Đầu tư, xây dựng, nâng cấp và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần hàng hải Vsico (Trang 71)

công tác giao nhận

Thứ nhất, đẩy mạnh đầu tư, xây dựng và nâng cấp các cảng tại Việt Nam

Hiện tại thì nước ta có tổng là 44 cảng biển (14 cảng biển loại I, 17 cảng biển loại II và 13 cảng biển loại III) theo baodautu.11/11/2013. Tuy nhiên thì cảng biển nước ta còn nhiều bất cập:

- Chưa có một cảng chuyên dụng đối với tầu container mẹ trong khi xu hướng vận chuyển đường biển bằng container phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây.

- Hầu hết là cảng nhỏ, bé, tiêu chuẩn kỹ thuật lạc hậu. Chưa có cảng nước sâu đủ sức tiếp nhận được tàu có trọng tải cỡ lớn trên 50.000 DWT ra vào trong mọi điều kiện. Chỉ có một số ít các cảng như Sài gòn cho tàu 20.000 DWT, Vũng tàu 30.000 DWT, Hải phòng cho phép tàu 10.000 DWT nhưng phải trong điều kiện triều cường, Cái Lân cho phép tàu 30.000 DWT ra vào trong điều kiện bình thường.

- Các cảng lớn hầu hết nằm sâu trong đất liền, cách phao 0 tương đối xa, như Sài Gòn là 90 Km, Hải Phòng là 36 Km, Cần Thơ là 110 Km. Độ sâu luồng lạch ra vào các cảng hầu hết là bị hạn chế và bị sa bồi khá nặng nề, như với cảng Hải phòng độ sâu chỉ đạt - 4,5 m, cảng Sài Gòn đạt - 8,5 m. Chi phí cho việc duy tu, nạo vét luồng cực kỳ tốn kém, một số cảng có nguy cơ không còn sử dụng được nữa.

- Các cảng phân bố không đồng đều. Mặt khác do việc quy hoạch cảng chưa được thống nhất và triệt để nên đã xảy ra tình trạng xây dựng cảng tràn lan tự phát của

các địa phương, các ngành gây nên.

- Trang thiết bị bốc xếp hàng hóa nói chung cũ và lạc hậu, các thiết bị cơ bản tồn tại từ khi còn là cảng tổng hợp do vậy không còn phù hợp với việc bốc xếp hàng hóa hiện tại.

Vì vậy cần tập trung xây dựng và phát triển hệ thống cảng biển cho hợp lý, đồng thời đảm bảo tính hiện đại đáp ứng nhu cầu thực tế.

Nhà nước cần phải xây dựng nhiều cảng biển có quy mô trọng điểm chính ở các tỉnh có lượng hàng hóa lưu chuyển nhiều hơn, tránh tình trạng mất cân bằng cảng hàng nhiều và cảng hàng ít dẫn đến quá tải và xuống cấp như cảng ở TP HCM. Theo Hiệp hội Cảng biển Việt Nam, tốc độ tăng trưởng hàng hóa và đặc biệt là hàng hóa container vận chuyển bằng đường biển đang tang lên nhanh chóng trên 20% từ năm 2001- 2012. Vì vậy các cảng biển phải được đầu tư, tu sửa và nâng cấp để theo kịp với tốc độ phát triển.

Thứ hai, đầu tư, ứng dụng, nâng cấp và phát triển hạ tầng công nghệ thông tin trong ngành giao nhận tại các cảng.

Ứng dụng công nghệ thông tin (IT) và hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) trong quản lý và khai thác cảng biển đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành vận tải biển. Các hệ thống này chính là “phần mềm” của cảng biển, giúp hạn tối đa sai sót của con người, tiết kiệm thời gian cũng như chi phí, đơn giản hóa thủ tục giấy tờ, nâng cao năng suất xếp dỡ của cảng biển và công suất của kho, bãi. Hơn thế nữa IT và EDI còn là những yếu tố cơ bản đặt nền móng cho các cảng biển hướng tới việc ứng dụng thương mại điện tử.

Tuy nhiên, việc ứng dụng IT và EDI trong quản lý và khai thác container tại các cảng biển mới dùng lại ở mức độ nhất định. Vì thế nhà nước cũng cần đầu tư nhanh chóng và triển khai thực hiện một cách tích cực hơn để các doanah nghiệp vận tải biển ứng dụng và phát huy được khả năng của mình không những trên sân nhà mà còn trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần hàng hải Vsico (Trang 71)