Kết quả điều tra trắc nghiệm vấn đề nghiên cứu và hoặc kết quả tổng hợp đánh giá của các chuyên gia

Một phần của tài liệu Kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán độc lập quốc gia Việt Nam (KTĐLQG) (Trang 33)

- Thời gian và chi phí của cuộc kiểm toán

3.3 Kết quả điều tra trắc nghiệm vấn đề nghiên cứu và hoặc kết quả tổng hợp đánh giá của các chuyên gia

đánh giá của các chuyên gia

Được sự giúp đỡ của ông Nguyễn Văn Thắng và bà Bùi Thị Hoàng Anh, buổi phỏng vấn đã mang lại những kết quả cho quá trình nghiên cứu.

Ông Thắng cho biết Công ty cung cấp dịch vụ cho hầu hết các loại hình DN và mọi hoạt động kinh doanh. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty là dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính và tư vấn kế toán, ngoài ra còn nhiều hoạt động khác.

Trả lời về vấn đề nhân sự trong mỗi cuộc kiểm toán ông Thắng cho biết trong

một cuộc kiểm toán thường có từ 3 đến 5 nhân viên kiểm toán tham gia, trong đó có một trưởng nhóm phụ trách chính. Số lượng các KTV có thể nhiều hơn hoặc ít hơn phụ

Một cuộc kiểm toán thường kéo dài từ 03 đến 6 ngày. Vào ngày cuối cùng của đợt kiểm toán, KTĐLQG thường tiến hành họp với đơn vị được kiểm toán để thống nhất một số vấn đề và đề xuất rút kinh nghiệm vào đợt kiểm toán sau. Bên cạnh đó ông Thắng cũng nói rằng, vào các mùa kiểm toán, số lượng khách hàng rất nhiều, thời gian kiểm toán bị rút ngắn. Mặc dù công ty số lượng nhân viên không phải là ít nhưng vẫn không đảm bảo được nhân sự cho mùa kiểm toán.

Khi được hỏi ý kiến về việc sử dụng các bảng câu hỏi khác nhau để đánh giá hệ thống KSNB cho từng khách hàng khác nhau ứng với từng điều kiện cụ thể cả Ông Thắng và bà Hoàng Anh đều cho rằng đây là công việc cần thiết phải làm, tuy nhiên để đánh giá được tốt thì chưa được vì nhiều loại hình DN, mỗi DN lại một đặc điểm hoạt động kinh doanh. Hơn nữa công ty chỉ mới xây dựng được một mô hình đánh giá

chung về hệ thống KSNB cho cả công ty khách hàng mà chưa có riêng cho từng loại hình doanh nghiệp và các khoản mục nhạy cảm trên báo cáo được kiểm toán. Chính vì

vậy đôi khi vì hạn chế của việc đánh giá hệ thống KSNB mà chưa mang lại hiệu quả cao trong việc xác định rủi ro kiểm toán.

Ngoài ra khi trả lời về phương pháp chọn mẫu trong quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng nói riêng và kiểm toán báo cáo tài chính nói chung của công ty, Ông Thắng và bà Hoàng anh đều có rất nhiều ý kiến về vấn đề này. Cho rằng đây là một công việc quan trọng trong quy trình kiểm toán, công ty cũng đang áp dụng phương pháp chọn mẫu của CMA, đây là một phương pháp chọn mẫu tốt mang lại hiệu quả cao. Và khi sử dụng phương pháp chọn mẫu này có thể dựa theo nhiều phương pháp như tổng tài sản, doanh thu, lợi nhuận và chi phí. Hiện nay công ty đang sử dụng theo phương pháp là dựa vào tổng tài sản. Ông Thắng cho rằng việc dựa theo tổng tài sản

cũng chưa thật sự mang lại hiệu quả cao trong chọn mẫu, vì tài sản trong các doanh

nghiệp có sự biến động khá bất thường, mỗi loại tài sản lại biến động theo các cách khác nhau, sự biến động đó là cơ sở hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, Công ty đã quen dùng với phương pháp này và việc thay đổi mang lại nhiều khó khăn.

Về việc sử dụng chương trình kiểm toán mẫu, ông Thắng cho biết như các công ty kiểm toán khác KTĐLQG đang áp dụng chương trình kiểm toán mẫu của VACPA,

vì vậy việc thực hiện kiểm toán quy trình này khá chặt chẽ vì đây là khoản mục quan trọng và thường là chiếm tỷ trọng lớn trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên ông Thắng

cũng cho biết KTV thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc gửi thư xác nhận nợ phải thu bởi lẽ các khách hàng của đơn vị được kiểm toán thường không muốn xác nhận số tiền mình đang nợ nhà cung cấp, hoặc nhiều khi bảng xác nhận công nợ mà công ty gửi đi được nhận về khi mà báo cáo kiểm toán đã được phát hành.

Cùng vấn đề này bà Hoàng Anh cho biết thêm, các thư xác nhận được gửi về địa chỉ của KTV tại Công ty KTĐLQG. Đối với thư xác nhận không trả lời sẽ tiến hành gửi thư xác nhận lần 2, nếu vẫn không nhận được thư trả lời KTV phải tiến hành các thủ tục kiểm tra thay thế, tỷ lệ nhận được thư trả lời thường từ 40-80% trong tổng số thư xác nhận gửi đi. Một khó khăn nữa mà các KTV thường gặp phải trong quá trình kiểm toán công nợ phải thu đó là đôi khi việc gửi thư xác nhận đi nhưng không nhận được thư trả lời, đơn vị được kiểm toán lại không tiến hành đối chiếu công nợ với khách hàng của mình, khiến cho các KTV phải tốn rất nhiều thời gian khi tiến hành các thủ tục thay thế như: gọi điện, trực tiếp tới doanh nghiệp để xác nhận công nợ...điều này khiến cho cho chi phí tăng lên mà thời gian kiểm toán lại bị thu hẹp lại.

Khi được hỏi các DN thường xuyên thực hiện công việc đối chiếu công nợ hay không, bà Hoàng Anh cho biết nhìn chung các DN có tiến hành đối chiếu công nợ, tuy nhiên có một số đơn vị cho rằng KTV đã gửi thư xác nhận rồi nên không tiến hành đối chiếu công nợ vào thời điểm cuối năm nữa. Điều này gây khó khăn cho KTV khi số lượng thư xác nhận được gửi trả lại không nhiều. Bà Hoàng Anh cũng có ý kiến thêm rằng hầu như các công ty, việc xem xét quan tâm tới các khoản mục này đang còn rất hạn chế. Đặc biệt là trong công tác trích lập dự phòng.

Đối với các thủ tục sử dụng trong kiểm toán nợ phải thu khách hàng, Công ty đã sử dụng thủ tục phân tích khá nhiều và còn hạn chế trong thủ tục kiểm tra chi tiết. Ông Thắng cho rằng điều này là chưa hợp lý vì nợ phải thu khách hàng thuộc tài sản, việc kiểm tra chi tiết tài sản sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, chỉ sử dụng thủ tục phân tích nhiều cho các khoản mục trên báo cáo kết quả kinh doanh.

Ông Thắng cho biết những gian lận có thể xảy ra đối với khoản mục Nợ phải khách hàng như ghi nhận các khoản ứng trước của người mua không có chứng từ hợp lệ. Các khoản ứng trước của khách hàng có mối quan hệ kinh tế lâu dài, thường xuyên với các tổ chức kinh tế khác nhưng không tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế giữa hai bên. Hoặc ghi nhận tăng phải thu không phù hợp với ghi nhận tăng doanh thu. Công tác luân chuyển chứng từ từ bộ phận kho lên phòng kế toán chậm nên hạch toán tăng phải thu khi bán hàng không có chứng từ kho như phiếu xuất hàng…

Về việc ghi chép và lưu trữ tài liệu trong hồ sơ kiểm toán, bà Hoàng Anh cho biết công ty đã đào tạo KTV về vấn đề ghi chép và lưu trữ tài liệu trong mỗi cuộc kiểm toán. Nhưng thực tế thì KTV chỉ ghi lại những kết quả tóm tắt thu được trong quá trình

kiểm toán mà không đưa ra các thông tin về trình tự các bước công việc, dung lượng mẫu chọn, hay tiến trình kiểm tra chi tiết như thế nào … Ngoài ra trong quá trình kiểm toán, những tài liệu KTV thu về chưa được sắp xếp và tham chiếu cẩn thận, gây khó khăn cho việc kiểm tra của cấp kiểm soát của công ty. Bà cho biết trong thời gian tới công ty

đang cố gắng đào tạo vấn đề này để hạn chế những sai sót trong quá trình kiểm toán. Nói chung cả Ông Thắng và Bà Hoàng Anh đều cho rằng không những trong công tác kiểm toán nợ phải thu khách hàng mà trong toàn bộ hoạt động kiểm toán, đều phải ngày một nâng cao hiệu quả hoạt động. Nghiên cứu nhiều hơn nữa để có thể đưa ra được một chương trình kiểm toán linh hoạt mà hiệu quả.

Một phần của tài liệu Kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán độc lập quốc gia Việt Nam (KTĐLQG) (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w