Đổi mới cơ chế, chính sách đối với hoạt động nghiên cứu-triển kha

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.PDF (Trang 75)

tham gia thực hiện. Đồng thời, việc xác định Cơ quan chủ trì đề tài trong lĩnh vực KHXH&NV cũng rất cần thiết và phải được quy định thành nội dung bắt buộc trong tổ chức thực hiện đề tài.

Bốn là, xây dựng các chính sách và biện pháp khuyến khích cả bên tạo ra kết quả KH&CN và bên nhận áp dụng các kết quả vào sản xuất và đời sống. Có qui định cụ thể về quyền tác giả và chế độ khen thưởng kịp thời đối với các đề tài được áp dụng trong sản xuất và đời sống mang lại hiệu quả KT-XH cao. Đồng thời, tăng cường kiểm tra việc triển khai thực hiện tiến độ, nội dung nghiên cứu và việc sử dụng kinh phí tương ứng với kết quả tạo ra của đề tài.

Năm là, đa dạng hoá các nguồn vốn cho việc thực hiện các đề tài, trong đó chú ý xem xét các đề tài của các doanh nghiệp có sự đóng góp vốn của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đổi mới công nghệ, sản xuất sản phẩm mới, nâng cao chất lượng đồng thời hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập.

Sáu là, đổi mới hơn nữa cơ chế xét duyệt, đánh giá nghiệm thu các đề tài khoa học và công nghệ: Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá cụ thể, thành lập quỹ chuyên gia đánh giá, quy định rõ trách nhiệm của hội đồng xét duyệt và đánh giá nghiệm thu. Nghiên cứu và áp dụng phương thức đánh giá giữa kỳ và đánh giá sau nghiệm thu đối với các đề tài/dự án nhằm phổ biến và nhân rộng các kết quả khoa học và công nghệ đã được tạo ra...

3.2.4. Đổi mới cơ chế, chính sách đối với hoạt động nghiên cứu - triển khai khai

Để góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, tác giả xin đề xuất một số phương án sau:

- Sửa đổi Thông tư 45 theo hướng tăng một số định mức chi từ 2 đến 3 lần so với hiện nay, như phụ cấp cho chủ nhiệm đề tài, các hợp đồng thuê khoán chuyên môn...Theo tác giả, trong Thông tư chỉ nên quy định một mức chung, không phân biệt cấp quản lý của đề tài là nhà nước hay bộ, ngành,

tỉnh, thành phố. Nếu cần có sự phân biệt thì dựa vào quy mô, khối lượng của nhiệm vụ khoa học và công nghệ và dựa trên cơ sở đề tài là R, R-D hay dự án P, hoặc thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, kỹ thuật - công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn.

- Trao quyền chủ động cho chủ nhiệm đề tài trong việc chi kinh phí, sau khi đã được hội đồng xét duyệt, cơ quan quản lý duyệt tổng kinh phí của đề tài, dự án. Nói cách khác, theo phương án này, chủ nhiệm đề tài có quyền chi kinh phí không theo định mức và tự quyết định phân bổ kinh phí cho các khoản chi tiêu. Về mặt thủ tục tài chính, chủ nhiệm đề tài vẫn phải đảm bảo có đầy đủ các chứng từ, hoá đơn cần thiết và phải lưu giữ, xuất trình các chứng từ đó cho cơ quan chủ trì, cơ quan quản lý khi giám định, nghiệm thu đề tài làm cơ sở cho việc nghiệm thu, thanh lý hợp đồng. Các cơ quan này có quyền kiểm tra các loại chứng từ trên trong quá trình thực hiện đề tài, dự án. Cần lưu ý là, việc quản lý các vấn đề khác của đề tài như xét duyệt, nghiệm thu... được áp dụng theo các quy định hiện hành.

- "khoán" hay còn gọi là phương án "chìa khoá trao tay", tức là cơ quan quản lý sẽ ký hợp đồng mua sản phẩm khoa học theo nội dung và kinh phí được thoả thuận. Phương án "khoán" chủ yếu áp dụng cho những đề tài thuộc dạng đấu thầu (hoặc được tuyển chọn thông qua các hội đồng tuyển chọn như Bộ khoa học và công nghệ đang thực hiện). Như vậy, khi tiến hành "đấu thầu" các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sẽ là trọn gói, bao gồm nội dung khoa học, hiệu quả kinh tế - xã hội và kinh phí thực hiện.

- Đối với việc ký hợp đồng phản biện, tác giả xin đề xuất như sau: hiện nay, phản biện mới chỉ tiến hành hai khâu là xét duyệt đề cương nghiên cứu và nghiệm thu đề tài. Do vậy, chúng tôi đề xuất hình thức là cơ quan quản lý sẽ ký hợp đồng với các phản biện mức thù lao 3-5% tổng kinh phí của đề tài (kinh phí này nằm trong kinh phí chung của đề tài). Ngoài công việc trong hai khâu trên, các phản biện còn có nhiệm vụ thay mặt cơ quan quản lý theo dõi, giám sát, kiểm tra thực hiện đề tài. Nói cách khác, các phản biện được giao nhiệm vụ tương đương như các đơn vị tư vấn cho chủ đầu tư trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, tức là phản biện chịu trách nhiệm một phần đối với kết quả cuối cùng của đề tài.

- Trước mắt triển khai ngay việc sửa đổi Thông tư 45 như phương án 1 đã trình bày.

- Đối với phương án 2 và phương án 3 có thể cho triển khai thí điểm ở một số tỉnh, thành phố và một số bộ ngành, sau 1 đến 2 năm rút kinh nghiệm, hoàn chỉnh cơ chế và áp dụng rộng rãi.

Trên đây là một số đề xuất mang tính nguyên tắc trong việc đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Tác giả mong rằng sẽ sớm có những sửa đổi từ phía Nhà nước nhằm đạt mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà khoa học trong nghiên cứu, đồng thời các cơ quan quản lý khoa học và công nghệ cũng nâng cao hiệu quả của công tác quản lý.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.PDF (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)