Những tồn tại trong quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng.

Một phần của tài liệu Kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán độc lập quốc gia Việt Nam (KTĐLQG) (Trang 57)

- Thời gian và chi phí của cuộc kiểm toán

c. Việc kiểm soát chất lượng kiểm toán

4.1.1.2. Những tồn tại trong quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng.

Bên cạnh những thành tựu đạt đuợc, cũng không ít những tồn tại trong công tác kiểm toán của Công ty như :

Như trên Công ty mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng bảng câu hỏi đánh giá chung cho tất cả loại hình doanh nghiệp về hệ thống KSNB của khách hàng mà chưa có thiết kế riêng cho từng loại hình doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp đặc thù, hay cho một số doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề đặc thù. Chính vì vậy chưa đáp ứng được yêu cầu kiểm toán, và việc đánh giá rủi ro kiểm soát của KTV bị hạn chế. b.Về phuơng pháp chọn mẫu

Công ty đang sử dụng phuơng pháp chọn mẫu CMA. Phuơng pháp chọn mẫu CMA cụ thể như sau :

J = MP/R N=POP/J Trong đó :

MP : mức độ trọng yếu chi tiết R : chỉ số về độ tin cậy

J : buớc chọn mẫu, hay có thể gọi là bước nhảy POP : Số dư trên tài khoản cần kiểm tra

N : số mẫu cần kiểm tra

Phuơng pháp chọn mẫu này đuợc sử dụng khi KTV chọn mẫu nghiệp vụ, khách hàng để kiểm tra chi tiết. Phuơng pháp chọn mẫu này rất hữu dụng trong kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng khi thực hiện thủ tục gửi thư xác nhận. Theo kinh nghiệm của các KTV ở các công ty kiểm toán trên thế giới việc chọn mẫu theo CMA có thể dựa vào lợi nhuận, doanh thu, hoặc tài sản. Hiện nay công ty đang lựa chọn mức trọng yếu theo tài sản. Và cũng theo như Ông Thắng thì việc công ty xác định dựa theo tài sản là chưa mang lại hiệu quả cao. Bởi vì ở các doanh nghiệp thông thường tài sản được báo cáo cao hơn thực tế và có nhiều biến động bất thường. Vì vậy việc doanh nghiệp xác định mức trọng yếu theo tài sản chưa mang lại hiệu quả đối với phương pháp chọn mẫu CMA.

Qua quá trình thực tập, phỏng vấn nghiên cứu tìm hiểu về công tác kiểm toán của các KTV của công ty, em nhận thấy rằng theo như những thiết kế trong chương trình KTM của VACPA mà Công ty đang áp dụng thì đây là một chương trình kiểm toán khá đầy đủ và chặt chẽ. Gửi thư xác nhận là thủ tục rất quan trọng vì nó cung cấp bằng chứng khách quan của bên thứ ba độc lập. Tuy nhiên trong các thủ tục kiểm toán khoản phải thu khách hàng mà công ty thực hiện, thì chỉ gửi thư các nhận cho nững khách hàng chưa có biên bản đối chiếu công nợ để tránh sự lãng phí không cần thiết và những khách hàng có số dư lớn và có biến động bất thuờng, bỏ qua những khách hàng có số dư bằng 0 hoặc các khách hàng đuợc chọn để gửi thư xác nhận và kiểm tra chi tiết thuờng đuợc chọn theo cảm nhận của KTV đối với những khách hàng có số dư lớn mà không theo nguyên tắc như chọn mẫu xác suất, phi xác suất dẫn đến việc chọn mẫu không điển hình, dễ gây bỏ xót các sai phạm. Lý do của vấn đề là do thời gian kiểm toán quá ngắn và hạn chế về chi phí kiểm toán.

d. Về thủ tục trong kiểm toán nợ phải thu khách hàng.

Thủ tục phân tích luôn được khuyến khích sử dụng trong kiểm toán khi có điều kiện. Vì thủ tục này được đánh giá là hữu hiệu, tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm toán nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu đưa ra ý kiến đáng tin cậy.

Thủ tục phân tích được KTĐLQG sử dụng khá nhiều và thủ tục kiểm tra chi tiết thì còn rất ít. Khi thực hiện kiểm toán, KTV chỉ thực hiện kỹ thuật phân tích là chủ yếu, điều này cũng không phải là không tốt nhưng nó không mang lại hiệu quả cao cho quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng.

e. Về việc ghi chép và lưu trữ tài liệu trong hồ sơ kiểm toán

Tài liệu làm việc của KTV cung cấp các bằng chứng kiểm toán quan trọng làm cơ sở hình thành các ý kiến của KTV và là minh chứng cho việc tiến hành theo đúng chuẩn mực của cuộc kiểm toán.

Ý thức được tầm quan trọng đó, Công ty đã xây dựng được những quy định riêng về cách thức tổ chức và lưu trữ tài liệu làm việc, xây dựng hồ sơ kiểm toán hợp lý, thống nhất và khoa học. Hệ thống hồ sơ này không những giúp cho KTV ghi chép các công việc thực hiện một cách nhanh chóng, đơn giản mà còn giúp cho trưởng đoàn kiểm toán và Ban giám đốc dễ dàng hơn trong việc soát xét toàn bộ cuộc kiểm toán.

Tuy nhiên, qua thực tế xem xét hồ sơ kiểm toán của một số đơn vị khách hàng của KTĐLQG, KTV hầu như chỉ ghi lại những kết quả lên giấy làm việc còn các thông tin khác như quá trình tiến hành kiểm tra, trình tự các bước công việc, dung lượng mẫu chọn, cách thức chọn mẫu … không được ghi chép đầy đủ. Nguyên nhân chủ yếu là do phần lớn các cuộc kiểm toán bị hạn chế về mặt thời gian do đó KTV không có điều kiện để ghi chép tất cả những công việc thực hiện. Điều này có thể chấp nhận được nếu như những sai sót phát hiện được là đơn giản, còn trong trường hợp có những tình huống phức tạp thì cách ghi chép như trên sẽ tỏ ra không hiệu quả, bởi nó sẽ khiến cho người thực hiện công việc soát xét khó khăn hơn trong việc nắm bắt vấn đề, khó đưa ra quyết định yêu cầu KTV tăng lượng mẫu chọn, thu thập thêm bằng chứng hay quy trình thực hiện như thế đã phù hợp với tình huống chưa ?

f. Về vấn đề nhân sự trong mùa kiểm toán

Trong hoạt động kiểm toán đòi hỏi cần có kiến thức chuyên môn vững vàng và khả năng xét đoán nghề nghiệp, Tuy nhiên nhân viên của Công ty đa phần lại là các nhân viên trẻ đó cũng là một lợi thế nhưng hầu hết chưa có kinh nghiệm dày dặn cùng sự hiểu biết sâu về các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Từ đó dẫn đến việc đánh giá bị hạn chế.

Hơn nữa, Công ty KTĐLQG với số lượng nhân viên không nhiều nhưng số lượng khách hàng cũng đã lên đến hàng trăm khách hàng, vì vậy trong mùa kiểm toán, các nhân viên phải làm việc liên tục. Do vậy ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng kiểm toán, đòi hỏi Công ty phải có chính sách nhân sự hợp lý.

Một phần của tài liệu Kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán độc lập quốc gia Việt Nam (KTĐLQG) (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w