Đối với Sacombank:

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank- Chi nhánh Thủ Đô (Trang 69 - 71)

• Triển khai kịp thời và hướng dẫn cụ thể việc thi hành các văn bản, các quy định, quyết định, chỉ thị của Chính phủ, của NHNN về hoạt động ngân hàng nói chung và về hoạt động huy động nguồn tiền gửi nói riêng, tạo điều kiện cho ngân hàng luôn hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và đảm bảo hiệu quả cao.

• Cần tăng cường vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ với các chi nhánh cũng như ngay tại Hội sở chính của ngân hàng. Hoạt động này phải được diễn ra thường xuyên, toàn diện và chính xách để phát hiện và xử lý kịp thời các rủi ro

• Xây dựng một chính sách lãi suất hợp lý, mang tính cạnh tranh, thu hút khách hàng. Điều chỉnh lãi suất linh hoạt với thị trường, nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ quy định của ngân hàng nhà nước.

• Tiến hành và phát triển hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin của toàn hệ thống, thực hiện quản lý thông tin theo hướng đồng bộ. Đồng thời khẩn trương đưa công nghệ , thiết bị mới để phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ ngân hàng, tăng hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Đẩy mạnh công tác thanh toán điện tử, nói mạng thanh toán để thu hút vốn từ các đơn vị tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính…

• Mở rộng hoạt động tuyên truyền, quảng cáo hình ảnh của Ngân hàng Sacombank thông qua việc tài trợ cho các chương trình văn hóa, xã hội, thể thao… các chương trình từ thiện… để thương hiệu và các sản phẩm của ngân hàng được quảng bá rộng rãi trong và ngoài nước.

• Đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ nhân viên. Gửi nhiều cán bộ trẻ có năng lực đi học tập tại nước ngoài, đặc biệt là những nước có công nghệ ngân hàng tiên tiến như Mỹ, Nhật, Thụy Sỹ… để nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ chuyên môn, từ đó, rút ra những kinh nghiêm để áp dụng vào thực tiễn nước ta…

KẾT LUẬN

Hệ thống ngân hàng thương mại nước ta đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò trung gian điều hòa vốn của nền kinh tế, thực hiện huy động một khối lượng vốn lớn từ nhiều nguồn khác nhau trong và ngoài nước, trên cơ sở đó, tạo động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư, phục vụ các mục đích tiêu dùng trong dân cư và nhiều mục đích kinh tế xã hội khác. Công tác huy động vốn, đặc biệt là huy động vốn tiền gửi từ tổ chức kinh tế và dân cư là một khâu quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, tạo nguồn lực để ngân hàng mở rộng kinh doanh, đầu tư sinh lời.

Sacombank chi nhánh Thủ Đô trong những năm qua đã không ngừng đổi mới kinh doanh để phù hợp với nền kinh tế thị trường và đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt trong hoạt động huy động vốn mà cụ thể là công tác huy động nguồn tiền gửi, ngân hàng đã nỗ lực tiến hành những biện pháp tích cực nhằm huy động tối đa nguồn tiền gửi và đảm bảo kế hoạch mục tiêu đề ra. Tuy nhiên không thể tránh khỏi những vướng mặc tồn tại ảnh hưởng đến hiệu quả huy động của ngân hàng. Trong thời gian ngắn thực tập tại Sacombank chi nhánh Thủ Đô, em đã có cơ hội tìm hiểu về thực trạng hoạt động này tại ngân hàng và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình với đề tài: “ Hiệu quả huy động tiền gửi ngân hàng Sài Gòn

Thương Tín Sacombank chi nhánh Thủ Đô” dưới sự giúp đỡ tận tình của các cô chú, anh chị tại Chi nhánh.

Do còn hạn chế về kiến thức thực tiễn, lý luận cũng như kinh nghiệm thực tế về tài liệu, thời gian tìm hiểu và nghiên cứu khóa luận nên không tránh khỏi những sai sót chưa được đầy đủ. Kinh mong các thầy cô giáo, các cô chú anh chị tại Sacombank Thủ Đô và các bạn sinh viên có cùng sự quan tâm đóng góp ý kiến bổ sung để khóa luận được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn cô Phùng Việt Hà và các cô chú, anh chị tại Sacombank Thủ Đô đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này!

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank- Chi nhánh Thủ Đô (Trang 69 - 71)