Giải pháp tiếp tục vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam thời kỳ mớ

Một phần của tài liệu Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam (Trang 72)

XHCN VIỆT NAM

2.2.2.Giải pháp tiếp tục vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam thời kỳ mớ

dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam thời kỳ mới

2.2.2.1. Yêu cầu khách quan và chủ quan của việc tiếp tục vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Ở các nước xã hội chủ nghĩa, vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mới được chính thức đặt ra trong thời kỳ cải tổ, cải cách, đổi mới. Trước đó, sở dĩ không đặt ra vì một mặt do đem đồng nhất nhà nước pháp quyền nói chung với nhà nước tư sản, cho rằng nhà nước pháp quyền chính là nhà nước pháp quyền tư sản; mặt khác, do đem đối lập sự lãnh đạo

của Đảng với nhà nước pháp quyền (trong đó có một nguyên tắc, một đặc trưng của nhà nước pháp quyền là vai trò tối thượng của pháp luật).

Ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập rất sớm tư tưởng về "phải có thần linh pháp quyền" trong bài "Việt Nam yêu cầu ca". Tuy nhiên, trong các Văn kiện của Đảng từ khi giành được chính quyền đến Đại hội VII (1991), vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chưa được chính thức đặt ra. Sở dĩ như vậy, bởi vì thời kỳ đó chúng ta chưa quan tâm và chưa đi sâu nghiên cứu vấn đề nhà nước pháp quyền, mặt khác do chịu ảnh hưởng quan điểm sai lầm về Nhà nước pháp quyền của các nước xã hội chủ nghĩa anh em thời bấy giờ. Phải đến Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng ta, lần đầu tiên khái niệm Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân mới chính thức đặt ra và đưa vào Văn kiện. Tuy nhiên, sau đó, trong Nghị quyết Trung ương 8, khóa VII về xây dựng Nhà nước, cũng như trong Văn kiện Đại hội VIII, vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền, được đề cập không nhiều. Phải đến Đại hội IX của Đảng, vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân mới được khẳng định dứt khoát trong Văn kiện và trở thành một quan điểm chỉ đạo xây dựng Nhà nước ta và sau đó được đưa vào Hiến pháp 1992 (sửa đổi).

Sở dĩ có tình hình trên đây, bởi vì trong nhận thức của cán bộ, đảng viên còn chưa rõ, chưa thống nhất về bản chất, đặc trưng, nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về quan hệ giữa vai trò lãnh đạo của Đảng với yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Từ đó, đã đem đối lập vai trò lãnh đạo của Đảng với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và cho rằng, nếu chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vô hình trung sẽ hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, đặt Đảng dưới pháp luật. Nhận thức đó là không đúng. Một đặc trưng, một nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước và công dân đều phải thừa nhận tính tối cao của pháp luật (chủ yếu là Hiến pháp và các đạo luật). Đảng và cán bộ,

đảng viên phải hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật. Song, pháp luật ở nước ta, như chúng ta biết, là thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, là thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng cầm quyền, là phản ánh ý nguyện của nhân dân. Vì vậy, đề cao pháp luật cũng tức là đề cao đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng. Ở đây không có sự đối lập giữa pháp luật với sự lãnh đạo của Đảng (trong thực tế trên một số trường hợp cụ thể, có thể nảy sinh vấn đề cần phải giải quyết khi pháp luật không thay đổi kịp theo quan điểm của Đảng). Mặt khác, chính bản thân Đảng cũng yêu cầu Đảng và cán bộ, đảng viên phải hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật, sau khi Hiến pháp và pháp luật ra đời, đảng viên phải nghiêm chỉnh chấp hành, phải tôn trọng Hiến pháp và pháp luật, chấp hành pháp luật cũng tức là chấp hành đường lối của Đảng, sự lãnh đạo của Đảng. Do đó, khi nói rằng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì ở đó đã bao hàm sự thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với Nhà nước pháp quyền, bởi vì nếu không có sự lãnh đạo, không dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản thì Nhà nước không phải là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, không phải là Nhà nước của dân, do dân, vì dân thực sự. Vì đây cũng chính là một đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Do đó, cần khẳng định dứt khoát quan điểm về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân như Hồ Chí Minh mong muốn trong các Văn kiện của Đảng và Nhà nước, đồng thời bổ sung quan điểm đó vào Cương lĩnh chính trị 1991.

Qua các cuộc hội thảo khoa học - thực tiễn nhằm khẳng định những thành tựu, chỉ ra những hạn chế, những bài học kinh nghiệm của công cuộc xây dựng Nhà nước cách mạng Việt Nam; trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp và kiến nghị quan trọng để tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước cách mạng Việt Nam, đặc biệt là thực hiện nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân trong

thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhiều tác giả đề cấp đến vấn đề lý luận và thực tiễn trong quá trình xây dựng Nhà nước cách mạng Việt Nam những năm qua: GS.TS Lê Hữu Nghĩa khẳng định Nhà nước pháp quyền không phải một kiểu nhà nước, mà là một phương thức tổ chức, xây dựng và vận hành bộ máy nhà nước hiện đại, trong đó tính tối cao của pháp luật được tôn trọng, mọi hành vi, quan niệm và tư tưởng chính trị, tôn giáo, khoa học, nghệ thuật,… của các tổ chức và cá nhân đều phải tuân theo pháp luật và chịu sự điều hành của pháp luật. Theo TS Nguyễn Đình Tường, nhà nước pháp quyền là nhà nước có phương thức tổ chức dựa trên cơ sở pháp luật, mọi chủ thể phải phục tùng pháp luật với điều kiện pháp luật phải mang tính dân chủ và pháp lý cao, phù hợp với lẽ công bằng, nhân đạo, thể hiện và đảm bảo đầy đủ những giá trị cao nhất của con người. TS Đức Uy cho rằng, nền tảng của nhà nước pháp quyền là xã hội công dân. Về đặc trưng của nhà nước pháp quyền, PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh đã chỉ ra 4 đặc trưng cơ bản, đó là: nhà nước bảo đảm tính tối cao của pháp luật trong đời sống xã hội; nhà nước thực hiện và bảo vệ được các quyền tự do, dân chủ của công dân; nhà nước chịu trách nhiệm trước công dân về hoạt động của mình và bảo đảm cho công dân thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội; có hình thức tổ chức quyền lực nhà nước thích hợp, bảo đảm chủ quyền thuộc về nhân dân và có cơ chế tuân thủ pháp luật, xử lý các vi phạm pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích của công dân. Về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, PGS.TS Hoàng Thị Kim Quế chỉ rõ, xây dựng nhà nước pháp quyền là con đường phát triển tất yếu của nước ta, phù hợp với xu thế chung của thời đại, không chỉ là nguyện vọng mà đã và đang trở thành nhu cầu hiện thực và khả năng hiện thực. Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn Yểu, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính là xây dựng một nhà nước thực sự của dân dưới sự lãnh đạo của Đảng với lý tưởng dân chủ, nhân đạo, công bằng, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân; Nhà nước được tổ chức và vận hành

một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn đất nước, tổ chức, hoạt động của Nhà nước phải đặt trên cơ sở pháp luật, chịu sự điều hành của pháp luật; Nhà nước quản lý xã hội bằng một hệ thống pháp luật vì con người. Nhìn chung, các tác giả đã phân tích khá sâu những vấn đề lý luận cơ bản của nhà nước, nhà nước pháp quyền, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, lịch sử hình thành, tính chất và những đặc trưng cơ bản của nó cũng như những vấn đề lý luận đang đặt ra hiện nay. Tuy nhiên, theo PGS.TS Tô Huy Rứa chỉ có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân là tập hợp được tổng thể các quan điểm lý luận về bản chất, chức năng, cơ chế hoạt động, tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức nhà nước. Quan niệm của Người về nhà nước pháp quyền là một tư tưởng nhất quán, khẳng định tầm nhìn vượt thời đại và có giá trị bền lâu. Pháp quyền Hồ Chí Minh là một loại pháp quyền đặc biệt, pháp quyền nhân nghĩa - một thứ nhân nghĩa có nội hàm triết lý, mang đậm tính dân tộc và dân chủ. Tư tưởng của Người về vấn đề này là một bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh vĩ đại - một di sản vô giá của dân tộc Việt Nam.

Sáu mươi lăm năm xây dựng và trưởng thành, Nhà nước cách mạng Việt Nam đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn và toàn diện. Chúng ta không chỉ xây dựng được một nhà nước hùng mạnh trở thành công cụ sắc bén của nhân dân lao động, đủ sức tổ chức và quản lý đất nước trong chiến đấu cũng như trong xây dựng mà còn từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, bộ máy nhà nước và đội ngũ công chức. Chúng ta đã xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế; đã đạt được những thành tựu to lớn trong xây dựng và hoàn thiện tổ chức chính phủ và chính quyền địa phương của Nhà nước ta. Kết quả này chính là sự phản ánh trung thực và sâu sắc việc vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam .

2.2.2.2. Giải pháp tiếp tục vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

a/ Tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền

- Mục đích, nhiệm vụ:

Trong những năm đầu thế kỷ 21, đất nước ta có cơ hội lớn và cả thách thức không nhỏ. Tình hình thế giới đang diễn biến phức tạp, nhanh chóng, khó lường. Ðể thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới, cần thấm nhuần sâu sắc, vận dụng sáng tạo những nguyên lý và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh để giải quyết những vấn đề nóng bỏng mà thực tiễn đang đặt ra; nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh phải trở thành một nhiệm vụ mấu chốt của công tác tư tưởng của Ðảng, cần được toàn Ðảng thực hiện chặt chẽ, có chất lượng và hiệu quả.

Nhiều công trình, đề tài khoa học, hàng chục cuốn sách và tài liệu nghiên cứu, tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh đã được thực hiện và phổ biến rộng rãi. Trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật, nhiều tác phẩm văn học, báo chí, tuyên truyền về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh đã được giới thiệu rộng rãi ở trong nước và nước ngoài. Ðặc biệt là, cùng với việc nghiên cứu, tuyên truyền giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong các tổ chức, đoàn thể và học tập qua trường, lớp, qua sách, báo, trên các phương tiện thông tin đại chúng, Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo hướng dẫn và tổ chức các cuộc thi báo cáo viên giỏi về tư tưởng Hồ Chí Minh từ cấp cơ sở đến toàn quốc; làm cho hoạt động nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh thêm sinh động hấp dẫn, hiệu quả, ấn tượng và lan tỏa. Các hội thi từ cơ sở đã thu hút sự tham gia của hàng vạn báo cáo viên ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, là cán bộ, đảng viên, công nhân, viên chức, nông dân, bộ đội, công an, học sinh, sinh viên.

Hoạt động nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành sinh hoạt chính trị rộng lớn, góp phần nâng cao nhận thức tư tưởng, lý luận của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Qua nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, những băn khoăn, vướng mắc, hoài nghi dao động trong nhận thức về mục tiêu lý tưởng và nền tảng tư tưởng của Ðảng, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, về xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN mang bản sắc dân tộc Việt Nam và hội nhập quốc tế v.v... của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân đã được giải đáp sáng tỏ hơn. Bên cạnh việc nâng cao nhận thức tư tưởng, lý luận còn góp phần củng cố, nâng cao niềm tin và sự kiên định đối với nền tảng tư tưởng của Ðảng ta là chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tin tưởng vào sự lãnh đạo của Ðảng và tương lai, tiền đồ của dân tộc, tin tưởng vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã từng bước tỏa sáng trong trái tim, khối óc của mỗi người Việt Nam, hướng về cội nguồn dân tộc, trân trọng, tự hào và giữ gìn các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống mà Người là biểu tượng và mẫu mực của sự kết tinh các giá trị phương Ðông và giá trị nhân loại. Học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh là dịp để mỗi người Việt Nam tự nhìn nhận lại chính mình, theo tinh thần Người đã dặn: Học để hành, để làm người, để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, phụng sự giai cấp và nhân loại. Với ý nghĩa đó, tư tưởng Hồ Chí Minh đã tiếp tục khơi gợi tinh thần độc lập tự chủ, đổi mới và sáng tạo để nhìn nhận các vấn đề của dân tộc và thời đại sâu sắc hơn, tỉnh táo hơn, bản lĩnh hơn, trong mỗi chúng ta. Học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh là thêm một lần khẩu hiệu "Sống, chiến đấu, lao động, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại" lại được khắc sâu vào tâm trí mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân ta, tạo động lực tinh thần cho chúng ta tự tin, vững bước đi lên trên con đường mà Ðảng và Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Tuy nhiên, trong năm qua, giữa bộn bề khó khăn, thách thức, lo toan, việc nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong toàn Ðảng, toàn quân,

toàn dân ta tất nhiên khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Ðiều dễ nhận thấy là còn ít các công trình nghiên cứu khoa học, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí ngang tầm với tư tưởng và sự nghiệp của Hồ Chí Minh và đòi hỏi của thực tiễn hiện nay. Tinh thần độc lập tự chủ, đổi mới và sáng tạo của Hồ Chí Minh chưa được nghiên cứu đầy đủ sâu sắc. Tư tưởng của Người về nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân chưa được vận dụng một cách toàn diện và gắn chặt với những lĩnh vực cụ thể của từng cấp, từng ngành, từng tổ chức, đơn vị. Việc tuyên truyền, giáo dục tư tưởng này của Người được tổ chức trên diện rộng nhưng chưa thật sâu; lan tỏa song chưa tạo được sự chuyển biến thật sự trong hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Lý do xuất phát nội dung nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục chưa được chuẩn bị thật công phu từ cơ sở; hình thức và phương pháp tuyên truyền, giáo dục ở nhiều nơi còn đơn giản, xuôi chiều. Tính khoa học, tính chiến đấu trong tuyên truyền, giáo dục chưa thật sâu sắc. Một bộ phận cán bộ làm công tác

Một phần của tài liệu Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam (Trang 72)