Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.PDF (Trang 78)

học và công nghệ

Qua hoạt động thực tiễn của công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động khoa học và công nghệ đã đặt ra một số vấn đề cần nhanh chóng hoàn thiện.

- Nhanh chóng ban hành các văn bản pháp quy phạm có giá trị pháp lý cao về công tác thanh tra khoa học và công nghệ;

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra chuyên ngành của từng lĩnh vực khoa học và công nghệ;

- Tăng cường biên chế, trang thiết bị chuyên dụng cho từng lĩnh vực khoa học nhằm đáp ứng những đòi hỏi của thực hiện nay.

KẾT LUẬN

Quản lý khoa học và công nghệ là vấn đề lớn, phức tạp, bao hàm nhiều nội dung. ở đây tác giả cho rằng vấn đề then chốt là phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa nghiên cứu và sản xuất. Theo tác giả, các cơ quan nghiên cứu hiện đang cần được đặt hàng nghiên cứu với đúng giá trị của nó; cần có một cơ chế để tự vận động phát triển mà cụ thể là cần được mở rộng tối đa phạm vi hoạt động sự nghiệp có thu để tích lũy vốn và từ đó đầu tư trở lại cho nghiên cứu, đào tạo cán bộ, mua sắm trang thiết bị... Các doanh nghiệp thì cần có lợi nhuận cao khi áp dụng các thành quả khoa học và công nghệ mà lợi nhuận đó bao gồm cả của Nhà nước và phần thỏa đáng cho cá nhân.

Trong nền kinh tế thị trường, động lực phát triển khoa học và công nghệ là quyền lợi của người ứng dụng nó. Tất nhiên chúng ta còn có thể đề cập đến những yếu tố khác như: Vì sự tiến bộ và văn minh xã hội, vì môi trường và an toàn cuộc sống, vì an ninh quốc phòng... Nhưng một vấn đề rất đáng quan tâm là: Nếu không có lợi thì không ai muốn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cả. Động viên tinh thần là quan trọng nhưng quyền lợi kinh tế mới là quyết định.

Động lực phát triển khoa học và công nghệ nằm ở những người đặt hàng cho khoa học. Người đặt hàng đông đảo phải là nhân dân. Trong nền kinh tế thị trường nhân dân chính là các doanh nghiệp. Khối quản lý nhà nước không thể bao tất cả hoạt động khoa học và công nghệ như hiện nay, mà phải chuyển cho khối doanh nghiệp cùng đảm nhiệm việc này. Nhà nước và các doanh nghiệp phải cùng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Trong tương lai vốn đầu tư cho khoa học và công nghệ phải lấy từ các đơn đặt hàng của đông đảo các doanh nghiệp là chính, chứ không phải lấy tất cả từ ngân sách Nhà nước như hiện nay. Nhà nước chỉ bỏ tiền đầu tư cho khoa học và công nghệ phục vụ những vấn đề xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường và những mũi nhọn khác mà Nhà nước đặc biệt quan tâm.

Nhà nước ta đã có nhiều chính sách khuyến khích hoạt động của các đơn vị nghiên cứu và động viên tinh thần lao động sáng tạo của các nhà khoa học như: Các văn bản cho phép mở rộng phạm vi hoạt động của các viện, trường, các chính sách về tiền lương, giải thưởng khoa học, bản quyền công trình nghiên cứu... Nhưng khoa học cuối cùng là phải vào cuộc sống, thành quả nghiên cứu phải được biến thành của cải vật chất cho xã hội. Chính các doanh nghiệp sẽ cùng làm việc này chứ không phải chỉ là các nhà khoa học. Nói

cách khác, muốn phát triển khoa học và công nghệ cần có 2 lực lượng: Các nhà khoa học (những người sáng tạo) và các doanh nghiệp (những người ứng dụng). Cho đến nay Nhà nước ta còn có quá ít những chính sách để khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ ở khối doanh nghiệp (tức là những người ứng dụng).

Mô hình quản lý nghiên cứu khoa học ở nước ta hiện nay chưa tạo ra sự gắn kết mạnh mẽ giữa nghiên cứu và sản xuất. Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học thường được đề xuất theo ý muốn chủ quan của chuyên gia nhiều hơn là theo yêu cầu của xã hội. Vì thế tỉ lệ kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào thực tế còn thấp.

Tình trạng chung ở nước ta là có quá nhiều đơn vị nghiên cứu do Nhà nước bao cấp. Có bộ, ngành có tới trên 10 viện nghiên cứu. Mặc dù Chính phủ đã có Quyết định 782/TTg, nhưng tình trạng này vẫn không được cải thiện là bao.

Việc đào tạo cán bộ khoa học cần phải được thực hiện bằng một chiến lược. Hiện nay Nhà nước chưa có chương trình cụ thể đầu tư cho đào tạo cán bộ khoa học. Tình trạng hiện nay là chúng ta đang đứng trước sự hẫng hụt cán bộ khoa học ở tất cả các ngành khi phần lớn số cán bộ khoa học hiện có về nghỉ hưu.

Cơ chế quản lý khoa học và công nghệ cần tạo ra được động lực cho sự phát triển khoa học và công nghệ. Động lực này nằm ở người sản xuất chứ không phải ở người nghiên cứu. Mọi chính sách quản lý khoa học và công nghệ phải tạo ra được niềm đam mê ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong người sản xuất (các doanh nghiệp). Nếu người sản xuất sẵn sàng mua kết quả nghiên cứu với giá trị đúng của nó thì các nhà khoa học sẽ làm việc hết sức mình mà không cần phải động viên. Điều này hiện nay chúng ta còn chưa làm được.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.PDF (Trang 78)