Theo luật các tổ chức tín dụng 1997 Huy động nguồn tiền gửi của NHTM là một trong những hoạt động huy độngnguồn vốn của NHTM trên cơ sở khách hàng tổ chức, cá nhân chủ động, tựnguyện gử
Trang 1LỜI CẢM ƠNTrước tiên em xin chân thành cảm ơn cô Phùng Thị Việt Hà đã tận tìnhhướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này Em xin gửilời cảm ơn trân trọng nhất đến các thầy cô giáo trường Đại học Thương Mại, đặcbiệt là các thầy cô giáo khoa Tài chính – Ngân hàng đã đem lại cho em một môitrường bổ ích và thân thiết trong học tập, tạo điều kiện thuận lợi để em phát huy hếtkhả năng của mình và hoàn thành tốt các chương trình học
Ngoài ra em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ, nhân viên đang làmviệc tại ngân hàng Sài Gòn – Thương Tín chi nhánh Thủ Đô đã tạo điều kiện thuậnlợi nhất cho em trong quá trình em thực tập tại ngân hàng
Tuy nhiên với điều kiện có hạn cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của mộtsinh viên thực tập nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mongnhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để em có điều kiện bổ sung ,nâng cao hiệu quả làm việc, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 15 tháng 5 năm 2012
Sinh viên Phạm Thị Hà
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
Trang 2Bảng 2.1: Quy mô nguồn vốn tiền gửi từ tổ chức kinh tế và dân cư tại Sacombank Thủ Đô 31 Bảng 2.2: Cơ cấu tiền gửi theo các chỉ tiêu tại Sacombank Thủ Đô 34 Bảng 2.3: Chi lãi tiền gửi của Sacombank Thủ Đô 40 Bảng 2.4: Tương quan giữa tiền gửi huy động và cho vay theo kỳ hạn tại Sacombank Thủ Đô 44
Bảng 2.5: Thu chi lãi của Sacombank Thủ Đô 46
Bảng 2.6 Kết quả khảo sát khách hàng……… 51
Biểu đồ 2.1: Quy mô huy động vốn tiền gửi qua các năm từ 2009-2011… 32
Biểu đồ 2.2: Chi phí huy động vốn tiền gửi qua các năm2009-2011………41
Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn huy động và tổng chi phí
………43
Trang 3DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Giáo trình Quản trị tác nghiệp ngân hàng thương mại, Trường đại học Thươngmại
2 Giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ, Trường đại học Thương mại
3 Peter Rose, (2004), “ Quản trị ngân hàng thương mại”, NXB Tài chính
4 Báo cáo thường niên của Sacombank chi nhánh Thủ Đô
5 www.sacombank.com.vn
Trang 4M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ 2
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 3
MỤC LỤC 4
LỜI MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 8
1.1 Nội dung hoạt động huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại: 8
1.1.1 Khái niệm: 8
1.1.2 Kết cấu tiền gửi: 8
1.1.3 Vai trò của hoạt động huy động tiền gửi: 11
1.2 Hiệu quả huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại: 12
1.2.1 Khái niệm hiệu quả huy động tiền gửi: 12
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động tiền gửi: 13
1.2.2.1 Chỉ tiêu định lượng: 13
1.2.2.2 Chỉ tiêu định tính: 21
1.2.3 Các nhân tố tác động đến hiệu quả huy động tiền gửi 22
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI SACOMBANK CN THỦ ĐÔ 27
2.1 Khái quát về NH TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Thủ Đô: 27
2.1.1 Sự hình thành phát triển của NH TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Thủ Đô: 27
2.1.2 Các sản phẩm dịch vụ của NH TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Thủ Đô cung cấp 28
2.1.2.1 Dịch vụ tiền gửi: 28
2.1.2.2 Dịch vụ tín dụng: 29
2.1.2.3 Dịch vụ thanh toán: 30
2.1.2.4 Các dịch vụ khác: 30
2.2 Hiệu quả huy động nguồn vốn tiền gửi tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Thủ Đô: 30
2.2.1 Chỉ tiêu định lượng: 30
2.2.1.1 Quy mô, tốc độ tăng trưởng và kết cấu nguồn tiền gửi: 30
2.2.1.2 Chi phí huy động nguồn vốn tiền gửi: 37
2.2.1.3 Tương quan giữa tiền gửi huy động và cho vay 43 2.2.1.4 Khả năng phòng ngừa các rủi ro trong quá trình huy động và sử dụng vốn tiền gửi: 46
Trang 52.2.2 Chỉ tiêu định tính: 47
2.2.2.1 Sự hài lòng của khách hàng: 47
2.2.2.2 Uy tín của ngân hàng: 52
2.2.2.3 Tính đa dạng và phù hợp của các sản phẩm huy động: 53
2.3 Đánh giá về công tác huy động và quản trị nguồn vốn tiền gửi tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Thủ Đô 54
2.3.1 Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động nguồn vốn tiền gửi 54
2.3.2 Những kết quả khả quan: 57
2.3.3 Những mặt tồn tại và nguyên nhân: 58
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NH TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH THỦ ĐÔ: 60
3.1 Định hướng phát triển của NH TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Thủ Đô: 60
3.1.1 Định hướng phát triển trong ngắn hạn: 60
3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động huy động tiền gửi của Sacombank chi nhánh Thủ Đô: 61
3.2 Một số giải pháp đối với NH TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Thủ Đô: 61
3.2.1 Đối với bản thân chi nhánh: 61
3.2.2 Đối với chính phủ: 67
3.2.3 Đối với Ngân hàng Nhà nước 68
3.2.4 Đối với Sacombank: 69
KẾT LUẬN 71
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
I Lý do chọn đề tài:
Các ngân hàng hiện nay đang trong một cuộc chạy đua khốc liệt- cạnh tranh
về vốn, nguồn nhân lực, chất lượng dịch vụ và công nghệ, nhằm gia tăng hiệu quảhoạt động, gia tăng thị phần, tối đa hóa lợi nhuận Để duy trì hoạt động và phục vụcho mục đích kinh doanh, ngân hàng cần một lượng vốn rất lớn Nguồn vốn cácngân hàng huy động được xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng nguồn vốnchủ yếu vẫn là nguồn tiền gửi của tổ chức và dân cư Vấn đề huy động vốn tiền gửinày sao cho hiệu quả luôn là vấn đề khiến các nhà quản trị ngân hàng phải đau đầu,nhất là trong tình hình chính trị và kinh tế thế giới có nhiều bất ổn cùng với kinh tếViệt Nam với các chỉ số biến động lớn đã tác động đến tâm lý người gửi tiền và gâynhững ảnh hưởng xấu đến công tác huy động vốn của ngân hàng
Để góp phần giải quyết vấn đề này, trên cơ sở kết hợp giữa nghiên cứu lýluận và thực tiễn, trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi
nhánh Thủ Đô, tôi đã chọn đề tài “Hiệu quả hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank- Chi nhánh Thủ Đô”
II Mục đích nghiên cứu của khóa luận
Mục đích nghiên cứu của khóa luận là tìm hiểu về hiệu quả hoạt động huyđộng nguồn vốn tiền gửi của ngân hàng và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạtđộng huy động nguồn vốn tiền gửi của ngân hàng Đồng thời, thông qua việcphân tích, đánh giá tình hình thực tế công tác huy động nguồn vốn tiền gửi từ tổchức kinh tế và dân cư của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Thủ
Đô, đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động nguồnvốn tiền gửi tại đơn vị
III Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu các phương thức huy động tiền gửi của Ngân hàngthương mại trong nền kinh tế thị trường Nghiên cứu thực trạng và khả năng huy
Trang 7động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Thủ Đô trongkhoảng thời gian 3 năm từ năm 2009 đến năm 2011.
IV Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, đồngthời kết hợp các phương pháp tổng hợp, tư duy lôgic kinh tế nhằm làm sáng tỏnhững vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu
V Bố cục khóa luận
Lời nói đầu
Chương 1: Tổng quan về hiệu quả huy động tiền gửi tại các ngân hàng thương mạiChương 2: Thực trạng huy động tiền gửi tại Sacombank chi nhánh Thủ Đô
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi tại Ngânhàng thương mại cố phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Thủ Đô
Kết luận
Trang 8CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Nội dung hoạt động huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại:
1.1.1 Khái niệm:
Tiền gửi là số tiền của khách hàng gửi tại tổ chức tín dụng dưới hình thức tiềngửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác Tiềngửi được hưởng lãi hoặc không hưởng lãi và phải được hoàn trả cho người gửi tiền
(Theo luật các tổ chức tín dụng 1997)
Huy động nguồn tiền gửi của NHTM là một trong những hoạt động huy độngnguồn vốn của NHTM trên cơ sở khách hàng (tổ chức, cá nhân) chủ động, tựnguyện gửi tiền của mình (trao quyền sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi củamình) cho NHTM sử dụng và quản lý trong một thời gian nhất định, và NHTM sẽcam kết hoàn trả đúng hạn cho khách hàng một mức lãi suất hợp lý theo quy địnhcủa ngân hàng nhà nước
1.1.2 Kết cấu tiền gửi:
Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng của NHTM Nó lànguồn tiền chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng Vì thế mà cácNHTM luôn chịu áp lực gia tăng và mở rộng nguồn tiền gửi của mình Điều này đòihỏi hoạt động huy động nguồn tiền gửi của NHTM không ngừng thay đổi và hoànthiện
Các hình thức huy động nguồn tiền gửi ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng vốn huyđộng được vì vậy việc đưa ra các hình thức huy động phù hợp, linh hoạt là điều hếtsức cần thiết đối với ngân hàng Nguồn tiền gửi được truyền tải đến ngân hàng theonhiều kênh khác nhau:
Phân loại theo đối tượng khách hàng:
- Tiền gửi của cá nhân: Khách hàng cá nhân chiếm phần lớn đa số trong đối tượng
hoạt động của ngân hàng Chính vì vây, các hoạt động huy động nguồn tiền gửi đốivới đối tượng khách hàng này rất đa dạng, với mục địch gửi tiền chủ yếu là tiết
Trang 9kiệm, bảo quản, đem lại khả năng sinh lời cho mình Điều này đã đem lại cho ngânhàng số tiền nhàn rỗi lớn và ổn định để thực hiện các hoạt động đầu tư của mìnhmột cách hiệu quả.
- Tiền gửi của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác: Lượng tiền gửi của các
doanh nghiệp và tổ chức kinh tế cũng chiếm một tỷ trọng lớn Tuy nhiên mục địchgửi tiền của đối tượng này khác so với khách hàng cá nhân Mục đích của đối tượngkhách hàng này là dùng để thanh toán cũng như tiến hành các giao dịch khác Sốcòn lại nhàn rỗi sẽ được gửi để hưởng lãi nếu doanh nghiệp gửi tiền gửi có kỳ hạn
Do đó, ngân hàng chỉ sử dụng được một phần nhỏ trong lượng vốn huy động được
đó là số du trên tài khoản của các doanh nghiệp
- Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác: Với những ngân hàng có lượng vốn huy
động lớn có thể đem gửi tại các ngân hàng khác nhằm mục đích hưởng một phầnlãi Điều này giúp NHTM giảm bớt một phần chi phí , đem lại lợi nhuận cao hơncho ngân hàng
Phân loại theo mục đích huy động:
- Tiền gửi thanh toán: là loại hình tiền gửi không kỳ hạn được sử dụng với mục
đích chủ yếu là thực hiện các giao dịch thanh toán qua Ngân hàng bằng các phươngtiện thanh toán như: séc lĩnh tiền mặt, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, chuyển tiền điệntử nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh nhất của quý khách Có thể hiểu, đây
là tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhận gửi vào ngân hàng để nhờ ngân hàng giữa vàthanh toán hộ Ngân hàng sẽ mở cho khách hàng tài khoản thanh toán Trong phạm
vi số dư cho phép, các nhu cầu chi trả của doanh nghiệp và cá nhân đều được ngânhàng thực hiện Các khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp và cá nhân đều có thểđược nhập vào tiền gửi thanh toán theo yêu cầu
Nhìn chung, lãi suất của khoản tiền này rất thấp (hoặc bằng 0), thay vào đó chủ tàikhoản có thể được hưởng các dịch vụ ngân hàng với mức chi phí thấp Do tính linhhoạt của tiền gửi giao dịch, số dư tiền gửi không ổn định và biến động nhanh
- Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội: Là loại hình tiền gửi
có kỳ hạn của tổ chức, doanh nghiệp không dùng vào mục đích thanh toán mà để
Trang 10hưởng lãi suất mà ngân hàng sẽ chi trả sau một khoảng thời gian nhất định Khi cầnchi tiêu, người gửi phải đến ngân hàng để làm thủ tục rút tiền ra.
Để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu gửi tiền của khách hàng, ngân hàng đưa ra nhiềuloại kỳ hạn khác nhau với mức lãi suất thích hợp để thu hút và tối đa hóa lượng tiềngửi Nguồn này thường có kỳ hạn xác định trước với một lãi suất cao hơn so với lãisuất của tiền gửi thanh toán Có thể nói đây là nguồn vốn có chi phí cao nhất củangân hàng Đồng thời do có tính ổn định cao trong kỳ hạn mà các khoản cho vaycủa ngân hàng chủ yếu được tài trợ bằng nguồn vốn này
- Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: Các tầng lớp dân cư đều có khoản tiền nhàn rỗi,
khoản thu nhập chưa sử dụng đến Trong điều kiện có thể tiếp cận ngân hàng, họđều có thể gửi tiết kiệm nhằm thực hiện các mục tiêu bảo toàn và sinh lời Do lượngtiền nhàn rỗi này của dân cư được gửi với thờ gian cố định nên đây là lượng vốnchủ yếu cho ngân hàng sử dụng trong hoạt động kinh doanh của mình Đây cũng làmột dạng của tiền gửi có kỳ hạn nhưng tuy nhiên cũng có một số điểm khác biệttheo quy ddnhj của văn bản pháp luật mà ngân hàng Nhà nước quy định
Phân loại theo kỳ hạn:
- Tiền gửi ngắn hạn: Đây là nguồn tiền gửi mà ngân hàng huy động trong khoảng
thời gian ngắn ( thường dưới 12 tháng)
- Tiền gửi trung và dài hạn: Là nguồn tiền gửi mà ngân hàng huy động trong
khoảng thời gian trên 1 năm Đây là nguồn vốn ổn định được ngân hàng sử dụngvới mục đích đầu tư trung và dài hạn mang lại lợi nhuận cho ngân hàng
Phân loại theo loại tiền
- Huy động nguồn tiền gửi bằng VNĐ: ngân hàng huy động nguồn tiền gửi bằng
VNĐ thông qua tất cả các hình thức huy động nguồn tiền gửi khác nhau với cácmục đích khác nhau Trong nguồn tiền gửi mà ngân hàng huy động được thì nguồntiền gửi huy động bằng VNĐ chiếm tỷ trọng cao, đáp ứng các nhu cầu về sử dụngvốn của ngân hàng
- Huy động nguồn tiền gửi bằng ngoại tệ: Mục đích huy động nguồn tiền gửi bằng
ngoại tệ của ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tế cũng như các hoạt
Trang 11động kinh doanh ngoại tệ của khách hàng, của ngân hàng Tiền gửi huy động bằngngoại tệ của ngân hàng chủ yếu là USD và EUR
1.1.3 Vai trò của hoạt động huy động tiền gửi:
Nguồn tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động củaNHTM Hoạt động huy động nguồn tiền gửi là hoạt động đầu tiên và chính yếu củabất cứ NHTM nào khi đi vào hoạt động kinh doanh Mặc dù, đây là nghiệp vụtruyền thống nhưng nó có tâm quan trọng rất lớn không chỉ đối với NHTM mà cònđối với nền kinh tế nói chung và những khách hàng gửi tiền vào ngân hàng nóiriêng
Đối với NHTM :
Hoạt động huy động nguồn tiền gửi được nâng cao về hiệu quả sẽ mở rộngkhả năng, phạm vi cho việc sử dụng vốn của chính NHTM đó Qui mô lượng tiềngửi càng lớn, tốc độ tăng trưởng qui mô bền vững, chi phí huy động hợp lý… khôngchỉ làm cho tình hình tài chính của NHTM vững mạnh mà nó còn tạo ra uy tín chongân hàng Việc cạnh tranh giữa các NHTM để gia tăng lượng tiền gửi huy động sẽkích thích các ngân hàng phải liên tục đổi mới, hoàn thiện và đa dạng hóa các sảnphẩm dịch vụ của mình
Đối với khách hàng:
Nếu như NHTM nâng cao hiệu quả huy động nguồn tiền gửi của mình, đồngnghĩa với việc họ tập trung được nhiều vốn từ phía nền kinh tế Tức là, cá nhân, tổchức kinh tế đã sử dụng ngày càng nhiều các dịch vụ ngân hàng trong đó có dịch vụtiền gửi Điều này, làm thay đổi thói quen tiêu tiền, tích lũy của chính cá nhân đó.Còn các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế sẽ dễ dàng hơn trong việc giao dịch vàthanh toán trong nước, đặc biệt là các giao dịch quốc tế sẽ trở nên thuận tiện hơn.Ngoài ra, việc nâng cao hiệu quả huy động nguồn tiền gửi của các NHTM sẽ khiếncho các khách hàng được hưởng những dịch vụ mới và ngày càng phong phú vớigiá cả cạnh tranh
Đối với nền kinh tế đất nước:
Trang 12Hiệu quả huy động nguồn tiền gửi nói riêng và hiệu quả huy động vốn nóichung của các NHTM được nâng cao sẽ góp phần làm cho nền kinh tế lưu thông vàchuyển động tốt Việc các NHTM tập trung vốn hiệu quả là một điều kiện tiên quyếtcho hoạt động sử dụng vốn, phân bổ vốn, đặc biệt qua hình thức tín dụng ngân hàngđược hiệu quả hơn Tốc độ tăng trưởng tín dụng phụ thuộc trực tiếp vào tốc độ tăngnguồn vốn huy động Nếu tốc độ tăng trưởng tín dụng tốt là một tín hiệu cho thấyhoạt động đầu tư của nền kinh tế đang tiến triển Điều này làm cho tốc độ tăngtrưởng kinh tế gia tăng
1.2 Hiệu quả huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại:
1.2.1 Khái niệm hiệu quả huy động tiền gửi:
Trước hết, ta cần hiểu khái niệm về hiệu quả Hiệu quả là việc đạt được kết quảđặt ra cao nhất trong điều kiện tiêu tốn nguồn lực là thấp nhất có thể Như vậy, quátrình đánh giá hiệu quả là việc so sánh giữa kết quả đạt được và những chi phí bỏ ra
để đạt được kết quả đó Hệ số giữa chi phí/kết quả càng thấp cho thấy hiệu quả đạtđược càng cao
Như vậy: Hiệu quả huy động nguồn tiền gửi của NHTM được thể hiện ở:
- Thứ nhất: Nguồn vốn huy động phải xuất phát từ nhu cầu kinh doanh của ngânhàng để đảm bảo có khả năng đáp ứng cho hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng.Tức là vốn huy động phải có sự tăng trưởng ổn định về số lượng, có thể thoả mãncác nhu cầu tín dụng, thanh toán cũng như các hoạt động kinh doanh khác của ngânhàng
- Thứ hai: Nguồn vốn huy động phải đảm bảo cơ cấu hợp lý, đó chính là tính cânđối theo nhu cầu giữa vốn ngắn hạn và vốn trung dài hạn giữa huy động ở dân cư,huy động ở tổ chức …Một cơ cấu vốn hợp lý phải là một cơ cấu vốn đáp ứng tối đanhu cầu sử dụng và không có tình trạng bất hợp lý, dư thừa hay thiếu vốn
- Thứ ba: Nguồn vốn huy động phải đảm bảo tối thiểu hoá chi phí Đây là yếu tốquan trọng nhất, có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng Yêu cầu đặt
Trang 13ra cho ngân hàng là phải làm sao đưa ra mức lãi suất hợp lý, vừa đảm bảo cạnhtranh trong huy động và cạnh tranh trong cho vay đồng thời đảm bảo có lãi Có thểthấy rằng, việc tối thiểu hoá chi phí huy động theo tưng loại hình huy động là rấtkhó do những đặc điểm riêng của từng loại hình vừa nêu trên Cơ sở để ngân hànghàng tối thiều hoá chi phí huy động ở đây là sự hợp lý về cơ cấu vốn và sự cân đốigiữa nguồn vốn và sử dụng vốn.
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động tiền gửi:
1.2.2.1 Chỉ tiêu định lượng:
1.2.2.1.1 Quy mô tiền gửi:
Qui mô nguồn tiền gửi huy động được trong một kỳ kinh doanh phản ánhkết quả thực tế của hoạt động huy động nguồn tiền gửi của ngân hàng
Việc ước lượng quy mô nguồn vốn tiền gửi giúp ngân hàng chủ động và có cơ sở để
ra các quyết định về quy mô cho vay, đầu tư, góp phần tăng lợi nhuận, nâng caohiệu quả kinh doanh của ngân hàng Quy mô nguồn vốn tiền gửi của ngân hàngtrong một thời kỳ có thể được ước lượng theo phương pháp sau:
Quy mô tiền gửi ước tính= ( Tổng thu nhập dân cư- Tiêu dùng ước tính- Đầu tư ướctính- Rủi ro tổn thất ước tính) * Tỷ lệ tiết kiệm tại ngân hàng ước tính * Thị phầncủa ngân hàng ước tính
Các chỉ tiêu trong công thức trên đều là số liệu theo thời kỳ Từ công thứctrên cho thấy, để gia tăng quy mô nguồn vốn tiền gửi, giải pháp từ phía ngân hàng làcần phải tăng thị phần ước tính của mình thông qua phát triển thương hiệu, nâng cao
uy tín và sức cạnh tranh với các ngân hàng khác và các định chế tài chính khác
1.2.2.1.2 Tốc độ tăng trưởng nguồn tiền gửi huy động:
Bất kể ngân hàng nào cũng muốn khối lượng tiền gửi huy động được là dồidào và tăng trưởng để đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng Qui mônguồn tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng khối lượng vốn huy động, do đó, nóảnh hưởng trực tiếp đến giới hạn khả năng sử dụng vốn của một ngân hàng Tính ổn
Trang 14định trong huy động nguồn tiền gửi là rất quan trong Để đo lường nó người tathường dùng chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng nguồn tiền gửi huy động qua các năm
Tốc độ tăng trưởng nguồn tiền gửi qua các năm được tính theo công thức:
V = (m2 – m1)/ m1 * 100 (%)
Trong đó:
V là tốc độ tăng trưởng nguồn tiền gửi
m1 là khối lượng nguồn tiền gửi huy động được trong năm trước
m2 là khối lượng nguồn tiền gửi huy động được trong năm nay
Nếu:
V > 0 : Nguồn tiền gửi năm nay huy động được tăng trưởng so với năm trước
V < 0 : Nguồn tiền gửi năm nay huy động được giảm so vơi năm trước
V = 0 : Nguồn tiền gửi không tăng trưởng
- Ý nghĩa: Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng nguồn tiền gửi cho biết tốc độ tăng qui mô
nguồn tiền gửi là nhanh hay chậm hơn so với năm trước Tốc độc tăng trưởngdương và càng lớn thì tốc độ tăng là càng nhanh và ngược lại
1.2.2.1.3 Cơ cấu tiền gửi hợp lý:
Cơ cấu tiền gửi là tỉ trọng mỗi loại tiền gửi trên tổng nguồn vốn tiền gửi huyđộng Cơ cấu tiền gửi được xem là hợp lý nếu như giá trị và kỳ hạn của chúng phùhợp với giá trị và kỳ hạn của tài sản có ngân hàng đang nắm giữ
Nếu ngân hàng chủ yếu cấp các khoản cho vay và đầu tư trung và dài hạn, trong khi
cơ cấu nguồn vốn tiền gửi huy động được lại chủ yếu là ngắn hạn, tức là ngân hàngphải sử dụng nguồn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, điều này sẽ khiến ngân hàngđối mặt với nhiều rủi ro, như rủi ro thanh khoản khi khách hàng muốn rút tiền, hayrủi ro lãi suất khi ngân hàng buộc phải huy động nguồn tiền gửi với mức lãi suấtmới để bù đắp nhu cầu vốn nếu các khoản tín dụng chưa tới hạn
Để giảm thiểu những rủi ro có thể gặp phải, ngân hàng cần xác định cơ cấu tiền gửicăn cứ vào việc ngân hàng định hướng đầu tư hoặc cho vay vào lĩnh vực nào, vớiquy mô tương ứng bao nhiêu thì cũng sẽ có kế hoạch xây dựng cơ cấu nguồn vốn
Trang 15tiền gửi tương ứng Theo quy định của ngân hàng nhà nước, tỷ lệ vốn ngắn hạn chovay trung và dài hạn không được vượt quá 30%.
Ngoài ra, cơ cấu tiền gửi còn chịu tác động bởi mục đích gửi tiền của khách hàng,tình hình kinh tế, khả năng chống đỡ rủi ro của ngân hàng,…
1.2.2.1.4 Chi phí huy động nguồn tiền gửi:
Nguồn tiền gửi huy động hình thành nên nguồn vốn nợ của ngân hàng Đểhuy động nó, ngân hàng phải bỏ ra 1 khoản chi phí gọi là chi phí huy động vốn Chiphí huy động vốn này bao gồm: Chi phí trả lãi và các chi phí khác (như : Chi phíbảo biểm tiền gửi, chi phí quản lý, dự trữ bắt buộc, chi phí cho hoạt độngMarketing…) Trong đó, chi phí trả lãi chiếm chủ yếu và phát sinh trực tiếp từnguồn tiền gửi huy động
Chi phí trả lãi mà ngân hàng trả cho khách hàng là chi phí trả lãi dựa trên lãisuất danh nghĩa, lãi suất mà ngân hàng công bố cho khách hàng Chi phí này phụthuộc rất nhiều vào yếu tố như kỳ hạn, loại tiền gửi, chiến lược kinh doanh từng thời
kỳ của ngân hàng … Tuy nhiên, lãi suất thực tế của việc huy động nguồn tiền gửiđối với ngân hàng cao hơn bởi vì ngoài chi phí trả lãi, ngân hàng còn phải bỏ ranhiều loại chi phí khác nữa
Để đánh giá được chi phí huy động mà ngân hàng bỏ ra để huy động nguồntiền gửi là hợp lý hay không, ta cần xem xét chỉ tiêu chi phí huy động nguồn tiềngửi qua công thức sau:
CP HĐTG Chi phí trả lãi Chi phí phi trả lãi
Tổng NTG Tổng NTG Tổng NTG
(CP HĐ TG: Chi phí huy động tiền gửi; Tổng NTG : Tổng nguồn tiền gửi huy động)
- Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho ta biết để huy động được 1 đồng tiền gửi, ngân hàng
phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí
1.2.2.1.4.1 Chi phí lãi:
Chi phí lãi là số tiền mà ngân hàng phải trả cho khách hàng dựa trên số tiền
mà khách hàng ký gửi trên tài khoản tại ngân hàng
Trang 16Trong đó:
Ai: giá trị nguồn vốn thứ i
Vi: lãi suất nguồn vốn thứ i (%/năm)
Ni: số ngày thực tế duy trì của nguồn vốn thứ i
Lãi suất (Vi) ngân hàng áp dụng căn cứ vào biểu lãi suất có giá trị tại thời điểmkhoản tiền gửi được hình thành Mỗi loại hình tiền gửi và kỳ hạn gửi có mức lãisuất khác nhau tùy thuộc vào mức độ ổn định và nhu cầu thực tế của ngân hàng, cóđối chiếu với mặt bằng lãi suất chung
Việc xác định chi phí đối với nguồn vốn huy động sẽ giúp nhà quản trị ngân hàng
có cơ sở để định giá các dịch vụ tài chính, bao gồm lãi suất tiền gửi, lãi suất chovay, các loại phí dịch vụ đi kèm, v v cũng như xây dựng các chiến lược kinhdoanh, quản trị tài sản và nguồn vốn hiệu quả Có ba phương pháp phổ biến để xácđịnh chi phí huy động vốn:
-Phương pháp chi phí bình quân quá khứ
Phương pháp này xác định chi phí huy động vốn mà ngân hàng đã phải trả dựa trêngiá trị từng nguồn vốn mà ngân hàng đã huy động và lãi suất bình quân mà ngânhàng phải trả tương ứng trong một thời kỳ hoạt động đã qua
Từ đó, các ngân hàng có thể tính được chỉ tiêu lãi suất phải trả bình quân Căn cứvào chỉ tiêu này, các ngân hàng có thêm cơ sở để đưa ra mức lãi suất huy động vốntrong tương lai
Trang 17Trong đó:
Ai: giá trị nguồn vốn thứ i
Vi: lãi suất nguồn vốn thứ i (%/năm)
Ni: số ngày thực tế duy trì của nguồn vốn thứ i
Phương pháp này chỉ dựa vào số liệu quá khứ để tính toán, do đó, trước những biếnđộng thường xuyên và bất thường của thị trường thì phương pháp này không thểgiúp nhà quản trị đo lường hết những chi phí thực tế phát sinh Tuy nhiên, vì chỉdựa vào quá khứ nên phương pháp này dễ thực hiện và được sử dụng phổ biến
-Phương pháp chi phí bình quân hiện tại và tương lai
Phương pháp chi phí bình quân hiện tại và tương lai là phương pháp mà các nhàquản trị dự đoán, ước tính chi phí bình quân hiện tại và tương lai, từ đó, giúp cácnhà quản trị xác định tỷ lệ thu nhập ngân hàng phải tạo ra từ các khoản tín dụng vàđầu tư tối thiểu là bao nhiêu để bù đắp chi phí huy động vốn dự kiến thông qua chỉtiêu tỷ suất chi phí huy động vốn
Trong tổng nguồn vốn huy động dự tính, không phải tất cả đều được sử dụng để đầu
tư vào tài sản có sinh lời, vì phải trừ đi khoản dự trữ bắt buộc, các khoản dự trữkhác,…nên ngân hàng thường sử dụng công thức sau:
Trang 18Như vậy, tỷ suất sinh lời tối thiểu để bù đắp chi phí huy động vốn phải lớn hơn hoặcbằng tỷ suất chi phí huy động vốn Để ngân hàng thu được lợi nhuận từ nguồn vốnhuy động thì tỷ suất sinh lời từ nguồn vốn huy động phải cao hơn tỷ suất sinh lời tốithiểu bù đắp chi phí huy động vốn
- Phương pháp chi phí cận biên:
Đây là phương pháp sử dụng chỉ tiêu chi phí cận biên (chi phí tăng thêm cho mộtđồng vốn mới) để định giá các khoản tiền gửi và các nguồn vốn khác của ngânhàng So với phương pháp chi phí bình quân, phương pháp chi phí cận biên trở nênphù hợp hơn trong điều kiện lãi suất thay đổi Giả sử trong trường hợp lãi suất đanggiảm thì chi phí tăng thêm để huy động một nguồn vốn mới có thể giảm đáng kể,thấp hơn chi phí vốn bình quân, do đó, một số khoản đầu tư của ngân hàng có thểđược coi là không sinh lợi khi đánh giá theo chi phí nguồn vốn trung bình nhưng lạiđược xem là có lời nếu đánh giá theo chỉ tiêu chi phí lãi cận biên, giúp ngân hàng cónhững quyết định đúng đắn
Phương pháp chi phí cận biên là một công cụ rất quan trọng đối với các nhà quản trịngân hàng không chỉ trong việc xác định lãi suất tiền gửi mà còn trong việc xácđịnh quy mô và cơ cấu nguồn vốn tiền gửi Việc mở rộng nguồn vốn tiền gửi chỉnên thực hiện cho đến khi chi phí tăng thêm do việc mở rộng tiền gửi bằng thu nhậptăng thêm và tổng lợi nhuận đạt mức tối đa Khi lợi nhuận giảm sút, ngân hàng phảitìm kiếm các nguồn vốn khác có chi phí thấp hơn hoặc các khoản đầu tư khác có thunhập cao hơn
1.2.2.1.4.2 Chi phí phi lãi:
Chi phí phi lãi bao gồm rất nhiều loại như: chi phí bảo hiểm tiền gửi, chi phídưới dạng các khoản dự trữ bắt buộc theo quy định, chi phí nhân viên, chi phí quản
Trang 19lý gián tiếp, chi phí trang thiết bị, chi phí quảng cáo, tiếp thị, Như vậy, tỷ suất sinhlời tối thiểu để bù đắp chi phí huy động vốn được tính như sau:
* Như vậy, khi xem xét hiệu quả huy động nguồn tiền gửi, chi phí cho một đồng tềngửi phải hợp lý, đảm bảo các khoản thu nhập có thể bù đắp được chi phí bỏ ra và cólợi nhuận cho ngân hàng Chỉ tiêu này càng thấp thì huy động nguồn tiền gửi càng
có hiệu quả Tuy nhiên để giảm tỷ số này, thì việc giảm tử số : chi phí trả lãi và chiphí phi trả lãi cần phải cân nhắc kỹ càng để không ảnh hưởng đến việc thu hútkhách hàng gửi tiền, nếu không sẽ làm cho cả mẫu số cũng giảm theo
1.2.2.1.5 Chênh lệch thu chi lãi/ Chi phí trả lãi của Ngân hàng
Hiệu quả của huy động nguồn tiền gửi còn thể hiện qua việc nguồn vốn huyđộng từ tiền gửi có đáp ứng kịp thờ các nhu cầu về sử dụng vốn của ngân hàng haykhông Nói cách khác, khả năng sinh lời từ đồng vốn huy động được là cao haythấp Để đánh giá khía cạnh này thì các NHTM cũng thường sử dụng chỉ tiêu thuchi lãi/ chi phí trả lãi được tính theo công thức sau:
- Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho thấy một đồng chi phí ngân hàng bỏ ra để huy động
tiền gửi sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ đồng tiền gửi đó Chỉ tiêu nàycàng cao thì cho thấy ngân hàng đã sử dụng rất hiệu quả đồng vốn huy động củamình trong việc tối thiểu hóa chi phí huy động cho đồng tiền gửi đó Chỉ tiêu nàycao do chênh lệch thu chi lãi trước thu chi khác cao và chi phí trả lãi nhỏ Hoặccũng có thể do, chi phí tăng và thu nhập trước thu nhập khác và chi khác giảm, tuynhiên tốc độ tăng của chi phi chậm hơn tốc độ giảm của thu nhập đó
1.2.2.1.6 Cân đối giữa nguồn tiền gửi huy động và cho vay:
Hiệu quả công tác huy động nguồn vốn tiền gửi còn được đánh giá thông quamối quan hệ cân đối với nhu cầu cho vay Bởi một trong các chức năng chính của
Trang 20ngân hàng thương mại là chức năng trung gian tín dụng Ngân hàng thương mạithực hiện huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và sử dụng số vốn huyđộng được để đầu tư, cho vay, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn trongnền kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, tiêu dùng,… góp phầnphát triển kinh tế xã hội và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng
Nếu nguồn vốn ngân hàng huy động không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay đối với nềnkinh tế, ngân hàng sẽ không phát huy hết khả năng sinh lời và không đạt được hiệuquả kinh doanh như mong muốn Bên cạnh đó, ngân hàng còn phải gánh chịu nhữngthiệt hại do việc bị mất khách hàng từ tay các ngân hàng bạn và những chi phí cơhội không đáng có
Nếu ngân hàng huy động được một lượng lớn nguồn vốn tiền gửi nhưng không sửdụng hết nguồn vốn này, ngân hàng phải trả các chi phí lãi và phi lãi cho khoản vốn
bị đóng băng mà không có khoản thu nào để bù đắp lại
Một số chỉ tiêu phản ánh tính cân đối giữa nguồn vốn tiền gửi huy động và cho vay
có thể kể đến như sau:
+ Tương quan về quy mô:
+ Tương quan về cơ cấu:
+ Tương quan về lãi suất:
Chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào= Lãi suất đầu ra- Lãi suất đầu vào
Chênh lệch lãi suất bình quân=
+ Tương quan về thu nhập và chi phí:
Trang 211.2.2.1.7 Khả năng phòng ngừa các rủi ro:
Hoạt động huy động vốn tiền gửi của ngân hàng gắn liền với hoạt động sử dụngvốn Để đánh giá hiệu quả huy động vốn tiền gửi của ngân hàng một cách toàn diện,phải xét đến khả năng phòng ngừa trước các rủi ro trong hoạt động huy động và sửdụng vốn
Hiện lạm phát vẫn ở mức cao, tổng nguồn vốn huy động toàn ngành ngân hàngtăng, song nguồn vốn trung và dài hạn vẫn hạn chế, trên 80% tỷ trọng vốn của ngânhàng hiện nay là nguồn vốn ngắn hạn, gây khó khăn cho các ngân hàng thương mạitrong việc quản trị nguồn vốn, khó bảo đảm cân đối kỳ hạn Kỳ hạn huy động vốnbình quân có xu hướng rút ngắn trong khi kỳ hạn cho vay bình quân dài hạn vẫn làtrung và, tạo nguy cơ rủi ro kỳ hạn, rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản
Hơn nữa, sự mất cân đối kỳ hạn vốn của ngân hàng hiện nay cũng là một trongnhững nguyên nhân khiến nhiều ngân hàng không thể đáp ứng nhu cầu vay vốn củadoanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, do các doanh nghiệp nàychủ yếu vay vốn trung và dài hạn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh
1.2.2.2 Chỉ tiêu định tính:
1.2.2.2.1 Sự hài lòng của khách hàng
Sự hài lòng của khách hàng tùy thuộc vào hiệu quả hay lợi ích của sản phẩm dịch vụ mang lại so với những gì mà họ đang kỳ vọng Khách hàng có thể có
những cấp độ hài lòng khác nhau Nếu hiệu quả sản phẩm dịch vụ mang lại thấp
hơn so với kỳ vọng, khách hàng sẽ bất mãn Nếu hiệu quả sản phẩm dịch vụ khớp với các kỳ vọng, khách hàng sẽ hài lòng Nếu hiệu quả sản phẩm dịch vụ
mang lại cao hơn cả kỳ vọng, khách hàng sẽ hết sức hài lòng và vui mừng Sự hàilòng của khách hàng cho biết hiệu quả của sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng cungcấp Là tiền đề để khách hàng tiếp tục đến với ngân hàng và mang hình ảnh tốt đẹpcủa ngân hàng đến với các khách hàng khác
1.2.2.2.2 Uy tín của ngân hàng đối với khách hàng
Đó là hình ảnh của ngân hàng trong lòng khách hàng, là niềm tin của kháchhàng đối với ngân hàng Uy tín của mỗi ngân hàng được xây dựng, hình thành trong
Trang 22cả một quá trình lâu dài Ngân hàng lớn thường được ưu tiên lựa chọn hơn so vớicác ngân hàng nhỏ Những ngân hàng có uy tín luôn chiếm được lòng tin của kháchhàng là tiền đề tốt cho hiệu quả của hoạt động cho vay nói riêng và hoạt động củangân hàng nói chung.
1.2.2.2.3 Sự đa dạng và phù hợp của các sản phẩm huy động vốn tiền gửi:
Mức độ đa dạng hoá và phù hợp của các hình thức huy động là chỉ tiêu quan trọng
để đánh giá công tác huy động Hiện nay các ngân hàng đều phấn đấu huy động vốnđảm bảo tăng trưởng nhanh và vững chắc theo từng năm, năm sau cao hơn nămtrước cả về số lượng và chất lượng Trong khi lãi suất huy động phải tuân theo quyđịnh của ngân hàng nhà nước thì việc nghiên cứu để đưa ra những sản phẩm huyđộng mới với những tiện ích kèm theo luôn được các ngân hàng chú trọng, để giatăng tính hấp dẫn và thu hút khách hàng gửi tiền
1.2.3 Các nhân tố tác động đến hiệu quả huy động tiền gửi
1.2.3.1 Nhân tố chủ quan :
1.2.3.1.1 Lãi suất:
Lãi suất được xem là giá cả của sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng.Trong hoạt động huy động nguồn tiền gửi của các NHTM, chính sách lãi suất ảnhhưởng trực tiếp đế khả năng huy động cũng như năng lực cạnh tranh của ngân hàng
đó Đối với ngân hàng thì lãi suất huy động chính là chi phí huy động mà ngân hàngphải chịu Đối với khách hàng thì đó là phần lợi ích được hưởng Một mức lãi suấthuy động đưa ra chịu sự ràng buộc của yếu tố chính sách luật pháp, vừa phải đảmbảo tính cạnh tranh so với các ngân hàng khác để thu hút khách hàng, vừa phải đảmbảo tính hợp lý về chi phí huy động mà ngân hàng có thể gánh chịu được
Hiệu quả của việc huy động nguồn tiền gửi liên quan trực tiếp đến việc sosánh giữa kết quả với chi phí bỏ ra để có kết quả đó Mà cơ sở để tinh toán chi phíhuy động nguồn tiền gửi phần lớn dựa vào lãi suất huy động nguồn tiền gửi củangân hàng Vì thế các NHTM cần phải cân nhắc rất kỹ càng khi đưa ra chính sáchlãi suất huy động cho mình để đảm bảo hài hòa giữa tính hợp lý về chi phi và tínhcạnh tranh
Trang 231.2.3.1.2 Chính sách Marketing của ngân hàng:
Với hoạt động huy động nguồn tiền gửi của NHTM, hoạt động Marketingđóng vai trò rất quan trọng Chính sách marketing của NHTM bao gồm chính sáchsản phẩm, giá cả, phân phối… sẽ tác động đến khả năng các sản phẩm dịch vụ củangân hàng đến với khách hàng như thế nào, và được khách hàng tiếp nhận ra sao Bởi kết quả của hoạt động huy động nguồn tiền gửi tốt tức là tối đa hóa đượckhối lượng huy động tiền gửi của mình Để nâng cao hiệu quả đó, đòi hỏi ngân hàngphải nghiên cứu từng nhu cầu của từng loại khách hàng khác nhau để đưa ra nhữngsản phẩm thích hợp Một ngân hàng, thiết kế nhiều sản phẩm huy động khác nhauvới những mức lãi suất khác nhau, những tiện ích đi kèm phong phú… sẽ đáp ứngđược đa dạng nhu cầu của người gửi tiền hơn, ngân hàng sẽ đa dạng được hình thứchuy động của mình
Một yếu tố nữa cũng rất quan trọng đó là mạng lưới phân phối của ngân hàng.Một ngân hàng có mạng lưới chi nhánh và giao dịch càng rộng thì việc tiếp cậnkhách hàng ở các khu vực, vùng miền sẽ dễ dàng hơn Chính sách khuếch trươngsản phẩm được đầu tư hợp lý sẽ góp phần đem thông tin về sản phẩm đến với đôngđảo khách hàng, từ đó thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng…
1.2.3.1.3 Ứng dụng công nghệ thông tin:
Để thay đổi thói quen của khách hàng, khiến khách hàng ngày càng ưa thích
sử dụng dịch vụ của ngân hàng hơn, thì ngân hàng phải làm cho việc tiếp cận vớicác sản phẩm dịch vụ ngân hàng trở nên thuận tiện với khách hàng Ứng dụng tiến
bộ công nghệ thông tin chính là công cụ giúp ngân hàng vươn dài hơn cánh tay củamình Đặc biệt đối với hoạt động huy động nguồn tiền gửi, việc ứng dụng các phầnmềm ứng dụng rất cần thiết
Khách hàng sẽ đến gửi tiền nhiều hơn nếu như họ biết rằng thủ tục nhận tiềngửi rất nhanh chóng, việc rút tiền cũng tiện lợi, thời gian giao dịch nhanh…thôngqua các phần mềm xử lý của ngân hàng, những điểm rút tiền tự động… Tính hiệnđại, chuyên nghiệp trong công tác huy động tiền gửi sẽ củng cố niềm tin của kháchhàng, và thu hút họ gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn
Trang 241.2.3.1.4 Uy tín và năng lực tài chính của đơn vị
Năng lực tài chính là một trong ngững thế mạnh của ngân hàng trong hoạtđộng kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng Một ngân hàng cónăng lực tài chính tốt sẽ có nguồn lực để phát triển hoạt động kinh doanh, tạo được
sự tin tưởng từ khách hàng và nhà đầu tư đối với ngân hàng Ngược lại, tình hình tàichính của một ngân hàng có vấn đề sẽ gây khó khăn cho việc phát triển hoạt độngkinh doanh cũng như gây mất lòng tin đối với nhà đầu tư và khách hàng
Uy tín của một ngân hàng là một khái niệm mang tính định tính và không cốđịnh, được đánh giá thông qua một quá trình hoạt động lâu dài của ngân hàng cùngvới những thành quả mà ngân hàng nhận được Uy tín của ngân hàng không phải làyếu tố vững bền, rất cần sự nỗ lực không ngừng của ngân hàng để giữ gìn và pháthuy uy tín của mình Một ngân hàng có uy tín tốt sẽ có nhiều thuận lợi trong việcđặt mối quan hệ bền vững với khách hàng và thu hút vốn từ khách hàng
1.2.3.1.5 Đội ngũ nhân sự của ngân hàng:
Hoạt động huy động nguồn tiền gửi là hoạt động truyền thống Khách hàng
có thể tìm kiếm dịch vụ này ở bất kỳ ngân hàng nào Hiện nay, số lượng các NHTMthì rất lớn Khách hàng đứng trước sự lựa chọn sử dụng dịch vụ của ngân hàng nào.Ngoài giá trị cốt lõi mà sản phẩm tiền gửi đem đến cho khách hàng, ngày nay họ lựachọn dựa trên cả giá trị gia tăng khi họ sử dụng dịch vụ đó Chất lượng phục vụ làyếu tố ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng về hình ảnh ngân hàng cũng như việc
ra quyết định lựa chọn sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng
Chất lượng phục vụ thể hiện qua thái độ nhiệt tình, nhẫn nại, cởi mở của nhânviên đối với khách hàng, cùng với những thông tin mà nhân viên đem đến chokhách hàng không chỉ tạo ra văn hóa doanh nghiệp cho ngân hàng mà còn tác độngtích cực đến hoạt động hoạt động nguồn tiền gửi của ngân hàng nói riêng và cáchoạt động khác nói chung Ngược lại, nếu một ngân hàng bị khách hàng đánh giá làchất lượng phục vụ kém sẽ làm xấu đi hình ảnh của ngân hàng đó, từ đó làm giảmtính cạnh tranh của ngân hàng trong việc thu hút khách hàng
1.2.3.2 Nhân tố khách quan
Trang 251.2.3.2.1 Môi trường kinh tế:
Nền kinh tế là tấm phông mà hoạt động của NHTM diễn ra trên đó Tất yếu,những biến động của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các NHTM, cũng nhưnhững hoạt động của nó bao gồm cả hoạt động huy động nguồn tiền gửi Việc khốilượng tiền gửi vào ngân hàng có tăng lên hay không tùy thuộc vào sự lựa chọn củachính khách hàng có chọn kênh gửi tiền vào ngân hàng hay không Bởi, ngân hàngdẫu sao cũng chỉ là một trong số rất nhiều kênh đầu tư trong nền kinh tế hiện nay( chứng khoán, bất động sản, vàng…)
Sức khỏe của nền kinh tế biểu hiện ra thông qua các biến số cơ bản như: tỷ lệlạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, tốc độ tăng trưởng … sẽ gây ra ảnh hưởng đến hiệu quảhuy động nguồn tiền gửi của các NHTM Khi nền kinh tế phát triển tốt, tốc độ tăngtrưởng kinh tế cao và ổn định, tỷ lệ lạm phát được kiểm soát, thất nghiệp giảm… thìlượng tiền gửi của các NHTM cũng sẽ dễ dàng được huy động hơn Ngượclại, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, các chỉ số trên xấu… báo hiệu mức sống trongdân cư giảm, nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng bị ảnh hưởng xấu theo Ngườidân không tin tưởng gửi tiền vào ngân hàng, còn các doanh nghiệp thì thu hẹp sảnxuất…dẫn đến lượng tiền gửi vào ngân hàng bị thu hẹp lại
1.2.3.2.2 Môi trường pháp lý
NHTM là doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa đặc biệt Do tính đặc thù này màNHTM chịu sự quản lý từ phía Chính phủ và của Ngân hàng nhà nước rất gắt gaothông qua các chính sách, các quy định Hoạt động huy động nguồn tiền gửi của cácNHTM cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các chính sách, các qui định ban hành Đây chính là yếu tố giảm bớt tính chủ động của các NHTM trong hoạt động củamình Bởi tầm quan trọng của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế, nên nhà nướcthường can thiệp vào hoạt động của các NHTM để nhằm mục đích điều khiển nềnkinh tế theo chủ trương của mình, đặc biệt là chính sách tiền tệ Các qui định về lãisuất, về dự trữ cơ bản, về an toàn vốn… thay đổi theo từng thời kỳ ứng với chu kỳphát triển của nền kinh tế đất nước nêu được đưa ra một cách đột ngột và không hợp
lý với vận động tự nhiên của nền kinh tế sẽ bóp méo các luồng tiền vận động trong
Trang 26nền kinh tế, ảnh hưởng xấu đến việc thu hút nguồn tiền gửi cũng như chất lượngnguồn tiền gửi huy động của các NHTM Ngược lại, những chính sách, qui địnhđược đưa ra hợp lý và đúng lúc sẽ góp phần làm cho hoạt động của NHTM nóichung và hoạt động huy động nguồn tiền gửi của ngân hàng nói riêng được tăngcường.
1.2.3.2.3 Môi trường văn hóa- Xã hội
Môi trường xã hội cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạtđộng huy động nguồn tiền gửi của các NHTM Trong đó, yếu tố phân bố thu nhập,phân bố dân cư ảnh hưởng đến khả năng tăng qui mô huy động nguồn tiền gửi củacác NHTM Những nơi dân cư đông đúc, thu nhập ổn định sẽ khiến khả năng thuhút nguồn tiền gửi tốt hơn mà không tốn kém quá nhiều chi phí cho việc huy động( xây dựng mạng lưới, marketing…)
Bên cạnh đó, yếu tố văn hóa như tập quán, thói quen tiêu dùng, tâm lý củangười dân cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp cận nguồn tiền gửi của các NHTM.Nếu người dân có thói quen sử dụng tiền mặt, tâm lý thích an toàn… thì việc thu hútnguồn tiền gửi của NHTM sẽ khó khăn hơn, việc đưa ra các sản phẩm mới cũng mấtnhiều thời gian hơn…
Trang 27CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI SACOMBANK CN THỦ ĐÔ
2.1 Khái quát về NH TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Thủ Đô:
2.1.1 Sự hình thành phát triển của NH TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Thủ Đô:
Sacombank là một ngân hàng TMCP nằm trong hệ thống các ngân hàngthương mại Việt Nam, chịu sự kiểm tra và giám sát của Ngân hàng Nhà Nước ViệtNam
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, tên giao dịch là Sacombank, đượcthành lập và hoạt động theo giấy phép số 0006/NH-CP ngày 05/12/1991 do Ngânhàng Nhà nước cấp trên cơ sở sát nhập 4 tổ chức tín dụng là : Ngân hàng phát triểnkinh tế Gò Vấp, HTX Tín dụng Lữ Giavà Thành Công, với nhiệm vụ chính là huyđộng vốn, cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ Ngân hàng Được chính thức hoạtđộng từ ngày 21/12/1991, ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín là một trongnhững ngân hàng TMCP đầu tiên ở Việt Nam
Sau 21 năm hình thành và phát triển (1991 – 2012), đến nay Sacombank đã đạtđược những thành tựu khả quan và nổi bật không phải bất cứ ngân hàng nào cũng
có thể đạt được: mức vốn điều lệ tăng trên 2089 tỷ đồng, trở thành ngân hàng cóvốn điều lệ lớn nhất Việt Nam hiện nay Mạng lưới hoạt động của Sacombank cómặt từ Bắc tới Nam với 169 chi nhánh và phòng giao dịch với gần 4000 nhân viêntrên toàn quốc Hệ thống đại lý quốc tế rộng khắp với 8900 đại lý tại 222 ngân hàngcủa 88 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới Hiện nay Sacombank đó cú tham giagóp vốn của 3 cổ đông nước ngoài Công ty tài chính Quốc tế (IFC) trực thuộc ngânhàng thế giới (World Bank), Quỹ đầu tư Dragon Financial Holding (Anh quốc),ngân hàng ANZ Ngoài 3 cổ đông nước ngoài nói trên và các cổ đông là các nhàkinh doanh trong nước, Sacombank là Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần có sốlượng cổ đông đại chúng lớn nhất Việt Nam với hơn 9.000 cổ đông Sacombank làmột trong những ngân hàng rất thành công trong lĩnh vực tài trợ doanh nghiệp vừa
Trang 28và nhỏ, đồng thời luôn chú trọng tới dòng sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách hàng là
cá nhân Sacombank luôn nỗ lực không ngừng để mang lại cho quý khách hàng cácdịch vụ ngân hàng với chất lượng tốt nhất và phong cách phục vụ chuyên nghiệpnhất với mong muốn trở thành một trong những Ngân hàng Thương Mại Cổ Phầnhàng đầu và là Ngân Hàng bán lẻ hiện đại đa năng nhất tại Việt Nam.Sacombankcam kết sẽ phục vụ khách hàng một cách tận tâm, tất cả vì khách hàng, các cổ đông
và các đối tác của mình với uy tín và chất lượng cao
Hiện nay, Sacombank đã thành lập rất nhiều chi nhánh không chỉ ở TP HồChí Minh mà còn ở khu vực Hà Nội và một số tỉnh khác
Chi nhánh Thủ Đô là một trong những chi nhánh lớn của Sacombank, đượcthành lập hơn 7 năm, với trang thiết bị cơ sở vật chất hiện đại và đội ngũ công nhânviên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thân thiện đem hiệu quả cao góp phần nângcao kết quả hoạt động kinh doanh của khu vực Hà Nội nói riêng và của Hội sở nóichung
Giới thiệu khái quát về Sacombank chi nhánh Thủ Đô:
Tên đơn vị: Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Thủ đô
Tên viết tắt: Sacombank – chi nhánh Thủ Đô
Địa chỉ: 88 Phố Lý Thường Kiệt – Hoàn Kiếm – Hà Nội
Loại hình đơn vị: Ngân hàng Thương mại cổ phần
Chi nhánh Thủ Đô gồm 5 phòng: phòng doanh nghiệp, phòng cá nhân, phòng hỗ trợkinh doanh, phòng kế toán tài chính, phòng xử lý giao dịch Mỗi phòng sẽ đượcphân ra nhiều bộ phận khác nhau thực hiện các chức năng khác nhau
2.1.2 Các sản phẩm dịch vụ của NH TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Thủ Đô cung cấp
2.1.2.1 Dịch vụ tiền gửi:
Sacombank Thủ Đô nhận tiền gửi Việt Nam đồng, Đô la Mỹ và các loại ngoại
tệ khác riêng đối với vàng, hiện cũng đang triển khai hình thức Giữ hộ vàng, đốivới vàng SJC và SBJ
Trang 29- Tiền gửi không kỳ hạn: khách hàng được sử dụng các tiện ích ngân hàng từ tàikhoản loại này như: chuyển tiền, thanh toán, các giao dịch qua hệ thống máy ATM,dịch vụ SMS Banking, nạp tiền điện thoại di động qua dịch vụ VNTopup, giao dịchqua Internet Banking, Mobile Banking,…Lãi suất áp dụng đối với loại tiền gửi này
là lãi suất không kỳ hạn
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: khách hàng được cấp sổ tiết kiệm để theo dõi,quản lý tiền gửi Lãi suất đối với loại tiền gửi này cũng là lãi suất không kỳ hạn -Tiền gửi, tiết kiệm có kỳ hạn: bao gồm nhiều sản phẩm tiền gửi, tiết kiệm đa dạng
về kỳ hạn, phương thức thanh toán lãi, mục đích sử dụng và các ưu đãi kèm theo.Lãi suất áp dụng cho loại tiền gửi này là lãi suất có kỳ hạn theo biểu lãi suấtSacombank công bố từng thời kỳ
- Ngoài ra, Sacombank Thủ Đô còn phát hành các loại chứng từ có giá như
chứng chỉ tiền gửi, giấy chứng nhận giữ hộ vàng,…
Khi gửi tiền tại Sacombank, khách hàng ngoài hưởng lãi còn có thể được hưởng cáctiện ích khác Khách hàng được đảm bảo an toàn và bí mật tài khoản tiền gửi.Khách hàng gửi tiền gửi, tiết kiệm có kỳ hạn đến ngày đáo hạn nếu không rút vốn
và không có yêu cầu gì khác, tiền lãi sẽ được nhập vào gốc và chuyển sang kỳ hạnmới Khách hàng có thể làm thủ tục thừa kế, chuyển nhượng đối với các tài khoảntiền gửi nói chung hoặc cầm cố để vay vốn đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn.Khách hàng có tài khoản tại Sacombank Thủ Đô có thể rút tiền từ các tài khoản tiềngửi của mình ở tất cả các chi nhánh của hệ thống Sacombank trong cả nước
2.1.2.2 Dịch vụ tín dụng:
Sacombank đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng để phục vụ cho các mụcđích như: sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tiêu dùng, đầu tư phát triển,… Hiện naySacombank đang triển khai các sản phẩm cho vay sau:
+Đối với khách hàng cá nhân
- Cho vay bất động sản
- Cho vay sản xuất kinh doanh
- Cho vay hỗ trợ tiểu thương
Trang 30- Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá
- Cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán
- Cho vay du học
- Cho vay mua xe ô tô
+ Đối với khách hàng doanh nghiệp
- Cho vay tài trợ vốn lưu động
- Cho vay thấu chi
- Cho vay đầu tư
- Cho vay bổ sung vốn kinh doanh trả góp dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
2.1.2.3 Dịch vụ thanh toán:
Dịch vụ chuyển tiền: chuyển và nhận tiền trong và ngoài nước
Thanh toán quốc tế: áp dụng cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp, bao gồmnghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu
2.1.2.4 Các dịch vụ khác:
Ngoài các loại hình dịch vụ nêu trên, Sacombank Thủ Đô còn có các loại hìnhdịch vụ khác dành cho khách hàng cá nhân như: dịch vụ thanh toán thẻ; giao dịchhối đoái; dịch vụ du học trọn gói; thu tiền điện; các dịch vụ ngân hàng điện tử:Internet Banking, Mobile Banking, dịch vụ nạp tiền thuê bao di động VnTopup,SMS Banking và một số loại hình dịch vụ khác Đối với khách hàng doanh nghiệp,ngân hàng còn cung cấp các dịch vụ khác như: giao dịch hối đoái, dịch vụ quản lýtiền gửi tập trung, chi hộ lương, Internet Banking và các dịch vụ khác
2.2 Hiệu quả huy động nguồn vốn tiền gửi tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Thủ Đô:
2.2.1 Chỉ tiêu định lượng:
2.2.1.1 Quy mô, tốc độ tăng trưởng và kết cấu nguồn tiền gửi:
2.2.1.1.1 Quy mô, tốc độ tăng trưởng nguồn tiền gửi:
Trang 31Quy mô nguồn vốn tiền gửi là chỉ tiêu quan trọng đầu tiên để đánh giá khảnăng huy động vốn tiền gửi của ngân hàng Quy mô nguồn vốn tiền gửi càng lớn,càng thể hiện ngân hàng có uy tín cao và hoạt động hiệu quả, thông qua các chínhsách thu hút vốn tiền gửi hợp lý cùng với sự nỗ lực không ngừng đã thu hút đượcmột lượng lớn nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và dân cư, trong môi trườngcạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác
Bảng 2.1: Quy mô nguồn vốn tiền gửi từ tổ chức kinh tế và dân cư tại Sacombank Thủ Đô:
Tốc độtăngtrưởng(%)
Mứctăngtrưởng(Trđ)
Tốc độtăngtrưởng(%)262.512 30,95 (57.160) (5,15)
(Nguồn: Phòng hành chính- Kế toán Sacombank chi nhánh Thủ Đô)
Trang 32Dựa vào bảng 2.1 ta thấy quy mô nguồn vốn tiền gửi của Sacombank Thủ
Đô nhìn chung tăng từ 2009 tới 2011 Từ 848.168 triệu đồng vào năm 2009 lên1.053.520 triệu đồng vào năm 2011, tức là 205.352 triệu đồng hay 24,21%
Năm 2010, tiền gửi huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 1.648.135 triệu đồng,tăng 30,95% so với năm 2009, tương đương 262.512 triệu đồng Có được mức tăngtrưởng vượt bậc như vậy là nhờ đơn vị đã nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ,không ngừng cải tiến sản phẩm, nghiên cứu đưa ra những sản phẩm huy động phùhợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng
Năm 2010 là năm được đánh dấu bởi khá nhiều khó khăn và thử thách chohoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại: cạnh tranh lãi suất huyđộng giữa các ngân hàng, giá vàng, ngoại tệ biến động mạnh,…Trong bối cảnh trên,Sacombank Thủ Đô một mặt tuân thủ chặt chẽ chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước mặtkhác theo sát diễn biến thị trường, kịp thời đưa ra những chính sách lãi suất huyđộng cạnh tranh, phù hợp với mặt bằng chung và đảm bảo quyền lợi khách hàng.Các chương trình khuyến mãi hấp dẫn với giá trị giải thưởng có giá trị được triểnkhai đã thu hút được khách hàng tới gửi tiền: “Lướt SH cùng Sacombank” dành chokhách hàng gửi tiết kiệm, hay chương trình gửi tiết kiệm trúng xe Vespa, “Gửi tiềnnhận lộc đầu xuân”
Vì vậy vượt qua những khó khăn, năm 2010, tiền gửi huy động từ tổ chức kinh
tế và dân cư đạt 1.648.135 triệu đồng, tăng 30,95% so với năm 2009, tương đương262.512 triệu đồng
Năm 2011, ngành ngân hàng tiếp tục đứng trước nhiều thử thách Các chínhsách của chính phủ nhắm đến việc thắt chặt chi tiêu ,kiềm chế lạm phát ,các doanhnghiệp và cá nhân cũng trong tình trạng khó khăn phải thắt chặt chi tiêu củamình ,hoạt động đầu tư của thị trường diễn ra một cách trì trệ cùng với chính sáchlãi suất biến động ngành ngân hàng đã phải đối mặt với nhiều vấn đề cả về khókhăn trong hoạt động kinh doanh Đáng nói đến là tác động của Thông tư 02 ngày3-3-2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng thương mại chỉ đượchuy động tiền Việt Nam với mức lãi suất tối đa 14%/năm, khiến cho tình hình huy
Trang 33động vốn của các ngân hàng thương mại gặp không ít khó khăn cùng chịu tác độngbất lợi đó, mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng nguồn vốn huy động tiền gửi củaSacombank Thủ Đô vẫn bị giảm nhẹ, từ 1.648.135 trđ năm 2010 xuống còn1.053.520 trđ năm 2011, tức 57.160 trđ hay 5,15%.
Mặc dù thuận lợi ít, khó khăn thì nhiều, nhưng Sacombank Thủ Đô luôn nỗlực không ngừng để đạt được kết quả tốt nhất trong công tác huy động vốn và mởrộng quy mô vốn huy động
2.2.1.1.2 Cơ cấu tiền gửi:
Nguồn vốn tiền gửi được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau Căn cứtheo đối tượng khách hàng ta có tiền gửi của khách hàng cá nhân và tiền gửi của tổchức kinh tế Căn cứ theo kỳ hạn gửi tiền có thể phân thành 2 loại chủ yếu là tiềngửi ngắn hạn và tiền gửi trung và dài hạn Nếu phân loại theo loại tiền tệ ta có tiềngửi VNĐ và tiền gửi vàng và ngoại tệ quy đổi VNĐ
Bảng 2.2: Cơ cấu tiền gửi theo các chỉ tiêu tại Sacombank Thủ Đô:
Trang 35* Cơ cấu tiền gửi theo thành phần kinh tế :
Năm 2009, tiền gửi của khách hàng cá nhân là 620.128 trđ, chiếm tỷ trọng73,1% tổng nguồn vốn tiền gửi Năm 2010, con số này tăng lên 714.630 trđ, tức15,2%, chiếm tỷ trọng 64,4% tổng vốn tiền gửi Khối lượng tiền gửi khách hàng cánhân có biến động nhỏ, cụ thể là năm 2011 giảm xuống 3,4% so với 2010, chỉ cón690.172, chiếm tỷ trọng 65,5% trong tổng vốn tiền gửi huy động được Tuy nhiên,nhìn chung thì kết quả huy động tiền gửi cá nhân là khá ổn định và luôn chiếm tỷtrọng cao
Về tiền gửi của các tổ chức kinh tế: Năm 2009, tiền gửi của tố chức kinh tế
là 228.040 trđ, chiếm tỷ trọng 26,9% tổng nguồn vốn tiền gửi Năm 2010, tăng lênvới tốc độ tăng trưởng cao: 73,1%, đạt 396.050 trđ Không nằm ngoài những ảnhhưởng tiêu cực của nền kinh tế, năm 2011, tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm nhẹxuống còn 363.348 trđ, tức 8,3%, chiếm tỷ trọng 34,5% tổng nguồn vốn tiền gửi Nhìn chung, quy mô nguồn vốn tiền gửi từ tổ chức kinh tế và nguồn vốntiền gửi từ dân cư ngày càng được mở rộng Trong cơ cấu nguồn vốn tiền gửi, tiềngửi khách hàng cá nhân luôn giữ tỷ trọng chủ yếu (trên 64%) và cơ cấu này mangtính ổn định qua các năm Cơ cấu này là hợp lý bởi đối tượng khách hàng cá nhân làđối tượng có nhu cầu tiết kiệm cao bên cạnh những nhu cầu khác như nhu cầu thanhtoán, tiện ích dịch vụ và tính an toàn đồng vốn Đồng thời, kênh gửi tiền vào ngânhàng thương mại là một trong những kênh đầu tư hiệu quả của đối tượng này Trongkhi đó, đối tượng khách hàng doanh nghiệp lại quan tâm đến những cơ hội đầu tưbên ngoài và tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh hơn là gửi tiền vào ngân hàng
để hưởng lãi, mục đích thường xuyên của họ khi gửi vốn vào ngân hàng là để phục
vụ nhu cầu thanh toán và sử dụng các tiện ích khác Tuy nhiên việc mở rộng quy
mô huy động tiền gửi của cả cá nhân và tổ chức kinh tế trong địa bàn đều hết sứcquan trọng đối với ngân hàng
* Cơ cấu tiền gửi theo loại tiền:
Huy động tiền gửi bằng VND đạt 487.005 trđ vào năm 2009, chiếm tỷtrọng 57,3% Tới năm 2010, con số này đã tăng 25,7%, đạt 612.288 trđ vào năm