vụ trọn gói tốt nhất cho khách hàng
Bên cạnh đó nhà nước cần đưa ra biện pháp để giải quyết tình trạng cân bằng vầ phân bố hàng hóa các tàu, container tại các cảng của nước ta. Nếu nói các cảng ở phía Nam và một số cảng lớn ở phía Bắc như Hải Phòng có tải trọng hàng hóa lớn thì một số cảng ở miền Trung lại ngược lại, chiếm 2/3 tổng số cảng biển cả nước. Bình quân mỗi tỉnh ở miền trung có 2-3 cảng biển, nhưng hiệu quả hoạt động của các cảng biển
không hề khả quan chỉ chiếm khoảng gần 10% số lượng TEU (2009) và hơn thế thì mức giá cước tại các cảng này cao hơn các cảng phía Nam vì dầu tư vào cảng rất cao. Vì thế, việc nhà nước cần phải tăng cường các công cụ quản lý hợp lý để phối hợp nhịp nhàng lượng hàng hóa luân chuyển tại các cảng ở các khu vực Bắc Trung Nam đều đặn và cân bằng tránh tình trạng cảng thì quá tải, cảng thì thưa thớt.
Việc quản lý giá cước chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng cạnh tranh bất bình đẩng. Các cảng biển đua nhau giảm giá dịch vụ, giá thấp đến mức tối thiểu nhưng vẫn không đủ sức cạnh tranh và nguy cơ “phá giá” đang tiềm ẩn của các doanh nghiệp cảng biển. Điều này làm cho các cảng giảm chất lượng dịch vụ, giảm sức đầu tư. Chính vì vậy, nhà nước cần có chính sách hợp lý về mức cước tàu biển rõ ràng cụ thể cho các DN vận tải biển ở các cảng Việt Nam và cần chỉ đạo kiểm tra rà soát để cước phí cảng biển tiến tới mặt bằng chung của khu vực.