1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán độc lập quốc gia Việt Nam (KTĐLQG)

79 436 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 520,5 KB

Nội dung

Các Chuẩn mực kế toán, kiểm toán, các văn bản kế toán kiểm toán, luật kếtoán… ra đời tạo ra một hành lang pháp lý chặt chẽ đảm bảo tính minh bạch cho tất cảcác khoản mục trên BCTC nói ch

Trang 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU1.1.Tính cấp thiết

Cùng với sự phát triển của nền khoa học công nghệ hiện đại, các ngành nghề trênthế giới cũng đi đôi với sự phát triển đó Hoạt động kiểm toán mà đặc biệt là kiểm toánđộc lập ra đời đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử kinh tế, không những trở thành một

bộ phận cần thiết, một nhu cầu tất yếu trong hoạt động kinh doanh của DN mà còn là công

cụ giúp quản lý và nâng cao sự minh bạch chính xác BCTC của mỗi DN

BCTC của mỗi một DN phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của DN trongquá trình kinh doanh của mình, tập hợp tất cả thông tin được xử lý phản ánh thành các

bộ phận riêng biệt cấu thành nên các khoản mục trên BCTC của các DN, để đảm bảođược tính minh bạch hợp lý của toàn bộ báo cáo cho DN thì đòi hỏi KTV phải xem xéttừng bộ phận cấu thành nên BCTC

Khoản mục nợ phải thu khách hàng luôn là một khoản nhạy cảm, nó khôngnhững ảnh hưởng đến tình hình tài chính của DN mà còn có ảnh hưởng trực tiếp tới lợinhuận của DN qua mỗi năm, vì lẽ đó ở mỗi DN việc quản lý khoản mục nợ phải thukhách hàng là vô cùng quan trọng và không thể thiếu, đòi hỏi mỗi DN phải có công tác

tổ chức quản lý khoản mục này chặt chẽ và khoa học

Các Chuẩn mực kế toán, kiểm toán, các văn bản kế toán kiểm toán, luật kếtoán… ra đời tạo ra một hành lang pháp lý chặt chẽ đảm bảo tính minh bạch cho tất cảcác khoản mục trên BCTC nói chung và khoản mục nợ phải thu khách hành nói riêng.Tuy nhiên trong hoạt động kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Độc lập Quốc giaViệt Nam thì việc kiểm toán khoản mục này còn gặp phải khá nhiều vấn đề, như hiệuquả của việc gửi thư xác nhận, hiệu quả của việc kiểm tra tính xác thực của công nợphải thu, việc tìm hiểu tính minh bạch của hệ thống KSNB của khách hàng…vẫn cầnphải nghiên cứu để đảm bảo hiệu quả cao nhất cho một cuộc kiểm toán

1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài

Nợ phải thu khách hàng là một khoản mục quan trọng trong tổng tài sản của DN,khoản mục này ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình tài chính của công ty Vậy thì việchạch toán chính xác kế toán khoản mục này có ảnh hưởng như thế nào? là KTV, họ đã

Trang 2

thực hiện những công việc gì để đảm bảo tính trung thực hợp lý của khoản mục nàytrên BCTC? Rồi quá trình thu thập các bằng chứng kiểm toán được các kiểm toán viênthu thập và xử lý như thế nào? Qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toánĐộc Lập Quốc gia Việt Nam, được sự giúp đỡ của các anh chị KTV lành nghề em đã

quyết định chọn đề tài: “Kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán độc lập quốc gia Việt Nam (KTĐLQG)” cho

bài luận văn tốt nghiệp của mình

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Thông qua quá trình nghiên cứu vấn đề này, DN sẽ có cái nhìn khách quan hơn vềquy trình kiểm toán nói chung và quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng nóiriêng Bởi lẽ để hoàn thành bài luận văn này em đã thu thập một số tài liệu liên quanđến Công ty, đã tiến hành phỏng vấn với một số nhân viên trong công ty Bài nghiêncứu là sự tổng hợp một số ý kiến của những người đã và đang làm công việc kiểm toán

nợ phải thu khách hàng hoặc đã từng nghiên cứu về quy trình này Từ sự tổng hợp đó,đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng tạiCông ty KTĐLQG cụ thể: giải pháp về phương pháp chọn mẫu, về việc sử dụng cácthủ tục kiểm toán, về việc nâng cao chất lượng làm việc và kiến thức kinh nghiệm chocác KTV, và một số kiến nghị với các cơ quan chức năng Đây sẽ là một tài liệu đểCông ty có thể tham khảo, từ đó xắp xếp lại hợp lý hơn, khoa học hơn, để công táckiểm toán công nợ phải thu trong DN hiệu quả và phù hợp hơn với điều kiện kinh tế thịtrường hiện nay

1.4 Phạm vi nghiên cứu

Trong một cuộc kiểm toán, các KTV cần phải thực hiện rất nhiều thủ tục, côngviệc khác nhau để có thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán Ở mỗi phần hành khácnhau lại có những phương pháp làm việc khác nhau Do thời gian có hạn nên bài viếtnày chỉ giới hạn trong phạm vi, không gian và thời gian nhất định Cụ thể:

• Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàngtrong hoạt động kiểm toán BCTC

Trang 3

• Không gian nghiên cứu: Tại Công ty TNHH Kiểm toán Độc Lập quốc gia ViệtNam (KTĐLQG)

• Thời gian nghiên cứu: Tài liệu, số liệu của Công ty KTĐLQG trong năm 2010

1.5 Kết cấu luận văn

Chương I: Tổng quan nghiên cứu đề tài

Chương II: Lý luận cơ bản về kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toánBCTC

Chương III: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng kiểm toán

Nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC tại Công ty KTĐLQG

Chương IV: Các kết luận và đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán Nợ phải

thu khách hàng tại Công ty KTĐLQG

Trang 4

CHƯƠNG II: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN NỢ PHẢI THU KHÁCH

HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2.1 Một số khái niệm, định nghĩa và lý thuyết về kiểm toán nợ phải thu khách hàng

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản

Hoạt động SXKD của DN luôn diễn ra trong mối liên hệ với hoạt động của các

DN khác, các tổ chức, cá nhân và các cơ quan quản lý Nhà nước Mối quan hệ này tồntại khách quan trong tất cả các hoạt động kinh tế của DN

- Theo thông tư số 23/2005/TT – BTC ngày 30/03/2005 của Bộ Tài Chính, cáckhoản phải thu được phân loại thành phải thu ngắn hạn và phải thu dài hạn Sự phânchia này căn cứ vào thời gian thu hồi các khoản nợ phải thu Ngoài ra, căn cứ vào nộidung khoản phải thu, các khoản phải thu có thể đuợc chia thành bốn loại: Khoản nợphải thu của nguời mua hàng; Phải thu nội bộ của cá nhân, tổ chức trong doanh nghiệp;Khoản ứng truớc cho nguời bán và khoản phải thu khác

- Khoản phải thu khách hàng: là những khoản phải thu phát sinh trong quá trìnhcung cấp hàng hoá dịch vụ khi thời điểm bán hàng và thu tiền diễn ra không đồng thời,

đó là tài sản của DN bị nguời mua chiếm dụng và DN phải thu hồi trong tuơng lai

- Theo chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính tài khoản phải thu kháchhàng là tài khoản dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán cáckhoản phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán thành phẩm, hàng hóa,bất động sản đầu tư, tài sản cố định, cung cấp dịch vụ Tài khoản này còn dùng để phảnánh các khoản phải thu của người nhận thầu xây dựng cơ bản với người giao thầu vềkhối lượng công tác xây dựng cơ bản đã hoàn thành

15/2006/QĐ Theo giáo trình Kế toán tài chính trường đại học Thương Mại trang 35 thìkhoản nợ phải thu khách hàng được hiểu “ Phải thu của khách hàng: là khoản nợ phảithu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bấtđộng sản đầu tư và tài sản cố định ”

Trang 5

2.1.2 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán, sổ kế toán của khoản mục nợ phải thu khách hàng

2.1.2.1 Hệ thống chứng từ tài liệu kế toán với khoản nợ phải thu khách hàng

Theo Chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, tài khoản được dùng để phản ánhkhoản mục nợ phải thu khách hàng là TK 131 Tài khoản này dùng để phản ánh cáckhoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của DN với kháchhàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, BĐS đầu tư, TSCĐ, cung cấp dịch vụ Tài khoảnnày còn dùng để phản ánh các khoản phải thu của người nhận thầu XDCB với ngườigiao thầu về khối lượng công tác XDCB hoàn thành

Các chứng từ liên quan đến khoản phải thu khách hàng:

 Hợp đồng kinh tế hoặc yêu cầu mua hàng

 Phiếu xuất kho

+ Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ bán sản phẩm, hàng hoá,BĐS đầu tư, TSCĐ, cung cấp dịch vụ thu tiền ngay (Tiền mặt, séc hoặc thu qua Ngânhàng)

+ Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại cáckhoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không thuhồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biệnpháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được

Trang 6

+ Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo thoả thuậngiữa DN với khách hàng, nếu sản phẩm, hàng hoá, BĐS đầu tư đã giao, dịch vụ đãcung cấp không đúng theo thoả thuận trong hợp đồng kinh tế thì người mua có thể yêucầu DN giảm giá hàng bán hoặc trả lại số hàng đã giao.

+ Đối với các khoản thu có gốc ngoại tệ thì vừa phải theo dõi bằng nguyên tệ,vừa phải quy đổi thành Việt Nam Đồng theo tỷ giá thích hợp và thực hiện điều chỉnh tỷgiá tại thời điểm cuối kỳ kế toán

+ Khoản thu về chi phí chờ quyết toán của từng công trình thì phải được theodõi chi tiết theo từng công trình xây dựng, khoản chi phí này là căn cứ để trích trước vềchi phí bảo hành công trình xây dựng vào chi phí bán hàng

 Trình tự hạch toán khoản mục nợ phải thu khách hàng có thể khái quát theo sơ

2.1.3 Dự phòng nợ phải thu khó đòi

Theo thông tư 13/2006/TT – BTC ngày 27/02/2006 của Bộ Tài Chính thì dựphòng nợ phải thu khó đòi là “ Dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phảithu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được dokhách hàng nợ không có khả năng thanh toán” Cũng theo thông tư này, điều kiện màmức trích lập dự phòng cụ thể như sau:

• Về đối tượng và điều kiện lập dự phòng phải thu khó đòi :

Các khoản nợ phải thu khó đòi được lập dự phòng nếu đảm bảo những điều kiệnsau: Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiềncòn nợ, (các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu xử lý như một khoản tổnthất)

Trang 7

Khoản nợ có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi gồm :

 Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợhoặc cam kết vay nợ khác;

 Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế lâm vào tìnhtrạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể;

 Người nợ mất tích bỏ trốn, đang bị cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử,đang thi hành án hoặc đã chết

 Những khoản nợ quá hạn từ ba năm trở lên coi như không có khả năng thu hồi

• Phương pháp lập dự phòng phải thu khó đòi:

Trên cơ sở những đối tượng và điều kiện lập dự phòng về nợ phải thu khó đòi nêutrên, DN phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản

nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ thu khó đòi kèm theo các chứng từchứng minh các khoản nợ khó đòi nêu trên

Đối với khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:

 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm

 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm

 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm

Đối với khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đãlâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn,đang bị cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết thì

DN dự kiến mực độ tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng

Sau khi trích lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, DN tổng hợptoàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết làm căn cứ để hạch toán vàochi phí quản lý DN < phụ lục 002 >

2.1.4 Hệ thống kiểm soát nộ bộ với việc ghi nhận khoản phải thu khách hàng

Trong mọi hoạt động của DN, chức năng kiểm tra kiểm soát luôn giữ vai tròquan trọng trong quá trình quản lý Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 vềĐánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ thì hệ thống KSNB là “ Là các qui định và các thủtục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn

vị tuân thủ pháp luật và các qui định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiệngian lận, sai sót; để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và

sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị” Hệ thống KSNB đối với việc ghi nhận khoản

Trang 8

phải thu khách hàng gồm ba yếu tố của hệ thống KSNB Đó là: Môi trường kiểm soátchung; hệ thống kế toán; các thủ tục kiểm soát.

Môi tường kiểm soát chung

Môi trường kiểm soát: Là những nhận thức, quan điểm, sự quan tâm và hoạt

động của các thành viên Hội đồng quản trị, Ban giám đốc đối với hệ thống kiểm soátnội bộ và vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị

Các nhân tố chủ yếu để đánh giá môi trường kiểm soát :

- Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quản trị, Ban Giám Đốc và các phòng ban chứcnăng của đơn vị;

- Tư duy quản lý, việc điều hành của thành viên Hội đồng quản trị và Ban Giám Đốc;

- Cơ cấu tổ chức, quyền hạn, trách nhiệm của các bộ phận trong cơ cấu đó;

- Hệ thống kiểm soát của Ban quản lý;

- Ảnh hưởng từ bên ngoài đơn vị như chính sách của Nhà nước, chỉ đạo của cấp trênhoặc cơ quan quản lý chuyên môn

Môi trường kiểm soát có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của các thủ tục kiểmsoát Môi trường kiểm soát mạnh sẽ hỗ trợ đáng kể cho các thủ tục kiểm soát cụ thể.Tuy nhiên môi trường kiểm soát mạnh không đồng nghĩa với hệ thống KSNB mạnh,môi trường kiểm soát mạnh tự nó chưa đủ đảm bảo tính hiệu quả của toàn hệ thốngKSNB

Hệ thống kế toán

Hệ thống kế toán: Là quy định về về kế toán và thủ tục kế toán mà đơn vị được

kiểm toán áp dụng để thực hiện hoặc ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính

Hệ thống kế toán của DN bao gồm :

 Hệ thống chứng từ ban đầu và vận dụng hệ thống chứng từ ban đầu;

 Hệ thống tài khoản kế toán

 Hệ thống sổ kế toán

 Hệ thống báo cáo kế toán

Hệ thống sổ kế toán, chứng từ kế toán sử dụng phải đồng bộ, tuân theo một cáchnhất quán hình thức kế toán mà DN đã lựa chọn so cho phù hợp với tình hình DN vàtạo khả năng kiểm soát tốt nhất Các chính sách, quy định về việc hạch toán cũng như

Trang 9

theo dõi xử lý các khoản phải thu khách hàng, nghiệp vụ ghi nhận khoản phải thukhách hàng phải đảm bảo khoản phải thu khách hàng đều được phát sinh từ nhữngnghiệp vụ bán chịu thực tế, không có sai phạm trong việc hạch toán, ghi chép khoảnphải thu khách hàng kịp thời, ghi đúng khách hàng

Thủ tục kiểm soát :

Thủ tục kiểm soát: Là các quy chế và thủ tục do Ban lãnh đạo đơn vị thiết lậpchỉ đạo thực hiện trong đơn vị nhằm đạt được mục tiêu quản lý cụ thể

Thủ tục kiểm soát bao gồm :

 Lập, kiểm tra, so sánh và phê duyệt các số liệu, tài liệu liên quan đến đơn vị;

 Kiểm tra tính chính xác của số liệu tính toán;

 Kiểm tra chương trình ứng dụng và môi trường tin học;

 Kiểm tra dố liệu giữa sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết;

 Kiểm tra vào phê duyệt các chứng từ kế toán, tài liệu kế toán;

 Đối chiếu số liệu nội bộ với bên ngoài;

 So sánh, đối chiếu kết quả kiểm kê thực tế với số liệu trên sổ kế toán;

 Phân tích so sánh giữa số liệu thực tế với dự toán, kế hoạch

Các thủ tục kiểm soát với việc ghi nhận khoản phải thu khách hàng do nhà quản lýxây dựng nên dựa trên những nguyên tắc cơ bản: bất kiêm nhiệm, phân công - phânnhiệm, ủy quyền và phê chuẩn Phân tách trách nhiệm trong công tác kế toán nhằmngăn ngừa những sai sót và gian lận trong kế toán nói chung và trong hoạt động ghinhận các khoản phải thu khách hàng nói riêng, đề phòng, ngăn ngừa những tiêu cực cóthể phát sinh và khả năng thất thu trong khâu thanh toán Sự tách biệt giữa nhân viên

kế toán theo dõi, ghi nhận tiền bán hàng phải thu và nhân viên kế toán ghi nhận doanhthu, cùng với người kiểm soát độc lập sổ thu tiền, định kỳ đối chiếu sổ cái với sổ quỹ

sẽ tạo ra sự kiểm soát chặt chẽ, tăng độ tin cậy của thông tin Mặt khác cũng phân táchtrách nhiệm giữa thủ quỹ và nhân viên kế toán theo dõi các khoản phải thu để hạn chếnhững tiêu cực dẫn đến thất thu trong khâu thanh toán

2.2 Lý thuyết về kiểm toán Nợ phải thu khách hàng

2.2.1 Vai trò và ý nghĩa của việc kiểm toán Nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính

Xã hội ngày càng phát triển kéo theo sự phức tạp trong hoạt động kinh tế cùngcác quan hệ xã hội khác Thông tin kinh tế nhất là thông tin tài chính chứa đựng nhiều

Trang 10

rủi ro hơn, nhiều sai lệch hơn và độ tin cậy giảm xuống Vì vậy mà hoạt động kiểmtoán ra đời.

Kiểm toán ra đời phát triển gắn liền với hoạt động kinh tế của con người, đượcsinh ra từ yêu cầu quản lý và phục vụ cho quản lý Kiểm toán có vai trò rất lớn trongviệc tạo niền tin cho các nhà đầu tư, các ngân hàng, các cổ đông và Chính phủ đối với

DN Không những thế, kiểm toán còn góp phần củng cố hoạt động tài chính kế toán,làm lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia, thúc đẩy kinh tế phát triển

Kiểm toán tài chính là hoạt động nhằm xác minh và bày tỏ ý kiến về mức độtrung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của các khoản mục trên BCTC trên cơ

sở các bằng chứng kiểm toán thu thập được Kiểm toán khoản phải thu là một bộ phậncủa kiểm toán tài chính Do vậy, không nằm ngoài tiêu chí đó, kiểm toán khoản phảithu khách hàng cũng nhằm xác minh và bày tỏ ý kiến về mức độ trung thực, hợp lý trêncác khía cạnh trọng yếu của các khoản phải thu khách hàng trên BCTC Không nhữngthế, kiểm toán nợ phải thu khách hàng còn góp phần kiểm tra mức độ chính xác củakhoản mục doanh thu bán hàng và tình hình bán chịu trong kỳ và thu nhập bằng chứng

về các khoản chi phí liên quan đến việc trích lập và sử dụng các khoản dự phòng phảithu khó đòi, từ đó kiểm tra phần nào tính chính xác của lợi nhuận trong kỳ

2.2.2 Mục tiêu kiểm toán khoản nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC

Mục tiêu của cuộc kiểm toán nói chung và kiểm toán các khoản phải thu kháchhàng nói riêng là thu thập các bằng chứng kiểm toán để chứng minh tính trung thực vàhợp lý của các khoản mục Nói cách khác, các khoản phải thu khách hàng trên BCTCđược trình bày một cách trung thực hợp lý xét trên khía cạnh trọng yếu

Mục tiêu kiểm toán đặc thù các khoản phải thu khách hàng được xác định trên

cơ sở mục tiêu chung và đặc điểm của khoản mục này, cùng với việc xem xét hệ thống

kế toán và hệ thống KSNB đối với khoản mục này Ngoài ra mục tiêu kiểm toán cáckhoản phải thu khách hàng phải dựa vào đặc thù của từng công ty, xét đoán nghềnghiệp của KTV Mỗi mục tiêu chung có ít nhất một mục tiêu đặc thù Theo đó, vớikiểm toán khoản phải thu khách hàng, có thể khái quát thành các mục tiêu kiểm toán

đặc thù theo < phụ lục 003>

Trang 11

Do khoản mục nợ phải thu khách hàng thường bị khai cao hơn thực tế làm ảnhhưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính nên mục tiêu Hiện hữu thường được quan tâmhơn cả trong tất cả các mục tiêu của khoản mục này.

2.3 Quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính

2.3.1 Nội dung kiểm toán nợ phải thu quy định trong VSA và VAS

2.3.1.1 Theo VSA

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam quy định về những nguyên tắc, thủ tục cơ bản

và những hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản trong quá trìnhkiểm toán Chuẩn mực kiểm toán vừa có tính bắt buộc, vừa có tính hỗ trợ, hướng dẫncho các KTV Đối với kiểm toán khoản mục công nợ phải thu VSA quy định một sốvấn đề trợ giúp cho các KTV trong quá trình kiểm toán công nợ phải thu nói chung và

nợ phải thu khách hàng nói riêng

 Theo VSA 500 “ bằng chứng kiểm toán” thì khi thu thập bằng chứng kiểmtoán, kiểm toán nợ phải thu phải thỏa mãn các cơ sở dẫn liệu sau:

(1) Hiện hữu và quyền: Nợ phải thu là có thật và thuộc quyền sở hữu của đơn vị;(2) Đầy đủ: Tất cả nợ phải thu khách hàng là có thực, thuộc quyền sở hữu của đơn

vị và đều được ghi chép và báo cáo;

(3) Đánh giá và chính xác: Nợ phải thu khách hàng được đánh giá phù hợp vớiChuẩn mực kế toán, chế độ kế toán hiện hành và tính toán, tổng hợp số liệu chính xác;(4) Trình bày và công bố: Nợ phải thu khách hàng được trình bày và khai báo đầy

đủ và đúng đắn

Tuy nhiên trong quá trình kiểm toán, KTV cần quan tâm đến cơ sở dẫn liệuđánh giá, do là việc lập dự phòng để phản ảnh nợ phải thu theo giá trị có thể thu hồi làmột ước tính kế toán dựa nhiều vào xét đoán và có thể ảnh hưởng trọng yếu đếnBCTC

Mặt khác do khoản mục nợ phải thu khách hàng thường bị khai cao hơn thực tếlàm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC nên cơ sở dẫn liệu hiện hữu thường được quantâm hơn Vì vậy KTV phải gửi thư xác nhận nợ phải thu nếu nợ phải thu khách hàngđược đánh giá là trọng yếu và có khả năng khách nợ sẽ phúc đáp thư xác nhận

Trang 12

 Theo VSA 501 “Bằng chứng kiểm soát bổ sung đối với các khoản mục và sựkiện đặc biệt”: Gửi thư xác nhận đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập bằngchứng về sự hiện hữu của nợ phải thu khách hàng.

Trường hợp các khoản phải thu được xác định là trọng yếu trong BCTC và cókhả năng khách nợ sẽ phúc đáp thư yêu cầu xác nhận các khoản nợ thì KTV phải lập kếhoạch yêu cầu khách nợ xác nhận trực tiếp các khoản phải thu hoặc các số liệu tạothành số dư của khoản phải thu

Trường hợp KTV xét thấy các khách nợ sẽ không phúc đáp thư xác nhận cáckhoản phải thu thì phải dự kiến các thủ tục thay thế

Theo Chuẩn mực kiểm toán số 501, có hai hình thức thư xác nhận:

- Dạng A (Dạng đóng): ghi rõ số nợ phải thu và yêu cầu khách nợ xác nhận làđúng hoặc bằng bao nhiêu;

- Dạng B (Dạng mở): không ghi rõ số nợ phải thu mà yêu cầu khách nợ ghi rõ

số nợ phải thu hoặc có ý kiến khác

Trong đó dạng A được xem là cung cấp bằng chứng kiểm toán đáng tin cậy hơndạng B Việc lựa chọn dạng yêu cầu xác nhận nào phụ thuộc vào từng trường hợp và

sự đánh giá về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát của KTV Xác nhận dạng A thíchhợp hơn khi rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá là cao

2.3.1.2 Theo VAS

Đoạn 54 và 55 VAS 21 quy định về việc trình bày các thông tin trên bảngCĐKT Theo đó, các khoản phải thu phải được phân tích ra thành các khoản phải thukhách hàng, các khoản phải thu nội bộ, các khoản phải thu của các bên có liên quan,các khoản thanh toán trước và các khoản phải thu khác

Các khoản nợ phải thu có mối quan hệ chặt chẽ với chu trình bán hàng thu tiền

Vì vậy việc việc ghi nhận doanh thu ảnh hưởng lớn tới việc ghi nhận nợ phải thu của

DN Quy định về việc ghi nhận doanh thu, đoạn 29 của VAS 14: “ Doanh thu được ghinhận khi đảm bảo là DN nhận được lợi ích kinh tế từ giao dịch Khi không thể thu hồiđược khoản mà trước đó đã ghi vào doanh thu thì khoản có khả năng không thu hồiđược hoặc không chắc chắn thu hồi được đó phải hoạch toán vào chi phí phát sinhtrong kỳ, không ghi giảm doanh thu” Đoạn 14 của chuẩn mực này quy định: “ Khi xácđịnh các khoản phải thu là không chắc chắn thu hồi được (nợ phải thu khó đòi) thì phải

Trang 13

phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được thì được bù đắp bằng nguồn

dự phòng nợ phải thu khó đòi ”

Như vậy, nợ phải thu khách hàng được trình bày trên BCĐKT theo số nợ phảithu thuần tức là giá trị ghi sổ trừ đi các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi Dự phòng

nợ phải thu khó đòi được lập cho các khoản phải thu quá hạn hoặc các khoản còn tronghạn nhưng khách nợ không còn khả năng thanh toán

Số dự phòng phải thu khó đòi được trình bày trên BCĐKT theo phương phápghi số âm để điều chỉnh cho khoản phải thu ngắn hạn (Thuộc phần A “Tài sản ngắnhạn”) và khoản phải thu dài hạn (Thuộc phần B “Tài sản dài hạn”)

Việc ghi nhận và hạch toán các khoản nợ này tuân thủ theo VAS 10 “ ảnhhưởng của chênh lệch tỷ giá hối đoái” Đoạn 08 của chuẩn mực này quy định “ mộtgiao dịch ngoại tệ phải được hạch toán theo đơn vị tiền tệ kế toán bằng việc áp dụng tỷgiá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ kế toán và ngoại tệ tại ngày giao dịch” Theo đoạn 10của chuẩn mực này thì các khoản phi tiền tệ có gốc ngoại tệ phải được báo cáo theo tỷgiá hối đoái tại ngày giao dịch

2.3.2 Quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng

2.3.2.1 Xây dựng kế hoạch kiểm toán nợ phải thu khách hàng.

Đây là giai đoạn đầu tiên có ý nghĩa quan trọng, chi phối đến chất lượng, hiệuquả của cuộc kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm lập kế hoạch chiến lược, lập

kế hoạch tổng thể và soạn thảo chương trình kiểm toán

a Lập kế hoạch chiến lược: Trong quá trình này, KTV cần phải tiến hành đánh

giá những thông tin và công việc kinh doanh của khách hàng bao gồm chức năng,nhiệm vụ, quy mô của khách hàng; đánh giá về rủi ro tiềm tàng; đánh giá khái quát vềmôi trường và hệ thống KSNB, hệ thống chế độ kế toán mà DN đang sử dụng; phântích và đưa ra kế hoạch chiến lược đối với kiểm toán các bộ phận Sau đó, KTV cầnphải xác định kế hoạch ban đầu cho kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng

b Lập kế hoạch tổng thể: Trong giai đoạn này, KTV cần phải tìm hiểu về hoạt

động của khách hàng, hệ thống KSNB của khách hàng bao gồm chính sách kế toán vànhững thay đổi trong chính sách đó, ảnh hưởng của chính sách mới về kế toán, kiểmtoán của đơn vị, xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán; xác định nộidung, phạm vi và thời gian kiểm toán đối với khoản mục nợ phải thu khách hàng; phối

Trang 14

hợp chỉ đạo, giám sát kiểm tra bao gồm việc dự kiến nguồn nhân lực và trách nhiệmcủa họ trong cuộc kiểm toán, sự tham gia của các chuyên gia.

c Soạn thảo chuơng trình kiểm toán: Trên cơ sở kế hoạch kiểm toán đã được

duyệt, từng KTV tham gia kiểm toán sẽ soạn thảo chương trình kiểm toán cụ thể chotừng tài khoản, từng thông tin kiểm toán; mục tiêu cụ thể kiểm toán đối với từng tàikhoản hay thông tin tài chính, các chỉ dẫn về các công việc, các thủ tục kiểm toán, các

kỹ thuật kiểm toán áp dụng với từng bước công việc

2.3.2.2 Thực hiện kiểm toán nợ phải thu khách hàng

a) Nghiên cứu và đánh giá kiểm soát nội bộ: Quá trình này được thực hiện qua các bước công việc sau:

(1) Tìm hiểu về kiểm soát nội bộ: KSNB đối với khoản nợ phải thu gồm các thủ tục

kiểm soát trong việc tổ chức bán hàng và theo dõi nợ phải thu khách hàng, tức từ khinhận đơn đặt hàng, xét duyệt phương thức thanh toán, vận chuyển, lập hóa đơn, ghi chépdoanh thu, nợ phải thu khách hàng, cho đến khi khách hàng trả tiền và ghi tăng quỹ

Để tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản nợ phải thu khách hàng,KTV có thể thiết lập bảng câu hỏi tìm hiểu các vấn đề về sự xét duyệt bán chịu, cácchứng từ gửi hàng có được đánh số thứ tự liên tục hay không,hóa đơn bán hàng cóđược đánh số thứ tự liên tục hay không, bảng giá và một số vấn đề khác

(2) Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát: Trên cơ sở các hiểu biết về hệ thống KSNB,

KTV đưa ra đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát Cần lưu ý rằng khi đánh giá rủi ro kiểmsoát thấp hơn mức tối đa, KTV cần phải chứng minh điều này bằng các thử nghiệmkiểm soát

(3) Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát: KTV thiết kế và thực hiện

các thử nghiệm kiểm soát cho những thủ tục kiểm soát mà dự định sẽ giảm những thửnghiệm cơ bản Dưới đây là những thử nghiệm kiểm soát thông dụng:

(*) Kiểm tra mẫu các nghiệp vụ bán hàng: KTV thường chọn mẫu trong các hóađơn phát hành trong kỳ để:

+ Đối chiếu với đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, chứng từ chuyển hàng về chủng loại,quy cách, giá cả, ngày gửi hàng, chữ ký…nhằm thu thập bằng chứng chứng minh rằngcác hóa đơn được lập trên cơ sở các nghiệp vụ bán hàng thực sự xảy ra và quá trình

Trang 15

+ Kiểm tra chữ ký xét duyệt bán chịu và cơ sở xét duyệt để xem có tuân thủ các thủ tụcbán chịu hay không

+ Xem xét tổng cộng của từng loại hàng, tổng cộng từng hóa đơn, so sánh bảng giá trênhóa đơn với bảng giá được xét duyệt tại mỗi thời điểm Thử nghiệm này nhằm chứngminh rằng các hóa đơn được tính giá chính xác và việc kiểm tra chúng trước khi gửi điđược thực hiện một cách hữu hiệu

+ Sau khi xem xét về tính chính xác như trên, KTV sẽ lần theo các hóa đơn để kiểm traviệc ghi chép chúng trên sổ sách kế toán Trong hình thức nhật ký chung, KTV sẽ kiểmtra các hóa đơn từ đó kiểm tra đến nhật ký; đối chiếu số tổng cộng trên nhật ký với tàikhoản trên sổ cái Thử nghiệm này nhằm thu thập bằng chứng về sự hữu hiệu của thủtục kiểm soát liên quan đến việc ghi chép đầy đủ và chính xác trên sổ sách kế toán.+ Khi thử nghiệm, KTV còn cần chú ý đến các thủ tục kiểm soát đối với hàng ký gửi vìchúng có thể được ghi nhầm vào doanh thu bán hàng Nếu đơn vị có những thủ tụckiểm soát để ngăn chặn những sai sót này, thí dụ như sử dụng biểu mẫu chứng từ riêng

để phản ánh hàng gửi bán, KTV sẽ thử nghiệm trên các thủ tục kiểm soát này để xemchúng có thực sự hiện hữu và hiện hành đúng hay không

Ngoài ra, KTV còn phải tìm hiểu chính sách bán hàng cho hưởng chiết khấu củađơn vị, vì một chính sách rõ ràng sẽ là biểu hiện của kiểm soát nội bộ vững mạnh.KTV có thể xem các sổ sách liên quan để kiểm tra việc thực hiện chính sách này

(*) Chọn mẫu đối với chứng từ chuyển hàng và những hóa đơn có liên quan: Thửnghiệm kiểm tra mẫu nghiệp vụ bán hàng trên giúp so sánh giữa hóa với đơn đặt hàngnhằm đảm bảo các hóa đơn được lập chính xác trên cơ sở số hàng được giao Tuynhiên, thử nghiệm này không giúp phát hiện được trong trường hợp hàng đã được gửi

đi nhưng lý do nào đó mà không được lập hóa đơn Để kiểm tra, cần chọn mẫu cácchứng từ chuyển hàng đã lập trong năm và đối chiếu với các hóa đơn có liên quan Cầnđặc biệt lưu ý đến số thứ tự liên tục của chứng từ là chứng từ chuyển hàng và hóa đơnbán hàng

(*) Xem xét sự xét duyệt và ghi chép về hàng bán bị trả lại, hay hư hỏng:

Tất cả hàng hóa bị trả lại hay hư hỏng đều phải được chứng minh bởi các tài liệu

đã được đánh số thứ tự, được xét duyệt bởi các cấp có thẩm quyền và người này phải

Trang 16

độc lập với người chịu trách nhiệm chi quỹ, hay giữ sổ kế toán KSNB tốt liên quanđến hàng bán bị trả lại bao giờ cũng phải bao gồm các thủ tục kiểm tra và xét duyệttrước khi nhận hàng.

Để chứng minh sự hiện hữu của các thủ tục kiểm toán trên (nếu có), KTV có thểchọn mẫu chứng từ liên quan (thí dụ chứng từ nhận hàng bán bị trả lại) để kiểm tra chữ

ký xét duyệt của người có thẩm quyền và đối chiếu quy trình thực tế với quy định củađơn vị Mặt khác, cần kiểm tra việc tính giá, cộng dồn và ghi vào nhật ký, chuyển vào

sổ cái, sổ chi tiết hàng bị trả lại và tài khoản nợ phải thu của khách hàng có liên quan

(4) Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế lại các thử nghiệm cơ bản: Sau khi

thực hiện các thử nghiệm trên, KTV sẽ đánh giá mức rủi ro kiểm soát cho mỗi cơ sởdẫn liệu liên quan đến khoản nợ phải thu khách hàng và nghiệp vụ bán hàng Khi đánhgiá, KTV nên nhận diện những điểm yếu của KSNB để mở rộng những thử nghiệm cơbản và những điểm mạnh cho phép giảm thiểu các thử nghiệm cơ bản

b Thử nghiệm cơ bản

Những thử nghiệm cơ bản để đáp ứng các mục tiêu kiểm toán của nợ phải thubao gồm thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết

(1) Thủ tục phân tích đối với nợ phải thu.

Kết quả phân tích là yếu tố quan trọng để thực hiện các thử nghiệm chi tiết cácthủ tục phân tích thường sử dụng trong kiểm toán nợ phải thu là:

(*) Tính tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu: KTV thường tính tỷ lệ lãi gộp trên doanhthu và so sánh tỷ lệ này với tỷ lệ của nghành hoặc của năm trước Sự biến động tỷ lệ lãigộp trên doanh thu có thể xuất phát từ các sai sót trong số liệu kế toán Chẳng hạn việcghi chép thiếu doanh thu cũng sẽ làn tỷ lệ này sụt giảm bất thường

(*) Tính số vòng quay nợ phải thu: Số vòng quay nợ phải thu khách hàng đượctính trên cơ sở đem doanh thu chia cho nợ phải thu khách hàng bình quân Việc so sánh

tỷ số này với số liệu của ngành hoặc của năm trước có thể giúp KTV hiểu biết về hoạtđộng kinh doanh của đơn vị cũng như dự đoán khả năng có sai lệch trong báo cáo tàichính do:

- Sự thay đổi chính sách bán chịu của đơn vị, thí dụ như đơn vị đã mở rộng thời hạnhay thu hẹp điều kiện, thời hạn bán chịu…

Trang 17

- Khả năng tồn đọng nợ phải thu của đơn vị vì điều này liên quan đến lập dự phòng nợphải thu khó đòi.

- Sai lệch trong số liệu kế toán, thí dụ cho việc ghi chép trùng lặp hay bỏ sót các khoản

nợ phải thu

(*) So sánh số dư nợ quá hạn năm nay với năm trước:

Thủ tục này cũng giúp KTV ghi nhận những biến động trong thu hồi các khoản

nợ và khả năng sai lệch trong số liệu nợ phải thu khách hàng KTV có thể mở rộng thủtục này bằng cách so sánh bảng phân tích số dư theo tuổi nợ có cuối kỳ với đầu kỳ đểghi nhận những biến động của các khoản phải thu qua hạn theo mức thời gian khácnhau

(*) Tính tỷ số chi phí dự phòng trên số dư các khoản phải thu

(2) Thử nghiệm chi tiết.

Tùy thuộc vào mục tiêu kiểm toán nêu trên, các thử nghiệm chi tiết trên số dư có thể

Bảng này thường được lập ngay khi kết thúc niên độ, hoặc do KTV tự lập Khinghiên cứu bảng, tùy vào tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ, KTV cần xem xét lạicách lập bảng và lựa chọn các thử nghiệm cần thực hiện Thông thường, trước hết KTVkiểm tra cộng dồn hàng ngang và hàng dọc Sau đó xem xét đến tính hợp lý của việcphân loại nợ, thông qua việc chọn ra một số khách hàng để đối chiếu với sổ chi tiếtcông nợ của họ và kỳ hạn thanh toán Số tổng cộng trên bảng cũng được dùng để đốichiếu với tài khoản tổng hợp trên sổ cái Ngoài ra, cần kiểm tra lại tổng cộng số dư trêncác sổ chi tiết và đối chiếu với tổng số dư trên sổ cái (ví dụ về bảng số dư chi tiết phântích theo tuổi nợ)

(*) Gửi thư xác nhận đến khách hàng: Một số vấn đề cần quan tâm

Trang 18

+ Khi gửi thư xác nhận KTV cần lưu ý đến những điểm sau:

- Đảm bảo rằng số tiền, tên và địa chỉ trên thư xác nhận phù hợp với tài liệu liênquan đến khoản phải thu

- Cần theo dõi cho đến khi chắc chắn rằng thư xác nhận đã được gửi đi

- Địa chỉ nhận thư hồi âm phải là địa chỉ của KTV

- Cần nhấn mạnh rằng thư hồi âm nên gửi trực tiếp cho KTV

+ Hình thức xác nhận: Có hai cách thu thập thư xác nhận từ khách hàng là thư xácnhận dạng mở (dạng khẳng định) và thư xác nhận dạng đóng (dạng phủ định) KTVcần cân nhắc để sử dụng hình thức xác nhận cho phù hợp Trường hợp Ban Giám đốcđơn vị được kiểm toán không đồng ý cho gửi thư xác nhận, KTV nên xem xét xemđiều đó có hợp lý hay không và thu thập bằng chứng về sự không hợp lý của họ có hợp

lý không Nếu đồng ý với quyết định của họ là không gủi thư xác nhận với trường hợp

cụ thể nào đó, KTV phải áp dụng các thủ tục thay thế để thu thập đầy đủ bằng chứngthích hợp về các trường hợp này chẳng hạn kiểm tra hóa đơn bán hàng và các phiếu thutiền…Còn nếu không chấp nhận quyết định của đơn vị và cho rằng do bị cản trở trongviệc gửi thư xác nhận dẫn đến bị giới hạn về phạm vi kiểm toán, lúc này KTV cần xemxét ảnh hưởng của sự giới hạn đến BCKT

+ Phương pháp lựa chọn khách hàng để gửi thư xác nhận: Trong phần lớn cuộckiểm toán thường chọn mẫu để gửi thư xác nhận Do chỉ gửi thư xác nhận trong phạm

vi mẫu được chọn, nên cỡ mẫu phải khá lớn, phải đại diện cho tổng thể để có bằngchứng đáng tin cậy Cỡ mẫu thay đổi tùy theo tính trọng yếu của khoản mục nợ phảithu so với tổng thể tài sản, nếu tỷ trọng này chiếm tỷ trọng khá lớn thì cỡ mẫu phải lớn.Mặt khác cỡ mẫu còn tùy thuộc vào đánh giá về rủi ro kiểm soát, nếu kiểm soát nội bộyếu kém thì cỡ mẫu phải lớn hơn Ngoài ra kết quả gửi thư xác nhận năm trước cũng làchỉ dẫn cho KTV khi thiết lập cỡ mẫu Khi số dư tài khoản phải thu bao gồm nhiềukhách hàng với số dư chênh lệch lớn, KTV nên phân nhóm trước khi gửi thư xác nhận.Thông thường KTV lựa chọn khách hàng có mức dư nợ vượt quá số tiền nào đó; vàtrong những khách hàng còn lại, KTV chọn một mẫu ngẫu nhiên

+Thời điểm gửi thư xác nhận: Nếu rủi ro phát hiện chấp nhận được là thấp, KTVnên xin xác nhận sau ngày kết thúc niên độ Trường hợp ngược lại, ngày xin xác nhận

Trang 19

có thể là một hay hai tháng trước ngày kết thúc niên độ Khi gửi thư xác nhận trướcngày kết thúc niên độ để thu thập bằng chứng về một cơ sở dẫn liệu, KTV cần phải thuthập đầy đủ bằng chứng thích hợp chứng tỏ các giao dịch liên quan đến cơ sở dẫn liệu

đó phát sinh trong khoảng thời gian giữa ngày xác và ngày kết thúc niên độ là không bịsai sót trọng yếu

+ Độ tin cậy của các thông tin phản hồi: Độ tin cậy của thông tin phản hồi phụthuộc vào khả năng, kiến thức và thiện chí của khách hàng Do vậy KTV phải xem xétđến đặc điểm này khi thiết lập yêu cầu xác nhận cũng như việc đánh giá kết quả khác,bao gồm việc xem xét thêm các thủ tục bổ sung cần thiết khác Bên cạnh đó, khi xemxét độ tin cậy của những thông tin đã nhận được, KTVcó thể thẩm định lại nguồn vànội dung thông tin phản hồi qua điện thoại đối với người gửi thông tin đó Sự xác nhậnbằng lời nói phải được ghi bằng văn bản Nếu những thông tin xác nhận bằng lời nói làquan trọng, KTV có thể yêu cầu người có liên quan gửi thư xác nhận trực tiếp chomình Ngoài ra, KTV có thể đề nghị người xác nhận gửi bản gốc cho mình Cùng với

sự phát triền công nghệ thông tin, KTV ngày càng quan tâm đến tính chính xác củathông tin phản hồi mà họ nhận được thông qua hình thức lưu chuyển điện tử như fax,thư điện tử

+ Giải quyết chênh lệch giữa gửi thư xác nhận của khách hàng với tài liệu của đơnvị: Khi có sự chênh lệch giữa số liệu của đơn vị với số liệu của thư hồi âm, KTV có thể

đề nghị đơn vị giải thích, hoặc đề xuất cách giải quyết Trong nhiều trường hợp, chênhlệch có thể do là sự khác biệt trong thời điểm ghi nhận doanh thu và các khoản phải thu

và phải trả có liên quan giữa hai bên Vì thế, trong trường hợp thư trả lời khẳng địnhrằng số dư trên là không chính xác và không phán ánh đúng số nợ hiện hành, KTV cầnlập bảng chỉnh hợp giữa số liệu trên sổ chi tiết có liên quan với bảng kê chi tiết dokhách hàng của đơn vị gửi đến để xác nhận số thức tế Cuối cùng, sau khi đã giải quyếtmọi khoản chênh lệch qua thư xác nhận, KTV sẽ đánh giá lại rủi ro đối với khoản nợphải thu Nếu sai sót là đáng kể và khác xa so với mức dự kiến, KTV cần phải đánh giálại và có thể thay đổi lại phạm vi các thử nghiệm cơ bản có liên quan

+ Các thủ tục kiểm toán áp dụng trong trường hợp không nhận được thư trả lời:

Trang 20

Khi khách hàng không trả lời, KTV nên tìm cách tiếp xúc với bên đã nhận yêu cầu xácnhận để lấy thông tin phản hồi Nếu vẫn không được KTV tiến hành các thủ tục thaythế Thủ tục thay thế thông thường dùng là kiểm tra việc thu nợ khách hàng sau ngàykhóa sổ kế toán, chẳng hạn KTV có thể đọc sổ phụ ngân hàng sau ngày khóa sổ kế toán

để kiểm tra xem các khoản phải thu đã được thu hồi hay chưa Việc kiểm tra này nhằmkiểm tra tính hiện hữu của khoản phải thu Nếu thủ tục này không thực hiện KTV cóthể kiểm tra đến các hóa đơn bán hàng hợp thành các khoản phải thu cùng các vận đơn

có liên quan

+ Tóm tắt và đánh giá kết quả: Dựa trên kết quả của thư xác nhận và các thủ tụckiểm toán thay thế, KTV xem xét tính thích hợp và đầy đủ của bằng chứng thu thậpđược liên quan đến các khoản phải thu

+ Lập hồ sơ kiểm toán: KTV cần lập một bảng tóm tắt để liệt kê các thư đã nhậnđược, và tổng hợp kết quả chung Đây là một nội dung quan trọng trong hồ sơ kiểmtoán Hồ sơ kiểm toán tối thiểu phải chứa những thông tin như:

- Số lượng và số tiền các thư hồi âm

- Tỷ lệ mẫu chọn với tổng thể

- Mối liên hệ giữa số liệu kiểm toán với số liệu trên sổ sách

Hồ sơ kiểm toán cần nêu rõ khách hàng được chọn gửi thư xác nhận, kết quả đạtđược từ mỗi thư và tổng hợp kết quả đạt được

(*) Kiểm tra việc lập dự phòng phải thu khó đòi:

Bước đầu tiên trong quá trình kiểm toán khoản dự phòng này là xem xét kết quảcác thử nghiệm khác có liên quan đến chính sách bán chịu của DN Nếu chính sách bánchịu không thay đổi, việc số dư tài khoản phải thu thay đổi của hoạt động kinh doanh

và doanh số bán ra Ngược lại nếu chính sách bán chịu thay đổi đáng kể, KTV cần thậntrọng khi đánh giá kết quả những thay đổi này Để xác định đơn vị lập dự phòng đúnghay không, bước đầu tiên cần yêu cầu DN lập bảng phân tích dự phòng nợ phải thu khóđòi Để xem xét mức lập dự phòng, KTV có thể thực hiện bước sau đây:

- So sánh số chi tiết các khoản nợ phải thu khách hàng phân theo nhóm tuổi củanăm nay so với năm trước Xem xét nợ còn tồn đọng vào cuối năm nay nhưng vẫn

Trang 21

chưa thu hồi được vào các tháng đầu năm sau Lúc này, KTV cần theo dõi đến mứcthanh toán, ngày thanh toán cũng như các khoản bán hàng gần đây nhất cho nhữngkhách hàng được thực hiện bằng cách bán chịu, hay bán thu tiền ngay Các công vănlưu trữ của đơn vị rất hữu ích cho sự điều tra này.

- Xem xét các khoản bán chịu quá hạn lớn và bất thường Cần quan tâm đến tìnhhình chung của nền kinh tế hay của nghành nghề khi có đánh giá khả năng trả nợ củakhách hàng vào ngày đáo hạn

- Rà soát lại các thư xác nhận của khách hàng đặc biệt là đối với các khoản công

nợ còn đang tranh chấp

- Tổng hợp tất cả các khoản nợ phải thu có khả năng không thu hồi được ước tínhdựa trên các thủ tục kiểm toán đã thực hiện; và lập danh sách những khách hàng nghingờ không thu hồi được, ghi lý do lập và ước tính mức dự phòng cần lập

- Cùng với nhân viên phụ trách bán chịu xem xét lại khoản nợ ước tính nhữngkhoản không thu hồi được đã lập ở bước trên Ghi rõ trong hồ sơ kiểm toán về ý kiếncủa nhân viên phụ trách bán chịu đối với số tiền ước tính không thu hồi được của từngkhoản nợ phải thu trên danh sách và giải thích mức dự phòng phải thu khó đòi đã lập

- Tính toán và xem xét số ngày bán chịu, và mối liên hệ giữa các khoản dựphòng phải thu khó đòi với nợ phải thu và với doanh thu bán chịu Đồng thời so sánhvới tỷ số của năm trước, và nếu có chênh lệch lớn thì cần xác minh nguyên nhân

(*) Kiểm tra việc khóa sổ nghiệp vụ bán hàng:

Để kiểm tra việc ghi nhận đúng kỳ của doanh thu, thủ tục kiểm toán có thể ápdụng là lập bảng liệt kê các nghiệp vụ bán hàng diễn ra trong một số ngày trước và saungày khóa sổ kế toán để so sánh với các hóa đơn bán hàng với các chứng từ có liênquan KTV cần chú ý tính hữu hiệu của KSNB phụ thuộc đáng kể vào sự phân chiatrách nhiệm giữa các bộ phận gửi hàng, lập hóa đơn và ghi chép nghiệp vụ Nếu các bộphận này được tổ chức độc lập thì khả năng sai phạm sẽ khó sảy ra Còn nếu một nhânviên đảm nhận cả việc gửi hàng và lập hóa đơn, khả năng khai khống doanh thu loại saiphạm này sẽ cao

Ngoài ra, doanh thu cũng có thể bị tăng giả tạo bằng cách ghi nhận trước một

Trang 22

khoản doanh thu nào đó cho niên độ hiện hành; qua niên độ sau doanh thu này sẽ đượcghi giảm trở lại Để phát hiện, KTV có thể xem xét lại tất cả các khoản hàng trả lại saungày kết thuc niên độ có liên quan đến hàng bán trong niên độ trước, cũng như các tàiliệu về xác nhận công nợ có liên quan Nếu phát hiện được, KTV sẽ yêu cầu đơn vịđiều chỉnh để phản ánh đúng doanh thu của niên độ.

Bên cạnh đó, KTV cũng cần chọn mẫu để so sánh ngày ghi trên chứng từchuyển hàng với ngày ghi trên hóa đơn bán hàng và sổ kế toán Nếu có chênh lệch, đócũng là chỉ dẫn về khả năng có sai sót trong số liệu của niên độ

(*) Xem xét các khoản phải thu khách hàng bị cầm cố, thế chấp: Bằng chứng về

sự cầm cố đối với khoản phải thu khách hàng có thể được thu thập thông qua thư xácnhận Ngoài ra việc phân tích tài khoản chi phí lãi vay có thể giúp KTV phát hiện chiphí phải trả cho việc cầm cố, thế chấp từ đó lần ra các nghiệp vụ cầm cố, thế chấp nợphải thu Đối với khoản nợ phải thu khách hàng bị cầm cố, thế chấp thì ngân hàng hoặcCông ty tài chính sẽ ghi rõ trên chứng từ có liên quan Ngoài ra, KTV còn cần đọc biênbản họp và các tài liệu liên quan hay phỏng vấn nhân viên để xem xét các khoản nợphải thu có thật sự thuộc quyền của DN hay không

(*) Đánh giá chung về sự trình bày và công bố các khoản phải thu khách hàngtrên BCTC: Thông qua kiểm tra bảng số dư chi tiết phân tích theo tuổi nợ, KTV sẽ xemxét khoản phải thu của khách hàng ghi trong bảng này có được phân loại đúng haykhông Ngoài ra, cần lưu ý khi tài khoản phải thu có số dư có, họ phải trình bày trênbảng CĐKT trong tài khoản nợ phải trả Bên cạnh đó, KTV còn phải xem xét việc trìnhbày và công bố khoản phải thu khách hàng trên BCTC có tuân thủ đúng các chuẩn mực

và chế độ kế toán hiện hành hay không

2.3.2.3 Kết thúc kiểm toán

Sau khi thực hiện thủ tục của kiểm toán, KTV cần phải thực hiện các bước trongkhâu kết thúc kiểm toán Trong giai đoạn này, trên cơ sở bằng chứng thu thập được,KTV đánh giá kết quả và lập báo cáo kiểm toán KTV có thể đưa ra các kiến nghịnhằm giúp DN tránh được những sai sót trọng yếu khi thực hiện các khoản mục liênquan đến khoản mục phải thu khách hàng cũng như có hiệu quả hơn trong hoạt độngSXKD

Trang 23

2.4 Những khả năng sai phạm đối với khoản mục Nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính.

- Không bù trừ cùng đối tượng hoặc bù trừ công nợ không cùng đối tượng Chưa

có quy chế tài chính về thu hồi công nợ

- Chưa có sổ theo dõi chi tiết từng đối tượng phải thu, cùng một đối tượng nhưng

theo dõi trên nhiều tài khoản khác nhau

- Quy trình phê duyệt bán chịu không đầy đủ, chặt chẽ: chưa có quy định về số

tiền nợ tối đa, thời hạn thanh toán…

- Chưa tiến hành đối chiếu hoặc đối chiếu công nợ không đầy đủ vào thời điểm

lập BCTC

- Chênh lệch biên bản đối chiếu và sổ kế toán chưa được xử lý.

- Hạch toán sai nội dung, số tiền, tính chất tài khoản phải thu, hạch toán các

khoản phải thu không mang tính chất phải thu thương mại vào tài khoản 131

- Cơ sở hạch toán công nợ không nhất quán theo hóa đơn hay theo phiếu xuất

kho, do đó đối chiếu công nợ không khớp số

- Hạch toán giảm công nợ phải thu hàng bán trả lại, giảm giá hàng bán nhưng

không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ

- Ghi nhận các khoản trả trước cho người bán không có chứng từ hợp lệ Các

khoản đặt trước tiền hàng cho người bán hoặc có mối quan hệ kinh tế lâu dài, thườngxuyên với các tổ chức kinh tế khác nhưng không tiến hành ký kết hợp đồng kinh tếgiữa hai bên

- Ghi nhận tăng phải thu không phù hợp với ghi nhận tăng doanh thu Công tác

luân chuyển chứng từ từ bộ phận kho lên phòng kế toán chậm nên hạch toán tăng phảithu khi bán hàng không có chứng từ kho như phiếu xuất hàng…

- Có những khoản công nợ thu hồi bằng tiền mặt với số tiền lớn, không quy định

thời hạn nộp lại nên bị nhân viên chiếm dụng vốn, hoặc biển thủ

- Nhiều khoản công nợ phải thu quá hạn thanh toán, không rõ đối tượng, tồn đọng từ nhiều năm nhưng chưa xử lý Cuối kỳ chưa đánh giá lại các khoản phải thu gốc

ngoại tệ

- Không lập bảng theo dõi chi tiết tuổi nợ cho từng khách hàng, không có chính

sách thu hồi, quản lý nợ hiệu quả và các khoản xóa nợ chưa tập hợp được đầy đủ hồ sơtheo quy định Không theo dõi nợ khó đòi đã xử lý

Trang 24

- Không hạch toán lãi thanh toán nợ quá hạn hoặc hạch toán phải thu không đúng

kỳ, khách hàng đã trả nhưng chưa hạch toán

- Theo dõi khoản thu các đại lý về lãi trả chậm do vượt định mức dư nợ nhưng

chưa xác định chi tiết từng đối tượng để có biện pháp thu hồi

- Chưa lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi hoặc lập dự phòng nhưng trích

thiếu hoặc trích thừa, vượt quá tỷ lệ cho phép Tổng mức lập dự phòng cho các khoản

nợ khó đòi lớn hơn 20% tổng dư nợ phải thu cuối kỳ

- Không thành lập Hội đồng xử lý công nợ khó đòi và thu thập đầy đủ hồ sơ các

khoản nợ đã xóa nợ cho người mua

2.5 Tổng quan tình hình nghiên cứu về kiểm toán Nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính của các năm trước

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu từ các năm trước về quy trình kiểm toánkhoản mục Nợ phải thu khách hàng, và đạt được những thành tựu đáng kể

Theo chị Trần Thị Chúc – sinh viên lớp K41d2: Qua việc nghiên cứu và thựctập tại Công ty CPA Việt Nam, chị đã tìm hiểu về hoạt động kiểm toán Nợ phải thukhách hàng kết hợp với việc tham khảo một số tài liệu khác, chị đưa ra được kết luận

và nhận xét riêng của mình Từ đó trình bày quan điểm, một số đề xuất nhằm hoànthiện quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng Theo ý kiến của chịCPA Việt Nam nên đa dạng hóa các bảng câu hỏi tìm hiểu, đánh giá hệ thống kiểmsoát nội bộ của khách hàng, KTV cũng cần đẩy mạnh thực hiện một số trắc nghiệm độvững trãi của các thủ tục kiểm soát khách hàng như: Phương pháp thu thập tài liệu,phương pháp quan sát, phỏng vấn…Chị cũng đã đưa ra một danh sách các thử nghiệm

cơ bản nên đảm bảo được tiến hành và đề xuất nội dung thử nghiệm cơ bản nên đảmbảo được tiến hành và đề xuất nội dung thủ tục kiểm toán nhằm kiểm tra tính chia cắtniên độ với khoản mục này

Theo anh Mai Quang Phúc – sinh viên lớp K42d1 sau khi thực tập và nghiêncứu tại Công ty kiểm toán DTL, cũng đã nghiên cứu tìm hiểu và đưa ra được nhữngđánh giá của mình về quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng, anh nhận ra rằng :việc kiểm toán nợ phải thu khách hàng tại công ty còn rất nhiều vấn đề cần khắc phục,theo anh việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng khá là quan trọng,

Trang 25

đòi hỏi KTV phải cẩn thận và thực hiện một cách khoa học, tuy nhiên bảng câu hỏidùng để đánh giá hệ thống KSNB của Công ty được sử dụng khá hạn hẹp về thời giannhưng lại khá phức tạp, điều đó làm mất nhiều thời gian của KTV Ngoài ra còn nhiềuvấn đề ở các thủ tục kiểm tra chi tiết đó là các thủ tục này được thực hiện cho hầu hếtkhách hàng nhưng chỉ mang tính hướng dẫn Thực tế tùy từng khách hàng và tùy từnghoàn cảnh cụ thể KTV phải bổ sung và thêm bớt các thủ tục nhằm tiết kiệm nguồn lựcnhưng lại mang hiệu quả…từ những hạn chế đó anh cũng đưa ra một số đề xuất nhằmnâng cao hiệu quả làm việc cho KTV Để tìm hiểu và nghiên cứu được hệ thống KSNBcủa khách hàng, KTV cần thiết kế sẵn bảng câu hỏi cụ thể dưới dạng có hay không cácthủ tục kiểm soát nội bộ liên quan đến khoản mục đó, các kiểm soát đó có thực sự thíchhợp không hay phải thay thế các thủ tục khác…Với mỗi khách hàng, KTV cần thay đổibảng câu hỏi đôi chút cho phù hợp với tình hình thực tế và các thông tin thu thập được

từ giai đoạn lập kế hoạch Ngoài ra trong quá trình làm việc anh nhận thấy ở Công tychưa có sự phối hợp giữa các thành viên của Công ty với nhau, đôi khi gây khó khăntrong công việc, vì vậy để giải quyết vấn đề này DTL cần mở rộng hơn nữa vấn đề đàotạo, truyền đạt trong quá trình kiểm toán cho các KTV

Bàn luận rất nhiều trên các diễn đàn, và trên diễn đàn của http://kiemtoan.com.vn,bài đăng ngày 6 tháng 12 năm 2010, một bạn không tên đã viết “ việc kiểm toán công

nợ phải thu khách hàng 131 và khách hàng ứng trước (Dư Có TK 131) thường đượclàm gắn liền với phần hành Doanh thu Về chương trình kiểm toán nên tìm hiểu ở Công

ty của mình vì hầu hết các Công ty kiểm toán đều có chương trình làm việc cụ thể vớicác khoản mục phải thu bao gồm cả khoản mục Nợ phải thu khách hàng Chỉ lưu ýtổng quát là :

+ Thứ nhất, không thực hiện các thủ tục kiểm toán chi tiết vào từng khách hàngtrước khi tiến hành các phân tích tổng quát về biến động của các khoản phải thu tươngứng với biến động doanh thu và luồng tiền Một Công ty có doanh số tăng mạnh, lãilớn nhưng lại có số dư công nợ phải thu khách hàng và tiền mặt giảm mạnh trong khicác chỉ tiêu khác thay đổi không đáng kể sẽ là một yếu tố bất thường

Trang 26

+ Thứ hai, khi tiến hành kiểm toán chi tiết thì đừng quên tìm hiểu các đối ứngbất thường phát sinh trong quá trình hạch toán định khoản của kế toán, các đối ứng nàynhiều khi giúp tìm ra các sai sót trọng yếu của DN đó.

+ Thứ ba, chọn mẫu kiểm tra chi tiết nên thu thập Bảng phát sinh công nợ theođối tượng trước để phân tích tổng quát và chọn mẫu theo đối tượng để kiểm tra (các đốitượng không phát sinh, các đối tượng có số dư ứng trước quá lớn

+ Gửi thư xác nhận đối với khoản công nợ chưa được đối chiếu ở một số Công

ty là thủ tục bắt buộc tuy nhiên theo bạn thì chỉ cần làm cut off mà thôi, vì thường thìchẳng bao giờ thư xác nhận về kịp trước khi phát hành báo cáo Nếu tỷ lệ này thấp vàcác thủ tục thay thế không thể nâng cao được tỷ lệ tin cậy ở số liệu thì tốt nhất nêntrình bày rõ hơn để các KTV đưa ra ý kiến trên báo cáo kiểm toán

Trang 27

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM

TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KTĐLQG

3.1 Phương pháp nghiên cứu

Thu thập dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trìnhnghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội Trong nội dung nghiên cứu của mình, emchủ yếu đề cập đến các phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp Đó là những dữ liệu chưaqua xử lý, được thu thập lần đầu, và thu thập trực tiếp từ đơn vị của tổng thể nghiên cứuthông qua cuộc điều tra thống kê Các phương pháp phục vụ cho quá trình nghiên cứu:

3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu.

Qua quá trình thực tập tại Công ty KTĐLQG, để có được thông tin đầy đủ phục vụquá trình nghiên cứu đề tài, em đã tiến hành một số phương pháp thu thập dữ liệu cụthể:

Phương pháp quan sát: Phương pháp này được sử dụng khi quan sát các KTV của

Công ty tiến hành công việc kiểm toán nợ phải thu khách hàng; quan sát hoạt độngkinh doanh của Công ty; quan sát sự phối kết hợp của các KTV trong việc kiểm toán

nợ phải thu trong mối liên hệ với kiểm toán doanh thu Em đã thu thập được các dữliệu trong quá trình các KTV thực hiện các thử nghiệm cơ bản để thu thập các bằngchứng kiểm toán tại các đơn vị được kiểm toán, từ việc gửi thư xác nhận nợ tới các đốitượng nợ, kiểm tra các biên bản đối chiếu công nợ, các hóa đơn chứng từ có liên quanđến khoản mục nợ phải thu khách hàng, kiểm tra sự phù hợp giữa các khoản nợ phảithu khách hàng với doanh thu được ghi nhận

Phương pháp phỏng vấn: Để thu thập thông tin cụ thể, chi tiết nhất về quy trình

kiểm toán Nợ phải thu khách hàng, phương pháp phỏng vấn được xem là hiệu quảnhất Để đảm bảo sự thành công của cuộc phỏng vấn thì việc soạn thảo các câu hỏiphỏng vấn mang ý nghĩa quyết định Việc soạn thảo câu hỏi trước sẽ giúp tiết kiệmthời gian cuộc phỏng vấn, liệt kê các vấn đề cần quan tâm và tập trung cuộc phỏng vấnvào vấn đề quan trọng Theo lịch đã hẹn trước, tiến hành phỏng vấn các đối tượng vàghi lại các câu trả lời của người được phỏng vấn

Trang 28

Tiến hành phỏng vấn ông Nguyễn Văn Thắng Phó giám đốc Công ty tìm hiểu

về những điều cần lưu ý trong quá trình lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán, hoàn thànhkiểm toán Tiến hành phỏng vấn bà Bùi Thị Hoàng Anh, kiểm toán phòng nghiệp vụtìm hiểu về trình tự công việc cụ thể như thủ tục phân tích, chọn mẫu gửi thư xác nhận,các thủ tục thay thế Đồng thời bà cũng đã trình bày những khó khăn gặp phải trong

quá trình kiểm toán < phụ lục 004, 005 >

Phương pháp thu thập tài liệu: Để có đầy đủ thông tin phục vụ cho bài nghiên

cứu, đã tiến hành gặp gỡ các phòng ban của KTĐLQG để thu thập các tài liệu phục vụcho quá trình nghiên cứu

+ Liên hệ với phòng hành chính để thu thập tài liệu về cơ cấu tổ chức, bố trí nhân sự,các tài liệu đào tạo của công ty

+ Liên hệ với các KTV các phòng nghiệp vụ để xem xét các hồ sơ kiểm toán báo cáotài chính trong đó tìm hiểu về tài liệu liên quan đến khoản mục nợ phải thu khách hàng.Trong hồ sơ kiểm toán tìm hiểu :

- Mục A : Kế hoạch kiểm toán

- Mục B : Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo

- Chỉ mục D : Kiểm tra chi tiết tài sản, trong đó D330 các khoản thu khách hàng ngắn

và dài hạn < phụ lục 006 >

+Tìm hiểu về KTĐLQG qua website của Công ty và một số website, tạp chí chuyênngành có liên quan đến Công ty và kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng +Thu thập các bài luận văn, chuyên đề có đề tài nghiên cứu liên quan đến kiểm toán

nợ phải thu khách hàng

Đọc và nghiên cứu tài liệu : Em tiến hành đọc các file tài liệu kiểm toán của năm

trước, số liệu được sử dụng phục vục công tác đào tạo tại Công ty và công tác kiểmtoán khách hàng trong năm 2010 Việc đọc và nghiên cứu tài liệu giúp em đã tìm hiểuđược nhiều tài liệu tham khảo hữu ích cho bài nghiên cứu của mình Nguồn tài liệu này

do Công ty KTĐLQG cung cấp Ngoài ra còn có những tài liệu thu thập từ trên internet

và một số luận văn nghiên cứu của các năm trước cùng phạm vi nghiên cứu

Trang 29

Trực tiếp tham gia kiểm toán : Là thực tập sinh tại Công ty KTĐLQG, em cũng được

trực tiếp cùng các KTV của Công ty đi kiểm toán một số Công ty như Công ty ThươngMại cổ phần Thái Sơn tại Ngọc Khánh – Hà Nội, Công ty cổ phẩn đẩu tư Hà Nội nhà

số 52 tại Tạ Quang bửu – Hà nội, Công ty TNHH Thương mại VIC tại Đông Anh – HàNội em đã tiến hành thu thập một số chứng từ liên quan tới khoản mục Nợ phải thukhách hàng và một số khoản mục khác trên báo cáo tài chính Từ đó đưa ra một số ýkiến, đánh giá và đề nghị xem xét lại một số sai sót trong hạch toán kế toán, quản lýcủa công ty khách hàng

3.1.2 Phương pháp tổng hợp dữ liệu

Dựa trên các thông tin thu thập được thông qua phương pháp quan sát, phỏngvấn, thu thập tài liệu, em đã tiến hành tổng hợp các thông tin theo phương pháp phântích để đưa ra kết quả từ những thông tin thu được, sau đó tổng hợp kết quả, đưa rađánh giá, kết luận tổng quan về quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng tại

KTĐLQG, những ưu điểm, một số khó khăn gặp phải và quan điểm giải quyết, biện

Hoạt động kiểm toán và đặc biệt dịch vụ kiểm toán BCTC đã trở thành nhu cầucần thiết với hoạt đông kinh doanh, đảm bảo tính minh bạch của BCTC và nâng caochất lượng quản lý của các doanh nghiệp Tuy nhiên hoạt động này vẫn còn gặp phảimột số tồn tại với khung pháp lý và trình độ của KTV

Trang 30

Khái quát chung là hoạt động kiểm toán BCTC đều được các Công ty kiểm toánxây dựng theo 3 bước: lập kế hoạch, thực hiện và kết thúc kiểm toán, tuy nhiên đi sâuvào nội dung bên trong là có thể thấy được mỗi công ty có một nét riêng và có nhữngđiểm khác biệt Khác biệt này có thể ở cách tiếp cận, cách thức tiến hành, quy chuẩn vànội dung tuân thủ thực hiện phù hợp với khách hàng Và hiện nay một xu hướng chung

đó là các công ty đều đang áp dụng một chương trình kiểm toán mẫu của VACPA mộtchương trình kiểm toán có thể nói là hoàn thiện, áp dụng linh hoạt cho các loại hình

DN và đảm bảo việc tuân thủ pháp luật

Đối với một khoản mục nợ phải thu khách hàng cũng vậy, các Công ty kiểmtoán đều xây dựng cho một chương trình kiểm toán mẫu với các thủ tục cân thiết nhưcác lưu ý giúp các KTV có thể thực hiện tốt các công việc và đưa ra ý kiến chính xác

Và đương nhiên chương trình kiểm toán sẽ không giống nhau giữa các Công ty kiểmtoán, thậm chí có thể có sự khác biệt lớn ở hướng tiếp cận và cách thực hiện ưu tiên vàđánh giá

Cùng với hạn chế chung được nói ở trên, kiểm toán Nợ phải thu khách hàngtrong hoạt động kiểm toán BCTC còn gặp nhiều bất cập như:

- Hạn chế nhân sự, hiện số kiểm toán viên chính có chứng chỉ nâng lực chưa cao phảichiếm tỷ trọng lớn Vì vậy khi kiểm toán nợ phải thu khách hàng ở những khách hàng

có hệ thống kiểm soát phức tạp, quy mô lớn, số lượng đối tác nhiều sẽ không đủ nguồnlực và thời gian để kiểm toán hiệu quả

- Kết hợp kiểm toán, tham chiếu đên các khoản mục liên quan như doanh thu haykhoản mục tiền chưa được ưu tiên đúng mức, sự kết nối, trao đổi và phối hợp công tácgiữa các thành viên nhóm kiểm toán chưa thực sự mạnh

- Mà sự ỷ lại hay bất hợp tác của Công ty khách hàng được kiểm toán và các bên thứ 3lại còn nhiều Các tài liệu như BCTC, sổ theo dõi nợ phải thu…kế toán của các DNcung cấp khi thời hạn kiểm toán sắp kết thúc làm cho hiệu quả chưa cao

3.2.2 Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC

Tất cả mọi hoạt động của con người đều chịu tác động của rất nhiều nhân tố,khách quan có, chủ quan có Hoạt động kiểm toán mà đặc biệt là kiểm toán độc lập nói

Trang 31

riêng cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó Là một trong những mục cấu thành nênBCTC, nợ phải thu khách hàng cũng là một bộ phận trong cả quy trình kiểm toánBCTC Chính vì thế, những ảnh hưởng của các nhân tố tới BCTC như thế nào thì ítnhiều quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng cũng bị ảnh hưởng như vậy.

3.2.2.1 Nhân tố khách quan

- Môi trường chính trị pháp luật

Môi trường chính trị pháp luật có ảnh hưởng to lớn tới hoạt động kiểm toán độclập và đặc biệt ảnh hưởng tới kiểm toán BCTC của các công ty Và không nằm ngoài

sự ảnh hưởng đó, quy trình kiểm toán Nợ phải thu khách hàng cũng chịu tác động từmôi trường chính trị, pháp luật Từ các điều luật, các Chuẩn mực, chế độ như kim chỉnam giúp cho KTV đi đúng hướng trong việc thực hiện quy trình kiểm toán của mình,

và môi trường chính trị pháp luật cũng chính là hành lang pháp lý để các Báo cáo kiểmtoán của KTV được đảm bảo tính chính xác khách quan Tạo điều kiện tốt nhất vàchính xác nhất cho việc đánh giá thực trạng của các đơn vị khách hàng

Hơn nữa hiện nay Luật kiểm toán độc lập ra đời càng là một công cụ hỗ trợ cácKTV thực hiện quy trình kiểm toán của mình tốt hơn, chính xác hơn trong môi trườngpháp luật Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp trong kiểm toán dưới sự hướng dẫn của Luậtkiểm toán

- Ảnh hưởng từ sự hội nhập của nền kinh tế

Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế thế giới và tự do hóa thương mại đang làmột vấn đề nổi trội của kinh tế thế giới hiện nay Trong trào lưu đó, nền kinh tế Việtnam đã từng bước chuyển mình bằng việc thể chế hóa các định chế, hệ thống pháp lýtạo điều kiện cho mọi tổ chức sẵn sàng gia nhập và thách thức trong môi trường cạnhtranh Trong lĩnh vực ngành kiểm toán mà đặc biệt kiểm toán độc lập chỉ trong mộtthời gian ngắn, Việt Nam đã ban hành các luật, chuẩn mực kiểm toán theo những thông

lệ của quốc tế Việc ban hành hệ thống chuẩn mực này là nền tảng để hoạt động kiểmtoán tuân thủ theo các nguyên tắc chung của kinh tế thị trường, tạo điều kiện cho việcminh bạch số liệu, tạo môi trường đầu tư lành mạnh

Trang 32

- Sự ảnh hưởng từ khách hàng

Khách hàng là nhân tố không thể thiếu trong hoạt động kiểm toán, không cókhách hàng không có hoạt động kiểm toán Thực tế hiện nay cho thấy, các DN đã cócái nhìn hợp lý hơn về tầm quan trọng của kiểm toán Họ cho đó là việc không thểthiếu trong năm tài chính của mình Chính vì thế các DN mà cụ thể là khách hàng củaCông ty kiểm toán chính là nhân tố tạo nên sự phát triển cho kiểm toán, tạo cho họ mộtsức cạnh tranh, một sự cố gắng phấn đẩu để kiểm toán ngày một tốt hơn

- Ảnh hưởng từ sự phát triển của tin học

Ngoài những nhân tố nêu trên, thì sự phát triển của môi trường tin học là khôngthể thiếu trong hoạt động kiểm toán Môi trường tin học càng phát triển thì dường nhưhoạt động kiểm toán càng hiệu quả Khi môi trường tin học chưa phát triển công táckiểm toán chiếm khá nhiều thời gian của không những Công ty kiểm toán mà còn ảnhhưởng tới khách hàng Hơn nữa trong điều kiện hiện nay, việc sẵn có một môi trườngtin học phát triển Để trở thành một KTV thực thụ và chuyên nghiệp thì kiến thức thực

tế, kinh nghiệm nghề nghiệp là một yếu tố không thể thiếu Việc vận dụng kỹ năng tinhọc trong kiểm toán kết hợp với kiến thức và kinh nghiệm thực tế sẽ đem lại những bàihọc quý giá cho KTV trong tương lai

3.2.2.2 Nhân tố chủ quan

- Trình độ năng lực, kinh nghiệm thực hiện kiểm toán của KTV

Kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán Nợ phải thu nói riêng nếu được thựchiện bởi những KTV độc lập và có năng lực thì chất lượng của cuộc kiểm toán sẽ đượcnâng cao Với những KTV thiếu kinh nghiệm nghề nghiệp có thể sẽ bỏ sót những một

số thủ tục quan trọng trong quá trình kiểm toán hoặc có thể sẽ không phát hiện ra đượcnhững sự kiện bất thường có thể chứa đựng những sai sót hoặc gian lận ảnh hưởngnghiêm trọng tới BCTC Hơn nữa muốn lĩnh vực kiểm toán phát triển thì yếu tố thenchốt là phải phát triển nguồn nhân lực cho kiểm toán Vì vậy, việc đào tạo nguồn nhânlực cho kiểm toán và bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, tư chất và

kỹ năng cho KTV là một việc làm cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay vàmai sau

Trang 33

- Phương pháp làm việc của từng Công ty kiểm toán

Phương pháp làm việc hay còn gọi là môi trường làm việc của chính Công tykiểm toán có ảnh hưởng trực tiếp tới KTV và hiệu quả của hoạt động kiểm toán Trongmột môi trường làm việc chuyên nghiệp sẽ tạo điều kiện cho các KTV có một tácphong chuyên nghiệp tạo hiệu quả cho cuộc kiểm toán, mặt khác mỗi Công ty khácnhau thì có những cách làm việc khác nhau nhưng đều có mục đích chung là mang lạihiệu quả cao nhất trong công việc Chính vì vậy ở các Công ty kiểm toán, sự thay đổi

và hướng tới tính chuyên nghiệp trong kiểm toán là rất cao

- Thời gian và chi phí của cuộc kiểm toán

Kiểm toán độc lập là một lĩnh vực kinh doanh, họ kinh doanh dịch vụ kiểm toáncủa mình Chính vì vậy thời gian và chi phí cho mỗi cuộc kiểm toán đều có giới hạn.Đối với những công ty, ký kết hợp đồng kiểm toán với thời gian và chi phí thấp thì tấtnhiên kết quả kiểm toán sẽ không được hiệu quả như những công ty với thời gian vàchi phí cao hơn Các công ty kiểm toán không phải họ không muốn làm tốt, nhưngtrong điều kiện thời gian hạn hẹp, chi phí ít họ chỉ có thể thực hiện đến như vậy Kiểmtoán BCTC không phải chỉ kiểm toán một cách chung nhất mà họ phải chi tiết tới từngkhoản mục Chính vì vậy có thể nói thời gian và chi phí kiểm toán cũng có ảnh hưởngtrực tiếp tới hoạt động kiểm toán BCTC

3.3 Kết quả điều tra trắc nghiệm vấn đề nghiên cứu và hoặc kết quả tổng hợp đánh giá của các chuyên gia

Được sự giúp đỡ của ông Nguyễn Văn Thắng và bà Bùi Thị Hoàng Anh, buổiphỏng vấn đã mang lại những kết quả cho quá trình nghiên cứu

Ông Thắng cho biết Công ty cung cấp dịch vụ cho hầu hết các loại hình DN vàmọi hoạt động kinh doanh Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty là dịch vụ kiểmtoán báo cáo tài chính và tư vấn kế toán, ngoài ra còn nhiều hoạt động khác

Trả lời về vấn đề nhân sự trong mỗi cuộc kiểm toán ông Thắng cho biết trong một cuộc kiểm toán thường có từ 3 đến 5 nhân viên kiểm toán tham gia, trong đó có một trưởng nhóm phụ trách chính Số lượng các KTV có thể nhiều hơn hoặc ít hơn phụ

thuộc vào quy mô và tính phức tạp trong công tác kế toán của đơn vị được kiểm toán

Trang 34

Một cuộc kiểm toán thường kéo dài từ 03 đến 6 ngày Vào ngày cuối cùng của đợtkiểm toán, KTĐLQG thường tiến hành họp với đơn vị được kiểm toán để thống nhấtmột số vấn đề và đề xuất rút kinh nghiệm vào đợt kiểm toán sau Bên cạnh đó ôngThắng cũng nói rằng, vào các mùa kiểm toán, số lượng khách hàng rất nhiều, thời giankiểm toán bị rút ngắn Mặc dù công ty số lượng nhân viên không phải là ít nhưng vẫnkhông đảm bảo được nhân sự cho mùa kiểm toán.

Khi được hỏi ý kiến về việc sử dụng các bảng câu hỏi khác nhau để đánh giá hệthống KSNB cho từng khách hàng khác nhau ứng với từng điều kiện cụ thể cả ÔngThắng và bà Hoàng Anh đều cho rằng đây là công việc cần thiết phải làm, tuy nhiên đểđánh giá được tốt thì chưa được vì nhiều loại hình DN, mỗi DN lại một đặc điểm hoạt

động kinh doanh Hơn nữa công ty chỉ mới xây dựng được một mô hình đánh giá chung về hệ thống KSNB cho cả công ty khách hàng mà chưa có riêng cho từng loại hình doanh nghiệp và các khoản mục nhạy cảm trên báo cáo được kiểm toán Chính vì

vậy đôi khi vì hạn chế của việc đánh giá hệ thống KSNB mà chưa mang lại hiệu quảcao trong việc xác định rủi ro kiểm toán

Ngoài ra khi trả lời về phương pháp chọn mẫu trong quy trình kiểm toán nợ phảithu khách hàng nói riêng và kiểm toán báo cáo tài chính nói chung của công ty, ÔngThắng và bà Hoàng anh đều có rất nhiều ý kiến về vấn đề này Cho rằng đây là mộtcông việc quan trọng trong quy trình kiểm toán, công ty cũng đang áp dụng phươngpháp chọn mẫu của CMA, đây là một phương pháp chọn mẫu tốt mang lại hiệu quảcao Và khi sử dụng phương pháp chọn mẫu này có thể dựa theo nhiều phương phápnhư tổng tài sản, doanh thu, lợi nhuận và chi phí Hiện nay công ty đang sử dụng theo

phương pháp là dựa vào tổng tài sản Ông Thắng cho rằng việc dựa theo tổng tài sản cũng chưa thật sự mang lại hiệu quả cao trong chọn mẫu, vì tài sản trong các doanh

nghiệp có sự biến động khá bất thường, mỗi loại tài sản lại biến động theo các cáchkhác nhau, sự biến động đó là cơ sở hoạt động của doanh nghiệp Tuy nhiên, Công ty

đã quen dùng với phương pháp này và việc thay đổi mang lại nhiều khó khăn

Về việc sử dụng chương trình kiểm toán mẫu, ông Thắng cho biết như các công

ty kiểm toán khác KTĐLQG đang áp dụng chương trình kiểm toán mẫu của VACPA,

Trang 35

vì vậy việc thực hiện kiểm toán quy trình này khá chặt chẽ vì đây là khoản mục quan

trọng và thường là chiếm tỷ trọng lớn trong các doanh nghiệp Tuy nhiên ông Thắng cũng cho biết KTV thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc gửi thư xác nhận nợ phải thu bởi lẽ các khách hàng của đơn vị được kiểm toán thường không muốn xác nhận số tiền mình đang nợ nhà cung cấp, hoặc nhiều khi bảng xác nhận công nợ mà công ty gửi đi được nhận về khi mà báo cáo kiểm toán đã được phát hành

Cùng vấn đề này bà Hoàng Anh cho biết thêm, các thư xác nhận được gửi về địa

chỉ của KTV tại Công ty KTĐLQG Đối với thư xác nhận không trả lời sẽ tiến hành

gửi thư xác nhận lần 2, nếu vẫn không nhận được thư trả lời KTV phải tiến hành cácthủ tục kiểm tra thay thế, tỷ lệ nhận được thư trả lời thường từ 40-80% trong tổng sốthư xác nhận gửi đi Một khó khăn nữa mà các KTV thường gặp phải trong quá trìnhkiểm toán công nợ phải thu đó là đôi khi việc gửi thư xác nhận đi nhưng không nhậnđược thư trả lời, đơn vị được kiểm toán lại không tiến hành đối chiếu công nợ vớikhách hàng của mình, khiến cho các KTV phải tốn rất nhiều thời gian khi tiến hành cácthủ tục thay thế như: gọi điện, trực tiếp tới doanh nghiệp để xác nhận công nợ điềunày khiến cho cho chi phí tăng lên mà thời gian kiểm toán lại bị thu hẹp lại

Khi được hỏi các DN thường xuyên thực hiện công việc đối chiếu công nợ haykhông, bà Hoàng Anh cho biết nhìn chung các DN có tiến hành đối chiếu công nợ, tuynhiên có một số đơn vị cho rằng KTV đã gửi thư xác nhận rồi nên không tiến hành đốichiếu công nợ vào thời điểm cuối năm nữa Điều này gây khó khăn cho KTV khi sốlượng thư xác nhận được gửi trả lại không nhiều Bà Hoàng Anh cũng có ý kiến thêmrằng hầu như các công ty, việc xem xét quan tâm tới các khoản mục này đang còn rấthạn chế Đặc biệt là trong công tác trích lập dự phòng

Đối với các thủ tục sử dụng trong kiểm toán nợ phải thu khách hàng, Công ty đã

sử dụng thủ tục phân tích khá nhiều và còn hạn chế trong thủ tục kiểm tra chi tiết Ông Thắng cho rằng điều này là chưa hợp lý vì nợ phải thu khách hàng thuộc tài sản, việc kiểm tra chi tiết tài sản sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, chỉ sử dụng thủ tục phân tích nhiều cho các khoản mục trên báo cáo kết quả kinh doanh.

Trang 36

Ông Thắng cho biết những gian lận có thể xảy ra đối với khoản mục Nợ phảikhách hàng như ghi nhận các khoản ứng trước của người mua không có chứng từ hợp

lệ Các khoản ứng trước của khách hàng có mối quan hệ kinh tế lâu dài, thường xuyênvới các tổ chức kinh tế khác nhưng không tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế giữa hai

bên Hoặc ghi nhận tăng phải thu không phù hợp với ghi nhận tăng doanh thu Công

tác luân chuyển chứng từ từ bộ phận kho lên phòng kế toán chậm nên hạch toán tăngphải thu khi bán hàng không có chứng từ kho như phiếu xuất hàng…

Về việc ghi chép và lưu trữ tài liệu trong hồ sơ kiểm toán, bà Hoàng Anh chobiết công ty đã đào tạo KTV về vấn đề ghi chép và lưu trữ tài liệu trong mỗi cuộc kiểm

toán Nhưng thực tế thì KTV chỉ ghi lại những kết quả tóm tắt thu được trong quá trình kiểm toán mà không đưa ra các thông tin về trình tự các bước công việc, dung lượng mẫu chọn, hay tiến trình kiểm tra chi tiết như thế nào … Ngoài ra trong quá trình kiểm toán, những tài liệu KTV thu về chưa được sắp xếp và tham chiếu cẩn thận, gây khó khăn cho việc kiểm tra của cấp kiểm soát của công ty Bà cho biết trong thời gian tới công ty

đang cố gắng đào tạo vấn đề này để hạn chế những sai sót trong quá trình kiểm toán

Nói chung cả Ông Thắng và Bà Hoàng Anh đều cho rằng không những trongcông tác kiểm toán nợ phải thu khách hàng mà trong toàn bộ hoạt động kiểm toán, đềuphải ngày một nâng cao hiệu quả hoạt động Nghiên cứu nhiều hơn nữa để có thể đưa

ra được một chương trình kiểm toán linh hoạt mà hiệu quả

3.4 Thực trạng quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty KTĐLQG

3.4.1 Tổ chức kinh doanh và quản lý chuyên môn tại Công ty KTĐLQG

3.4.1.1 Các ngành nghề, dịch vụ và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hiện nay

Kiểm toán BCTC; Kiểm toán BCTC vì mục đích thuế và dịch vụ quyết toán thuế;Kiểm toán hoạt động; Kiểm toán tuân thủ; Kiểm toán nội bộ; Kiểm toán báo cáo quyếttoán vốn đầu tư hoàn thành (kể cả kiểm toán BCT hàng năm); Kiểm toán báo cáo quyếttoán dự án ; dịch vụ kiểm toán; dịch vụ kế toán dịch vụ tư vấn; các dịch vụ khác

Trang 37

Tuy mới ra đời không lâu, nhưng kết quả kinh doanh của Công ty đã và đang rấttốt và hoàn thành mục tiêu của mình: “Trở thành một trong những Công ty cung cấpdịch vụ chuyên nghiệp có chất lượng cao, năng động và sáng tạo hàng đầu Việt Nam”.Hiện nay thì hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang phát triển rất tốt, doanhthu và lợi nhuận tăng đều qua các năm, khách hàng ngày càng mở rộng hơn.

3.4.1.2 Sơ đồ tổ chức của công ty

Sơ đồ tổ chức của công ty được minh họa thông qua sơ đồ < phụ lục 007 >

Trong đó :

Ban Giám đốc Công ty là những người góp vốn thành lập Công ty, chịu trách

nhiệm trước khách hàng về dịch vụ do Công ty cung cấp, đồng thời có nhiệm vụ điềuhành chung toàn bộ hoạt động của Công ty, Ban Giám đốc là những người có trình độPhó Giáo sư tiến sĩ, Thạc sĩ và đều có chứng chỉ Kiểm toán viên hành nghề Công tybao gồm 1 Giám đốc và 1 Phó giám đốc

Khối hành chính gồm 3 bộ phận: bộ phận hành chính, bộ phận kế toán và bộ

phận công nghệ thông tin Mỗi nhân viên trong các phòng ban đều được trang bị máy

vi tính, điều này giúp cho công việc được thuận tiện và hiệu quả hơn Hiện nay, việc ápdụng công nghệ thông tin vào việc quản lý và điều hành công việc là một điều tất yếu

và cần thiết

Bộ phận hành chính: là bộ phận hỗ trợ các bộ phận khác trong việc hoàn thành

nhiệm vụ được giao, nhiệm vụ chủ yếu của bộ phận này là lưu trữ và quản lý tài liệu,văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến dịch vụ mà Công ty cung cấp như kiểmtoán, kế toán, tài chính, ngân hàng… các dữ liệu liên quan đến thông tin về kháchhàng

Bộ phận kế toán: có nhiệm vụ hỗ trợ đắc lực cho Ban Giám đốc trong việc điều

tiết chi phí của một cuộc kiểm toán Cũng như kế toán của các công ty khác, bộ phận

kế toán có nhiệm vụ theo dõi tình hình sử dụng tài sản của Công ty, theo dõi, ghi chépdoanh thu, chi phí phát sinh cho từng khách thể kiểm toán riêng biệt và lập báo cáo kếtquả kinh doanh của Công ty Thường xuyên báo cáo với Ban giám đốc tình hình kinhdoanh của Công ty

Trang 38

Bộ phận công nghệ thông tin: bên cạnh bộ phận kế toán thì bộ phận công nghệ

thông tin cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng, bởi kiểm toán là một ngành đòihỏi luôn phải được kết hợp với công nghệ thông tin Bộ phận này tư vấn giúp các thànhviên xử lý các sự cố liên quan đến máy tính, chịu trách nhiệm tạo ra sự sáng tạo và mới

mẻ trong trang web của công ty và các phương pháp tiếp cận khách hàng thông quamạng internet

Khối nghiệp vụ gồm bộ phận Kiểm toán và bộ phận Tư vấn Bộ phận Kiểm toán

bao gồm Kiểm toán BCTC và Kiểm toán xây dựng cơ bản Bộ phận Tư vấn bao gồm

Tư vấn thuế và Tư vấn doanh nghiệp

Bộ phận Kiểm toán BCTC là bộ phận có số lượng nhân viên chuyên nghiệp lớn

nhất trong công ty với 12 nhân viên các cấp Bộ phận này là bộ phận trực tiếp lập kếhoạch và thực hiện các công việc cụ thể trong một cuộc kiểm toán BCTC Nhân viênthuộc bộ phận này cũng là một trong những bộ phận chủ chốt nhất của công ty vớinhiều kinh nghiệm và có thể đảm nhận được công việc ở các bộ phận khác

Bộ phận Kiểm toán Xây dựng cơ bản có 2 nhân viên với nhiệm vụ thực hiện

các hợp đồng kiểm toán Báo cáo đầu tư xây dựng hoàn thành Bộ phận này chủ yếu làcác kỹ sư xây dựng có kinh nghiệm và thường phải kết hợp với các thành viên trong

Bộ phận kiểm toán BCTC để tạo thành nhóm kiểm toán thực hiện cung cấp dịch vụkiểm toán Báo cáo đầu tư công trình xây dựng hoàn thành

Bộ phận Tư vấn thuế: bộ phận này gồm những nhân viên có kinh nghiệm về

công tác thuế và nắm rõ các quy định về thuế của Nhà nước, các chuyên gia về thuếcủa Công ty sẽ giúp khách hàng nhận thức được các giao dịch liên quan đến thuế vàgiúp khách hàng hiểu biết được ảnh hưởng quan trọng liên quan đến công việc kinhdoanh của mình

Bộ phận Tư vấn doanh nghiệp: bộ phận này được thành lập nhằm mục đích trợ

giúp doanh nghiệp có được sự cải thiện quyết định về phương hướng và tình hình hoạtđộng, các nhân viên thuộc bộ phận này đòi hỏi phải có trình độ cao và nhiều kinhnghiệm thực tế

Trang 39

3.4.2 Quy trình kiểm toán công nợ phải thu tại công ty TNHH kiểm toán độc lập quốc gia Việt Nam

Quy trình kiểm toán công nợ phải thu khách hàng nói riêng và kiểm toán báocáo tài chính của KTĐLQG đang được thực hiện theo chương trình kiểm toán mẫu củaVACPA

3.4.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán

a Chuẩn bị kiểm toán

 Với tiêu chí là một trong những công ty kiểm toán hàng đầu, KTĐLQG luôn chútâm mở rộng thị trường và gia tăng chất lượng phục vụ Định kỳ công ty thực hiện gửithư chào hàng kèm hồ sơ năng lực của mình tới các doanh nghiệp, tổ chức có tiềmnăng; Đăng tải những thông tin mới trên website công ty…

 Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán khoản mục này, công ty thường thực hiện cáccông việc sau :

 Đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng < phụ lục 008 >

 Nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng

 Lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán

 Ký kết hợp đồng kiểm toán

b Thu thập thông tin cơ sở

 Theo hướng dẫn trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 Lập kế hoạch kiểmtoán kết hợp với chỉ dẫn của chương trình kiểm toán mẫu VACPA, trong giai đoạn nàyKTV sẽ thu thập hiểu biết ngành nghề, hoạt động kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu

hệ thống KSNB và các bên liên quan Đánh giá khả năng có những sai sót trọng yếu vàthực hiện thủ tục phân tích, xác định thời gian cần thiết để thực hiện kiểm toán và mởrộng các thủ tục kiểm toán khác

 Tìm hiểu ngành nghề kinh doanh của khách hàng

 Xem xét kết quả của cuộc kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toán trước

 Tham quan nhà xưởng

 Nhận diện các bên có liên quan

 Dự kiến nhu cầu sử dụng các chuyên gia bên ngoài

Ngày đăng: 24/03/2015, 12:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Quyết định của Bộ Trưởng Bộ Tài chính số 219/2000/QĐ – BTC Ngày 29 tháng 12 năm 2000 về việc ban hành và công bố 6 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Đợt 2 Khác
2. Quyết định của Bộ Trưởng Bộ Tài chính số 143/2001/QĐ – BTC Ngày 21 tháng 12 năm 2001 về việc ban hành và công bố 6 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Đợt 3 Khác
3. Quyết định của Bộ Trưởng Bộ Tài chính số 28/2003/QĐ – BTC Ngày 14 tháng 3 năm 2003 về việc ban hành và công bố 5 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Đợt 4 Khác
4. Lý thuyết kiểm toán - Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Tài chính, năm 2003 Khác
5. Kiểm toán Lý thuyết và thực hành - Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Tài chính, năm 2008 Khác
6. Hồ sơ kiểm toán tại công ty TNHH kiểm toán độc lập quốc gia Việt Nam Khác
7. Các website: tapchiketoan.com; tapchikiemtoan.com; kiemtoan.com.vn;webketoan.com Khác
8. Giáo trình kế toán tài chính – Đại Học Thương Mại.9. Các luận văn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w