Bổ sung các thủ tục trong kiểm toán nợ phải thu khách hàng tại công ty

Một phần của tài liệu Kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán độc lập quốc gia Việt Nam (KTĐLQG) (Trang 65)

- Thời gian và chi phí của cuộc kiểm toán

c. Việc kiểm soát chất lượng kiểm toán

4.3.3. Bổ sung các thủ tục trong kiểm toán nợ phải thu khách hàng tại công ty

Mỗi KTV sau khi đã đánh giá được hệ thống KSNB đối với khoản phải thu khách hàng, KTV có thể hình dung ra được các thủ tục kiểm toán mà mình thực hiện. Để thực hiện hiệu quả kiểm toán nợ phải thu khách hàng, theo em công ty nên bổ sung một số các thủ tục kiểm toán sau :

- Thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết : Trong kiểm toán nợ phải thu khách hàng công ty nên sử dụng các thủ tục kiểm tra chi tiết nhiều hơn, và việc kiểm tra chi tiết khoản mục Nợ phải thu khách hàng Công ty không chỉ đơn thuần là thực hiện các thủ tục kiểm tra thông thường mà nên kết hợp với việc kiểm tra tính đầy đủ và hiện hữu, và có thể thêm nữa là sự kết hợp giữa các kỹ thuật thu thập bằng chứng, để có thể thu thập được bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy và tính thuyết phục cao nhất. Và trong việc sử dụng phân tích Nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán Công ty nên xây dựng một mô hình phân tích hữu hiệu dựa trên thông tin tài chính và phi tài chính để có thể đánh giá chính xác thực trạng của Công ty khách hàng

Như các công ty kiểm toán khác, KTĐLQG cũng có chương trình làm việc cụ thể với khoản mục nợ phải thu khách hàng. Tuy nhiên việc sử dụng các thủ của công ty chưa thực sự hiệu quả và đầy đủ. Để kiểm toán nợ phải thu khách hàng công ty nên lưu ý một số vấn đề sau :

• Trong kiểm toán nợ phải thu khách hàng, thủ tục kiểm tra chi tiết rất quan trọng. Tuy nhiên KTV không nên thực hiện ngay việc kiểm toán chi tiết vào từng khách hàng trước khi tiến hành các phân tích tổng quát về biến động của các khoản phải thu tương ứng với sự biến động của doanh thu và luồng tiền. Một công ty có doanh số tăng mạnh, lãi lớn nhưng lại có số dư công nợ phải thu khách hàng và tiền mặt giảm mạnh trong khi các chỉ tiêu khác thay đổi không đáng kể sẽ là một yếu tố bất thường.

• Khi tiến hành kiểm toán chi tiết thì phải tìm hiểu các đối ứng bất thường phát sinh trong quá trình hạch toán định khoản của kế toán, các đối ứng này nhiều khi giúp KTV tìm ra các sai sót trọng yếu trong doanh nghiệp được kiểm toán.

• Chọn mẫu kiểm tra chi tiết nên thu thập bảng phát sinh công nợ theo từng đối tượng trước để phân tích tổng quát và chọn mẫu theo đối tượng để kiểm tra. Nhất là

những khách hàng trong năm không phát sinh nghiệp vụ mà cuối năm phát sinh lớn, hay một số đối tượng có số dư ứng trước quá lớn.

- Đối với việc chia cắt niên độ: Chia cắt niên độ cũng là vấn đề nhạy cảm đối với khoản mục nợ phải thu khách hàng và thường ở thời điểm này việc sai sót trong nợ phải thu khách hàng là khá lớn, chính vì vậy Công ty cần quan tâm nhiều hơn đến các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ kế toán của công ty khách hàng, mà đặc biệt là có sự kiện có liên quan đến các khoản phải thu như: Các khoản phải thu đang xảy ra tranh chấp, các khoản phải thu xác định là xóa sổ nhưng khách hàng vẫn mang đến trả ... KTV có thể tiến hành kiểm tra chi tiết một số nghiệp vụ phát sinh nợ phải thu khách hàng trong tháng 12 bằng cách thu thập các hóa đơn, chứng từ liên quan để chứng minh các nghiệp vụ bán hàng đó là có thực hay không, hay chỉ là nghiệp vụ ghi khống. Sau đó KTV có thể chọn một số nghiệp vụ liên quan tới công nợ phải thu của tháng 1 năm sau để kiểm tra chi tiết nghiệp vụ bán chịu có được ghi hai lần hay không. Mọi công việc và chứng từ kế toán thu thập được KTV nên ghi vào giấy tờ làm việc để phản ánh.

- Về thủ tục gửi thư xác nhận tới khách hàng: Trước hết là các KTV cần phải tăng cường kiểm soát đối với việc gửi thư xác nhận để hạn chế sự thỏa thuận của Công ty khách hàng và bên thứ ba. Ngoài ra công ty không chỉ gửi thư xác nhận với các khoản phải thu có số dư lớn mà nên gửi cả những khoản phải thu có số dư bằng 0 để hạn chế việc bỏ qua những sai sót nằm trong nghiệp vụ này. Tuy nhiên trong thực tế không phải lúc nào việc gửi thư xác nhận được phúc đáp đầy đủ, chính vì vậy để đảm bảo kịp cho việc lập báo cáo kiểm toán. Nếu tỷ lệ về thư xác nhận là thấp và các thủ tục thay thế không thể nâng cao được tỷ lệ tin cậy ở số liệu thì tốt nhất nên trình bày rõ để KTV đưa ra ý kiến trên báo cáo kiểm toán.

Một phần của tài liệu Kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán độc lập quốc gia Việt Nam (KTĐLQG) (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w