Phương pháp chọn mẫu trong kiểm toán nợ phải thu khách hàng

Một phần của tài liệu Kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán độc lập quốc gia Việt Nam (KTĐLQG) (Trang 64)

- Thời gian và chi phí của cuộc kiểm toán

c. Việc kiểm soát chất lượng kiểm toán

4.3.2. Phương pháp chọn mẫu trong kiểm toán nợ phải thu khách hàng

Đây là một công việc quan trọng trong quy trình kiểm toán nói chung và quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng nói riêng. Nó chịu ảnh hưởng của việc xác định mức trọng yếu của KTV như thế nào. Mức trọng yếu trong các công ty thì thường được xây dựng và phê duyệt theo chính sách của từng công ty kiểm toán, và mức trọng yếu kế hoạch được công ty xác định để thông báo với thành viên nhóm kiểm toán trước khi kiểm toán ở công ty khách hàng, đó là sơ sở để thành viên nhóm kiểm toán có trách nhiệm xác định lại mức trọng yếu thực tế trong giai đoạn kết thúc kiểm toán để xác định xem các công việc và thủ tục kiểm toán đã được thực hiện đầy đủ hay chưa.

Hiện nay Công ty đang sử dụng phuơng pháp chọn mẫu CMA, nhưng lại chưa thực sử dụng hiệu quả phương pháp chọn mẫu này, chính vì vậy mặc dù chương trình

kiểm toán rất tốt nhưng lại chưa thể kết hợp với phương pháp chọn mẫu. Do vậy chưa phát huy đuợc hiệu quả giúp các KTV chọn mẫu đại diện cho tổng thể. Để hoàn thành quy trình kiểm toán khoản phải thu khách hàng hay quy trình kiểm toán những khoản mục khác, Công ty phải nhất quán trong mô hình chọn mẫu của mình.

Theo kinh nghiệm của các công ty kiểm toán độc lập có uy tín trên thế giới chọn mẫu theo CMA có rất nhiều phương pháp có thể theo tổng tài sản, có thể theo doanh thu, lợi nhuận. KTĐLQG chủ yếu lựa chọn mức trọng yếu theo tổng tài sản của doanh nghiệp và một số thì theo lợi nhuận, tuy nhiên cũng như lợi nhuận Tổng tài sản của các doanh nghiệp cũng có sự biến động khá bất thường hơn nữa các doanh nghiệp thường có xu hướng là báo cáo tài sản cao hơn thực tế. Vì vậy dựa theo tài sản sẽ làm tăng số mẫu cần kiểm tra, điều đó không phù hợp và còn gặp nhiều rủi ro, do đó KTV nên tiến hành chọn mẫu dựa vào doanh thu hoặc lợi nhuận.

Nếu công ty xác định theo lợi nhuận thì cũng không mang lại hiệu quả cao vì xác định theo lợi nhuận có nhiều nhược điểm: Lợi nhuận thường biến động bất thường và nếu lợi nhuận giảm thì theo đó cỡ mẫu nhỏ điều đó có nghĩa là rủi ro kiểm toán sẽ tăng lên. Nếu Công ty được kiểm toán có lợi nhuận âm (lỗ), điều đó có nghĩa là không cần lấy mẫu trong kiểm toán thì điều này là vô lý.

Và cũng theo kinh nghiệm của các công ty kiểm toán độc lập có uy tín trong và ngoài nước thì việc dựa vào doanh thu được đánh giá tốt. Vì ở trong các doanh nghiệp, doanh thu là khoản mục ít biến động và khi thực hiện kiểm toán doanh thu nếu có sự thay đổi thì đã có sự điều chỉnh lại mẫu, chính vì vậy mà việc KTV dựa vào doanh thu là hợp lý hơn cả. Tuy nhiên một số trường hợp các Công ty có thể lấy mẫu dựa theo lợi nhuận khi kiểm toán các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán. Các doanh nghiệp này chỉ tiêu lợi nhuận được đánh giá khá là quan trọng, và niêm yết trên thị trường đồng nghĩa với việc lợi nhuận của họ bị kiểm soát rất chặt chẽ, không có nhiều sai sót trong chỉ tiêu này. Lúc này thì việc lấy mẫu dựa theo lợi nhuận lại là hiệu quả.

Một phần của tài liệu Kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán độc lập quốc gia Việt Nam (KTĐLQG) (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w