Thị trường giao nhận

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần hàng hải Vsico (Trang 54)

Là công ty còn non trẻ, với tôn chỉ hoạt động: “Tận tâm, tin cậy và chất lượng” công ty đã có chỗ đứng không chỉ trong nước mà còn ra cả trường quốc tế. Công ty đã rất thành công khi trước mắt là thâm nhập thị trường các nước Đông Nam Á và sau mở rộng ra Châu Á và các nước tiềm năng khác. Đối tác của công ty gây dựng được khắp các nước trên thế giới. với mục đích và các mặt hàng khác nhau, tùy theo số lượng mặt hàng mà giá trị hợp đồng được xếp vào loại cao hay thấp, hoặc thị trường đó được xếp vào thị trường tiềm năng nhiều hay ít. Mỹ và Nga được đánh giá là hai thị trường tiềm năng và giao nhận bằng đường biển là loại hình an toàn và đạt uy tín. Bằng thủ tục nhanh gọn và chính xác, hoạt động giao nhận đường biển ngày càng được ưa chuộng và phổ biến đối với tất cả các thị trường.

Sau đây là bảng thể hiện cơ cấu thị trường giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển của công ty VSICO trong giai đoạn 2011 -2013

Bảng 2.9. Cơ cấu thị trƣờng hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đƣờng biển của công ty VSICO 2011-2013

Đơn vị: Triệu đồng

Thị trường 2011 2012 2013

Doanh thu % Doanh thu % Doanh thu %

Mỹ 25.120 30,8 35.879 30,8 33.475 30,5 Nga 21.257 26,1 28.471 24,5 27.483 25 Hàn Quốc 4.800 5,8 10.520 9,1 10.341 9,4 Trung Quốc 4.890 6 11.960 10,3 10.467 9,5 Nhật Bản 8.710 10,7 10.641 9,2 9.673 8,8 Thái Lan 6.471 7,9 9.587 8,3 9.343 8,5 Thị trường khác 9.245 11,3 9.157 7,9 9.121 8,3 Tổng 81.493 100 116.215 100 109.885 100

Nguồn: Báo cáo tổng hợp từ năm 2011-2013

Qua bảng trên ta thấy thị trường giao nhận số 1 vẫn là Mỹ luôn chiếm tỷ trọng cao, khoảng 30 % doanh thu của hoạt động giao nhận, xếp vị trí thứ hai là Nga. Mỹ và Nga luôn là thị trường tiềm năng như vậy một phần là do thị trường rộng lớn, không khó tính, nhu cầu các mặt hàng giày da, lương thực, công nhiệp nhẹ đa dạng phong phú công nhiệp nhẹ một phần là do địa lý thuận lợi để công ty thực hiện công việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Tuy nhiên, hình thức giao nhận bằng đường biển lại không được áp dụng nhiều vào các quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc và Thái Lan vì khoảng cách không lớn cũng như sự thuận tiện hơn của giao thông đường bộ nên yêu cầu giao thông đường bộ nhiều hơn mà chủ yếu vào các nước cũng trong khu vực Châu Á nhưng khoảng cách xa hơn như Nga, Nhật Bản. Nhìn chung qua các năm giá trị giao nhận bằng đường biển tăng đều chứng tỏ vị trí và sự ưa chuộng hình thức giao nhận này ngày càng tăng và nâng cao.

Đối với các thị trường nhỏ lẻ khác, công ty tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng cũng như vị trí địa lý mà tư vấn cho khách hàng loại hình phù hợp nhất với mặt hàng cần nhập hoặc xuất khẩu. Nhưng qua bảng trên ta thấy với sự uy tín nhất định, ngoài các thị trường tiềm năng trên công ty đã tạo dựng được thương hiệu của mình ngày càng rộng trên đất nước và lãnh thổ khác nhau. Điều này chứng tỏ bởi giá trị giao nhận liên tục tăng qua các năm. Năm 2013 khi nền kinh tế thế giớii có dấu hiệu phục

hồi nhưng với tốc độ chậm lại nên giá trị giao nhận của 2013 giảm nhưng không nhiều.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần hàng hải Vsico (Trang 54)