Quy mô, tốc độ tăng trưởng và kết cấu nguồn tiền gửi:

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank- Chi nhánh Thủ Đô (Trang 30 - 37)

Quy mô nguồn vốn tiền gửi là chỉ tiêu quan trọng đầu tiên để đánh giá khả năng huy động vốn tiền gửi của ngân hàng. Quy mô nguồn vốn tiền gửi càng lớn, càng thể hiện ngân hàng có uy tín cao và hoạt động hiệu quả, thông qua các chính sách thu hút vốn tiền gửi hợp lý cùng với sự nỗ lực không ngừng đã thu hút được một lượng lớn nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và dân cư, trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác.

Bảng 2.1: Quy mô nguồn vốn tiền gửi từ tổ chức kinh tế và dân cư tại Sacombank Thủ Đô: Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2009 với 2010 So sánh 2010 với 2011 Tiền gửi từ tổ chức kinh tế và cá 848.168 1.110.680 1.053.520 Mức tăng trưởng (Trđ) Tốc độ tăng trưởng (%) Mức tăng trưởng (Trđ) Tốc độ tăng trưởng (%) 262.512 30,95 (57.160) (5,15)

(Nguồn: Phòng hành chính- Kế toán Sacombank chi nhánh Thủ Đô)

Biểu đồ 2.1: Quy mô huy động vốn tiền gửi qua các năm từ 2009-2011

Dựa vào bảng 2.1 ta thấy quy mô nguồn vốn tiền gửi của Sacombank Thủ Đô nhìn chung tăng từ 2009 tới 2011. Từ 848.168 triệu đồng vào năm 2009 lên 1.053.520 triệu đồng vào năm 2011, tức là 205.352 triệu đồng hay 24,21%

Năm 2010, tiền gửi huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 1.648.135 triệu đồng, tăng 30,95% so với năm 2009, tương đương 262.512 triệu đồng. Có được mức tăng trưởng vượt bậc như vậy là nhờ đơn vị đã nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, không ngừng cải tiến sản phẩm, nghiên cứu đưa ra những sản phẩm huy động phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng .

Năm 2010 là năm được đánh dấu bởi khá nhiều khó khăn và thử thách cho hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại: cạnh tranh lãi suất huy động giữa các ngân hàng, giá vàng, ngoại tệ biến động mạnh,…Trong bối cảnh trên, Sacombank Thủ Đô một mặt tuân thủ chặt chẽ chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước mặt khác theo sát diễn biến thị trường, kịp thời đưa ra những chính sách lãi suất huy động cạnh tranh, phù hợp với mặt bằng chung và đảm bảo quyền lợi khách hàng. Các chương trình khuyến mãi hấp dẫn với giá trị giải thưởng có giá trị được triển khai đã thu hút được khách hàng tới gửi tiền: “Lướt SH cùng Sacombank” dành cho khách hàng gửi tiết kiệm, hay chương trình gửi tiết kiệm trúng xe Vespa, “Gửi tiền nhận lộc đầu xuân”...

Vì vậy vượt qua những khó khăn, năm 2010, tiền gửi huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 1.648.135 triệu đồng, tăng 30,95% so với năm 2009, tương đương 262.512 triệu đồng

Năm 2011, ngành ngân hàng tiếp tục đứng trước nhiều thử thách. Các chính sách của chính phủ nhắm đến việc thắt chặt chi tiêu ,kiềm chế lạm phát ,các doanh nghiệp và cá nhân cũng trong tình trạng khó khăn phải thắt chặt chi tiêu của mình ,hoạt động đầu tư của thị trường diễn ra một cách trì trệ cùng với chính sách lãi suất biến động ngành ngân hàng đã phải đối mặt với nhiều vấn đề cả về khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Đáng nói đến là tác động của Thông tư 02 ngày 3-3-2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng thương mại chỉ được huy động tiền Việt Nam với mức lãi suất tối đa 14%/năm, khiến cho tình hình huy động vốn của các ngân hàng thương mại gặp không ít khó khăn. cùng chịu tác động bất lợi đó, mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng nguồn vốn huy động tiền gửi của

Sacombank Thủ Đô vẫn bị giảm nhẹ, từ 1.648.135 trđ năm 2010 xuống còn 1.053.520 trđ năm 2011, tức 57.160 trđ hay 5,15%.

Mặc dù thuận lợi ít, khó khăn thì nhiều, nhưng Sacombank Thủ Đô luôn nỗ lực không ngừng để đạt được kết quả tốt nhất trong công tác huy động vốn và mở rộng quy mô vốn huy động.

2.2.1.1.2. Cơ cấu tiền gửi:

Nguồn vốn tiền gửi được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Căn cứ theo đối tượng khách hàng ta có tiền gửi của khách hàng cá nhân và tiền gửi của tổ chức kinh tế. Căn cứ theo kỳ hạn gửi tiền có thể phân thành 2 loại chủ yếu là tiền gửi ngắn hạn và tiền gửi trung và dài hạn. Nếu phân loại theo loại tiền tệ ta có tiền gửi VNĐ và tiền gửi vàng và ngoại tệ quy đổi VNĐ.

* Cơ cấu tiền gửi theo thành phần kinh tế :

Năm 2009, tiền gửi của khách hàng cá nhân là 620.128 trđ, chiếm tỷ trọng 73,1% tổng nguồn vốn tiền gửi. Năm 2010, con số này tăng lên 714.630 trđ, tức 15,2%, chiếm tỷ trọng 64,4% tổng vốn tiền gửi. Khối lượng tiền gửi khách hàng cá nhân có biến động nhỏ, cụ thể là năm 2011. giảm xuống 3,4% so với 2010, chỉ cón 690.172, chiếm tỷ trọng 65,5% trong tổng vốn tiền gửi huy động được. Tuy nhiên, nhìn chung thì kết quả huy động tiền gửi cá nhân là khá ổn định và luôn chiếm tỷ trọng cao.

Về tiền gửi của các tổ chức kinh tế: Năm 2009, tiền gửi của tố chức kinh tế là 228.040 trđ, chiếm tỷ trọng 26,9% tổng nguồn vốn tiền gửi. Năm 2010, tăng lên với tốc độ tăng trưởng cao: 73,1%, đạt 396.050 trđ. Không nằm ngoài những ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế, năm 2011, tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm nhẹ xuống còn 363.348 trđ, tức 8,3%, chiếm tỷ trọng 34,5% tổng nguồn vốn tiền gửi. Nhìn chung, quy mô nguồn vốn tiền gửi từ tổ chức kinh tế và nguồn vốn tiền gửi từ dân cư ngày càng được mở rộng. Trong cơ cấu nguồn vốn tiền gửi, tiền gửi khách hàng cá nhân luôn giữ tỷ trọng chủ yếu (trên 64%) và cơ cấu này mang tính ổn định qua các năm. Cơ cấu này là hợp lý bởi đối tượng khách hàng cá nhân là đối tượng có nhu cầu tiết kiệm cao bên cạnh những nhu cầu khác như nhu cầu thanh toán, tiện ích dịch vụ và tính an toàn đồng vốn. Đồng thời, kênh gửi tiền vào ngân hàng thương mại là một trong những kênh đầu tư hiệu quả của đối tượng này. Trong khi đó, đối tượng khách hàng doanh nghiệp lại quan tâm đến những cơ hội đầu tư bên ngoài và tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh hơn là gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi, mục đích thường xuyên của họ khi gửi vốn vào ngân hàng là để phục vụ nhu cầu thanh toán và sử dụng các tiện ích khác. Tuy nhiên việc mở rộng quy mô huy động tiền gửi của cả cá nhân và tổ chức kinh tế trong địa bàn đều hết sức quan trọng đối với ngân hàng.

* Cơ cấu tiền gửi theo loại tiền:

Huy động tiền gửi bằng VND đạt 487.005 trđ vào năm 2009, chiếm tỷ trọng 57,3%. Tới năm 2010, con số này đã tăng 25,7%, đạt 612.288 trđ vào năm

2010, chiếm tỷ trọng 55,2% tổng vốn huy động tiền gửi. Năm 2011, giảm nhẹ 2% xuống còn 600.175trđ, chiếm tỷ trọng 56,9% tổng vốn huy động tiền gửi.

Vốn huy động tiền gửi ngoại tệ quy đổi VND năm 2009 đạt 215.462 trđ, chiếm tỷ trọng 25,4% tổng vốn huy động tiền gửi. Năm 2010, tăng lên 34,7%, đạt 290.150 trđ, chiếm tỷ trọng 26% tổng vốn huy động tiền gửi. Năm 2011, giảm 24,2%, xuống chỉ còn 220.168 trđ, chiếm tỷ trọng 21% tổng vốn tiền gửi huy động được.

Vốn huy động vàng quy đổi VND năm 2009 chiếm tỷ trọng khá thấp, 17,3% tổng vốn tiền gửi huy động được, tương đương với 146.701 trđ. Năm 2010. tăng lên 42%, đạt 208.242 trđ. chiếm tỷ trọng 18,8% tống vốn tiền gửi huy động. Tới năm 2011, tiếp tục tăng lên 12%, đạt 233.177trđ, chiếm 22,1% tổng vốn huy động.

Nhìn chung qua các năm, vốn huy động VNĐ đóng vai trò chủ chốt trong tổng nguồn vốn huy động. Bởi đồng Việt Nam luôn là đồng tiền giao dịch chính trong nước và lãi suất tiền gửi VNĐ luôn cao hơn rất nhiều so với lãi suất USD, vàng và các loại ngoại tệ khác, do đó đã luôn thu hút chủ yếu khách hàng gửi tiền VNĐ.

* Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn:

Dựa vào bảng cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn ta có thể thấy tiền gửi ngắn hạn qua các năm luôn chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn tiền gửi huy động. tỷ trọng tiền gửi ngắn hạn luôn trên 70% trong tổng vốn huy động tiền gửi. Một phần nguyên nhân do tâm lý khách hàng không muốn gửi tiền trung và dài hạn vì họ sợ có nhu cầu rút vốn trước hạn. Bên cạnh đó, họ ngại gửi tiền dài hạn vì không thể dự đoán trước sự biến động của lãi suất. Về phía ngân hàng đã không có những biện pháp thích hợp để thu hút khách hàng gửi tiền gửi trung và dài hạn.Việc huy động tiền gửi ngắn hạn với tỷ trọng cao có thể giúp ngân hàng chủ động hơn trong việc kiểm soát rủi ro lãi suất trong ngắn hạn. Tuy nhiên, có thể làm gia tăng rủi ro thanh khoản của ngân hàng trong ngắn hạn bởi nguồn vốn ngắn hạn kém ổn định hơn so với nguồn vốn trung và dài hạn. Tiền gửi thanh toán( không kỳ hạn) cũng chiếm tỷ trọng thấp. Dao động trong khoảng 17% tổng nguồn vốn huy động tiền gửi. Mặc dù đây là nguồn vốn ít ổn định đối với ngân hàng do tính linh động cao, tuy nhiên cũng có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng những thiếu hụt vốn tạm thời của ngân

hàng. Tiền gửi thanh toán vẫn chưa được khách hàng quan tâm do thói quen sử dụng tiền mặt của người dân.

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank- Chi nhánh Thủ Đô (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w