Những hạn chế trong công tác quản lý nhà nƣớc về khoa học

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.PDF (Trang 60)

và công nghệ

Thứ nhất, chức năng quản lý nhà nước còn chưa được xác định rõ ràng và tách bạch với các chức năng khác, như hoạt động tác nghiệp, dịch vụ. Đây là tình trạng chung ở các bộ chứ không phải riêng trong lĩnh vực khoa học và công. Trong quy định hiện hành về nhiệm vụ quản lý của các bộ, địa phương còn dàn trải trong lúc nguồn lực hạn chế (nhân lực, năng lực xử lý và tài lực cho việc thực hiện chức năng quản lý). Thiếu một cách tiếp cận quản lý hệ thống đổi mới quốc gia trong hình thành chức năng, nhiệm vụ của các bộ, địa phương, đó là việc quản lý của các bộ, địa phương chưa hướng vào doanh nghiệp.

Thứ hai, việc thực thi các chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về KH&CN trong thời gian qua của các cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ còn lúng túng, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, tính thực thi của các quyết định chưa cao, nhất là vấn đề hoạch định chính sách phát triển khoa học và công, xây dựng cơ chế quản lý khoa học và công nghệ. Nổi bật là cơ chế tài chính còn nhiều bất cập, kể cả cơ chế đầu tư và cơ chế chi tiêu tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ; cơ chế khuyên khích doanh nghiệp áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ chưa thực sự có tác dụng như một động lực; cơ chế hình thành các tiêu chí đánh giá và lựa chọn ưu tiên chưa rõ ràng và thống nhất trong các ngành; cơ chế hoạt động của các hội đồng thẩm định đề cương nghiên cứu, hội đồng đánh giá kết quả nghiên cứu chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng tuyển chọn cũng như đánh gia khách quan và sát thực kết quả nghiên cứu.

Thứ ba, bộ phận quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ của các cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ còn bị thu hút nhiều vào các công việc trực tiếp thực hiện các hoạt động nghiệp vụ hơn là soạn thảo chính sách, hướng dẫn thực hiện và tổ chức kiểm tra (xét duyệt đề cương và ký hợp đồng, theo dõi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; trực tiếp thực hiện nghiên cứu các đề án; tham gia vào việc thẩm định công nghệ hay quy hoạch mạng lưới các tổ chức khoa học và công nghệ; thực hiện các nghiệp vụ quan hệ quốc tế như lễ tân, tiếp đoàn ra, đoàn vào...).

Thứ tư, chưa có sự phân công phối hợp và điều phối tốt giữa các bộ phận quản lý khoa học và công nghệ trong hệ thống quản lý nhà nước. Hiện nay, mối quan hệ giữa các bộ như thế nào, phối hợp thì trách nhiệm và quyền

hạn của mỗi bên liên đới đến đâu chưa được quy định rạch ròi. Trên thực tế, để ban hành các văn bản chính sách, chiến lược quốc gia, có quá nhiều cơ quan can thiệp, quy trình lấy ý kiến kéo dài nên văn bản thường được ban hành chậm. Trường hợp không có tiếng nói chung giữa các bộ với nhau, giữa các bộ với địa phương, việc ai sẽ là người có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về phương án cuối cùng chưa rõ ràng. Tình trạng các ý tưởng đưa ra ban đầu bị sửa đi, sửa lại nhiều vòng và cuối cùng lại dẫn đến cái đầu tiên không phải là không phổ biến trong quá trình hình thành và ban hành chính sách khoa học và công hiện nay. Và như vậy, vừa gây lãng phí thời gian, công sức, vừa chậm trễ trong quá trình ra chính sách. Hơn nữa, vì có quá nhiều can thiệp, ý tưởng mới nên trong chính sách dễ bị "gọt dũa" và trở nên trung dung.

Thứ năm, việc sắp xếp, phân công các bộ phận trong hệ thống quản lý KH&CN của các bộ và các địa phương chưa thích hợp. Đa phần là sắp xếp theo kiểu hỗn hợp hoặc theo ngành dọc là chủ yếu, tạo nên trùng lặp giữa các bộ phận và địa phương trong quản lý một đối tượng.

Thứ sáu, chưa thực hiện phân định chịu trách nhiện của các bộ và địa phương về chính sách phát triển khoa học và công nghệ của ngành, địa phương. Việc chưa phân định trách nhiệm này đi đôi với việc chưa phân cấp quyền tự quyết định chính sách phát triển khoa học và công của chính ngành/lĩnh vực, địa phương.

Thứ bảy, năng lực của cán bộ công chức làm quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở trung ương và địa phương còn hạn chế. Điểm này là nét hạn chế chung của nhân lực trong bộ máy quản lý nhà nước, không chỉ riêng có của một ngành, lĩnh vực nào.

Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý khoa học và công nghệ

Thứ nhất, nhận thức của cán bộ, công chức về vai trò và chức năng quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ còn chưa thật rõ ràng, chưa thật thống nhất; còn nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn chưa được làm sáng tỏ; còn nhiều chủ trương, chính sách, quy phạm pháp luật ra đời trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chưa được kịp thời sửa đổi, thay thế.

Thứ hai, tiến trình cải cách hành chính nhà nước nói chung còn chưa được thúc đẩy mạnh mẽ. Đặt trong bối cảnh hệ thống hành chính chung còn chồng chéo, cồng kềnh, thiếu sự phân công, phân cấp rõ ràng thì những đổi

mới trong hệ thống quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ sẽ là đơn điệu và dễ dàng bị vô hiệu hóa.

Thứ ba, một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức của bộ máy quản lý nhà nước chưa nhận thức được một cách đầy đủ về vai trò và vị trí của khoa học và công nghệ đối với phát triển KT-XH.

Thứ tư, còn có những lợi ích cản trở đổi mới. Đây cũng là tình trạng chung cản trở tiến trình cải cách hành chính nhà nước đã được ghi trong Chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2000-2010: "Cải cách hành chính gặp trở ngại lớn do đụng chạm đến lợi ích cục bộ của nhiều cơ quan hành chính, nhiều cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước ở trung ương và địa phương; ảnh hưởng của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp còn đè nặng lên nếp nghĩ, cách làm của không ít cán bộ, công chức"

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.PDF (Trang 60)