Phê chuẩn, tham gia các công ước quốc tế liên quan đến giao nhận vận tải

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần hàng hải Vsico (Trang 72)

Hiện nay, Việt Nam đang xem xét gia nhập các công ước quốc tế về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, chủ yếu là ba công ước: Công ước quốc tế thống nhất một số quy tắc pháp luật liên quan đến vận đơn đường biển (Hague – Visby) thì quyền lợi của chủ tàu được bảo đảm, Công ước của Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hóa bằng

đường biển (Hamburg) thì lại bảo vệ quyền lợi cho chủ hàng nhiều hơn và Công ước Liên quốc về Hợp đồng hàng hóa một phần hoặc toàn bộ bằng đường biển (Rotterdam) thì dung hòa cả 2 công ước nói trên và mang tính chuyên nghiệp cao nhưng lại có ít nước tham gia nên chưa có hiệu lực do nhiều lo ngại về sự phức tạp của nó. Việc ký kết và tham gia các công ước rất có ý nghĩa cho ngành giao nhận ở Việt Nam, tuy nhiên để lựa chọn tham gia công ước nào thì cần phải nghiên cứu kỹ những nội dung bao hàm trong nó và có sự so sánh với thực tế kinh tế và pháp luật hiện hành.

Theo ông Phạm Đình Thưởng, Vụ pháp chế - Bộ Công Thương nói rằng “tham gia công ước quốc tế là cơ hội để Việt Nam vừa hoàn thiện các quy định của Pháp luật Hàng hỉa cho phù hợp với thực tiễn hàng hải quốc tế hiện đại, vùa giúp ngành hàng hỉa nói schung và đội tàu Việt Nam trưởng thành và phát triển. Khi có Công ước quốc tế, DN sẽ chủ động hơn về nguồn luật áp dụng khi xảy ra tranh chấp. Lòng tin của bận hàng với ngành vận tải đường biển trong nước sẽ tăng lên. Từ đó, DN XNK sẽ dễ dàng thương lượng về hợp đồng, chủ động chọn đối tác vận chuyển, tiết kiệm chi phí.

Theo ông David Luff, Công ty luật Appleton Luff – Interational Lawyers, Chuyên gia dự án Mutrap “việc tham gia các công ước quốc tế không cần gấp gáp, tuy nhiên để tạo niềm tin cho những người gửi hàng nước ngoài sử dụng dịch vụ vận tải Việt Nam, theo tôi các bạn nên tham gia vào công ước, đây là vấn đề mang tính chiến lược”. Vì vậy, việc gia nhập các công ước quốc tế là điều mà bất kỳ quốc gia nào cũng muốn hướng tới. Cho nên để giúp các DN mang tính cạnh tranh cao trong ngành vận tải biển thì về phía nhà nước càng phải nâng cao luật hàng hải của Việt Nam, nhiều điểm không tương thích với các điều luật của các công ước quốc tế nên khi gặp trường hợp tranh chấp, chủ hàng hoặc chủ tàu Việt Nam thường bị thua kiện do họ áp dụng theo công ước quốc tế.

Như vậy, để đạt được hiệu quả tốt nhất thì cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền và ngay nội tại trong công ty.

KẾT LUẬN

Ngành vận tải hàng hóa quốc tế ngày càng có vai trò quan trọng, không những là cầu nối để trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia hay vùng lãnh thổ trên thế giới mà còn là phương tiện quan trọng trong thương mại quốc tế. Khi thương mại quốc tế ngày càng phát triển thì đó chính là lúc ngành vận tải quốc tế được tiếp sức mạnh hơn. Cùng với xu hướng phát triển kinh tế giới, thì ngành giao nhận đường biển sẽ có triển vọng phát triển rất nhanh, nắm bắt được điều đó công ty cổ phần hàng hải VSICO ngày càng nỗ lực để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển để đáp ứng với nhu cầu vận tải trên thế giới, hướng tới mục tiêu trở thành một công ty hoạt động vận tải biển số một ở Việt Nam và Đông Nam Á.

Bài viết trên đây đã trình bày về cơ sở lý luận về hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu cũng như phân tích tình hình hoạt động giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển của công ty và đưa ra những kiến nghị cho phía công ty cũng như phía nhà nước để nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa XNK của công ty cổ phần hàng hải VSICO.

Một lần nữa cho em gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai đã nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn em để em hoàn thành bài viết này. Do thời gian cũng như hiểu biết còn hạn hẹp kính mong thầy cô và bạn đọc có ý kiến đóng góp để bài viết được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO + Sách Tiếng Việt:

1. Nguyễn Hồng Đàm (Chủ biên) – Hoàng Văn Châu - Nguyên Như Tiến – Vũ Sỹ Tuấn (2003). Vận tải và giao nhận trong ngoại thƣơng. Nhà xuất bản Giao thông vận tải Hà Nội

2. Võ Thị Thanh Thu (2011). Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu. Nhà xuất

bản Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh

3. Đoàn Thị Hồng Vân (2000). Kỹ Thuật Ngoại Thƣơng. Nhà xuất bản Thống kê

+ Tham khảo web:

1. Cục hàng hải Việt Nam, “Giải pháp nâng cao năng lực thị phần vận tải của đội

tàu biển Việt Nam và chính sách hạn chế tàu nước ngoài vận tải nội địa”. :

http://www.vinamarine.mt.gov.vn/. Ngày 12/03/2014

2. Lê Thùy Hương, “ Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty giao nhận

kho vận ngoại thương (Vinatrans) HP. Thực trạng và một số giải pháp”.

Luanvan.net. Ngày 12/07/1012

3. Nguyễn Phượng “Tham gia công ước quốc tế về vận tải biển: Thời điểm nào?”.

Baocongthuong.com. Ngày 08/08/2011 truy cập tại trang web:

http://baocongthuong.com.vn/p0c194n12153/tham-gia-cong-uoc-quoc-te-ve-van-tai- bien-thoi-diem-nao.htm#.U27j8Zm0KE4

4. Trung tâm luật sư doanh nghiệp, “Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của

người giao nhận”.TrungtâmluatVietnam. Ngày 10/03/2010 truy cập trang web: http://www.lfb.vn/thuong-mai-quoc-te/304-giao-nhan-hang-hoa-bang-duong-bien.html 5. Nguyễn Ngọc Thanh : “Nâng cao hiệu quả giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng

container đường biển tại công ty TNHH giao nhận vận tải Á Châu TPHCM”.

Tailieu.vn. Ngày 22/05/2012 + Tài liệu gốc của công ty:

1. Công ty cổ phần hàng hải VSICO (2010). Báo cáo tổng kết công tác năm 2010

và kế hoạch công tác năm 2011

2. Công ty cổ phần hàng hải VSICO (2011). Báo cáo tổng kết công tác năm 2011

và kế hoạch công tác năm 2012

và kế hoạch công tác năm 2013

4. Công ty cổ phần hàng hải VSICO (2013). Báo cáo tổng kết công tác năm 2013

và kế hoạch công tác năm 2013

5. Công ty cổ phần hàng hải VSICO (2013). Báo cáo tổng kết công tác năm 2013

và kế hoạch công tác năm 2013

6. Công ty cổ phần hàng hải VSICO (2013). Hồ sơ khách hàng của công ty công

PHỤ LỤC 01:

THỦ TỤC HẢI QUAN VÀ THÔNG QUAN HAỈ QUAN HÀNG XUẤT KHẨU

1. Thông quan hàng xuất khẩu

Truyền số liệu qua mạng hải quan điện tử: dựa trên những chứng từ mà khách

hàng cung cấp cũng như những thông tin về hàng hóa thu thập được như:  Hợp đồng thương mại

 Invoice  Packing list.

Nhân viên giao nhận dùng phần mềm khai báo hải quan điện tử “ECUSKD” để truyền số liệu lên tờ khai qua mạng. Nếu truyền thành công hệ thống mạng của hải quan tự động báo số tiếp nhận hồ sơ, số tờ khai và phân luồng hàng hóa. Nhờ bước cải tiến này mà thời gian làm thủ tục nhanh hơn so với thủ công trước đây vì nhân viên hải quan không phải nhập lại số liệu trên tờ khai vào máy.

- Phân luồng hàng hóa có 3 luồng:

+ Luồng xanh: Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Cán bộ hải quan chuyển hồ sơ qua lãnh đạo chi cục duyệt, đóng dấu thông quan “đã làm thủ tục hải quan” vào tờ khai xuất khẩu.

+ Luồng vàng: Miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, hồ sơ chuyển qua bộ phận tính giá thuế để kiểm tra chi tiết hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ sẽ được chuyển hồ sơ qua lãnh đạo chi cục duyệt, đóng dấu thông quan “đã làm thủ tục hải quan” vào tờ khai xuất khẩu.

+ Luồng đỏ: Hồ sơ được chuyển qua bộ phận kiểm tra thực tế hàng hóa. Tuỳ tỷ lệ phân kiểm hóa của lãnh đạo chi cục mà chủ hàng xuất trình 5%, 10% hay 100% hàng để hải quan kiểm tra. Sau khi kiểm tra nếu hàng hóa đúng với khai báo của tờ khai và chứng từ liên quan, cán bộ hải quan sẽ bấm niêm phong hải quan vào container và sẽ ghi chú vào tờ khai xác nhận hàng hóa đúng khai báo và chuyển hồ sơ qua lãnh đạo chi cục duyệt, đóng dấu thông quan “đã làm thủ tục hải quan” vào tờ khai xuất khẩu.

Lưu ý: Đăng ký làm thủ tục ở cửa khẩu nào thì truyền số liệu vào cửa khẩu đó. 2. Làm thủ tục Hải Quan ở cảng

a. Hàng hóa xuất khẩu miễn kiểm (luồng xanh)

Bước 1: Đăng ký mở tờ khai xuất khẩu

Nhân viên giao nhận in tờ khai Hải Quan điện tử (2 bản), mang tờ khai đến cho khách hàng kí tên và đóng dấu xác nhận.

Sau đó, mang bộ chứng từ bao gồm:  Giấy giới thiệu

 2 tờ khai Hải Quan  Packing list

Hải quan sẽ tiếp nhận bộ hồ sơ của nhân viên công ty và tiến hành kiểm tra xem việc chấp hành pháp luật Hải quan của doanh nghiệp trên hệ thống mạng hải quan có vi phạm gì không. Kế tiếp xem việc kê khai trên tờ khai có phù hợp với chứng từ hay không và xem hàng xuất khẩu có thuộc danh mục hàng cấm hay không.

Sau đó, Hải quan đóng dấu vào tờ khai và chuyển sang bộ phận trả tờ khai. (Khi nộp tờ khai nhân viên giao nhận sẽ mất phí kẹp vô tờ khai có thể từ 50.000 đến 200.000đ, hoặc có thể nhiều hơn tùy trường hợp)

Bước 2: Trả tờ khai

Nhân viên giao nhận mua tem (lệ phí Hải Quan) dán vào tờ khai.

Hải quan sau khi kiểm tra trả lại cho nhân viên giao nhận 1 tờ khai và giữ lại tờ khai dán tem.

Bước 3: Thanh lý hải quan bãi

Nhân viên giao nhận photo tờ khai và đến Hải quan thanh lý hàng xuất ở Cát Lái để thanh lý.

Nhân viên mang tờ khai đã thông quan đến hải quan giám sát bãi ghi số container/seal, tàu/chuyến lên tờ khai gốc.

Sau đó, nộp tờ khai (photo và gốc để kiểm tra) tại phòng thanh lí. Hải quan thanh lí kiểm tra đóng dấu xác nhận và trả lại tờ khai bản gốc.

(Khi thanh lý nhân viên giao nhận sẽ mất phí chi cho Hải quan thanh lý là 10.000đ/1 container)

Bước 4: Vào sổ tàu hàng xuất

Căn cứ vào Booking nhân viên giao nhận viết số hiệu tàu, số hiệu chuyến đi, số container, số seal vào ô 28 tờ khai để tiến hành vào sổ tàu.

Nhân viên giao nhận nộp tờ khai để Hải quan vào sổ tàu. Hải quan trả lại tờ khai và phiếu xác nhận vào sổ tàu.

Kết thúc quá trình làm thủ tục thông quan cho lô hàng xuất khẩu tại cảng. Hàng hóa sẽ được sắp xếp lên tàu theo kế hoạch của hãng tàu.

Lƣu ý: Phải vào sổ tàu trước khi đến giờ Closing time nếu không hàng sẽ rớt lại

không xuất khẩu được mặc dù đã thông quan.

b. Hàng hóa xuất khẩu kiểm hóa (luông đỏ)

Bước 1: Đăng ký mở tờ khai xuất khẩu

Nhân viên giao nhận in tờ khai Hải Quan điện tử (in 2 bản), mang tở khai đến cho khách hàng kí tên và đóng dấu xác nhận.

Sau đó, mang bộ chứng từ bao gồm:  Giấy giới thiệu

 2 tờ khai Hải Quan

 Hợp đồng thương mại (sao y)  Invoice (bản chính)

 Packing list (bản chính)

Hải quan sẽ tiếp nhận bộ hồ sơ của nhân viên công ty và tiến hành kiểm tra xem việc chấp hành pháp luật Hải quan của doanh nghiệp trên hệ thống mạng hải quan có vi phạm gì không. Kế tiếp xem việc kê khai trên tờ khai có phù hợp với chứng từ hay không và xem hàng xuất khẩu có thuộc danh mục hàng cấm hay không.

Sau đó, Hải quan đóng dấu và chuyển bộ phận kiểm hóa.

Bước 2: Kiểm hóa hàng xuất

Nhân viên giao nhận đăng ký chuyển bãi kiểm hóa tại bộ phận chuyển bãi và rút ruột container.

Nhân viên giao nhận xem kết quả phân kiểm để liên lạc với Hải quan kiểm hóa. Xuống bãi tìm container tiến hành cắt seal và liên lạc với Hải quan kiểm hóa xem cắt seal và kiểm tra hàng hóa (5%, 10% tùy vào mức độ mà Hải quan yêu cầu kiểm hóa).

Sau đó, nhân viên giao nhận bấm lại seal mới (gồm seal Hải quan và hãng tàu) và xin giấy xác nhận seal của bộ phận cắt/bấm seal có đóng dấu xác nhận của bô phận bấm seal ở cảng.

Bước 3: Trả tờ khai

Nhân viên giao nhận mua tem (lệ phí Hải Quan) dán vào tờ khai.

gồm:

 1 tờ khai và giữ lại tờ khai dán tem.  Hợp đồng thương mại (sao y)  Invoice (bản chính)

 Packing list (bản chính)

Bước 4: Thanh lý hải quan bãi

Nhân viên mang tờ khai đã thông quan đến hải quan giám sát bãi ghi số container/ seal, tàu/chuyến lên tờ khai chính.

Nhận viên giao nhận photo tờ khai Hải quan điện tử. Sau đó, nộp tờ khai (photo và gốc để kiểm tra) tại phòng thanh lí.

Hải quan thanh lí kiểm tra đóng dấu xác nhận và trả lại tờ khai bản gốc.

Bước 5: Vào sổ tàu hàng xuất

Căn cứ vào Booking nhân viên giao nhận viết số hiệu tàu, số hiệu chuyến đi vào ô 28 tờ khai để tiến hành vào sổ tàu.

Nhân viên giao nhận nộp tờ khai và phiếu xác nhận seal để Hải quan vào sổ tàu. Hải quan trả lại tờ khai và phiếu xác nhận vào sổ tàu.

Kết thúc quá trình làm thủ tục thông quan cho lô hàng xuất khẩu tại cảng. Hàng hóa sẽ được sắp xếp lên tàu theo kế hoạch của hãng tàu.

Lưu ý: Phải vào sổ tàu trước khi đến giờ Closing time nếu không hàng sẽ rớt lại

PHỤ LỤC 02:

THỦ TỤC HẢI QUAN TẠI CẢNG

Trường hợp 1: Hàng hóa nhập khẩu miễn kiểm (luồng xanh)

Bước 1: Mở tờ khai Hải quan

Nhân viên giao nhận sau khi lập tờ khai hải quan, khai báo qua mạng để lấy số tiếp nhận, số tờ khai, phân luồng kiểm hóa. Sau đó, tiến hành đăng ký mở tờ khai hải quan tại cảng.

Nhân viên bộ phận kinh doanh của công ty đến Hải quan mở tờ khai tìm « báo cáo vi phạm pháp luật » xem Doanh nghiệp nhập khẩu có nợ thuế hay bị phạt chậm nộp thuế hay không đóng thuế cho Doanh nghiệp.

Nếu không vi pham thì nộp lại cùng với bộ chứng từ để Hải quan kiểm tra. - Các chứng từ phải nộp

 Báo cáo vi phạm pháp luật

 Tờ khai Hải quan nhập khẩu HQ/2002-NK (2 bản chính: 1 bản lưu Hải quan và 1 bản lưu người khai Hải quan)

 Hợp đồng mua (1 bản sao y bản chính)  Hóa đơn thương mại (1 bản chính)

 Vận đơn đường biển (sao y) (có ký hậu của Ngân hàng nếu thanh toán bằng L/C)

 Lệnh giao hàng (1bản chính)  Packing list (1bản chính)  Giấy giới thiệu của công ty

 Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) (nếu có)

 Chứng từ đăng ký viện vệ sinh (đối với hàng thực phẩm,…)

Nếu Doanh nghiệp vi phạm chậm nộp thuế thì nhân viên giao nhận tiến hành nộp thuế cho Doanh nghiệp. Sau đó, sao y „Biên nhận nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước‟ nộp lại Hải quan tiếp nhận hồ sơ cùng với bộ chứng từ để Hải quan kiểm tra.

Hải quan sẽ tiếp nhận bộ hồ sơ của nhân viên công ty và từ đó dựa vào mã số thuế của doanh nghiệp, hải quan sẽ tra cứu trên mạng xem doanh nghiệp có tên trong danh sách bị cưỡng chế hay không và kiểm tra ân hạn thuế, bảo lãnh thuế.

Bước 2 : Tính giá thuế

Hải quan kiểm tra lại thuế tính trong tờ khai có đúng với số tiền thực tế mà doanh nghiệp phải nộp không.

Nếu doanh nghiệp được ân hạn thuế thì đóng dấu xác nhận

Nếu doanh nghiệp phải đóng thuế ngay thì nhân viên giao nhận đóng thuế và sao y biên nhận nộp tiền vào ngân sách Nhà nước Nộp lại cho cửa tính thuế xác nhận.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần hàng hải Vsico (Trang 72)