Tương quan giữa tiền gửi huy động và cho vay

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank- Chi nhánh Thủ Đô (Trang 43 - 46)

Qua các năm, chênh lệch giữa nguồn vốn tiền gửi và cho vay đều dương. Điều này cho thấy nguồn vốn huy động của Sacombank Thủ Đô khá dồi dào, luôn đủ đáp ứng nhu cầu cho vay, phần dôi ra ngân hàng có thể sử dụng để đầu tư vào các hoạt động sinh lời khác hoặc phục vụ cho các hoạt động khác.

Tiền gửi trung và dài hạn chiếm tỷ lệ khá thấp so với tổng nguồn vốn huy động, thấp hơn nhiều so với nhu cầu cho vay trung và dài hạn. Phần thiếu hụt được bù đắp bởi phần dôi ra của tiền gửi ngắn hạn so với cho vay ngắn hạn và tiền gửi không kỳ hạn. Việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn và không kỳ hạn để tài trợ cho nhu cầu cho vay dài hạn có thể dẫn đến tăng nguy cơ rủi ro thanh khoản cho ngân hàng.

Chênh lệch giữa tiền gửi huy động và cho vay các năm từ 2009-2011 luôn nhỏ hơn khối lượng tiền gửi không kỳ hạn huy động được. Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn không được vượt quá 30% để đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hang. Tuy nhiên thực tế thì tỷ lệ này ở Sacombank chi nhánh Thủ Đô luôn là trên 70%. Điều náy sẽ khiến ngân hàng đối diện với rủi ro rất cao. Để tránh rủi ro khi ngân hàng sử dụng nguồn vốn tiền gửi không kỳ hạn và ngắn hạn để bù đắp nhu cầu vay vốn trung dài hạn của khách hàng, cần phải cân đối lại tỷ trọng các nguồn

tiền gửi theo các kỳ hạn khác nhau và cho vay theo một tỷ lệ an toàn, đảm bảo khả năng thanh khoản.

* Hiệu quả công tác huy động tiền gửi và cho vay:

Trong hai hoạt động chính của ngân hàng, hoạt động huy động nguồn và hoạt động sử dụng nguồn, thì hoạt động huy động nguồn tiền gửi là hình thức chủ yếu trong hoạt động huy động nguồn. Còn hoạt động tín dụng là hình thức chủ yếu trong hoạt động sử dụng nguồn.

Điều đó cũng có nghĩa là, nguồn vốn huy động được từ tiền gửi sẽ được sử dụng để cho vay tín dụng là chủ yếu. Nguồn tiền gửi huy động được có dồi dào đủ để cho hoạt động tín dụng sử dụng sinh lời để bù đắp lại chi phí huy động hay không? Cũng phản ánh phần nào hiệu quả của hoạt động huy động nguồn tiền gửi của ngân hàng. Do hạn chế của đề tài, nên dưới đây nên chỉ tiêu thu lãi là thu lãi từ hoạt động cho vay, và chi lãi là chi lãi cho tiền gửi. Từ đó, tính Điều chỉ tiêu Chênh lệch thu chi lãi/ Chi phí trả lãi của ngân hàng như bảng dưới đây:

Bảng 2.7: Thu chi lãi của Sacombank Thủ Đô từ 2009-2011

Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tốc độ tăng trưởng 2010 so với 2009 (%) Tốc độ tăng trưởng 2011 so với 2010 (%)

1 TN lãi cho vay 75.276 92.170 85.175 22,4 (7,5)

2 CP lãi tiền gửi 65.853 77.108 74.996 17,2 (2,7)

3 Chênh lệch thu chi lãi

9.423 15.162 10.179

4 Chênh lệch thu chi lãi/ Chi phí trả lãi

0,14 0,19 0,13

Từ năm 2009 tới 2011, chênh lệch thu chi lãi luôn là số dương. Hệ số chênh lệch thu chi lãi/ chi phí trả lãi đều dương và khá cao, chứng tỏ hoạt động tín dụng có hiệu quả, tạo lợi nhuận để bù đắp chi phí. Năm 2009, ngân hàng phải bỏ ra 65.853 triệu đồng chi phí trả lãi tiền gửi, nhưng lại thu về 75.276 triệu đồng thu nhập lãi cho vay. Như vậy cứ 1 đồng chi phí huy động bỏ ra, ngân hàng thu về 0,14 đồng lãi. Tương tự, năm 2010, cứ 1 đồng chi phí huy động bỏ ra, ngân hàng thu về 0,19 đồng lãi, và năm 2011 là 0,13 đồng.

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank- Chi nhánh Thủ Đô (Trang 43 - 46)