này được áp dụng thống nhất cho các hoạt động nghiên cứu – triển khai ở mọi cấp. Để thực hiện yêu cầu này, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng với các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan xây dựng và ban hành các văn bản cụ thể về toàn bộ quy trình tổ chức và quản lý đối với các hoạt động nghiên cứu – triển khai, hướng dẫn các ngành các cấp thực hiện thống nhất các quy chế quản lý đó.
Quá trình tổ chức hoạt động của một nhiệm vụ nghiên cứu – triển khai thường gồm 4 giai đoạn:
- Xây dựng, lựa chọn và xét duyệt nhiệm vụ. - Tổ chức chỉ đạo thực hiện.
- Đánh giá nghiệm thu kết quả. - Công bố và ứng dụng kết quả.
Tuỳ thuộc vào loại hình tổ chức của mỗi hoạt động nghiên cứu – triển khai, các việc trong 4 giai đoạn đó không hoàn toàn giống nhau, có những khâu việc có thể được thực hiện đơn giản hơn. Trong các loại hoạt động nghiên cứu – triển khai, hoạt động của các Chương trình, Đề tài, Dự án là phức tạp nhất, thực hiện các khâu việc trong 4 giai đoạn của quá trình tổ chức hoạt động có tính hệ thống nhất. Những diễn giải dưới đây chủ yếu dựa vào yêu cầu tổ chức quản lý đối với các Đề tài, Dự án để dễ thấy tính hệ thống trong quá trình tổ chức hoạt động nghiên cứu – triển khai. Các hoạt động nghiên cứu – triển khai khác có thể theo đó vận dụng linh hoạt thích hợp với yêu cầu và hình thức hoạt động cụ thể.
2.3.2. Xây dựng, lựa chọn và xét duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ nghệ
Yêu cầu của giai đoạn thứ nhất này là: hình thành được các nội dung nhiệm vụ nghiên cứu – triển khai, xác định được người và nơi chủ trì thực hiện, tổ chức xét duyệt đưa thành nhiệm vụ nghiên cứu – triển khai chính thức ghi vào kế hoạch thực hiện của các đơn vị liên quan.
2.3.2.1. Dự kiến nhiệm vụ nghiên cứu – triển khai
Việc dự kiến nhiệm vụ nghiên cứu – triển khai là khâu mở đầu cho quá trình hoạt động nghiên cứu – triển khai. Dự kiến rõ ràng, đúng và hợp lý sẽ
quyết định chính xác về quy mô và cách thức tổ chức các hoạt động nghiên cứu – triển khai sau đó. Hoạt động nghiên cứu – triển khai có phục vụ sát hợp với yêu cầu của thực tiễn hay không, có đáp ứng tốt các yêu cầu của phát triển hay không, chính do khâu dự kiến nhiệm vụ nghiên cứu – triển khai có tiến hành tốt và hợp lý không. Những trường hợp lúng túng về tổ chức hoạt động nghiên cứu – triển khai, nội dung nghiên cứu – triển khai nghèo nàn, cũng do không biết cách xây dựng dự kiến nhiệm vụ nghiên cứu – triển khai.
Nhiệm vụ nghiên cứu – triển khai được dự kiến do tập hợp từ 4 nguồn: - Do nêu yêu cầu từ cấp lãnh đạo.
- Do cơ quan quản lý tổng hợp cân nhắc xác định. - Do đề xuất từ các cơ sở.
- Do đặt hàng của các doanh nghiệp.
- Dự kiến hình thức thực hiện. Đối với những nội dung nghiên cứu – triển khai có thể lựa chọn, cần được xác định cụ thể hơn về:
- Mục tiêu nhằm cái gì; yêu cầu giải quyết cụ thể những gì; mức độ giải quyết đến đâu.
- Hình thức thực hiện thích hợp (là Đề tài NCKH, hay là Dự án, hay chỉ Điều tra khảo sát, hoặc là Hội thảo khoa học, ...).
- Dự kiến người và nơi chủ trì. Thực tế mỗi hoạt động nghiên cứu – triển khai cần tập hợp lực lượng nhiều người ở nhiều nơi để thực hiện, song cần xác định người chủ trì và nơi chủ trì tổ chức thực hiện.
Người chủ trì nhiệm vụ nghiên cứu – triển khai chủ yếu xét trên góc độ là nhà khoa học, không nhất thiết phải là người lãnh đạo đơn vị. Nhưng nếu người chủ trì vừa là nhà khoa học, vừa là người lãnh đạo đơn vị, sẽ có nhiều thuận lợi trong tổ chức hoạt động. Rất hạn chế việc một người đồng thời chủ trì nhiều nhiệm vụ nghiên cứu – triển khai, vì thời gian vật chất không cho phép giao việc như vậy.
Nơi có thể chọn chủ trì nhiệm vụ nghiên cứu – triển khai phải có nhiều thuận lợi nhất trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ đó, có lực lượng chủ chốt về các chuyên môn chính trong thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu – triển khai, có phương tiện kỹ thuật cần thiết, có bộ máy tổ chức thừa hành thạo việc.
- Dự kiến nhu cầu kinh phí. Bao gồm số kinh phí cho các hoạt động triển khai thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu – triển khai, số kinh phí cho quản lý
để kiểm tra, đánh giá và tổng kết nhiệm vụ. Dự kiến nhu cầu kinh phí được xác định căn cứ vào khối lượng công việc cụ thể dự kiến có thể phải làm, và căn cứ vào định mức chi tiêu cho nghiên cứu – triển khai đang áp dụng.
2.3.2.2. Lựa chọn và phê duyệt nhiệm vụ nghiên cứu – triển khai
Từ các nhiệm vụ nghiên cứu – triển khai được dự kiến như trên, cơ quan quản lý khoa học và công nghệ ở từng cấp tập hợp thành tài liệu chuẩn bị cho kế hoạch nghiên cứu – triển khai của cấp mình để đưa ra xem xét lựa chọn, phê duyệt. Có 2 bước công việc phải làm:
- Đưa ra xem xét tại Hội đồng tư vấn lựa chọn nhiệm vụ nghiên cứu – triển khai. Trong thời gian chuẩn bị kế hoạch khoa học và công nghệ 5 năm và hàng năm, cơ quan quản lý khoa học và công nghệ ở từng cấp phải thành lập Hội đồng Tư vấn lựa chọn nhiệm vụ nghiên cứu – triển khai (gọi tắt là HĐTV) để giúp xem xét xác định những nhiệm vụ nghiên cứu – triển khai cần đưa vào kế hoạch khoa học và công nghệ. Ngoài số nhiệm vụ nghiên cứu – triển khai đã dự kiến và tập hợp được, các thành viên HĐTV có thể đề xuất thêm các nhiệm vụ nghiên cứu – triển khai khác để cân nhắc lựa chọn.
Đối với việc xây dựng Chương trình khoa học và công nghệ, cũng áp dụng thành lập HĐTV để giúp xác định lựa chọn các đề tài nghiên cứu khoa học và dự án SXTN được tổ chức trong Chương trình.
- Phê duyệt kế hoạch nghiên cứu – triển khai. Trên cơ sở ý kiến của HĐTV, cơ quan quản lý khoa học và công nghệ lựa chọn các nhiệm vụ nghiên cứu – triển khai được đa số thành viên HĐTV bỏ phiếu đồng ý, lập thành bản dự thảo kế hoạch nghiên cứu – triển khai để tổng hợp vào kế hoạch khoa học và công nghệ, sẽ đưa trình cấp lãnh đạo xem xét. Thủ trưởng ở đơn vị cơ sở (Viện trưởng, Hiệu trưởng, Giám đốc) xem xét và quyết định phê duyệt kế hoạch nghiên cứu – triển khai của đơn vị. Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh - thành phố, sau khi đã được Tỉnh uỷ - Thành uỷ thông qua về chủ trương, xem xét phê duyệt kế hoạch nghiên cứu – triển khai được tổng hợp trong kế hoạch khoa học và công nghệ của tỉnh - thành phố. Bộ trưởng, Thủ trưởng ban ngành xem xét phê duyệt kế hoạch nghiên cứu – triển khai được tổng hợp trong kế hoạch khoa học và công nghệ của Bộ ngành. Thủ tướng Chính phủ, sau khi có ý kiến của Bộ Chính trị hoặc Thường vụ Bộ Chính trị đối với các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, sẽ xem xét và
phê duyệt kế hoạch khoa học và công nghệ của Nhà nước, trong đó có kế hoạch nghiên cứu – triển khai.
2.3.2.3. Lựa chọn người và đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Thông báo nhiệm vụ nghiên cứu – triển khai. Sau khi kế hoạch nghiên cứu – triển khai đã được cấp lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan quản lý khoa học và công nghệ phải thông báo công khai các nhiệm vụ nghiên cứu – triển khai trong kế hoạch đã duyệt cho các nơi có liên quan biết.
- Việc lựa chọn người và đơn vị chủ trì có thể được thực hiện theo 1 trong 2 phương thức sau đây:
+ Thông qua tuyển chọn ở một Hội đồng khoa học công nghệ (HĐKHCN).
+ Thông qua chỉ định giao nhiệm vụ nghiên cứu – triển khai cho một tổ chức khoa học và công nghệ cụ thể và một cá nhân nhà khoa học xác định trên cơ sở cân nhắc về chức năng của tổ chức khoa học và công nghệ đó và về năng lực của nhà khoa học được chỉ định.
2.3.2.4. Phê duyệt đề cương chi tiết, bổ nhiệm người chủ trì và đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu – khoa học
Khâu việc này do cơ quan quản lý khoa học và công nghệ thực hiện, bao gồm 3 việc:
- Bổ nhiệm người chủ trì và đơn vị chủ trì, do lãnh đạo cơ quan quản lý nhiệm vụ nghiên cứu – triển khai ra quyết định.
- Thẩm định đề cương chi tiết. Người và đơn vị được quyết định chủ trì nhiệm vụ nghiên cứu – triển khai hoàn chỉnh đề cương chi tiết theo góp ý của HĐKHCN tuyển chọn và xét duyệt đề cương, gửi cho cơ quan quản lý nghiên cứu – triển khai.
- Quyết định phê duyệt kinh phí cho nhiệm vụ nghiên cứu – triển khai, do lãnh đạo cơ quan quản lý nhiệm vụ nghiên cứu – triển khai ký, trên cơ sở thẩm định của các cơ quan quản lý chức năng, xác định tổng kinh phí toàn bộ và kinh phí cấp cho từng năm để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu – triển khai.