Đổi mới với công tác qui hoạch, kế hoạch về khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.PDF (Trang 72)

tránh tình trạng trung lắp, nhiều bộ phận, nhiều cấp cùng quản lý một đối tượng, cơ cấu các bộ phận quản lý khoa học và công nghệ trong các bộ cần được tổ chức theo nội dung quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ (xây dựng chiến lược, định hướng ưu tiên, quy hoạch; kế hoạch; hoạch định chính sách phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, hoạch định chính sách quốc gia/ngành/địa phương về đổi mới, phát triển thị trường khoa học và công nghệ; hoạt động dịch vụ công như thông tin, đào tạo,...). Các hoạt động hợp tác quốc tế, soạn thảo văn bản pháp quy trong thực tế đều gắn bó hữu cơ với các mảng nội dung quản lý nhà nước cũng cần được lồng ghép vào các bộ phận chức năng tương ứng mới trực tiếp phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, trừ một số hoạt động có tính chất nghiệp vụ có thể đặt trong bộ phận văn phòng.

Cùng với việc điều chỉnh cơ cấu tổ chức , quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, chúng ta cần phải nhanh chóng cập nhật kiến thức quản lý mới và nâng cao trình độ chuyên môn về quản lý nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ cho cán bộ, công chức trong bộ máy. Nếu không, mọi ý tưởng về đổi mới cách tiếp cận cũng như thực hiện vai trò tạo hành lang thuận lợi, vai trò phục vụ phát triển khoa học và công nghệ của quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cũng khó biến thành hiện thực. Bên cạnh đó, việc áp dụng cơ chế khuyến khích lợi ích thỏa đáng cũng như quy trách nhiệm rõ ràng đến từng cá nhân, cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý nhà nước là hết sức cần thiết, chúng như là những điều kiện cần và đủ cho việc hoàn thiện quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trong bối cảnh hiện nay

3.2.2. Đổi mới với công tác qui hoạch, kế hoạch về khoa học và công nghệ nghệ

Công tác xây dựng kế hoạch nghiên cứu triển khai là để tạo ra sự năng động, sáng tạo, chủ động của các bộ, ngành, cơ quan nghiên cứu triển khai cũng như cán bộ khoa học làm công tác nghiên cứu và triển khai. Mục tiêu của đổi mới công tác xây dựng kế hoạch nghiên cứu và triển khai là nâng cao

chất lượng và hiệu quả của công tác kế hoạch, biểu hiện cụ thể là các kết quả nghiên cứu có chất lượng cao, hiệu quả kinh tế lớn khi áp dụng rộng rãi trong sản xuất. Trong nông nghiệp tính hiệu quả còn thể hiện phạm vi thích ứng và thời gian tồn tại của các tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất ở các vùng sinh thái.

Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần hiện nay, cần đổi mới một cách cơ bản nội dung và phương pháp xây dựng kế hoạch khoa học và công nghệ nói chung và công tác xây dựng kế hoạch nghiên cứu triển khai nói riêng. Trước hết việc xây dựng các nhiệm vụ nghiên cứu triển khai phải căn cứ vào nhiệm vụ phát triển KT-XH và địa bàn ứng dụng. Phải xác định thị trường vừa là căn cứ, vừa là đối tượng của kế hoạch hóa. Thị trường trong nghiên cứu, triển khai được hiểu là những yêu cầu của sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đời sống KT-XH của mọi thành phần kinh tế.

Nội dung đổi mới của công tác xây dựng kế hoạch nghiên cứu triển khai trước hết là xác định đúng phương hướng và nội dung nghiên cứu-triển khai, trọng tâm, trọng điểm từng giai đoạn và hàng năm. Đây là căn cứ để tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo cán bộ và kinh phí. Cần nhanh chóng đổi mới phương pháp xây dựng kế hoạch nghiên cứu triển khai , phải tính toán kỹ lưỡng, toàn diện các yêu cầu kỹ thuật và kinh tế của sản xuất và đời sống.Tiến tới xây dựng kế hoạch thông qua đơn đặt hàng thể hiện bằng các hợp đồng cụ thể. Đó là một bước chuyển tích cực để nâng cao chất lượng của kế hoạch hóa.

Về đổi mới cơ chế xây dựng kế hoạch cần định rõ và phân cấp việc xây dựng, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá thực hiện các đề tài nghiên cứu triển khai cả về nội dung, thời gian thực hiện và kinh phí. ở các bộ, ngành, xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học và ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ phải nhằm vào việc thực hiện các mục tiêu chiến lược quốc gia, thông qua các chuơng trình trọng điểm nhà nước giao cho bộ, ngành và các chương trình phát triển KT-XH của ngành. Kế hoạch nghiên cứu của cơ sở phải thể hiện được nội dung phát triển khoa học và công nghệ của bộ, ngành, địa phương và đơn vị. Kế hoạch này bao gồm các đề tài cấp nhà nước, cấp ngành theo đơn đặt hàng; các đề tài do các đơn vị nghiên cứu ký kết hợp đồng với các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ v.v...

Kiểm tra thực hiện kế hoạch là kiểm tra các nội dung nghiên cứu và tiến độ thực hiện, các kết quả đạt được ghi trong hợp đồng; đồng thời cần làm rõ những ưu điểm, những thiếu sót, tồn tại và làm rõ trách nhiệm, từ đó đề ra biện pháp giải quyết. Để thực hiện có hiệu quả phải mời các chuyên gia giỏi tham gia trong thành phần đoàn kiển tra.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.PDF (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)