QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.PDF (Trang 25)

Như một chức năng tất yếu của quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, việc thanh tra kiểm tra để đảm bảo rằng các cơ quan, các đối tượng quản lý thực hiện đúng những quy định đề ra bởi chủ thể quản lý là một công việc thường xuyên của các cơ quan quản lý. Việc phát hiện ra những sai phạm kịp thời sẽ giúp cơ quan quản lý nhanh chóng điêù chỉnh các quyết định, ngăn chặn những thiệt hại có thể xảy ra đồng thời góp phần giáo dục, cảnh báo những trường hợp sai phạm tương tự có thể xảy ra trong hệ thống quản lý. Về mặt nào đó thanh tra kiểm tra là một cơ chế phản hồi ngược trong hệ thống quản lý khoa học và công nghệ.

1.2.2.5. Quản lý tác hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ

Mở rộng hợp tác quốc tế là xu hướng tất yếu của phát triển khoa học và công nghệ. Các nước đang phát triển cần có sự quản lý các mối quan hệ này phục vụ cho mục tiêu chiên lược và chính sách khoa học và công nghệ. Trọng tâm của hợp tác quốc tế là vấn đề tạo lập được một môi trường thông thoáng cho sự giao lưu khoa học và công nghệ phù hợp với yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Một mặt tranh thủ nắm bắt những kiến thức và công nghệ tiên tiến của thế giới thông qua trao đổi, học tập kinh nghiệp của nước ngoài. Mặt khác chủ động kế thừa những thành tựu đó để tạo thế nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ trong nước đi tắt đón đầu vươn lên giành vị thế độc lập tự chủ tránh bị lệ thuộc một chiều vào bên ngoài.

1.3. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÔNG NGHỆ

1.3.1. Thời kỳ 1958 - 1986

Ngày 29/4/1958 kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá 1, đã quyết nghị thành lập Uỷ ban Khoa học Nhà nước (UBKHNN) để giúp Chính phủ xây dựng và phát triển khoa học và kỹ thuật.

Ngày 4/3/1959, thừa uỷ quyền của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ ký sắc lệnh số 016/SL chính thức thành lập UBKHNN. Theo sắc lệnh

UBKHNN có trách nhiệm và quyền hạn ngang Bộ, có nhiệm vụ chung là "giúp Chính phủ xây dựng và lãnh đạo công tác khoa học về mọi mặt nhằm phục vụ sự nghiệp kiến thiết XHCN ở miền Bắc, góp phần nâng cao năng suất lao động, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân, phục vụ sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà và sự nghiệp hoà bình, hữu nghị giữa các dân tộc" Ngày 4/4/1962, HĐCP ban hành Nghị định 43-CP quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của UBKHNN.

Chức năng, nhiệm vụ của UBKHNN :

Theo Nghị định 43-CP, "UBKHNN là cơ quan của Hội đồng Chính phủ (HĐCP) có trách nhiệm quản lý công tác khoa học và kỹ thuật theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế hoạch phát triển khoa học và kỹ thuật, đưa nền khoa học và kỹ thuật Việt Nam lên trình độ tiên tiến nhằm phục vụ sản xuất, phục vụ dân sinh, phục vụ quốc phòng, góp phần đẩy mạnh công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà".

Thời kỳ 1966-1975

Ngày 11 tháng 10 năm 1965 Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ra quyết định số 165 NQ/TVQH về việc phân Uỷ ban Khoa học Nhà nước thành 2 cơ quan: Uỷ ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước (UBKHKTNN) và Viện khoa học xã hội Việt Nam (Viện KHXHVN) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và phát triển cả khoa học tự nhiên và kỹ thuật lẫn khoa học xã hội và nhân văn. Hội đồng chính phủ đã ra chỉ thị số 163 CP ngày 1/9/1966 về phương hướng nhiệm vụ công tác nghiên cứu khoa học và kỹ thuật 2 năm 1966-1967. Ban bí thư đã ra quyết định số 157 NQ/TW ngày 22 tháng 2 năm 1967 về tăng cường công tác khoa học và kỹ thuật trong tình hình và nhiệm vụ mới.

Nghị quyết quan trọng này sau khi đánh giá tình hình khoa học - kỹ thuật và lãnh đạo, chỉ đạo công tác KH-KT, nêu rõ yêu cầu đẩy mạnh cách mạng kỹ thuật, đã đề ra hai nhiệm vụ lớn của KH-KT là phục vụ đắc lực cuộc cách mạng kỹ thuật trong thời chiến và tích cực chuẩn bị để phục vụ đắc lực cuộc cách mạng kỹ thuật trên quy mô lớn, với trình độ cao, trong phạm vi cả nước sau khi chiến tranh chống Mỹ kết thúc thắng lợi và sự phân công, phối hợp thực hiện những nội dung cụ thể của hai nhiệm vụ đó. Nghị quyết khẳng định vai trò của UBKHKTNN là cơ quan tham mưu của Đảng và Chính phủ về

công tác KH-KT, là cơ quan giúp Đảng và Chính phủ thống nhất quản lý công tác khoa học kỹ thuật, cần tích cực tăng cường lực lượng cho Uỷ ban để Uỷ ban có thể làm tốt những nhiệm vụ cơ bản của mình. Nghị quyết cũng yêu cầu các cấp uỷ Đảng các cấp lãnh đạo cơ quan Nhà nước và đoàn thể quần chúng, tăng cường lãnh đạo công tác khoa học kỹ thuật trong phạm vi trách nhiệm của mình. Ngày 27 tháng 5 năm 1967 HĐCP đã ban hành Nghị định 67/CP về chức năng nhiệm vụ và tổ chức của UBKHKTNN.

Chức năng của UBKHKTNN:

Theo Nghị định số 67/CP ngày 27/5/1967, "Uỷ ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước là cơ quan của Hội đồng Chính phủ có trách nhiệm vừa quản lý thống nhất và tập trung công tác khoa học và kỹ thuật vừa làm công tác của một Viện nghiên cứu khoa học (khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật) của Nhà nước theo đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm thực hiện cuộc cách mạng kỹ thuật ở nước ta một cách tốt nhất và nhanh nhất, phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà".

Thời kỳ này, chức trách của Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước, về quản lý cũng như nghiên cứu, được tập trung vào các ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật, và được xác định rõ là quản lý tập trung thống nhất công tác khoa học và kỹ thuật, do đó nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban về quản lý các công tác cán bộ, vật tư, thông tin thư viện và hợp tác khoa học và kỹ thuật cũng được quy định rõ hơn trước. Theo Nghị quyết 157-NQ/TW, Ban bí thư phân công, về các công việc phục vụ cách mạng kỹ thuật trong thời chiến thì các ngành, các địa phương chịu trách nhiệm chính, Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước chịu trách nhiệm điều hoà, phối hợp; về các công việc chuẩn bị phục vụ cách mạng kỹ thuật sau chiến tranh như tìm hiểu những thành tựu khoa học và kỹ thuật của thế giới, xây dựng phương hướng quy hoạch phát triển công tác khoa học và kỹ thuật, phát triển tiềm lực khoa học và kỹ thuật thì Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước chịu trách nhiệm chính.

Thời kỳ 1976-1985

Thời kỳ Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước thực hiện chức năng quản lý KH-KT (khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật) trong hoàn cảnh cả nước vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa phải đối phó với 2 cuộc chiến tranh biên giới, tình hình kinh tế và đời sống sau chiến tranh rất khó khăn.

Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, Miền Nam hoàn toàn giải phóng, dân tộc Việt Nam bước vào một giai đoạn lịch sử mới "giai đoạn cả nước độc lập, thống nhất và làm nhiệm vụ chiến lược duy nhất là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội" (Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam).

Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội IV của Đảng, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta tiến hành trong hoàn cảnh có nhiều thuận lợi như lực lượng lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên phong phú, kinh tế hai miền Bắc Nam bổ sung hỗ trợ cho nhau tiềm lực kinh tế và tiềm lực khoa học và kỹ thuật của cả nước tăng lên gấp bội, mở ra những triển vọng to lớn, song cũng có nhiều khó khăn như cơ sở vật chất - kỹ thuật còn yếu kém, cơ cấu kinh tế chưa cân đối, năng suất lao động thấp, sản xuất chưa bảo đảm được nhu cầu đời sống và tích luỹ, bắt nguồn từ một nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ, kỹ thuật lạc hậu, lại bị chiến tranh lâu năm và chủ nghĩa thực dân mới kìm hãm, phá hoại nặng nề. Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một quá trình biến đổi cách mạng toàn diện: Cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học và kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá, trong đó cách mạng khoa học và kỹ thuật là then chốt, là một quá trình phấn đấu xây dựng nước Việt Nam thành một nước xã hội chủ nghĩa có nền kinh tế công nông nghiệp hiện đại, nền văn hoá và khoa học-kỹ thuật tiên tiến, nền quốc phòng vững mạnh, có đời sống văn minh, hạnh phúc.

Trước yêu cầu to lớn và cấp bách về phát triển khoa học và kỹ thuật trong giai đoạn mới, Hội đồng Chính phủ đã quyết định tách khối nghiên cứu ra khỏi Uỷ ban để thành lập Viện Khoa học Việt Nam (Nghị định 118-CP ngày 20/5/1975) nhằm tạo điều kiện tăng cường đồng thời cả hai lĩnh vực nghiên cứu khoa học - kỹ thuật và quản lý khoa học - kỹ thuật, và đã ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Uỷ ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước theo Nghị định 192/CP ngày 13 tháng 10 năm 1975.

Chức năng của UBKHKTNN :

Theo điều lệ tổ chức và hoạt động mới này, "UBKHKTNN là cơ quan trung ương của Hội đồng Chính phủ chịu trách nhiệm thống nhất quản lý Nhà nước về lĩnh vực khoa học và kỹ thuật trong phạm vi cả nước, thực hiện chính sách phát triển khoa học và kỹ thuật của Đảng và Chính phủ nhằm phục vụ

đắc lực công cuộc xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của Chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân và củng cố quốc phòng".

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.PDF (Trang 25)