quá trình đổi mới công nghệ và đổi mới sản phẩm trong những ngành kinh tế - kỹ thuật trọng điểm.
3.1.2.4. Gắn kết giữa các khoa học: xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật, giữa khoa học và giáo dục nhằm giải quyết những vấn đề liên ngành do kinh tế - xã hội đặt ra nhằm phục vụ cho phát triển bền vững của đất nước.
3.1.2.5. Thực hiện đầu tư cho khoa học và công nghệ là đầu tư cho phát triển. Đa dạng hoá nguồn đầu tư chokhoa học và công nghệ, đặc biệt khuyến khích các nguồn đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước.
3.1.2.6. Nhanh chóng, tích cực, chủ động đào tạo, bồi dưỡng nhân tài là nhiệm vụ then chốt, là khâu đột phá trong xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước; đồng thời coi trọng trí thức, nhân tài trong khâu sử dụng cán bộkhoa học và công nghệ.
3.1.2.7. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ phải là chính sách quan trọng, lâu dài trong phát triển khoa học và công nghệ, nhằm tranh thủ cơ hội và nguồn lực bên ngoài để nâng cao năng lực khoa học và công nghệ đất nước và thúc đẩy quá trình hội nhập.
3.1.2.8. Đổi mới căn bản, toàn diện hệ thống khoa học và công nghệ theo hướng kết hợp giữa kế hoạch và thị trường, hội nhập với khu vực và thế giới; coi đây là nhiệm vụ cấp bách nhất và là khâu đột phá để khắc phục các yếu kém, trì trệ, giải phóng tiềm lực, tạo nguồn lực và động lực mới cho phát triển khoa học và công nghệ.
3.2. PHƢƠNG HƢỚNG GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
3.2.1 Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nƣớc về khoa học và công nghệ công nghệ
Quản lý nhà nước đối với khoa học và công nghệ mà thực chất là tạo hành lang pháp lý, môi trường thuận lợi cho hoạt động khoa học và công nghệ, đưa ra những can thiệp điều tiết để khuyến khích khoa học và công nghệ hướng vào phục vụ mục tiêu phát triển KT-XH của đất nước, tạo ra các hỗ trợ công trong lĩnh vực khoa học và công nghệ mà khu vực phi nhà nước (tư nhân) không đảm đương được. Quản lý nhà nước về khoa học và công
nghệ là hướng về phục vụ hoạt động khoa học và công nghệ chứ không phải chỉ tạo ra những ngăn cấm và rào cản. Để thực hiện tốt hơn quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cần thực hiện nguyên tắc phân quyền mạnh mẽ cho các địa phương, các cấp; trao quyền tự chủ thực sự cho các tổ chức khoa học và công nghệ và thực hiện nguyên tắc cơ quan/cá nhân nào ra quyết định, kể cả quyết định phân bổ nguồn lực, thì cơ quan/cá nhân đó phải chịu trách nhiệm về hiệu quả thực thi quyết định và hiệu quả sử dụng nguồn lực do mình phân bổ.
Thứ nhất, cần tập trung vào việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả điều phối giữa các cơ quan trung ương đối với hoạt động KH&CN thông qua việc phân định chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ rõ ràng, cụ thể và tạo ra cơ chế điều phối hoạt động giữa các bộ theo hướng tăng cường trách nhiệm cùng với quyền hạn của bộ quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ. Thay vì có nhiều bộ điều hành và các hoạt động phối hợp diễn ra khá phức tạp, qua nhiều khâu, quy trình dài dòng, cần quy lại trách nhiệm chính và quyền quyết định chính cho một bộ. Bộ này có trách nhiệm và quyền quyết định về kế hoạch, tài chính, cho đến các chính sách về khoa học và công nghệ, đồng thời báo cáo cho các bộ quản lý nhà nước khác có liên quan.
Điều này có nghĩa là tăng trách nhiệm và quyền hạn của Bộ Khoa học và Công nghệ. Bộ là cơ quan nhà nước có trách nhiệm và quyền hạn lớn nhất trong bộ máy Chính phủ về mọi quyết định liên quan đến nội dung quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về mọi quyết định của mình.
Bộ chỉ tập trung vào quản lý các vấn đề ở tầm vĩ mô và những vấn đề có ảnh hưởng đa ngành, tính chất trọng điểm của khoa học và công nghệ phục vụ cho thực hiện mục tiêu KT-XH toàn quốc. Đó là xây dựng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, các định hướng ưu tiên nhằm thực hiện các mục tiêu KT-XH, các kế hoạch khoa học và công nghệ ngắn và dài hạn để thực hiện các định hướng ưu tiên nhằm thực hiện các mục tiêu KT-XH, các kế hoạch khoa học và công nghệ ngắn và dài hạn để thực hiện các định hướng ưu tiên và quyết định về phân bổ nguồn lực khoa học và công nghệ để thực hiện chiến lược và các kế hoạch đã được thông qua; chịu trách nhiệm về các chính sách phát triển khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản và công nghệ cao; chính sách khung về phát triển thị trường khoa học và công,
về đánh giá hoạt động khoa học và công nghệ và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, về quản lý chương trình đề tài; quản lý các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm; hỗ trợ thông tin về quản lý khoa học và công nghệ như: Thông tin về kế hoạch, thông tin về chính sách mới, thông tin về kết quả nghiên cứu và triển khai đã thực hiên, thông tin về thị trường công nghệ; hỗ trợ thông tin về xu hướng phát triển khoa học và công nghệ trên thế giới. Tăng cường nhiệm vụ kiểm tra, tổng kết thực tiễn, phân tích chính sách và chịu trách nhiệm về thống kê khoa học và công nghệ. Nên thành lập các cơ quan chuyên môn độc lập để thực hiện thẩm định và giám định công nghệ, đánh giá hoạt động khoa học và công nghệ, kiểm định chất lượng.
Trong mối quan hệ với các Bộ tổng hợp khác, thay vì phối hợp như trước đây, Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm chính trong việc soạn thảo và tham khảo ý kiến của các Bộ có liên quan đến vấn đề chính sách hay quyết định quản lý. Như vậy vừa đảm bảo quyền quyết định cũng như việc quy trách nhiệm cho Bộ Khoa học và Công nghệ.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện tổng hợp kế hoạch về khoa học và công nghệ để đưa vào kế hoạch tổng thể phát triển KT-XH; tham gia đóng góp ý kiến về phân bổ nguồn lực thực hiện các chương trình lớn cũng như cho các bộ và địa phương. Bộ Tài chính tiến hành tổng hợp nhu cầu về kinh phí để đưa vào kế hoạch ngân sách; tham gia đóng góp ý kiến về chính sách tài chính do các bộ, ngành, địa phương soạn thảo. Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm về chính sách khung đối với cán bộ, công chức trong lĩnh vực khoa học và công và phân quyền cho Bộ Khoa học và Công nghệ chi tiết hóa chính sách khung và chủ động đề xuất chính sách đối với các đối tượng khác không thuộc cán bộ, công chức.
Các Bộ, ngành, lĩnh vực và địa phương cần được phân cấp, phân quyền quyết định các chính sách phát triển khoa học và công nghệ của ngành, địa phương, như: Các chính sách tuyển chọn đơn vị và người thực hiện các nhiệm vụ trong ngành, tổng kết nghiệm thu; chịu trách nhiệm về xây dựng chiên lược, dự báo và kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ của ngành, địa phương; cụ thể hóa chính sách khung về phát triển tiềm lực, về quản lý chương trình, về đánh giá hoạt động khoa học và công nghệ cho thích hợp với điều kiện của ngành, địa phương, chịu trách nhiệm về các chính sách nhằm
tăng cường thương mại hóa và áp dụng kết quả nghiên cứu trong ngành, địa phương mình.
Thứ hai, thay đổi cách tiếp cận và phương pháp trong quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ của các bộ. Cần coi công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ là tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động khoa học và công nghệ và hướng quản lý khoa học và công nghệ vào việc phục vụ phát triển KT-XH, phục vụ các ngành, các địa phương phát triển khoa học và công nghệ. Nghĩa là, trong xây dựng các chính sách khoa học và công nghệ cần lấy việc khoa học và công nghệ phục vụ doanh nghiệp đổi mới công nghệ làm trọng tâm. Mặt khác, quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ tập trung vào việc đưa ra các định hướng lớn, hướng dẫn về quy trình, quy định áp dụng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Trước mắt, tập trung tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế trong hoạt động khoa học và công nghệ như đã nêu ở trên, đồng thời đưa ra những khuyến khích đối với hoạt động khoa học và công nghệ cũng như nghĩa vụ của khoa học và công đối với Nhà nước. Bộ Khoa học và Công nghệ phải là cơ quan chủ động đề xuất và thuyết phục hay đề nghị Chính phủ cho ý kiến đối với các bộ khác có liên quan để sớm đưa cơ chế mới tạo môi trường thông thoáng cho hoạt động khoa học và công nghê. Nếu không thay đổi cơ chế, thì cho dù có tăng thêm kinh phí cho khoa học và công nghệ cũng chỉ như cho con cá chứ không phải giao cho cần câu.
Trong cơ chế mới, một nội dung cũng cần được đổi mới đó là đổi mới phương thức xây dựng nhiệm vụ khoa học và công nghệ của các kỳ kế hoạch, theo hướng tăng cường đề xuất từ các doanh nghiệp, các ngành kinh tế - kỹ thuật và sự tham gia thảo luận của cộng đồng khoa học; hoàn thiện quy trình tuyển chọn, tiêu chí tuyển chọn; mở rộng các nội dung tuyển chọn đến mức tối đa, kể cả các nhiệm vụ trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn; các nhiệm vụ cần được tập trung đầu tư thỏa đáng; xây dựng kênh thông tin về các nhiệm vụ, nghiên cứu đã tiến hành.
Việc xây dựng chính sách nên phân cấp cho các ngành và địa phương; Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ tập trung vào một số chính sách ở tầm quốc gia hoặc xây dựng khung chính sách để các ngành, địa phương phát triển dựa trên điều kiện đặc thù và khả năng cụ thể (khung chính sách nhân lực khoa học và công nghệ, khung chính sách tài chính, khung chính sách khuyến khích ứng dụng kết quả nghiên cứu...). Cần thu hút các đối tượng quản lý vào
việc xây dựng chính sách, tăng cường đối thoại giữa người hoạch định chính sách và các đối tượng sẽ thực thi chính sách. Thực hiện thí điểm trước khi đưa ra áp dụng diện rộng đối với những chính sách mới.
Thứ ba, xây dựng cơ cấu bộ máy tương thích với việc phân công thực