Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi s
Trang 1MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TỪ TIỀN GỬI TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2
1.1 Khái quát về ngân NHTM và nguồn vốn của NHTM 2
1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại 2
1.1.2 Chức năng của NHTM 2
1.1.3 Các nghiệp vụ của NHTM 3
1.1.4.Vốn và nguồn vốn của ngân hàng thương mại 5
1.1.4.1 Vốn chủ sở hữu 5
1.1.4.2 Vốn huy động 6
1.1.4.3 Nguồn tiền gửi của các tổ chức tín dụng 7
1.1.4.4 Các nguồn vốn khác 7
1.2 Hiệu quả quản trị nguồn vốn huy động từ tiền gửi của NHTM 8
1.2.1 Khái niệm về hiệu quả quản trị nguồn vốn huy động từ tiền gửi của NHTM 8
1.2.2 Quản trị nguồn vốn huy động từ tiền gửi 9
1.2.2.1 Tiền gửi của NHTM 9
1.2.2.2 Sự cần thiết và quy trình quản trị nguồn vốn huy động từ tiền gửi 12
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị nguồn vốn đối với NHTM 14
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản trị nguồn vốn huy động từ tiền gửi của NHTM 15
1.3.1 Các nhân tố khách quan 15
1.3.2 Các nhân tố chủ quan 16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TỪ TIỀN GỬI TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HÀ THÀNH 18
2.1 Khái quát chung về NHNo&PTNT Hà Thành 18
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành .18
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, quản lý: 19
2.1.2.1 Bộ máy lãnh đạo: 20
2.1.2.2 Các phòng, tổ chuyên môn nghiệp vụ: 20
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ 22
Trang 22.1.3.1 Chức năng 22
2.1.3.2 Nhiệm vụ 22
2.1.4 Các nguồn lực 24
2.1.4.1 Nguồn lực về lao động 24
2.1.4.2 Vốn chủ sở hữu và vốn huy động 25
2.1.4.3 Trình độ công nghệ ngân hàng 25
2.1.5 Các nghiệp vụ cơ bản của chi nhánh 25
2.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh 26
2.2 Thực trạng hiệu quả quản trị nguồn vốn huy động và cân đối nguồn vốn tại chi nhánh NHN &PTNT Hà Thành 33
2.2.1 Phân tích cơ cấu tiền gửi huy động và đầu tư của Chi nhánh 33
2.2.2 Phân tích cơ cấu tiền gửi huy động và cho vay 42
2.2.3 Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động quản trị nguồn vốn huy động từ tiền gửi tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành 51
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TỪ TIỀN GỬI TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT HÀ THÀNH 55
3.1 Định hướng phát triển chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành 55
3.2 Giải pháp tăng cường quản trị nguồn vốn huy động tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành 56
3.2.1 Xây dựng và thực hiện có hiệu quả kế hoạch nguồn vốn 56
3.2.2 Nhóm giải pháp về thị trường nhằm tăng cường huy động tiền gửi của khách hàng 57
3.2.3 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 61
3.2.4 Nhóm giải pháp về chính sách lãi suất và tối thiểu chi phí huy động 62
3.2.5 Tăng cường hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ 63
3.3 Kiến nghị 65
3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ 65
3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 66
3.3.3 Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam 66
KẾT LUẬN 68
Trang 3DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHN0&PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
CNH-HĐH : Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
Trang 4DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức, quản lý 19
BẢNG Bảng 2.1: Số liệu về tình hình huy động vốn 27
Bảng 2.2: Số liệu về hoạt động tín dụng 29
Bảng 2.3: Số liệu về công tác tài trợ thương mại 30
Bảng 2.4: Số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh 31
Bảng 2.6: Biến động về tiền gửi theo mục đích huy động giai đoạn 2009-2011 36
Bảng 2.7: Cơ cấu tiền gửi huy động theo thành phần kinh tế 37
Bảng 2.8: Cơ cấu tiền gửi huy động theo kỳ hạn 39
Bảng 2.9: Cơ cấu tiền gửi huy động theo loại tiền 41
Bảng 2.10: Cơ cấu tiền gửi huy động theo loại tiền 42
Bảng 2.11: Tình hình huy động vốn và cho vay trung dài hạn 43
Bảng 2.12: Tình hình huy động vốn và cho vay bằng VNĐ 45
Bảng 2.13: Tình hình huy động vốn và cho vay bằng ngoại tệ quy đổi 46
Bảng 2.14: Cơ cấu chi phí huy động vốn và chi trả lãi cho tiền gửi 48
Bảng 2.15: Bảng tỷ lệ chi phí cho một đồng vốn huy động 49
Bảng 2.16: Lãi suất bình quân của chi nhánh các năm 2009– 2011 50
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang trong thời kỳ biến đổi mạnh mẽ của nền kinh tế, thời kỳ đẩymạnh CNH - HĐH đất nước, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển vànâng cao chất lượng cuộc sống Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương “phát huy nộilực bên trong, nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định, nguồn vốn nước ngoàigiữ vai trò quan trọng” Đồng thời, quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tếđang diễn ra hết sức sôi động Điều đó đồng nghĩa với sự cạnh tranh đã, đang và sẽdiễn ra ngày càng khốc liệt trong toàn bộ nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàngnói riêng Chính vì vậy, việc khai thông nguồn vốn đối với hoạt động huy động vốncủa các NHTM nói chung được đặt ra rất bức thiết Các Ngân hàng hiện nay hoạtđộng đòi hỏi phải có hiệu quả cao, vấn đề huy động vốn không chỉ được quan tâm
“từ đâu?” mà phải được tính đến “như thế nào?”, “bằng cách gì” để có hiệu quả
cao nhất, đáp ứng nhu cầu cho vay của Ngân hàng nhưng lại đòi hỏi chi phí thấpnhất
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác huy động vốn trong hoạt động củaNgân hàng Với những kiến thức đã học và qua thực tế tại Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Hà Thành, em xin chọn đề tài
“Nâng cao hiệu quả quản trị nguồn vốn huy động từ tiền gửi tại Ngân hàng thương mại – chi nhánh Agribank Hà Thành”.
Ngoài phần mở đầu, kết thúc chuyên đề được trình bày theo 3 chương
Do thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức thực tế không nhiều, bài chuyên
đề của em còn nhiều điểm chưa đề cập đến và còn có những thiếu sót nhất định Rấtmong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo cùng các bạn để chuyên đề của emđược hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, cán bộ hướng dẫn chuyên
đề cùng toàn thể các anh chị trong Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn– chi nhánh Agribank Hà Thành đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thựctập và nghiên cứu viết chuyên đề này Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn ThS LêThu Thuỷ đã hướng dẫn và giúp đỡ em viết chuyên đề này
Trang 6CHƯƠNG I:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TỪ TIỀN GỬI TRONG NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1 Khái quát về ngân NHTM và nguồn vốn của NHTM
1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại.
Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng vay tiền của người gửi và cho các
công ty và cá nhân vay lại Tiền huy động được của người gửi gọi là tài sản nợ.
Tiền cho công ty và cá nhân vay lại cũng như tiền gửi ở các ngân hàng khác và số
trái phiếu ngân hàng sở hữu gọi là tài sản có Phần chênh lệch giữa số tiền huy
động được và số tiền đem cho vay, gửi ngân hàng và mua trái phiếu gọi là vốn tự
có Phần tài sản có tính thanh khoản được giữ để đề phòng trường hợp tiền gửi vào ngân hàng bị rút ra đột ngột gọi là tỷ lệ dự trữ của ngân hàng Toàn bộ số vốn của
ngân hàng được chia làm hai loại: vốn cấp 1 và vốn cấp 2
Vốn cấp 1, còn gọi là vốn nòng cốt, về cơ bản bao gồm vốn điều lệ cộng với
lợi nhuận không chia cộng với các quỹ dự trữ được lập trên cơ sở trích lập từ lợinhuận của tổ chức tín dụng như quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tàichính và quỹ đầu tư phát triển
Vốn cấp 2 về cơ bản bao gồm: phần giá trị tăng thêm do định giá lại tài sản
của tổ chức tín dụng, nguồn vốn gia tăng hoặc bổ sung từ bên ngoài (bao gồm tráiphiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi và một số công cụ nợ thứ cấp nhất định) và dựphòng chung cho rủi ro tín dụng
1.1.2 Chức năng của NHTM.
Chức năng trung gian tín dụng
Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất củangân hàng thương mại Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóngvai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn Với chức năngnày, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò làngười cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi
Trang 7suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền vàngười đi vay.
Chức năng trung gian thanh toán
Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thựchiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửicủa họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi củakhách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ Các NHTMcung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệmchi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu,khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp Nhờ đó mà cácchủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặpngười phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào
đó để thực hiện các khoản thanh toán Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm đượcrất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn Chức năng này vô hìnhchung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưuchuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế
Chức năng tạo tiền
Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của ngân NHTM.Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và pháttriển của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình
đã vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế Chức năng tạo tiềnđược thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là chức năng tín dụng vàchức năng thanh toán Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng
số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng
để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanhtoán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sửdụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống NHTM
đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanhtoán, chi trả của xã hội
1.1.3 Các nghiệp vụ của NHTM.
Với ý nghĩa là một tổ chức “kinh doanh tài chính”, ba chức năng cơ bản củaNHTM gồm: Chức năng trung gian tín dụng (trung gian thanh toán giữa các doanh
Trang 8nghiệp trong nền kinh tế); Chức năng tạo tiền (sáng tạo ra bút tệ góp phần gia tăngkhối tiền tệ cho nền kinh tế); Chức năng sản xuất (huy động và sử dụng các nguồnlực để tạo ra sản phẩm và dịch vụ Ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế) Ba chứcnăng trên được cụ thể hoá trong ba nghiệp vụ chính của NHTM trong nền kinh tếnhư sau: Nghiệp vụ huy động vốn, Nghiệp vụ sử dụng vốn và các nghiệp vụ khác.
a, Nghiệp vụ huy động vốn:
Huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất củaNgân hàng thương mại, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng Đây làhoạt động tạo nguồn vốn để ngân hàng có thể thực hiện những nghiệp vụ khác nhưcấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác cho khách hàng Huy độngcác nguồn vốn khác nhau trong xã hội để hoạt động là nền tảng quan trong nhất cho
sự tồn tại và phát triển của các NHTM Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của hệthống ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong bối cảnh kinh tế đầy biến động đãkhiến cho việc tìm kiếm nguồn vốn cho hoạt động của ngân hàng thương mại phảiđối đầu với sự cạnh tranh khốc liệt Trước mắt các ngân hàng đặc biệt là ở các nướcphát đang triển luôn luôn xuất hiện vấn đề là làm thế nào để có đủ vốn đầu tư giữamôi trường cạnh tranh đầy kịch tính Về cơ bản các hình thức huy động vốn củangân hàng gồm có:
Nhận tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới cáchình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác
Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy độngvốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được thống đốc Ngân hàngNhà nước chấp nhận
Nhận tiền gửi của các tổ chức tài chính khác , gồm có: Nhận tiền gửi của các
tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của các tổ chức tín dụng nướcngoài; nhận nguồn tiền gửi ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước theo quy định củaLuật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
b, Nghiệp vụ sử dụng vốn:
Các nguồn vốn sau khi huy động sẽ được ngân hàng thương mại phân bổ sửdụng vào các mục đích khác nhau với nguyên tắc dự trữ một phần dưới dạng tiền,bao gồm dự trữ bắt buộc và dự trữ thanh toán Phần còn lại được sử dụng vào cácnghiệp vụ sinh lời nhằm tạo ra thu nhập để bù đắp chi phí hoạt động và có lãi Như
Trang 9vậy, nghiệp vụ sử dụng vốn là những nghiệp vụ thực hiện sử dụng những khoản vốn
đã huy động nhằm mục đích sinh lời bao gồm hai hoạt động chủ yếu là cho vay vàđầu tư; ngoài ra còn có hoạt động bảo lãnh, chiết khấu giấy tờ có giá, hoạt động chothuê tài chính, góp vốn liên doanh…
Cho vay là một chức năng nhiệm vụ cơ bản nhất của hệ thống ngân hàng
thương mại Bản chất của cho vay là ngân hàng chuyển giao quyền sử dụng đối vớimột lượng vốn nhất định trong khoảng thời gian xác định cho một bên thứ hai đểthu lãi Đây là nghiệp vụ mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng Nghiệp vụ chovay được phân loại theo nhiều tiêu thức, căn cứ vào kỳ hạn cho vay thì bao gồm chovay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; căn cứ vào đối tượng khách hàng thì cho vay baogồm cho vay doanh nghiệp, cho vay nông nghiệp và cho vay tiêu dùng Hiện naycác ngân hàng đang rất chú trọng phát triển nghiệp vụ cho vay tiêu dùng
c, Các nghiệp vụ khác: Ngoài hai nghiệp kinh doanh chính là huy động vốn
và sử dụng vốn, ngân hàng thương mại còn thực hiện một số nghiệp vụ sinh lờikhác như tham gia mua bán các công cụ của thị trường tiền tệ; kinh doanh vàng bạc,ngoại tệ; uỷ thác và nhận uỷ thác; cung ứng các dịch vụ bảo hiểm, tư vấn tài chính,bảo quản vật quý giá,… Những nghiệp vụ này có vai trò đa dạng hoá các loại hìnhsản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng,tạo ra sự năng động trong hoạt động ngân hàng đồng thời đem lại nguồn thu đáng
kể để ngân hàng duy trì và phát triển quy mô
1.1.4.Vốn và nguồn vốn của ngân hàng thương mại
Nguồn vốn của NHTM là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo lập, huyđộng được để cho vay, đầu tư và thực thi các dịch vụ ngân hàng Nguồn vốn củaNHTM bao gồm: vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn đi vay và các nguồn vốn khác
1.1.4.1 Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là số vốn thuộc quyền sở hữu của NHTM là mà lượng tiền màngân hàng phải có để hoạt động, là nguồn vốn riêng của ngân hàng do chủ sở hữuđóng góp ( đối với NHTM cổ phần, NHTM góp vốn liên doanh ), do nhà nước cấp (đối với NHTM nhà nước ) và nó còn được tạo ra trong quá trình kinh doanh dướidạng lợi nhuận giữ lại Vốn chủ sở hữu của ngân hàng bao gồm nhiều loại khácnhau và được phân thành vốn cấp một và vốn cấp hai
Vốn cấp 1 gồm: Vốn điều lệ, thặng dư vốn cổ phần, các quỹ dự trữ ( Quỹ dự
Trang 10trữ bổ sung vốn điều lệ, Quỹ dự phòng tài chính…)
Vốn cấp 2 gồm: Một số tài sản nợ khác như chênh lệch do đánh giá lại tàisản, chênh lệch tỷ giá, vốn đầu tư xây dựng mua sắm do Nhà nước cấp, Lợi nhuậnchưa phân chia cho các quỹ
Vốn tự có chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của NHTM (chiếm 8% 10%)
-Trong đó: Vốn cấp một (vốn cơ bản) được xem là sức mạnh và tiềm lực thực
sự của ngân hàng; vốn cấp hai (vốn bổ sung) được giới hạn tối đa bằng 100% vốncấp một
1.1.4.2 Vốn huy động
Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu có tỷ trọng lớn (trên 80%) trong toàn bộvốn kinh doanh của NHTM Đây là nguồn vốn có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí vàkhả năng mở rộng kinh doanh của ngân hàng Nguồn vốn này có xu hướng ngàycàng gia tăng, phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế, trong điều kiện tái cơcấu và nâng cao chất lượng phục vụ của ngân hàng NHTM huy động vốn dưới hìnhthức tiền tệ (nội tệ và ngoại tệ) và bằng vàng được hình thành từ hai bộ phận: vốnhuy động từ tiền gửi và vốn huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá
Vốn huy động từ tiền gửi ngày nay cũng rất đa dạng để phục vụ cho lựa chọncủa khách hàng với kỳ hạn và phương thức gửi tiền khác nhau Mỗi công cụ huyđộng tiền gửi mà các ngân hàng đưa ra đều có những đặc điểm riêng nhằm làm chochúng phù hợp hơn với mục tiêu riêng có của từng đối tượng khách hàng Cụ thể sẽđược trình bày trong phần sau
Vốn huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá là nguồn vốn mà NHTM cóđược bằng việc phát hành các giấy tờ có giá như kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếungân hàng, các chứng chỉ tiền gửi,… Đối tượng mua kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng
và chứng chỉ tiền gửi là các tổ chức, cá nhân Ngoài việc dùng số vốn nhàn rỗi hayphần thu nhập tạm thời chưa sử dụng đến để mua, trên thực tế đây còn là một kênhđầu tư của người có vốn trong xã hội khi họ không có khả năng và cơ hội đầu tưtrực tiếp Các kỳ phiếu, trái phiếu này có khả năng chuyển đổi dễ dàng ra tiền khicần thiết bằng cách bán, chuyển nhượng trên thị trường vốn hoặc chiết khấu tạingân hàng
Với việc phát hành các giấy tờ có giá để huy động vốn, ngân hàng có khả năngtập trung một khối lượng vốn lớn trong thời gian ngắn và hoàn toàn chủ động trong
Trang 11sử dụng Hình thức này thường được thực hiện khi ngân hàng đã tiếp nhận đượcnhững dự án vay vốn lớn với thời hạn giải ngân nhanh của khách hàng hay sau khi
đã cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn trong toàn hệ thống mà vẫn còn thiếu vànhận sự đồng ý của Thống đốc ngân hàng Nhà nước
1.1.4.3 Nguồn tiền gửi của các tổ chức tín dụng.
Trong quá trình kinh doanh của các NHTM luôn có tình trạng tạm thời thừavốn hay thiếu vốn, đó là khi huy động vốn nhưng chưa sử dụng hết hay khi nhu cầu sửdụng vốn lớn hoặc khách hàng rút tiền trước hạn trong khi nguồn vốn cho vay chưa kịpthu hồi Khi đó các NHTM có thể nhận nguồn vốn của các tổ chức tài chính khác dướihình thức hợp đồng tiền gửi ký kết giữa ngân hàng với các tổ chức tài chính khác.Trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng, nguồn vốn nhận từ các tổ chức tài chínhkhác là khoản mục đứng thứ hai bên tài sản nợ sau nguồn vốn huy động
Trong môi trường cạnh tranh nhu hiện nay việc huy động nguồn vốn tư nhữnghợp đồng tiền gửi của các tổ chức tài chính và các tổ chức tín dụng là tương đối khókhăn trong bối cánh nền kinh tế như hiện nay việc các tổ chức tín dụng và các tốchức tìa chính thừa vốn kinh doanh là rất hiếm Nguồn vốn này có được thường dựatrên mối quan hệ lâu dài và tuơng trợ lẫn nhau trong những thời kỳ khó khăn vềnguồn vốn Tuy nhiên một trở ngại lớn đối với nguồn vốn này là chi phí vốn – lãisuất của các khoản tiền gửi này thường cao và thường dao động với biên độ lớn tuỳthuộc vào tình trạng tài chính của ngân hàng nhận gửi
Chính vì vậy, ngân hàng thường dùng tới nguồn vốn này trong những trườnghợp lãi xuất thấp, chênh lệch thu chi khi nhận nguồn vốn này lớn dương Nguồn vốnnày sau khi nhận thường được điều chuyển ngay về hội trụ sở chính Hoạt độngkinh doanh, nhận nguồn của các TCTD khác là hoạt động của phòng kinh doanh
1.1.4.4 Các nguồn vốn khác
Bên cạnh các nguồn vốn nêu trên, các NHTM còn có thể tạo lập vốn cho mình
từ nhiều nguồn khác như vốn trong thanh toán, vốn tài trợ uỷ thác đầu tư của Chínhphủ hoặc của các tổ chức trong và ngoài nước cho các chương trình, dự án pháttriển kinh tế, văn hoá xã hội
Nguồn vốn từ tiền gửi không kỳ hạn dùng để thanh toán của các tổ chức và cánhân trong nền kinh tế là số vốn có được do ngân hàng làm trung gian thanh toántrong nền kinh tế Nguồn vốn này do các tổ chức cá nhân mở tài khoản thanh toán
Trang 12tại ngân hàng để phụ vụ mục đích thanh toan toán trong hoạt động kinh doanhthuơng mại và đầu tư, nếu ngân hàng thu hút được nhiều tổ chức cá nhân mở tàikhoán thanh toán thì nguồn vốn không kỳ hạn sẽ tăng.
Nguỗn vốn tài trợ uỷ thác đầu tư là nguồn vốn mà ngân hàng có được do làmđại lý nhận uỷ thác của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện đầu tư chonhững chương trình, dự án Trong thời gian vốn đã được ngân hàng tiếp nhận nhưngchưa giải ngân hết theo kế hoạch, hoặc vốn cho vay đã thu hồi về nhưng chưa đếnhạn chuyển lại cho chủ đầu tư, ngân hàng có được một số vốn để kinh doanh Mặtkhác khi thực hiện nghiệp vụ này ngân hàng còn được hưởng phíhoa hồng
Ngoài ra ngân hàng còn làm đại lý bán cổ phiếu, trái phiếu cho các doanhnghiệp cũng như thu hộ lợi tức từ đầu tư chứng khoán cho khách hàng… Nhữngnguồn vốn này có thể không nhiều và thời gian sử dụng đôi khi rất ngắn nhưng điềuquan trọng là nguồn vốn này ngân hàng không phải tốn kém chi phí huy động mà lại
có điều kiện phát triển các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng khác, phục vụ tốt nhấtnhu cầu của khách hàng
1.2 Hiệu quả quản trị nguồn vốn huy động từ tiền gửi của NHTM
1.2.1 Khái niệm về hiệu quả quản trị nguồn vốn huy động từ tiền gửi của NHTM.
Quản trị tổ chức là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra cácnguồn lực và hoạt động của tổ chức nhằm đạt được mục đích của tổ chức với kếtquả và hiệu quả cao trong điều kiện môi trường luôn biến động
Quản trị doanh nghiệp là sự tác động của chủ thể quản trị tới đối tượng quảntrị (tập thể người lao động) để tổ chức phối hợp hoạt động của họ trong quá trìnhsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Quản trị sản xuất bao gồm các hoạt động: sắp xếp, bố trí các yếu tố đầu vàotheo một thể thức, quan hệ hợp lý nào đó, đến các việc tiếp theo như tổ chức cácquá trình phối hợp hoạt động của các yếu tố, bộ phận trong quá trình sản xuất cóhiệu quả
Quản trị hoạt động khoa học - kỹ thuật và công nghệ là việc sử dụng một hệthống các biện pháp để bố trí, phối hợp và thực hiện có hiệu quả nhất các yếu tốkhoa học - kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất kinh doanh
Quản trị nhân lực trong doanh nghiệp là quá trình tổ chức, khai thác, bảo vể và
Trang 13phát triển nguồn tài nguyên nhân lực trong doanh nghiệp.
Quản trị tài chính là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chứcthực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động tài chính của doanhnghiệp, đó là tối đa hóa lợi nhuận, không ngừng làm tăng giá trị doanh nghiệp vàkhả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
1.2.2 Quản trị nguồn vốn huy động từ tiền gửi.
Quản trị nguồn vốn huy động từ tiền gửi là một hoạt động mà tất cả các ngânhàng thương mại đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là:
Lập kế hoạch huy động vốn: Việc lập ra kế hoạch là hết sức quan trong nómang tính chiến lược trong hoạt động quản trị nguồn vốn, lập kế hoạch tốt phân tíchđược những khó khăn và những thuận lợi sẽ giúp cho nhà quản trị chủ động hơntrong hoạt động điều hành
Tổ chức triển khai các kế hoạch huy động vốn : Khi kế hoạch đã được hoạchđịnh việc tổ chức triển khai kế hoạch cùng quan trong không kém Bởi lẽ khi triểnkhai kế hoạch sẽ phát sinh những thuận lợi, khó khăn khác nhau vì vậy việc tổ chứcthực hiện phải theo 1 kế hoạch đồng bộ và mang tính linh hoạt cao có như thế mớiđạt được hiệu quả
Chỉ đạo thực hiện việc huy động vốn: Việc chỉ đạo thực hiện huy động vốn thểhiện rõ ràng nhất vai trò của nhà quản trị, trong hoạt động quản trị nguồn vốn Khi
đã lập nên một kế hoạch tốt một phương án hiệu quả mà việc chỉ đạo thực hiện chưađược tốt thì đẫn tới hiệu quả của kế hoạch đã đưa ra cũng sẽ không hoàn hảo và đạtđược hiệu quả cao nhất
Điều chỉnh và kiểm soát quá trình sử dụng vốn : Nhằm đánh giá lại kết quảhoạt động tránh sảy ra những rủi ro, sai sót say ra trong quá trình thực hiệkế hoạch Tóm lại quản trị nguồn vốn huy động từ tiền gửi chính là thực hiện kế hoạch,
tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy”
1.2.2.1 Tiền gửi của NHTM
Huy động vốn qua các tài khoản tiền gửi là hình thức huy động cổ điển vàmang tính đặc thù riêng của hoạt động ngân hàng Đây là khoản mục duy nhất trênbảng cân đối kế toán giúp phân biệt ngân hàng với các loại hình doanh nghiệp khác
Do nhu cầu và động thái gửi tiền của khách hàng rất đa dạng nên để thu hút đượcnhiều khách hàng gửi tiền, các ngân hàng phải thiết kế và phát triển nhiều loại sản
Trang 14phẩm tiền gửi khác nhau.
Phân loại tiền gửi theo đối tượng khách hàng: gồm tiền gửi của cá nhân, tiềngửi của doanh nghiệp và tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác
Tiền gửi của cá nhân
Khách hàng cá nhân chiếm đa số trong đối tượng hoạt động của ngân hàng.Chính vì vậy các hoạt động dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho nhóm khách hàngnày rất đa dạng cả trong lĩnh vực huy động vốn và cho vay Với mục đích gửi tiềnchủ yếu là tiết kiệm, bảo quản và hưởng lãi, nhóm khách hàng cá nhân đã đem lạicho ngân hàng một lượng vốn đáng kể với số tiền nhàn rỗi của mình Bên cạnh đó,vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân thường khá ổn định giúpthuận lợi cho ngân hàng trong việc lập kế hoạch sử dụng vốn một cách có hiệu quả
Tiền gửi của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế là khách hàng thường xuyên của cácngân hàng thương mại nhất là trong việc ký kết những hợp đồng kinh tế lớn, đối vớihoạt động huy động vốn, đây cũng là nhóm khách hàng có vai trò quan trọng Lượng vốn huy động từ đối tượng khách hàng này cũng đóng góp một phầnkhông nhỏ vào nguồn vốn của ngân hàng Tuy nhiên khoản vốn này thường chỉ lưulại ngân hàng trong ngắn hạn để phục vụ cho hoạt động thanh toán cũng như tiếnhành các giao dịch khác của doanh nghiệp mà ngân hàng có vai trò là trung gianthanh toán nên khó khăn hơn cho ngân hàng trong việc chủ động sử dụng thời giannhàn rỗi của các khoản tiền gửi này cho các hoạt động đầu tư sinh lời Tuy nhiênkhông phải các doanh nghiệp chỉ gửi tiền phục vụ cho mục đích thanh toán, cácdoanh nghiệp cũng có thể lựa chọn gửi tiền có kỳ hạn để hưởng lãi, khi đó đây sẽ lànguồn vốn không nhỏ mà lại tương đối ổn định
Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác
Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác thực chất là vốn vay của ngân hàngthương mại đối với các tổ chức đó nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản của ngânhàng Đây cũng có thể là vốn góp đồng tài trợ cho vay hoặc chiết khấu mà ngânhàng nhận vốn góp đóng vai trò ngân hàng đầu mối Nguồn tiền này giúp ngân hànggiảm bớt một phần chi phí huy động vốn để có cơ hội sử dụng vốn với mục đíchđem lại lợi nhuận cao hơn
Phân loại tiền gửi theo mục đích huy động: Đây là cách phân loại được sử
Trang 15dụng một cách truyền thống và rõ ràng hơn Dựa vào mục đích của khách hàng gửitiền có thể chia thành tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm.
Tiền gửi thanh toán
Một trong những dịch vụ nhận tiền gửi lâu đời nhất mà ngân hàng cung cấp lànhận tiền gửi để thực hiện thanh toán hộ cho khách hàng Tiền gửi thanh toán làhình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại bằng cách mở cho khách hàngtài khoản gọi là tài khoản tiền gửi thanh toán Tài khoản này mở cho các đối tượngkhách hàng, cá nhân hoặc tổ chức, có nhu cầu thực hiện thanh toán qua ngân hàngbằng các lệnh rút tiền đòi hỏi được thực hiện ngay lập tức trong đó có quy định rõđối tượng thụ hưởng
Tiền gửi tiết kiệm
Tài khoản tiền gửi tiết kiệm được lập ra để thu hút vốn của những người muốndành riêng một khoản tiền cho những mục tiêu hay cho một nhu cầu về tài chínhđược dự tính trong tương lai Hai loại tài khoản tiền gửi tiết kiệm phổ biến nhấthiện nay là tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn có những ưu nhược điểm tương tự như đốivới tài khoản tiền gửi thanh toán Đối tượng của sản phẩm tiền gửi tiết kiệm không
kỳ hạn là cá nhân hoặc tổ chức có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi ngân hàng vìmục tiêu an toàn sinh lợi nhưng không thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền gửitrong tương lai
Khác với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn phù hợpvới đối tượng khách hàng có thu nhập ổn định thường xuyên, họ muốn gửi khoảntiền nhàn rỗi của mình tại ngân hàng với mục tiêu an toàn sinh lợi và xác định được
kế hoạch sử dụng tiền trong tương Theo quy định chung, khách hàng chỉ được rúttiền khi đến hạn thanh toán, vì thế ngân hàng có thể sử dụng số dư tiền gửi trong kỳhạn lưu lại ngân hàng để cho vay hoặc đầu tư mà hoàn toàn yên tâm về tính ổn địnhcủa nguồn vốn này Do vậy lãi suất ngân hàng trả cho tài khoản tiền gửi có kỳ hạncao hơn tiền gửi không kỳ hạn rất nhiều, kỳ hạn càng dài, lãi suất càng cao Trướcđây, ngân hàng từ chối cho khách hàng rút tiền trước hạn, nhưng để cạnh tranhtrong việc thu hút khách hàng gửi tiền, ngân hàng vẫn thực hiện thanh toán trướchạn khi khách hàng có nhu cầu nhưng khách hàng phải chịu phạt hưởng mức lãisuất bằng với lãi suất không kỳ hạn
Trang 161.2.2.2 Sự cần thiết và quy trình quản trị nguồn vốn huy động từ tiền gửi
Quy trình quản trị vốn huy động từ tiền gửi
Giống như một quy trình quản trị nói chung, quản trị nguồn vốn huy động từtiền gửi gồm bốn giai đoạn : lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra
Bước 1: Xây dựng kế hoạch về tiền gửi (nằm trong kế hoạch nguồn vốn)
* Căn cứ xây dựng kế hoạch:
Chính sách nguồn vốn và chiến lược huy động vốn trong ngắn hạn của ngânhàng Chính sách và chiến lược là cần thiết đối với hoạt động quản trị của bất kỳmột tổ chức nào Với ngân hàng thương mại, chính sách nguồn vốn đòi hỏi phảiđảm bảo yêu cầu: tăng trưởng, ổn định và kinh doanh có lãi Chiến lược huy độngvốn trong ngắn hạn do Hội sở chính hoạch định và phổ biến đến từng chi nhánh
Kế hoạch về huy động tiền gửi và cho vay tại các chi nhánh ngân hàng hầu hếtđược xây dựng ở Hội sở Chính sau đó được giao cụ thể cho từng Chi nhánh Chinhánh không trực tiếp thực hiện từng giai đoạn trong quy trình lập kế hoạch về con
số tổng thể nhưng có thể cụ thể hoá cho từng chỉ tiêu về loại tiền gửi huy động vàmức dư nợ cho từng loại hình hoạt động tín dụng; bản kế hoạch đó bắt buộc phảixuất phát từ những căn cứ cụ thể về chủ trương chính sách cũng như tình hình thực
tế của từng chi nhánh
Kết quả kinh doanh của kỳ trước, về thị phần huy động vốn, trong đó tỷ trọngcủa các loại tiền gửi như thế nào, dự đoán xu hướng tăng trưởng nguồn vốn trongnăm kế hoạch
* Lập kế hoạch về nguồn tiền gửi :
Xây dựng kế hoạch huy động tiền gửi trên cơ sở kế hoạch của hội sở chínhgiao và tổng hợp số liệu của các đơn vị kinh doanh trực tiếp như các phòng giaodịch, phòng nguồn vốn, phòng tín dụng và các phòng chức năng
Tóm lại việc xây dựng kế hoạch huy động nguồn vốn từ tiền gửi mang tínhđịnh lượng là định hướng để ngân hàng có kế hoạch sử dụng, kinh doanh nguồn vốnnày sao cho có hiệu quả nhất Việc xây dựng kế hoạch thể hiện rõ vai trò quản trịnguồn vốn
Bước 2: Cơ cấu tổ chức thực hiện kế hoạch
* Ban lãnh đạo:
Trang 17Ban lãnh đạo công tác quản trị tiền gửi gồm ban giám đốc và trưởng bộ phậnnguồn vốn có trách nhiệm điều hành quy trình, thủ tục huy động và phân bổ sửdụng vốn, ra quyết định cần thiết trong từng giai đoạn tương ứng với tình hình hoạtđộng cụ thể.
* Đội ngũ cán bộ nguồn vốn
Là những người trực tiếp thực hiện kế hoạch của ban lãnh đạo, trực tiếp tiếpkhảo sát thị trường, tiếp xúc với khách hàng trong các giao dịch gửi tiền, theo dõiquá trình huy động vốn
* Hệ thống thông tin
Bao gồm các phương tiện thông tin liên lạc và các cán bộ chịu trách nhiệm thuthập xử lý thông tin, có nhiệm vụ thông tin liên tục và báo cáo về tình hình nguồnvốn
Bước 3: Triển khai hoạt động nhận nguồn tiền gửi:
Ban lãnh đạo giao chỉ tiêu kế hoạch chi tiết về huy động và sử dụng vốn theotháng hoặc theo quý cho các phòng, các quỹ và giám sát quá trình thực hiện
Triển khai các hoạt động theo kế hoạch Đây là giai đoạn quan trọng quyếtđịnh kết quả kinh doanh của Ngân hàng; thể hiện trình độ điều hành của các nhàquản lý và trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên ngân hàng Các đơn vị lậpbáo cáo về nhu cầu chi trả hàng tuần, hàng tháng, hàng quý để từ đó bộ phậnchuyên trách của chi nhánh xây dựng báo cáo lưu chuyển tiền tệ làm căn cứ điềuhành vốn Trong quá trình triển khai, dựa vào kết quả cụ thể của từng thời kỳ để cónhững điều chỉnh các chỉ tiêu cho phù hợp
Bước 4: Giám sát và kiểm tra
Định kỳ (tháng, quý, năm) chi nhánh thực hiện đánh giá hiệu quả quản trị tiềngửi nó mang tính định lượng, so sánh kết quả thực hiện với kế hoạch đặt ra, so sánhviệc thực hiện kỳ này với kết quả thực hiện những kỳ trước để chỉ rõ những mặt đạtđược, mặt hạn chế để rút kinh nghiệm, kiến nghị các điều kiện cần thiết cho việcxây dựng kế hoạch kỳ sau được tốt hơn
Trong quá trình đánh giá phải chỉ rõ những thành công, hạn chế gắn với tráchnhiệm của từng cá nhân cụ thể và có hình thức khen thưởng, kỷ luật kịp thời Đếnđây hoàn thiện công đoạn cuối cùng trong quy trình quản trị
Trang 18Qúa trình kiểm tra giám sát là khâu cuối cùng đánh giá lại toàn bộ hoạt độngquản trị nguồn vốn có đạt được hiệu quả tốt nhất hay không, chính vì thế bước kiểmtra giám sát là rất quan trọng để nhà quả quản trị nhìn nhận lại toàn bộ công việc,rút ra được những bìa học kinh nghiệm cho những năm tiếp theo.
Sự cần thiết quản trị nguồn vốn huy động từ tiền gửi
Quản trị tiền gửi của NHTM cũng như quản trị nguồn vốn nói chung, là mộtkhái niệm rất rộng, nó bao gồm toàn bộ những hoạt động từ xác định quy mô và chiphí của nguồn tiền gửi cần huy động đến việc điều chỉnh các hoạt động sao choluồng tiền được sử dụng hiệu quả và an toàn Chủ thể của hoạt động quản trị tiềngửi là các cán bộ quản lý từ ban lãnh đạo ngân hàng đến trưởng phòng, trưởng bộphận nguồn vốn; đối tượng của quản trị tiền gửi là số dư trên các tài khoản tiền gửicủa khách hàng Những vấn đề nêu trên làm nổi bật hai vấn đề mang tính quyết địnhcần phải giải quyết trong công tác quản trị tiền gửi:
(1) Ngân hàng có thể huy động vốn ở đâu với chi phí thấp nhất?
(2) Nhà quản lý cần làm gì để đảm bảo rằng ngân hàng luôn luôn có đủ tiềngửi để đáp ứng những nhu cầu xin vay cũng như đáp ứng các dịch vụ tài chính khác
mà xã hội yêu cầu và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng?
Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, thật không dễdàng để trả lời bất kỳ câu hỏi nào Nói chung không thể làm công tác quản trị tiềngửi chỉ bằng một hoạt động riêng lẻ nào, mà nó là một hệ thống các công việc baotrùm lên toàn bộ các giai đoạn hoạt động của ngân hàng
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị nguồn vốn đối với NHTM
Tỷ trọng (%) vay ngắn hạn
= Nguồn vốn cho vay ngắn hạn : 100%
Tỷ trọng (%) vay dài hạn
= Nguồn vốn cho vay dài hạn : 100%
Tỷ trọng (%) vay đầu tư dự án
= Nguồn vốn cho vay đầu tư dự án : 100%
Trang 19Tỷ trọng (%) vay sản xuất kinh doanh
=
Nguồn vốn cho vay sản xuất kinh doanh
: 100%
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản trị nguồn vốn huy động từ tiền gửi của NHTM
1.3.1 Các nhân tố khách quan
Nghiệp vụ quản trị nguồn vốn chịu ảnh hưởng của rất nhiều các yếu tố trong
đó bao gồm cả yếu tố khách quan và chủ quan
Nhân tố khách quan là một trong những nhân tố quan trọng yêu cầu nhà quản
lý phải có một cái nhìn bao quát, dự đoán đúng được những diễn biến trong tươnglai bởi các NHTM hoàn toàn thụ động trước những nhân tố này nên nhà quản lý cần
có khả năng dự đoán để lường trước, chủ động tận dụng những tác động tích cựccũng như hạn chế các tác động tiêu cực
Trong phạm vi bài luận văn, tôi đưa ra ba yếu tố khách quan tác động đên hoạtđộng này, đó là: Môi trường kinh tế xã hội, Khách hàng và đối thủ cạnh tranh
* Môi trường kinh tế xã hội
Hoạt động của các ngân hàng thương mại chịu ảnh hưởng trực tiếp của các chỉtiêu kinh tế như tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập quốc dân, tốc độ chuchuyển vốn, tỷ lệ lạm phát… Khi thị trường tiền tệ tài chính khu vực và thế giới ổnđịnh, kinh tế trong nước tăng trưởng vững chắc, thu nhập quốc dân cao sẽ tạo nguồntiền gửi dồi dào cho ngân hàng Ngược lại, những biến động trên thị trường tàichính, tỷ lệ lạm phát tăng, mức sống của các tầng lớp dân cư suy giảm thì nguồntiền gửi đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng thương mại cũng sẽ gặp khó khăn
Môi trường xã hội cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quản trị tiền gửicủa ngân hàng thương mại Phân bố dân cư, thu nhập của người dân là cơ sở đểngân hàng xây dựng chiến lược kinh doanh, xác định đối tượng người dân và khuvực cần tập trung khai thác Tuy nước ta được đánh giá thị trường còn rất nhiềutiềm năng để khai thác phát triển kinh doanh ngân hàng nhưng hiện nay chỉ có một
bộ phận người dân thành thị và các khu vực xung quanh với thu nhập tương đối ổnđịnh ở mức cao tham gia sử dụng các dịch vụ ngân hàng Thói quen sinh hoạt, tập
Trang 20quán tiêu dùng và tiết kiệm cũng tác động không nhỏ tới nguồn tiền gửi huy động.Nhà quản lý phải quan tâm tới tất cả những yếu tố trên nếu muốn nguồn tiền gửi củangân hàng được quản lý một cách hiệu quả.
* Khách hàng
Đối với bất kỳ một loại hình sản xuất kinh doanh nào, mục đích cuối cùngcũng là tối đa hoá lợi nhuận, làm tăng giá trị doanh nghiệp; mục đích đó đạt đượcchính là trên cơ sở sự hài lòng của khách hàng với sản phẩm hàng hoá dịch vụ màdoanh nghiệp cung cấp Hoạt động ngân hàng cũng vậy, khách hàng của ngân hàngthương mại là tất cả các tầng lớp dân cư, các loại hình doanh nghiệp với nhu cầu vôcùng đa dạng; bất kỳ một phản ứng không hài lòng nào từ phía khách hàng cũng cóthể tạo ra làn sóng làm suy giảm nghiêm trọng uy tín của ngân hàng Ngân hàngphải có các chính sách phù hợp để thu hút được tối đa khách hàng sử dụng dịch vụcủa mình, có được kết quả kinh doanh tốt nhất
* Đối thủ cạnh tranh
Trên thị trường có rất nhiều ngân hàng cũng như các tổ chức phi ngân hàng cungcấp các sản phẩm dịch vụ tương tự Sự linh hoạt hơn trong chính sách quản lý của Nhànước dẫn đến sự ra đời của hệ thống rất nhiều ngân hàng thương mại làm cho áp lựccạnh tranh trong ngành ngân hàng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết Muốn tồn tại vàphát triển đòi hỏi ngân hàng phải có chính sách, chiến lược hợp lý, không chỉ đa dạnghoá các sản phẩm dịch vụ mà còn phải không ngừng nâng cao chất lượng của các sảnphẩm dịch vụ đó để nâng cao sức cạnh tranh và uy tín với khách hàng
1.3.2 Các nhân tố chủ quan.
* Nguồn nhân lực
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển và thay thế dần con người trongcác công đoạn của hầu hết mọi quá trình sản xuất, nhưng con người vẫn luôn khẳngđịnh vị trí trung tâm của mình, khoa học càng phát triển, càng đòi hỏi con người cótrình độ kiến thức cao hơn Đội ngũ nhân sự của ngân hàng đặc biệt là các cán bộquản lý ngân hàng chính là nhân tố quyết định thành bại trong hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng thương mại nói chung và hoạt động quản trị tiền gửi nói riêng Nhà quản lý chính là người lập kế hoạch và đưa ra quyết định về quy mô tiềngửi huy động, về chính sách lãi suất và các quyết định đầu tư cho vay Các cán bộnguồn vốn chính là người trực tiếp thực hiện quá trình huy động và kiểm soát luồngtiền gửi Tất cả các quan hệ giao dịch, tiếp xúc với khách hàng cũng đều cần đến vai
Trang 21trò của con người Vì vậy, nguồn nhân lực chính là nhân tố chủ quan có ảnh hưởnglớn nhất đến hoạt động quản trị tiền gửi tại ngân hàng thương mại Một nguồn nhânlực chuyên nghiệp năng động tạo nên một phần vị thế của ngân hàng Muốn đảmbảo thực hiện tốt công tác quản trị tiền gửi nhất thiết phải quan tâm đến đào tạo vàphát triển nguồn nhân lực.
* Chính sách lãi suất của ngân hàng
Lãi suất được coi là giá cả của các khoản vốn tín dụng Nguồn thu chủ yếu củangân hàng thương mại chính là thu nhập lãi trên những khoản cho vay và đầu tư.Nguồn chi chủ yếu của ngân hàng thương mại là chi lãi cho các nguồn vốn huyđộng Nhiệm vụ của quản lý tiền gửi là xác định chính sách lãi suất với mức lãi suấthuy động và cho vay hợp lý để có thể thu hút tối đa nguồn tiền gửi mà vẫn đảm bảokinh doanh có lãi trong môi trường cạnh tranh đầy biến động Lãi suất tiền gửi vàtiền vay thường có những biến động nhất định chính vì vậy việc cân đối giữa tiềngửi và tiền cho vay thường phải đuợc cân đối, nhất là trong giai đoạn năm 2008 khinền kinh tế thế giới lâm vào tình trạng khủng hoảng lạm phát tăng cao vì vậy ngânhàng nhà nước liên tục thay đổi lãi suất tiền gửi Khi tăng lãi suất tiền gửi thì lãisuất tiền vay cũng được điều chỉnh sao cho phù hợp, nhưng khi lãi suất tiền gửi tăngquá cao khiến cho lãi suất tiền vay tăng cao làm cho nhiều doanh nghiệp hạn chếvay hoặc vay cầm chừng Thêm vào đó khi lãi suất huy động tăng làm cho nguồntiền gửi tăng dẫn đến mất cân bằng giữa tiền huy động và tiền cho vay như vậy sẽgây ra những khó khăn nhất định
Trang 22CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TỪ TIỀN GỬI TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HÀ THÀNH2.1 Khái quát chung về NHNo&PTNT Hà Thành.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành
Thành lập ngày 26-3-1988 theo Luật các tổ chức Tín dụng đến nayNHNo&PTNT Việt Nam là Ngân hàng Thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo vàchủ lực trong đầu tư vốn và phát triển kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôncũng như đối với các lĩnh vực kinh tế khác của nền kinh tế Việt Nam Đứng trướctình hình đổi mới của nền kinh tế đất nước, nhu cầu về vốn cho phát triển ngànhkinh tế ngày càng tăng Xuất phát từ những yêu cầu và nhiệm vụ chính trị mới tronggiai đoạn đó, cùng với sự ra đời của một số chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tạicác thành phố lớn: thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế… Ngày 27/12/2007Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam ra quyếtđịnh số: 334/1996/QĐ-NHNNo-02 thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp vàphát triển Nông thôn Hà Thành Chi nhánh đi vào hoạt động từ ngày 01/4/2008.Chi nhánh Ngân hàng NNo&PTNT Hà Thành là chi nhánh cấp I, đơn vị phụthuộc của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh có con dấu riêng và cónhiệm vụ thực hiện một phần các hoạt động của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Namtheo sự uỷ quyền của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam
Chi nhánh đã tổ chức được một mạng lưới cơ sở rộng khắp, trụ sở chính tại:
Số 75 Phương Mai, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Bên cạnh đó chi nhánh có 6 phòng giao dịch:
+ PGD Kim Liên: Số 135, Lương Định Của - Kim Liên - Đống Đa - Hà Nội.+ PGD Kim Đồng: Số 3, Kim Đồng – Giáp Bát – Hoàng Mai - Hà Nội
+ PGD Trương Định: Số 396 Trương Định – Hoàng Mai - Hà Nội
+ PGD Chợ Mơ: Số 486 Bạch Mai – Hoàng Mai - Hà Nội
+ PGD Lê Đại Hành: Số 48B+50A Lê Đại Hành – Hai Bà Trưng - TP Hà Nội.+ PGD số 9: Số 54 - Lê Thanh Nghị - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Ngay từ khi mới thành lập chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành đã được phépthực hiện mọi hoạt động kinh doanh, thanh toán trong và ngoài nước, tham gia cáchoạt động mua bán ngoại tệ Ngân hàng hoạt động kinh doanh chủ yếu trong cáclĩnh vực tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng trên địa bàn Hà Nội
Trang 232.1.2 Cơ cấu tổ chức, quản lý:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức, quản lý
Phòng Thẩm định
Phòng
Tổ chức cán bộ
và đào tạo
Phòng Hành chính
Phòng kiểm tra kiểm soát nội
bộ
Tổ Tin học Tổ
Nghiệp
vụ thẻ
Tổ tiếp thị
Trang 242.1.2.1 Bộ máy lãnh đạo:
Bộ máy lãnh đạo của chi nhánh bao gồm:
- Giám đốc
- Hai phó Giám đốc
- Trưởng phòng Kế toán ngân quỹ
- Các Phòng, tổ Chuyên môn nghiệp vụ
2.1.2.2 Các phòng, tổ chuyên môn nghiệp vụ:
Phòng Tín dụng:
Phòng Tín dụng có nhiệm vụ: Xây dựng các chiến lược, phân loại, đề xuất cácchính sách ưu đãi, mở rộng theo hướng đầu tư khép kín, phân tích kinh tế theongành nghề, danh mục khách hàng lựa chọn, thẩm định và đề xuất cho vay các dự
án, hoàn thiện các hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo phân cấp uỷ quyền, tiếp nhận,thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài
Phòng Kế hoạch:
Có nhiện vụ: Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, huy động vốn, xâydựng kế hoạch kinh doanh ngắn, trung, dài hạn, tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kinhdoanh, cân đối, sử dụng nguồn vốn, điều hoà kinh doanh của các chi nhánh, tổnghợp, phân tích, dự thảo các báo cáo hoạt động kinh doanh quý, năm
Phòng Thẩm định:
Công tác thu thập, quản lý, cung cấp phục vụ việc thẩm định ngăn ngừa rủi ro,thẩm định các khoản vay, vay vượt mức, tổ chức kiểm tra công tác thẩm định củaChi nhánh, tập huấn nghiệp vụ, thực hiện chế độ thông tin cho cán bộ thẩm định Lànhiệm vụ chính của phòng thẩm định
Phòng Thanh toán quốc tế:
Phòng TTQT Có nhiệm vụ: kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, thực hiệnnghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế, thực hiệncác nghiệp vụ kiều hối, chuyển tiền, mở tài khoản
Phòng Kế toán ngân quỹ:
Phòng Kế toán ngân quỹ có chức năng hạch toán kế toán, hạch toán thống kê
và thanh toán theo quy định, xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán
Trang 25thu chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh, quản lý và sử dụng quỹchuyên dùng, tổng hợp lưu trữ hồ sơ tài liệu, thực hiện các khoản nộp ngân sáchNhà nước.
Phòng điện toán:
Phòng điện toán sẽ tổng hợp thống kê lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đếnhoạt động, xử lý các nghiệp vụ phát sinh, quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc tinhọc, thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo quy định
Phòng Hành chính:
Hoạt đọng chính của phòng Hành chính là xây dựng chương trình công táchàng tháng, quý của chi nhánh, thường xuyên việc thực hiện chương trình đã đượcGiám đốc Chi nhánh phê duyệt, xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộcủa Chi nhánh, tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kếthợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hànhchính liên quan đến cán bộ nhân viên và tài sản của Chi nhánh, thực thi pháp luật cóliên quan đến an ninh trật tự, lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngânhàng và văn bản chế định của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam
Phòng Tổ chức cán bộ và Đào tạo:
Đối với phòng Tổ chức cán bộ và Đào tạo, nhiệm vụ chính là xây dựng quyđịnh lề lối làm việc trong Đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, Công đoàn, đềxuất mở rộng mạng lưới kinh doanh, đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹtiền lương đến từng Chi nhánh, thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất đàotạo cư đi học, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo quy định của Nhà nước
Tổ Kiểm tra Kiểm toán nội bộ:
Để đảm bảo các hoạt động, công tác trong chi nhánh là phù hợp, Tổ Kiểm trakiểm toán nội bộ được thành lập nhằm xây dựng chương trình công tác năm, quýphù hợp với chương trình công tác kiểm tra, kiểm toán của Ngân hàng Nông nghiệpViệt Nam Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán, tổ chứcthực hiện kiểm tra kiểm toán theo đề cương chương trình, thực hiện sơ kết, tổng kếtchuyên đề theo định kỳ
Tổ Tiếp thị:
Đề xuất kế hoạch tiếp thị, thông tin, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh và cáchoạt động của Chi nhánh thông qua dịch vụ, triển khai các phương án tiếp thị thông
Trang 26tin tuyên truyền theo chỉ đạo của cấp trên, xây dựng kế hoạch quảng bá thươnghiệu, thực hiện văn hoá doanh nghiệp, lập chương trình phối hợp với cơ quan báochí truyền thông, quảng bá hoạt động của Chi nhánh
Tổ Nghiệp vụ thẻ:
Trực tiếp tổ chức triển khai nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định, thực hiệnquản lý giám sát nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ, giải đáp thắc mắc củakhách hàng, xử lý các tranh chấp khiếu nại liên quan đến hoạt động kinh doanh
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ
2.1.3.1 Chức năng
Về chức năng, Chi nhánh Hà Thành có các ba chức năng:
+ Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng và các hoạt độngkinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, phân cấp của Ngân hàngNNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn theo địa giới hành chính
+ Tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm tra kiểm toán nội bộ theo uỷ quyềnTổng Giám Đốc Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao và lệnh của Tổng Giám Đốc Ngânhàng NNo&PTNT Việt Nam
2.1.3.2 Nhiệm vụ
* Huy động vốn
+ Khai thác, nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khácdưới các hình thức tiền gửi khác nhau và các loại tiền gửi khác trong nước và nướcngoài bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ;
+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác đểhuy động vốn theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam;
+ Tiếp nhận nguồn vốn tài trợ, vốn uỷ thác của Chính phủ, chính quyền địaphương và các tổ chức kinh tế, cá nhân theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam;+ Được phép cho vay vốn các tổ chức tài chính, tín dụng khi được Tổng Giámđốc NHNo&PTNT Việt Nam cho phép bằng văn bản;
+ Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNo&PTNT ViệtNam
+ Việc huy động vốn có thể bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng và công cụkhác theo quy định
* Cho vay
+ Cho vay ngắn hạn đáp ứng vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống
Trang 27cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
+ Cho vay trung, dài hạn thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức cá nhân hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam
* Kinh doanh ngoại hối
Huy động vốn và cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, táibảo lãnh, chiết, tái chiết khấu bộ chứng từ hoặc tài liệu khác về ngoại hối theo chínhsách quản lý ngoại hối của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước, NHNo&PTNT Việt Nam
* Cung ứng các dịch vụ thanh toán ngân quỹ gồm:
+ Cung ứng phương tiện thanh toán
+ Thực hiện dịch vụ thanh toán cho khách hàng
+ Thực hiện dịch vụ thu, chi hộ
+ Thực hiện dịch vụ thu, phát tiền mặt cho khách hàng
+ Thực hiện dịch vụ thanh toán khác theo quy định
* Các dịch vụ ngân hàng khác
Kinh doanh dịch vụ ngân hàng gồm: thu, phát tiền mặt; mua, bán vàng bạc;máy rút tiền tự động; dịch vụ thẻ; két sắt, nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu thươngphiếu và các loại giấy tờ có giá khác, thẻ thanh toán; nhận uỷ thác cho vay của các
tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; đại lý cho thuê tàichính, các dịch vụ ngân hàng khác được cho phép
* Tư vấn tài chính tín dụng dưới hình thức trực tiếp tư vấn cho khách hàng;
* Cân đối, điều hoà vốn kinh doanh đối với các chi nhánh cấp 2 phụ thuộctrên địa bàn
* Thực hiện hạch toán kinh doanh, phân phối thu nhập theo quy định
* Đầu tư dưới các hình thức: góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, các tổchức kinh tế khác khi được cho phép
* Bảo lãnh vay, thanh toán, thực hiện hợp đồng, dự thầu, đảm bảo chất lượngsản phẩm, hoàn thanh toán, đối ứng và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác chocác tổ chức, cá nhân trong nước theo quy định
* Quản lý nhà khách, nhà nghỉ, cơ sở đào tạo trên địa bàn do NHNNo&PTNTViệt Nam giao
* Thực hiện công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo, lao động, tiền lương, thi đua,khen thưởng theo phân cấp, uỷ quyền của NHNo&PTNT Việt Nam
* Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp
vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam
Trang 28* Tổ chức phổ biến, hướng dẫn, triển khai thực hiện các cơ chế, quy chếnghiệp vụ và văn bản pháp luật của nhà nước, Ngân hàng nhà nước, NHNo&PTNTViệt Nam, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương.
* Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng, đề
ra kế hoạch kinh doanh phù hợp, kế hoạch kinh doanh của NHNo&PTNT ViệtNam, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương
* Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, lưu trữ cáchình ảnh làm tư liệu phục vụ cho việc kinh doanh
* Chấp nhận đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định, theo yêu cầu
* Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản trị, Tổng giám đốcNHNo&PTNT Việt Nam giao
bộ Công chức, nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi công việc trong giai đoạn hiện nay.Ngoài những cán bộ theo biên chế Nhà nước trước đây, người lao động khi vào làmviệc cho chi nhánh sẽ được ký hợp đồng lao động như đối với các doanh nghiệp tưnhân và tuân thủ theo Luật lao động Việt Nam
* Cơ cấu cán bộ:
+ Trên đại học 6 người chiếm 2,9%
+ Đại học, cao đẳng 164 người chiếm 79,6%
+ Trình độ khác 36 người chiếm 17,5%
* Thực hiện chính sách đối với người lao động:
Người lao động làm việc ngày 8h, thời gian nghỉ ngơi, trật tự, việc bảo vệ tàisản và bí mật trong kinh doanh tuân, các hành vi vi phạm kỷ luật, các hình thức xử
Trang 29lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất tuân thủ theo quy định của Luật lao động
và Nghị định 195 của Chính phủ Người lao động được xếp lương và nâng bậclương theo đúng ngạch, bậc lương và thời gian hưởng lương Thời gian làm ngoàigiờ, tiền làm thêm giờ, được trả theo quy định của Pháp luật lao động Mọi chế độ
về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, ốm đau thai sản đều thực hiện theo đúng quyđịnh của Nhà nước Theo chế độ này người lao động đãng 5% và người sử dụng laođộng là Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam đãng 15%, chế độ này thực hiện kịpthời, nhanh chóng, đảm bảo quyền lợi cho người lao động
* Công tác thi đua khen thưởng:
Chi nhánh đưa cơ chế khoán vào hoạt động, thực hiện khoán tới từng cán bộcông nhân viên các phòng để từ đó khoán trực tiếp tới người lao động thông quathang điểm xếp loại lao động hàng tháng từ đó có cơ chế khen thưởng thành tíchtrong kinh doanh đến từng cho đơn vị, cá nhân Mặt khác chi nhánh còn bình xétcác danh hiệu thi đua trên cơ sở thực tế công việc hoàn thành
2.1.4.2 Vốn chủ sở hữu và vốn huy động.
Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành có trụ sở chính tại 75 Phương Mai, ngay
từ khi mới thành lập với nguồn vốn ban đầu chỉ hơn 10 tỷ VND nhận bàn giao từNgân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, tính đến nay:
Tổng nguồn vốn huy động trong năm 2011 tính đến ngày 31/12/2011 đạt2.868,931 tỷ VNĐ
2.1.4.3 Trình độ công nghệ ngân hàng.
Khoa học công nghệ là một yếu tố rất quan trọng trong các yếu tố nguồn lựccủa chi nhánh Trong xu thế hội nhập hiện nay thì việc nâng cao trình độ tin họccho đội ngũ cán bộ công nhân viên trong chi nhánh là vô cùng quan trọng Tổ tinhọc trong chi nhánh luôn cập nhật những thông tin mới, tiến bộ về tín học nhằm đápứng nhu cầu phục vụ cho hoạt động của chi nhánh Chi nhánh thường xuyên tổ chứccác lớp tập huấn về tín học mới cho đôi ngũ cán bộ công nhân viên
Nhận thấy rằng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng là hết sức quantrọng bên cạnh việc đào tạo con người chi nhánh còn thường xuyên cải tiến nâng cấpphần mềm IPCAS của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam
2.1.5 Các nghiệp vụ cơ bản của chi nhánh
Huy động vốn: Chi nhánh thực hiện các nghiệp vụ huy động như nhận tiềngửi (gồm tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán) cả VNĐ và ngoại tệ với các loại
kỳ hạn khác nhau Bao gồm tiền gửi tiết kiệm từ 1 đến 24 tháng và tiền gửi tiết kiệm
Trang 30bậc thang rút linh hoạt ở tất cả các chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng NôngNghiệp Việt Nam; phát hành giấy tờ có giá (kỳ phiếu, trái phiếu,…)
Cho vay, đầu tư: Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ; tài trợxuất nhập khẩu, chiết khấu hộ chứng từ hàng xuất; đồng tài trợ và cho vay hợp vốnđối với những dự án lớn và thời gian hoàn vốn dài; thấu chi, cho vay tiêu dùng; hùnvốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế trong nước và quốctế; đầu tư trên thị trường vốn và thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế,…
Bảo lãnh và tái bảo lãnh trong nước và quốc tế: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnhthực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán,…
Thanh toán và tài trợ thương mại: Phát hành, thanh toán thư tín dụng xuấtnhập khẩu; nhờ thu xuất, nhập khẩu; chuyển tiền trong nước và quốc tế, chuyển tiềnnhanh Western Union; thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, sec; chi trả lươngcho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM; chi trả kiều hối,…
Thẻ và ngân hàng điện tử: Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tíndụng quốc tế (VISA, MASTER CARD); dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (CASHCARD); Internet banking, phone banking, SMS banking,…
Hoạt động khác: Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ; tư vấn đầu tư vàtài chính; cho thuê tài chính; môi giới, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư,
tư vấn, lưu ký chứng khoán,…
2.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh
Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Hà Thành giai đoạn 2008 – 2011
Trang 31Cơ cấu nguồn vốn huy động
- Tiền gửi tổ chức kinh tế 850.832 931.621 9,5 1.034.847 11 1.402.144 35,5
- Tiền gửi dân cư 1.439.478 1.485.318 3,2 1.438.005 - 3,2 1.466.787 2
Trang 32Trong giai đoạn này, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh nhìn chung có
sự tăng trưởng khá ổn định với tốc độ tăng trưởng bình quân 7,9%, năm 2011 đạttốc độ tăng trưởng cao nhất 16% So với tốc độ tăng trưởng của các Chi nhánhNHNNo trên địa bàn Hà Nội nói chung (8,4%) thì Chi nhánh có tốc độ tăng trưởngcao hơn, tuy nhiên so với các chi nhánh: Sở Giao Dịch I, Chi nhánh Hà Nội, ChiNhánh Thăng Long, Chi nhánh bắc Hà Nội thì tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn của Chinhánh chưa cao, xếp thứ 5 trong 33 Đ/V
Năm 2010 công tác huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn, ngoài sự cạnh tranhgiữa các NHTM là các mốc đáng nhớ: Tháng 6/2010 là đỉnh điểm của việc lãi suấttăng cao, cuộc chạy đua lãi suất đã đạt đến mốc cao nhất 18,5% mức lãi suất caonhư thế nhưng việc huy động nguồn tiền gửi hết sức khó khăn bởi cùng thời điểmnày các ngân hàng ngoài quốc doanh để đảm bảo tính thanh khoản liên tục áp lãisuất tiền gửi cao hơn khối các ngân hàng nhà nước Nên huy động tiền gửi dân cư
đã đứng trước xu hướng giảm sút; tiếp đến là thị trường bất động sản cũng bắt đầunóng và đặc biệt là giá vàng tăng cao, lãi suất tiết kiệm thấp hơn chỉ số tăng của giá
cả nên đã ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng Mặt khác tỷ giá USD sau thờiđiểm tăng đột biến vào quý 3 năm 2008, với chính sách kịp thời của chính phủ chỉsau một thời gian ngắn tỷ giá USD được bình ổn trở lại và xu hướng giảm nhưngviệc tích trữ và gửi ngoại tệ cũng giảm sút so với trước đây Với nhiều yếu tố củathị trường đã tác động không nhỏ đến tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh,nhất là huy động từ khu vực dân cư có tốc độ tăng trưởng thấp Tuy nhiên vẫn còn
có những tồn tại mang tính chủ quan cần khắc phục như: Nhiều quỹ tiết kiệm củaChi nhánh còn chật hẹp chưa phù hợp, nơi giao dịch còn chưa thực sự văn minh, tácphong giao dịch và kỹ năng làm việc của cán bộ còn bất cập và chưa chuyênnghiệp, tính chủ động trong công tác tiếp thị thu hút khách hàng còn chưa cao.Năm 2011 tuy vẫn còn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh thế giớinhưng chi nhánh đã đạt được bước tiến đáng kể, nguồn vốn của chi nhánh đã đạttăng trưởng 16% với kết quả đó trong năm 2011 chi nhánh đã được Ngân hàngNông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn Việt Nam đánh giá cao về kết quả huy độngvốn trong bối cảnh phải canh tranh khốc liệt với các ngân hàng thương mại ngoàiquốc doanh
Hoạt động tín dụng:
Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của Chi nhánh trong giai đoạn này không ổnđịnh Năm 2011, tổng dư nợ cho vay giảm 4,9% lý giả cho việc dư nợ của chi nhánh
Trang 33giảm là do năm 2011 năm mà nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề củacuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cùng với đó là chính sách thắt chặt tín dụngcủa ngân hàng Nhà Nước và chính sách giảm dần dư nợ của Ngân hàng NôngNghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, vì vậy trong 2011 hoạt động tín dụngcủa các ngân hàng nói chung và của chi nhánh Hà Thành nói riêng dư nợ đều giảmsút đáng kể Đặc biệt trong 2 năm từ 2010-2011, tổng dư nợ cho vay của Chi nhánhđều thấp hơn năm 2009 Dư nợ năm 2011 bị giảm sút nhưng đó là tình hình chungcủa toàn cầu mà Việt Nam không phải là ngoại lê Năm 2011 chi nhánh phải đốiphó với tình hình xấu của nên kinh tế nhưng so với mặt bằng chung thì hoạt độngtín dụng của Chi nhánh đã đạt được những kết quả khả quan đáng ghi nhận; đã quantâm tới công tác tiếp thị và chăm sóc khách hàng, giải quyết những khó khăn vướngmắc để phát triển tín dụng, đặc biệt là chất lượng tín dụng được đảm bảo, nợ nhóm
2 và nợ xấu giảm thấp, thu nợ đã xử lý rủi ro vượt kế hoạch, dư nợ tăng trưởng antoàn Tình hình dư nợ tín dụng của Chi nhánh được phản ánh trong bảng sau
Trang 34Năm 2010 – 2011 thực hiện văn bản chỉ đạo chung của Ngân hàng Nhà Nước,Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam đã ra văn bản chỉ đạo
ra soát lại toàn bộ dư nợ và hạn chế tăng trưởng tín dụng Để thực hiện sự chỉ đạochung chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Hà Thành đã rasoát lại toàn bộ dư nợ đã cho vay ra Đối với những món vay cũ sau khi tất toánxem xét kỹ khả năng cho vay lại chính vì vậy năm 2010 dư nợ của chi nhánh HàThành đã giảm 27,3% so với văn bản chi đạo là giảm 25% thì chi nhánh thực hiệntốt văn bản của trung ương
Về công tác tài trợ thương mại:
Nhìn chung các chỉ tiêu đều có sự tăng trưởng qua các năm Năm 2011 côngtác thanh toán XNK của Chi nhánh có nhiều thuận lợi do hoạt động thanh toánXNK của các khách hàng truyền thống có mức tăng trưởng khá và Chi nhánh đãchủ động tích cực thực hiện các chính sách ưu đãi Do vậy các chỉ tiêu đều tăngtrưởng cao so với năm 2010, góp phần vào hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh
Bảng 2.3: Số liệu về công tác tài trợ thương mại
Đơn vị: Triệu USD
Trang 35Nhìn chung qua các năm hoạt động tăng trưởng của thanh toán quốc tế kinhdoanh ngoại tệ của chi nhánh Hà Thành đều tăng bất chấp sự ảnh hưởng của khủnghoảng kinh tế toàn cầu Để đạt được kết này là chi nhánh Hà Thành đã tìm kiếm vàquan hệ với những khách hàng có hoạt động khá hiệu quả và hầu hết các doanhnghiệp ít chịu ảnh hưởng của khung hoảng nên hoạt động thanh toan quốc tế vẫn đạtđược sự tăng trưởng đều và ở mức cao.
Hoạt động dịch vụ:
Hoạt động thanh toán:
Với khối lượng vốn luân chuyển lớn trong giao dịch thanh toán của các doanhnghiệp, công tác thanh toán ngày càng phức tạp và đòi hỏi khẩn trương hơn Tuy nhiênChi nhánh chú trọng tổ chức tốt công tác thanh toán, nâng cao phong cách giao tiếp,thực hiện triển khai kịp thời các chương trình ứng dụng công nghệ Ngân hàng hiện đại,đảm bảo thanh toán kịp thời chính xác và an toàn, việc giao dịch một cửa ngày càng ổnđịnh và thuận lợi hơn nên đã giữ vững được uy tín đối với khách hàng
Dịch vụ thẻ:
Số lượng thẻ ATM phát hành tăng mạnh từ 3842 thẻ năm 2008 lên 7442 thẻnăm 2011, góp phần đưa số lượng thẻ phát hành đến 31/12/2011 là 17781 thẻ tăng71,9% so với năm 2010
Dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế đã triển khai thực hiện tại Chi nhánh được 3 năm,các bộ phận liên quan cũng đã nhanh chóng nắm bắt quy trình nghiệp vụ để thựchiện nhanh chóng và tốt hơn Tuy nhiên kết quả về phát hành thẻ tín dụng quốc tế
và phát triển các cơ sở chấp nhận thẻ TD của Chi nhánh còn hạn chế (thẻ TDQT đạt15,8% kế hoạch, không thực hiện được phát triển cơ sở chấp nhận thẻ) đòi hỏi cầnđược quan tâm hơn nữa
Kết quả kinh doanh:
Bảng 2.4: Số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh
Trang 36Tình hình kết quả kinh doanh của chi nhánh nhìn chung ổn định nhưng ở mứcthấp Lợi nhuận của Chi nhánh trong 4 năm trở lại đây nhìn chung chưa cao Nhưngnăm 2010, Chi nhánh có chênh lệch thu chi có lãi và đạt mức cao nhất từ trước tớinay Chi nhánh đã thực hiện tốt quy chế quản lý tài chính và các chỉ tiêu kế hoạchNHNoVN giao, thực hành chi tiêu tiết kiệm, đúng chế độ, các khoản tăng chi phí(chi trả lãi, chi cho CBNV) là các khoản tăng tất yếu và đảm bảo đúng chế độ Sangnăm 2011 chênh lệch thu chi bị giảm sút do chính sách thắt chặt tín dụng của ngânhàng nhà nước, thêm vào đó là sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầucũng tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đang cóquan hệ tín dụng với chi nhánh Có thể nói năm 2011 là một năm hết sức khó khăntrong hoạt động tín dụng nói chung và với chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành nóiriêng Nhìn trên báo báo kết quả kinh doanh của chi nhánh năm 2011 có giảm sútnhưng nếu xét trên khó khăn chung của toàn nên kinh tế cũng như hoạt động tíndụng năm 2011 thì sự giảm sút chênh lệch thu chi so với năm 2011 là dễ hiểu Cóthể nói chi nhánh đã trụ khá vững vàng trước những khó khăn của toàn nền kinh tế.
Các công tác khác:
Công tác TC lao động tiền lương hành chính - quản trị:
Về cơ bản đã thực hiện đúng cơ chế công khai minh bạch đảm bảo quyền lợichính đáng của người lao động Công tác Hành chính đã đáp ứng kịp thời nhu cầuđiều kiện vật chất và phương tiện làm việc hợp lý, đúng chế độ cho người lao động,tạo điều kiện để các phòng ban hoàn thành tốt nhiệm vụ Công tác bảo vệ cơ quan
đã được chú ý Trong năm đã đảm bảo nội vụ an toàn tuyệt đối, không xảy ra cháy
nổ và mất an toàn
Công tác thi đua khen thưởng:
Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện theo hướng tích cực trên cơ sở vận hành quychế thưởng tác nghiệp, cơ chế chi trả tiền lương kinh doanh phù hợp với đặc điểmcủa Chi nhánh và theo mục tiêu kinh doanh từng thời kỳ, nhằm từng bước gắn tiềnlương, tiền thưởng với năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động của từng phòng
và từng người lao động Thông qua cơ chế chi trả tiền lương, công tác thi đua khenthưởng đã có những kết quả rõ rệt, tác động tích cực động viên CBNV Chi nhánhthi đua lao động giỏi, nâng cao ý thức vươn lên hoàn thành tốt các chỉ tiêu nhiệm vụđược giao
Trang 37Hàng quý thực hiện biểu dương khen thưởng kịp thời đối với các tập thể, cánhân đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu thi đua đề ra Năm 2010 tổng tiền thưởng là 350triệu đồng.
Công tác đoàn thể khác:
Ban Giám đốc đã chủ động phối hợp với Đảng uỷ, Công đoàn trong việc quyếtđịnh các công việc quan trọng của hoạt động kinh doanh, công tác cán bộ, lao động,tiền lương,v.v… Tạo mọi điều kiện cho Đảng viên, Đoàn viên công đoàn và Thanhniên được học tập nâng cao nhận thức và thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ vàquyền lợi của Đảng viên, Đoàn viên
Công tác xã hội: Luôn quan tâm và tham gia nhiệt tình có trách nhiệm, tiếp tụcthực hiện phụng dưỡng 2 mẹ Việt Nam anh hùng đến suốt đời, xây dựng quỹ đền ơnđáp nghĩa, ủng hộ quỹ từ thiện, tích cực tham gia các công tác xã hội
2.2 Thực trạng hiệu quả quản trị nguồn vốn huy động và cân đối nguồn vốn tại chi nhánh NHN &PTNT Hà Thành
Phân tích tình hình quản trị nguồn vốn huy động tại chi nhánh NHNo&PTNT
Hà Thành:
Trong 3 năm 2009- 2011, chi nhánh liên tục thực hiện đạt và vượt kế hoạch vềhuy động vốn do NHNo Việt Nam giao Lượng tiền gửi huy động là cơ sở để Chinhánh sử dụng vốn cho hoạt động đầu tư và cho vay Lượng tiền huy động luôn đápứng đủ nhu cầu kinh doanh của chi nhánh và luôn vựơt chỉ tiêu NHNo&PTNT ViệtNam giao Việc Chi nhánh hoàn thành vượt kế hoạch huy động vốn chứng tỏ kếhoạch đặt ra đã sát với tình hình thực tế và hiệu quả hoạt động của bộ phận nguồnvốn cũng như hiệu quả điều hành của bộ máy quản trị Do tình hình khó khăn chungcủa toàn nền kinh tế nước nhà giai đoạn 2010 – 2011 chịu ảnh hưởng xấu của suythoái kinh tế thế giới, lạm phát gia tăng, lãi suất huy động tăng đẫn tới lãi suất chovay tăng và dư nợ giảm Điều này có thể dẫn đến mất cân đối nguồn vốn giữa lượnghuy động và lượng vốn sử dụng vào hoạt động tín dụng Nguồn vốn liên tục giatăng qua các năm đã khẳng định và ghi nhận những thành công của hoạt động quảntrị nguồn vốn của chi nhánh trong giao đoạn khó khăm về nguồn vốn trong giaiđoạn năm 2010-2011
2.2.1 Phân tích cơ cấu tiền gửi huy động và đầu tư của Chi nhánh.
Nhiệm vụ của quản trị vốn huy động từ tiền gửi tại NHTM là làm sao đảm bảo đủ