CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 Các yêu cầu quản lý hoạt động nghiên cứu & triển kha

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.PDF (Trang 33)

2.2.1. Các yêu cầu quản lý hoạt động nghiên cứu & triển khai

Kể từ năm 1976 nước ta bắt đầu thí điểm tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học theo một số Chương trình mục tiêu. Cũng từ đó bắt đầu nghiên cứu xây dựng nên các quy chế quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học. Ngày 26-07-1981 Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 263/ CP về chế độ kế hoạch hoá khoa học và kỹ thuật. Đây là văn bản quản lý pháp quy đầu tiên của Nhà nước về các hoạt động khoa học và công nghệ. Đồng thời, các cơ quan chức năng đã xây dựng nên một loạt các văn bản hướng dẫn thực hiện trong mọi khâu tổ chức quản lý các hoạt động khoa học và công nghệ. Từ đó

cho đến đầu những năm 90, các quy chế quản lý khoa học và công nghệ đã được áp dụng thực hiện thống nhất trong phạm vi cả nước, với mọi nhiệm vụ nghiên cứu – triển khai ở các cấp nhà nước, cấp bộ ngành, cấp tỉnh - thành phố, cấp cơ sở.

Điểm đặc trưng của cơ chế quản lý khoa học và công nghệ theo Nghị định 263/CP là mọi nhiệm vụ hoạt động khoa học và công nghệ đều được quyết định theo chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước, và chỉ giao cho các cơ quan khoa học của Nhà nước thực hiện. Nơi nào được giao nhiệm vụ chỉ tiêu kế hoạch thì nơi đó có hoạt động nghiên cứu – triển khai và có kinh phí cho hoạt động. Những nơi không được giao chỉ tiêu kế hoạch thì không có điều kiện tham gia hoạt động nghiên cứu – triển khai, không có kinh phí cho hoạt động.

Bước sang giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các yêu cầu và điều kiện của hoạt động khoa học và công nghệ đã thay đổi lớn. Môi trường cho hoạt động khoa học và công nghệ không còn bó hẹp trong khối các cơ sở thuộc Nhà nước, và cũng không thể chỉ do Nhà nước đầu tư kinh phí cho các hoạt động khoa học và công nghệ. Yêu cầu hoạt động nghiên cứu –triển khai không còn là do từ trên dội xuống, mà thực sự là do nhu cầu từ chính các cơ sở đặt ra. Bối cảnh đó đòi hỏi cơ chế quản lý các hoạt động khoa học và công nghệ trong đó có các hoạt động nghiên cứu – triển khai phải được đổi mới. Ngày 21-07-1995 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 419/ TTg về cơ chế quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Những yêu cầu của cơ chế quản lý mới là:

- Gắn hoạt động nghiên cứu – triển khai với thực tiễn kinh tế-xã hội. Mỗi hoạt động nghiên cứu – triển khai đều phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của sản xuất và đời sống, có địa chỉ ứng dụng cụ thể. Chú trọng bảo đảm hiệu quả kinh tế – xã hội của hoạt động nghiên cứu – triển khai.

- Bảo đảm và tăng cường chủ động của các ngành, các địa phương trong quyết định các nhiệm vụ hoạt động nghiên cứu – triển khai phục vụ sát thực và có hiệu quả các mục tiêu phát triển của ngành và địa phương, đồng thời bảo đảm sự thống nhất trong chủ trương phát triển khoa học và công nghệ và các hoạt động nghiên cứu – triển khai chung của đất nước.

- Tạo khả năng cho mọi thành phần kinh tế tham gia rộng rãi thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ. Xuất phát từ nhu cầu đổi mới công nghệ và tổ chức quản lý để nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản

xuất kinh doanh, từng cơ sở sản xuất sẽ tự xác định mục tiêu yêu cầu cho hoạt động nghiên cứu – triển khai cần tiến hành, và chủ động đặt hàng cho các tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện.

- Đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ là nhiệm vụ của mọi cấp, mọi ngành và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Tạo nhiều nguồn kinh phí đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu – triển khai. Ngoài phần kinh phí quan trọng từ nguồn Ngân sách Nhà nước giành cho sự nghiệp khoa học và công nghệ, với các công trình lớn được đầu tư kinh phí từ Ngân sách Nhà nước cũng phải tính trong dự toán tổng kinh phí một phần kinh phí cho hoạt động nghiên cứu – triển khai phục vụ trực tiếp cho việc xây dựng và vận hành công trình; với các chương trình KT-XH được nhận kinh phí từ Ngân sách Nhà nước cũng phải tính trong dự toán tổng kinh phí một phần kinh phí cho hoạt động nghiên cứu – triển khai phục vụ trực tiếp cho thực hiện các mục tiêu tổng quát của chương trình; các doanh nghiệp trích quỹ phát triển của mình để đầu tư thực hiện các hoạt động nghiên cứu – triển khai phục vụ trực tiếp cho yêu cầu hoạt động và phát triển của doanh nghiệp; đồng thời tranh thủ các nguồn kinh phí khác có thể.

- Thực hiện công tác quản lý các hoạt động nghiên cứu – triển khai theo quy chế thống nhất của Nhà nước do Bộ Khoa học, Công nghệ hướng dẫn.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.PDF (Trang 33)