CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1.Tính cấp thiết Trong điều kiện hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, ngoàicá
Trang 1CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ
ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1.Tính cấp thiết
Trong điều kiện hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, ngoàicác nhà quản lý và Nhà nước, thì số liệu kế toán còn thu hút sự chú ý của bên thứ banhư các ngân hàng, tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư, nhà cung cấp, kháchhàng Những thông tin này giúp bên thứ ba hiểu hơn về tình hình tài chính củadoanh nghiệp; là căn cứ để các đối tác cân nhắc mối quan hệ với doanh nghiệp Do
đó, yêu cầu cần thiết đặt ra với các thông tin này là tính trung thực và đáng tin cậy.Không phải lúc nào, các đối tác này cũng trực tiếp kiểm tra tính trung thực củanhững thông tin do kế toán cung cấp Bởi vậy, thông tin trên Báo cáo tài chính đượckiểm tra tính trung thực hợp lý bởi các công ty kiểm toán độc lập trở thành nhu cầukhách quan
Kiểm toán BCTC với chức năng đưa ra ý kiến về sự trung thực và hợp lý củaBCTC, mang đến niềm tin cho các nhà đầu tư, các nhà cung cấp, tổ chức tín dụng,ngân hàng về tình hình tài chính của doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm khác
BCTC phản ánh kết quả hoạt động và mọi khía cạnh trong quá trình sản xuất,kinh doanh của doanh nghiệp, đưa ra cái nhìn tổng thể về tình hình tài chính củadoanh nghiệp Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải tiến hành kiểm toán BCTC đểđảm bảo chất lượng của các thông tin trên BCTC phát hành TSCĐ là một khoảnmục quan trọng đối với các doanh nghiệp Kiểm toán TSCĐ có liên quan mật thiếtđến kiểm toán các phần hành khác Đồng thời TSCĐ là một khoản mục lớn trongtổng tài sản, những sai sót về nguyên giá TSCĐ, chi phí sửa chữa, chi phí khấu haothường dẫn đến những sai sót trọng yếu BCTC
Chính vì vậy, quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ được đánh giá là mộttrong những phần hành quan trọng trong kiểm toán BCTC Việc thực hiện tốt quytrình kiểm toán TSCĐ giúp công ty kiểm toán tiết kiệm được thời gian, chi phí vànâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán Đồng thời, nó còn giúp cho doanh nghiệpđược kiểm toán nhận thức được những yếu kém trong công tác kế toán và quản lý
Trang 2TSCĐ, từ đó có những thay đổi tích cực nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng kế toánTSCĐ của doanh nghiệp.
Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 03 “TSCĐ hữu hình”, VAS 04 “TSCĐ
vô hình” và VAS 06 “ Thuê tài sản” ra đời đã tạo ra khung hành lang pháp lý quantrọng cho việc hạch toán TSCĐ Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng các chuẩnmực này, vì lý do khách quan hoặc chủ quan mà các doanh nghiệp có thể vẫn chưa
áp dụng một cách toàn diện hoặc áp dụng sai Từ đó, dẫn đến những sai sót trênBCTC và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ảnhhưởng tới những người sử dụng thông tin
Thực tế, qua quá trình khảo sát tại công ty TNHH Kiểm toán Độc lập Quốcgia Việt Nam (VNFC) cho thấy: nhìn chung quy trình kiểm toán BCTC và quy trìnhkiểm toán TSCĐ của công ty đã tuân thủ theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, phùhợp với đặc điểm của mỗi cuộc kiểm toán Nhưng đi sâu tìm hiểu vào từng khâutrong quá trình kiểm toán thì vẫn còn tồn tại những khó khăn, hạn chế do môitrường pháp lý không ổn định hay những trở ngại về phía khách hàng đồng thời còn
có những tồn tại nhất định về cơ sở vật chất, chất lượng nguồn nhân lực, thủ tụcphân tích chưa được áp dụng một cách triệt để…
Vì vậy, trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay, hoàn thiện quy trình kiểmtoán TSCĐ trong kiểm toán BCTC là một yêu cầu cấp thiết, mang tính bắt buộc.Một quy trình kiểm toán khoa học, hiệu quả sẽ giúp phát hiện ra các sai phạm,những yếu kém để từ đó có một báo cáo kiểm toán trung thực và hợp lý, góp phầngiúp cho đơn vị được kiểm toán đưa ra những quyết định kịp thời và chính xác Đócũng là một lợi thế đối với công ty, giúp công ty phát huy nội lực, nâng cao uy tín,giảm thiểu rủi ro kiểm toán và củng cố thêm niềm tin cho khách hàng
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
“ Kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán Độc lập Quốc gia Việt Nam” Đề tài đi sâu nghiên cứu, đánh giá
những vấn đề còn tồn tại, bất cập trong công tác kiểm toán tài sản cố định tại công
ty Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra những giải pháp giúp quy trình kiểm toán của công
Trang 3ty vừa tuân thủ chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, vừa phù hợp với đặc điểm của mỗicuộc kiểm toán; giúp cho công ty tiết kiệm được thời gian và chi phí khi tiến hànhkiểm toán TSCĐ, đồng thời vẫn đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán.
Trước hết, đề tài nghiên cứu về quy trình kiểm toán TSCĐ trong hoạt động kiểmtoán BCTC được công ty VNFC thực hiện như thế nào? Đề tài tìm hiểu những bướccông việc mà KTV công ty cần thực hiện trong kiểm toán BCTC nói chung là gì?Trên cơ sở đó, đề tài tập trung trình bày thực trạng quy trình kiểm toán TSCĐ tronghoạt động kiểm toán BCTC tại công ty VNFC Qua đó, người đọc có thể hình dungmột cách khái quát về quy trình kiểm toán TSCĐ được KTV thực hiện như thế nào?Trong quá trình kiểm toán, công ty có xây dựng một chương trình kiểm toán mẫu vềTSCĐ hay không? Cũng như các thủ tục kiểm toán được các KTV áp dụng ra sao?Bên cạnh việc trình bày thực trạng quy trình kiểm toán TSCĐ trong hoạt động kiểmtoán BCTC tại công ty VNFC, đề tài còn đưa ra một vài giải pháp mà công tyVNFC có thể tham khảo nhằm hoàn thiện hơn quy trình kiểm toán TSCĐ của mình.Tuy nhiên, trước khi đưa ra những đề xuất đó, đề tài nghiên cứu, làm rõ những nhân
tố nào ảnh hưởng tới quy trình kiểm toán TSCĐ tại công ty? Những thành công đạtđược cũng như những khó khăn, hạn chế còn tồn tại ở công ty VNFC trong quátrình thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ? Thông qua đó, đề tài có cơ sở để đưa
ra những giải pháp gắn liền với thực trạng kiểm toán của công ty cũng như nhữngđiều kiện phù hợp để thực hiện giải pháp đó
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công tyTNHH Kiểm toán Độc lập Quốc gia Việt Nam nhằm giúp công ty nhìn nhận mộtcách toàn diện về thực trạng quy trình kiểm toán TSCĐ tại công ty Từ đó giúp banlãnh đạo công ty quản lý, giám sát chặt chẽ hơn quy trình kiểm toán TSCĐ trongcác cuộc kiểm toán BCTC tại các đơn vị khách hàng từ khâu lập kế hoạch kiểmtoán, thiết kế các thủ tục kiểm soát, thiết kế các thủ tục kiểm tra chi tiết…
Bên cạnh đó, thông qua việc nghiên cứu “Quy trình kiểm toán TSCĐ trong hoạtđộng kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán Độc lập Quốc gia Việt Nam ”,
Trang 4đề tài cho thấy thực trạng quy trình kiểm toán BCTC nói chung cũng như quy trìnhkiểm toán TSCĐ nói riêng được thực hiện ra sao tại doanh nghiệp kiểm toán độclập, cụ thể đề tài cho biết những khó khăn, hạn chế còn tồn tại của doanh nghiệptrong việc thực hiện quy trình kiểm toán TSCĐ cũng như những nhân tố ảnh hưởngtới quy trình kiểm toán đó Từ thực trạng nêu trên, Bộ tài chính có thể có cái nhìntổng quát về quy trình kiểm toán TSCĐ trong hoạt động kiểm toán BCTC tại cáccông ty kiểm toán độc lập, thấy được những khó khăn nào mà hầu hết các công tygặp phải trong quá trình thực hiện kiểm toán của mình Trên cơ sở đó, Bộ sẽ nghiêncứu, đưa ra những điều chỉnh phù hợp, những hướng dẫn cụ thể, tạo điều kiện thuậnlợi cho các công ty kiểm toán có thể áp dụng và thực hiện tốt quy trình kiểm toáncủa công ty mình, đặc biệt là quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ.
Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường các thông tin tài chính có độ tin cậy,chính xác và trung thực hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với các chủthể trong các hoạt động kinh tế Do đó, việc nghiên cứu đề tài còn giúp cho người
sử dụng thông tin có được những kiến thức căn bản liên quan tới quy trình kiểmtoán TSCĐ Bên cạnh đó, người đọc có được cái nhìn tổng quát về thực trạng quytrình kiểm toán TSCĐ trong hoạt động kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểmtoán Độc lập Quốc gia Việt Nam VNFC, trong đó thấy được những thành công, hạnchế còn tồn tại trong quy trình kiểm toán TSCĐ của công ty Trên cơ sở đó, người
sử dụng thông tin sẽ cân nhắc và đưa ra quyết định phù hợp
1.4 Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: quy trình kiểm toán toàn bộ các loại TSCĐ thuộcquyền sở hữu của DN trong kiểm toán BCTC, đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu kiểmtoán độc lập, không đề cập đến kiểm toán nội bộ về TSCĐ
- Không gian: công ty TNHH Kiểm toán Độc lập Quốc gia Việt Nam
- Thời gian: năm 2010 - 2011
1.5 Kết cấu
- Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về kiểm toán tài sản cố định trong kiểm
toán báo cáo tài chính
Trang 5- Chương 2: Lý luận cơ bản về kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán
báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng quy
trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHHKiểm toán Độc lập Quốc gia Việt Nam
- Chương 4: Các kết luận và đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán tài
sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính của công ty TNHH Kiểm toán Độclập Quốc gia Việt Nam
Trang 6CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM
TOÁN ĐỘC LẬP 2.1 Một số khái niệm, định nghĩa
2.1.1 Khái niệm tài sản cố định, hao mòn tài sản cố định
Tài sản cố định là tất cả những tài sản của doanh nghiệp có giá trị lớn, cóthời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi trên 1 năm hoặc trên 1 chu kỳ kinh doanh(nếu chu kỳ kinh doanh lớn hơn hoặc bằng 1 năm)
TSCĐ hữu hình, theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03, là những tài sản cóhình thái vật chất do DN nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanhphù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình
TSCĐ vô hình, theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04, là tài sản không cóhình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do DN nắm giữ, sử dụng tronghoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho đối tượng khác thuê phùhợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình
TSCĐ thuê tài chính, theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC, là những TSCĐ
DN thuê của công ty cho thuê tài chính Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê đượcquyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏathuận trong hợp đồng thuê tài chính Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tạihợp đồng thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thờiđiểm ký hợp đồng Mọi hợp đồng thuê TSCĐ nếu không thỏa mãn các quy địnhtrên được coi là TSCĐ thuê hoạt động
Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần về giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ doTSCĐ tham gia vào sản xuất, kinh doanh, do hao mòn tự nhiên, do tiến bộ kỹthuật…trong quá trình hoạt động của TSCĐ
Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống giá trịphải khấu hao (hoặc nguyên giá) của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh tronghsuốt thời gian sử dụng TSCĐ
Trang 72.1.2 Khái niệm kiểm toán
Kế toán là công cụ quản lý kinh tế, tài chính thể hiện ở chỗ kết quả công việc
kế toán là đưa ra các thông tin trên BCTC và những chỉ tiêu phân tích, đề xuất giúpcho người lãnh đạo, điều hành đưa ra quyết định đúng đắn Vì thế, mọi người sửdụng thông tin từ BCTC đều mong muốn nhận được các thông tin trung thực và hợp lý
Hoạt động kiểm toán ra đời là để kiểm tra và xác nhận về sự trung thực vàhợp lý của các tài liệu kế toán và BCTC của các doanh nghiệp, tổ chức; để nâng cao
sự tin tưởng của người sử dụng các thông tin từ BCTC đã được kiểm toán
Theo giáo trình “Kiểm toán” của các tác giả Alvin và James K.Loebbecker,kiểm toán được định nghĩa như sau: “Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lậpthu thập và đán giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng được của mộtđơn vị cụ thể, nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa cácthông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập”
Theo định nghĩa của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) “ Kiểm toán là việccác kiểm toán viên độc lập kiểm tra và trình bày ý kiến cuả mình về BCTC”
2.1.3 Khái niệm kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tài sản cố định
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200, báo cáo tài chính là hệ thốngbáo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành ( hoặc được chấpnhận) phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị
Kiểm toán báo cáo tài chính là hoạt động của các kiểm toán viên độc lập và
có năng lực tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán về các báocáo tài chính được kiểm toán nhằm kiểm tra và báo cáo về mức độ trung thực hợp lýcủa báo cáo tài chính được kiểm toán với các tiêu chuẩn, chuẩn mực đã được thiếtlập
Trong kiểm toán BCTC, đối tượng kiểm toán là các báo cáo tài chính, gồmBảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Báo cáo lưuchuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính Các báo cáo này chứa đựng nhữngthông tin tài chính và những thông tin phi tài chính, thông tin định lượng và thôngtin không định lượng, phản ánh tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, tình hình và
Trang 8kết quả lưu chuyển tiền tệ và các thông tin cần thiết khác để người sử dụng BCTC
có thể phân tích, đánh giá đúng đắn tình hình và kết quả kinh doanh của đơn vị
TSCĐ là khoản mục quan trọng trên BCTC Bởi vậy, kiểm toán TSCĐ đượcđánh giá là một phần hành quan trọng trong hoạt động kiểm toán BCTC
Kiểm toán TSCĐ: Là việc KTV kiểm tra và đưa ra ý kiến về việc trình bàycác khoản mục TSCĐ trong BCTC của đơn vị kế toán có đúng đắn, trung thực, hợp
lý với các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán thông dụng được sử dụng hay không
2.2 Một số lý thuyết về kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính 2.2.1 Vai trò và mục tiêu kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính 2.2.1.1 Vai trò kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC
Kiểm toán BCTC có hai chức năng là xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạnghoạt động được kiểm toán Chức năng xác minh tập trung vào tính trung thực của cáccon số trên bảng khai tài chính và tính hợp lý của các biểu mẫu phản ánh tình hình tàichính trong đơn vị Hình thức của chức năng bày tỏ ý kiến trong kiểm toán BCTC làthư quản lý Với doanh nghiệp sản xuất, hoạt động kinh doanh đang phát triển mạnh
mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu, đòi hỏi phải có một lượng TSCĐ thích hợp cho kinhdoanh Do đó, vấn đề quản lý TSCĐ càng trở nên phức tạp Thông qua kiểm toánTSCĐ, KTV xem xét, đánh giá việc đầu tư, quản lý, sử dụng TSCĐ và đưa ra kiếnnghị giúp cho doanh nghiệp cải tiến nâng cao hiệu quả hoạt động Tuy nhiên, giá trịkhoản mục TSCĐ trong tổng tài sản của đơn vị khác nhau tuỳ theo từng ngành nghề,tuỳ theo loại hoạt động Mặt khác, chi phí mua sắm, đầu tư cho TSCĐ lớn, quay vòngvốn chậm Để đảm bảo hiệu quả của việc đầu tư cho TSCĐ, kiểm toán nghiệp vụTSCĐ sẽ đánh giá tính kinh tế và hiệu quả của việc đầu tư, định hướng cho đầu tư vànguồn sử dụng để đầu tư sao cho có hiệu quả cao nhất Đồng thời, kiểm toán TSCĐ sẽphát hiện ra các sai sót trong việc xác định chi phí cấu thành nguyên giá TSCĐ, chi phísửa chữa này thường dẫn tới những sai sót trọng yếu trên BCTC Chẳng hạn, việc tríchkhấu hao TSCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh thường bị trích cao hoặc thấp hơn
so với thực tế, gây tăng hoặc giảm chi phí so với thực tế, do đó ảnh hưởng đến chỉ tiêuchi phí và lợi nhuận trên Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
Trang 9nghiệp Việc không phân biệt chi phí sửa chữa được ghi tăng nguyên giá TSCĐ (sửachữa lớn nhằm cải tạo, nâng cấp TSCĐ) với chi phí sửa chữa tính vào chi phí sản xuấtkinh doanh trong kỳ (sửa chữa lớn nhằm phục hồi năng lực hoạt động của TSCĐ) dẫnđến sai lệch trong khoản mục TSCĐ hoặc khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh…
Do vậy, kiểm toán khoản mục TSCĐ không chỉ nhằm phát hiện sai sót trongcác nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ mà còn nhằm mục đích góp phần nâng cao hiệuquả công tác quản lý TSCĐ ở doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
2.2.1.2 Mục tiêu kiểm toán tài sản cố định
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 200 thì “Mục tiêu của kiểm toánBCTC là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằngBCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc đượcchấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trêncác khía cạnh trọng yếu hay không
Mục tiêu của kiểm toán BCTC còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõnhững tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chínhcủa đơn vị
Kiểm toán TSCĐ là một bộ phận của kiểm toán BCTC, do đó, mục tiêu kiểmtoán của khoản mục TSCĐ cũng hướng đến mục tiêu chung của kiểm toán BCTC làgiúp KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến về sự trung thực và hợp lý của BCTCtrên những khía cạnh trọng yếu, sự tuân thủ pháp luật có liên quan và sự tuân thủcác chuẩn mực kế toán hiện hành Mục tiêu kiểm toán gồm sáu mục tiêu chung Đốivới khoản mục TSCĐ sáu mục tiêu chung được cụ thể hóa thành sáu mục tiêu đặc thù:
Bảng 2.1: Mục tiêu kiểm toán TSCĐ
MỤC
TIÊU KIỂM
TOÁN CHUNG
MỤC TIÊU KIỂM TOÁN ĐẶC THÙ KHOẢN MỤC TSCĐ
Tính hiện hữu Các TSCĐ được ghi vào sổ là có thật;
Các nghiệp vụ tăng, giảm, khấu hao TSCĐ trong kỳ đều có căn cứ ghi
sổ hợp lý
Trang 10Tính đầy đủ Các nghiệp vụ mua sắm, thanh lý, nhượng bán TSCĐ… phát sinh
trong kỳ đều được ghi sổ;
Khấu hao TSCĐ trong kỳ được tính toán và ghi sổ đầy đủ;
Chi phí và thu nhập từ hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ đều được hạch tohán và ghi sổ đầy đủ
Khấu hao TSCĐ được tính toán đúng, nhất quán giữa các kỳ;
Phân bổ khấu hao TSCĐ hợp lý vào các chi phí trong kỳ, phù hợp với quy định hiện hành
Chính xác cơ học Đảm bảo sự đúng đắn tuyệt đối qua các con số cộng sổ và chuyển sổ;
các chi tiết trong số dư (cộng số phát sinh) của tài khoản TSCĐ trên
sổ cái phải trùng khớp với số liệu trên các sổ chi tiết TSCĐ; các con
số chuyển sổ, sang trang phải thống nhất…
(Nguồn: Giáo trình kiểm toán, GS.TS.Nguyễn Quang Quynh - TS.Ngô Trí Tuệ,
NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2006)
2.2.2 Nguồn tài liệu kiểm toán tài sản cố định
2.2.2.1 Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, dùng để phản ánhtổng quát tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm nhấtđịnh (thời điểm lập báo cáo)
Trang 11Tài sản của một đơn vị đang hoạt động luôn luôn vận động biến đổi về sốlượng, về cơ cấu và nguồn hình thành…do các nghiệp vụ kinh tế phát sinh gây ra.
Vì vậy, số liệu trên bảng cân đối kế toán phản ánh tình trạng tài chính của doanhnghiệp tại thời điểm lập bảng
Trong thực tế, thời điểm lập bảng cân đối kế toán có thể là cuối tháng, cuốiquý, cuối năm hoặc cuối chu kỳ sản xuất kinh doanh, tùy theo quy định và đặc điểmcủa từng ngành và từng loại đơn vị cụ thể và như vậy số liệu của bảng có tính chấttổng kết sau một quá trình sản xuất kinh doanh cho nên trước đây bảng cân đối kếtoán người ta còn gọi là bảng tổng kết tài sản hay bảng cân đối tài sản và nguồnvốn…
Trên bảng cân đối kế toán, khoản mục TSCĐ nằm trên phần II thuộc tài sảndài hạn của doanh nghiệp TSCĐ của doanh nghiệp được chi tiết ra thành: TSCĐhữu hình, TSCĐ thuê tài chính, TSCĐ vô hình, chi phí xây dựng cơ bản dở dang;các loại TSCĐ đều được theo dõi chi tiết về nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế vàgiá trị còn lại
2.2.2.2 Bảng trích khấu hao tài sản cố định
Việc hạch toán khấu hao TSCĐ rất quan trọng, cần được xem xét, đánh giá.Bởi các doanh nghiệp khi sử dụng TSCĐ phải tính toán và phân bổ dần giá trị củaTSCĐ vào chi phí kinh doanh trong từng kỳ hạch toán nhằm mục đích thu hồi dầnvốn đầu tư, phản ánh hao mòn của TSCĐ và tính đủ chi phí vào chi phí từng kỳ
Bảng trích khấu hao TSCĐ phản ánh chi tiết về việc trích khấu hao cho cáctài sản của DN, là căn cứ để KTV kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý về việc trích khấuhao cho các TSCĐ của doanh nghiệp trong kỳ
2.2.2.3 Các tài liệu khác:
Ngoài ra, kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC còn sử dụngcác nguồn tài liệu sau:
- Biên bản kiểm kê TSCĐ
- Sổ chi tiết, sổ cái TK 211, 212, 213, 214
- Bảng tổng hợp tình hình tăng giảm tài sản cố định trong năm
Trang 12- Các hợp đồng về mua, bán, thanh lý TSCĐ của DN
- Các biên bản điều chuyển TSCĐ giữa các đơn vị của DN (nếu có)
- Báo cáo kiểm toán năm trước
2.3 Tổng quan nghiên cứu về quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính của những công trình năm trước
Kiểm toán TSCĐ là một quy trình khó và quan trọng trong hoạt động kiểmtoán BCTC Qua tìm hiểu, tôi thấy có một số luận văn, chuyên đề nghiên cứu vềkiểm toán TSCĐ trong hoạt động kiểm toán BCTC như luận văn “Hoàn thiện quitrình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Dịch
vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC” của sinh viên Nguyễn Việt Anh
- Kiểm toán 48C - Đại học Kinh tế Quốc dân Với luận văn này, tác giả đã đạt đượcnhững kết quả nhất định trên cả phương diện lý luận chung lẫn thực tế Tác giả đãtrình bày khá đầy đủ về quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC về mặt lýthuyết, mô tả chi tiết về thực tiễn quy trình kiểm toán TSCĐ tại công ty AASC,đồng thời đưa ra một số nhận định của bản thân về thực trạng này, những mặt tíchcực, hạn chế của quy trình kiểm toán TSCĐ tại công ty AASC Từ đó, tác giả đã đề
ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ tại công ty AASCnhư: cần tăng cường sự trao đổi với KTV tiền nhiệm để định hình các công việckiểm toán TSCĐ được hiệu quả, tăng cường các thử nghiệm phân tích trong kiểmtoán TSCĐ, kết hợp linh hoạt các kỹ thuật thu thập bằng chứng trong thực hiện cácthử nghiệm kiểm soát; tăng cường phối kết hợp giữa kiểm toán TSCĐ với kiểmtoán các phần hành có liên quan, KTV nên áp dụng hợp lý cả hai phương pháp chọnmẫu thống kê và chọn mẫu phi thống kê, KTV nên sử dụng ý kiến của các chuyêngia bên ngoài trong các vấn đề khoa học tự nhiên mà KTV không thể nắm bắtđược…Có thể thấy những kiến nghị của tác giả đưa ra là tương đối sát thực và phùhợp với thực trạng hiện tại của công ty nhằm góp phần hoàn thiện quy trình kiểmtoán TSCĐ nói riêng và kiểm toán BCTC nói chung của công ty trong tương lai,nâng cao chất lượng kiểm toán và sức cạnh tranh của công ty
Trang 13Tại trường Đại học Thương Mại trước đây đã có một luận văn tốt nghiệp viết
về quy trình kiểm toán TSCĐ đó là luận văn “Quy trình kiểm toán TSCĐ trongkiểm toán BCTC tại công ty kiểm toán Âu Lạc” của chị Đào Thị Dung – LớpK41D5 Luận văn này đã trình bày về quy trình kiểm toán TSCĐ trong hoạt độngkiểm toán BCTC tại công ty TNHH kiểm toán Âu Lạc; đưa ra một số giải phápnhằm hoàn thiện hơn nữa quy trình kiểm toán TSCĐ của công ty Tuy nhiên, luậnvăn này chưa trình bày rõ những đặc điểm của TSCĐ, đặc điểm kế toán nghiệp vụTSCĐ ở khách thể kiểm toán ảnh hưởng đến công tác kiểm toán như thế nào?
Bên cạnh đó còn có một số chuyên đề, luận văn của các anh chị sinh viên ởcác trường khác cùng nghiên cứu về đề tài kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểmtoán BCTC Các chuyên đề, luận văn này đã trình bày về các bước cũng như cáccông việc trong quy trình kiểm toán TSCĐ; quy trình kiểm toán TSCĐ tại một công
ty kiểm toán cụ thể; thông qua việc tìm hiểu về quy trình kiểm toán tại công tykhách hàng cụ thể để thấy được những vấn đề phát sinh trong quy trình kiểm toánTSCĐ và hướng giải quyết các vấn đề đó Các chuyên đề, luận văn này cũng đưa ramột số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả cho quy trình kiểm toán TSCĐ tronghoạt động kiểm toán BCTC Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào thực tế tại mỗi công ty, cácbài viết đưa ra các giải pháp khác nhau Ngoài ra, các chuyên đề, luận văn cũng đãđưa các kiến nghị, giải pháp với các cơ quan Nhà nước, Bộ Tài chính và Hội hànhnghề KTV Việt Nam nhằm góp phần xây dựng, hoàn chỉnh các quy định, các chuẩnmực kiểm toán, kế toán phù hợp tạo hành lang pháp lý chặt chẽ để hoạt động kiểmtoán ngày càng được nâng cao chất lượng
Bài viết “Bàn về khấu hao TSCĐHH của doanh nghiệp” - tác giả Vũ Anh Vũ trêntạp chí Kế toán ngày 02/09/2006 đã đưa ra những nhận định của tác giả về sự khácnhau trong việc tính toán trích khấu hao cho TSCĐHH được quy định trong chuẩnmực và trong các quy định của Bộ Tài chính Điều này đã gây ra những khó khăn,băn khoăn cho các doanh nghiệp khi thực hiện trích khấu hao TSCĐHH trên thực
tế Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 03 thì các tài sản được ghi nhận làTSCĐHH phải thoả mãn đồng thời tất cả bốn tiêu chuẩn: Chắc chắn thu được lợi
Trang 14ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; Nguyên giá tài sản phải đượcxác định một cách đáng tin cậy; Thời gian sử dụng ước tính trên một năm; Có đủtiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành Còn theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành chế độ quản lý, sửdụng và trích khấu hao tài sản cố định, quy định "thời gian sử dụng từ một năm trở
lên " và giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên Quy định về thời gian sử dụng giữa
chuẩn mực (trên một năm) với chế độ tài chính (từ một năm) đã không thống nhấtlàm cho kế toán DN rất lúng túng khi xác định TSCĐHH Do vậy, thời gian sử dụng
TSCĐHH nên được quy định là "ước tính trên 1 năm ", vì nếu từ 1 năm thì trong
năm sản xuất kinh doanh không cần ghi nhận TSCĐHH để khấu hao dần vào chiphí sản xuất kinh doanh Về phương pháp khấu hao đường thẳng, VAS 03 quy định:TSCĐHH tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phươngpháp khấu hao đường thẳng
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của
Nguyên giá của TSCĐHHThời gian sử dụngNguyên giá của TSCĐHH là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để cóđược TSCĐHH tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.Nguyên giá TSCĐHH được hình thành do: mua sắm, tự xây dựng, tự chế, trao đổi;tài trợ, được biếu tặng…được xác định theo VAS 03 Không ít ý kiến cho rằng công
thức trên phải là "giá trị phải khấu hao" chứ không thể là "nguyên giá TSCĐHH" Như vậy, "giá trị phải khấu hao " là nguyên giá TSCĐHH trừ (-) giá trị thanh lý ước
tính của tài sản đó Giá trị thanh lý là giá trị ước tính thu được khi hết thời gian sửdụng hữu ích của tài sản, sau khi trừ (-) chi phí thanh lý ước tính Thời gian sử dụngghi trong công thức phải là thời gian sử dụng hữu ích Đó là thời gian mà TSCĐHHphát huy được tác dụng cho sản xuất, kinh doanh, được tính bằng thời gian mà DN
dự tính sử dụng TSCĐHH DN căn cứ vào khung thời gian sử dụng các loại TSCĐban hành theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC và căn cứ vào đặc điểm, tính chất
sử dụng của TSCĐHH để xác định thời gian sử dụng hữu ích Như vậy, để phù hợp
Trang 15và nhất quán với VAS 03 thì công thức trích khấu hao TSCĐHH theo phương phápđường thẳng sẽ là:
Mức khấu hao trung bình
hàng năm của TSCĐHH =
(Nguyên giá gốc của TSCĐHH - Giá trị thanh lý
ước tính của TSCĐHH )Thời gian sử dụng hữu ích
Có thể thấy, bài viết đã thể hiện cái nhìn rất sâu sắc và khoa học về một số sự bấtcập trong các quy định về trích khấu hao cho TSCĐHH Tác giả đã đề xuất nhữnggiải pháp để giúp các doanh nghiệp có cách hiểu đúng đắn hơn về các quy định củaNhà nước từ đó đảm bảo sự nhất quán khi thực hiện các quy định này
Tác giả Hoàng Thị Lan Anh có bài viết “Chú trọng kiểm toán ngoài chứng từ” trênTạp chí Kiểm toán đăng ngày 08/01/2009 Tác giả đã nêu lên rất nhiều phương phápkiểm toán quan trọng giúp KTV thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toánBCTC Trong kiểm toán khoản mục TSCĐ, tác giả đã đánh giá cao vai trò củaphương pháp kiểm kê Tác giả đi sâu phân tích, mô tả rất cụ thể, chi tiết các bướckhi sử dụng phương pháp này: chuẩn bị kiểm kê, thực hiện kiểm kê, kết thúc kiểmkê…Bài viết cho thấy các phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ nói chung vàphương pháp kiểm kê đối với kiểm toán TSCĐ nói riêng là một công cụ kiểm toántối ưu để thu thập bằng chứng trong quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toánBCTC, khắc phục những nhược điểm của kiểm toán chứng từ trong trường hợp đơn
vị được kiểm toán lập BCTC giả để hợp thức số liệu
2.4 Nội dung quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính
2.4.1 Nội dung qui trình kiểm toán tài sản cố định theo chuẩn mực kiểm toán,
kế toán Việt Nam
Quy trình kiểm toán được thực hiện qua 3 giai đoạn: lập kế hoạch kiểm toán,thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán Quy trình kiểm toán TSCĐ cũng tuântheo quy trình cơ bản đó Tuỳ theo các đặc điểm cụ thể của từng khách hàng màchương trình kiểm toán có thể thay đổi linh hoạt Có thể nói rằng, 26 chuẩn mực kếtoán cùng 38 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đã tạo nên một cơ sở pháp lý vững
Trang 16chắc, mang tính định hướng cho cho hoạt động kiểm toán BCTC nói chung và hoạtđộng kiểm toán đối với TSCĐ nói riêng Trong quá trình kiểm toán khoản mụcTSCĐ trên BCTC, KTV cần vận dụng một cách linh hoạt hệ thống các chuẩn mực
kế toán, kiểm toán Việt Nam để đảm bảo xác minh được tính trung thực, hợp lý củaviệc trình bày khoản mục này trên BCTC
a) Lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán là một giai đoạn quan trọng trong quá trình kiểmtoán BCTC nói chung và kiểm toán khoản mục TSCĐ nói riêng Theo chuẩn mựckiểm toán Việt Nam số 300: “ Kế hoạch kiểm toán phải được lập cho mọi cuộckiểm toán Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảobao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro
và những vấn đề tiềm ẩn; và đảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thờihạn Kế hoạch kiểm toán trợ giúp kiểm toán viên phân công công việc cho trợ lýkiểm toán và phối hợp với các chuyên gia khác để thực hiện công việc kiểm toán”
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 quy định: KTV cần hiểu biết vềngành nghề, công việc kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu hệ thống kinh tế, kiểmsoát nội bộ và các bên liên quan để đánh giá rủi ro và lên kế hoạch kiểm toán Kiểmtoán viên đánh giá khả năng sai sót trọng yếu, đưa ra đánh giá ban đầu về mức trọngyếu, thực hiện các thủ tục phân tích để xác định thời gian cần thiết để thực hiệnkiểm toán và mở rộng các thủ tục kiểm toán khác Những thông tin về TSCĐ cầnđạt được trong giai đoạn này bao gồm:
- Tìm hiểu ngành nghề kinh doanh của khách hàng (được thực hiện ở chươngtrình kiểm toán chung);
- Xem xét lại kết quả kiểm toán phần hành TSCĐ của lần kiểm toán trước(nếu có);
- Thu thập thông tin về chính sách kế toán TSCĐ của khách hàng;
Ngoài ra, KTV còn cần thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng:Mục đích của việc thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng là giúpcho kiểm toán viên nắm bắt được quy trình mang tính chất pháp lý của khách hàng,
Trang 17ảnh hưởng đến các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng Cách thứcthu thập chủ yếu là thông qua phỏng vấn đối với ban giám đốc công ty khách hàng.Các thông tin cần thu thập bao gồm:
- Giấy phép thành lập và điều lệ công ty;
- Các báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, biên bản thanh tra kiểm tra của nămhiện hành hoặc một vài năm trước
- Biên bản của các cuộc họp cổ đông, họp hội đồng quản trị và ban giám đốc củacông ty khách hàng Những biên bản này thường chứa đựng những thông tin quantrọng có liên quan tới cổ tức, tới hợp nhất, giải thể, chuyển nhượng, mua bán Những thông tin này có ảnh hưởng quan trọng đến việc hình thành và trình bàytrung thực những thông tin trên báo cáo tài chính
- Các hợp đồng và các cam kết quan trọng giúp cho kiểm toán viên xác định đượcnhững dữ liệu có ảnh hưởng quan trọng đến việc hình thành những thông tin tàichính, giúp kiểm toán viên tiếp cận với những hoạt động tài chính của khách hàng,những khía cạnh pháp lý có ảnh hưởng đến tình hình tài chính và kết quả kinhdoanh của khách hàng
b) Thực hiện kiểm toán:
Trong giai đoạn này, KTV cần vận dụng linh hoạt các chuẩn mực kiểm toánViệt Nam số 240 “ Gian lận và sai sót” và chuẩn mực số 320 “ Tính trọng yếu trong
kiểm toán”, KTV phải có thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp trong quá trình
lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán và phải luôn ý thức được rằng có thể tồn tại
những tình huống hoặc sự kiện dẫn đến sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính.
Khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV phải xác định mức trọng yếu có thể chấp nhậnđược đối với khoản mục TSCĐ để làm tiêu chuẩn phát hiện ra những sai sót trọngyếu về mặt định lượng Trong quá trình kiểm toán, khi xét thấy có dấu hiệu về gianlận hoặc sai sót trên khoản mục TSCĐ, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phảixem xét những ảnh hưởng của gian lận và sai sót đó đến báo cáo tài chính Trườnghợp kiểm toán viên và công ty kiểm toán cho rằng gian lận hoặc sai sót có thể ảnhhưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính thì phải thực hiện sửa đổi và bổ sung những
Trang 18thủ tục kiểm toán thích hợp Trong một cuộc kiểm toán, mức trọng yếu và rủi rokiểm toán có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau: mức trọng yếu càng cao thì rủi rokiểm toán càng thấp và ngược lại Kiểm toán viên phải cân nhắc đến mối quan hệnày khi xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán một cáchthích hợp.
Bên cạnh đó, KTV cũng cần vận dụng linh hoạt chuẩn mực kiểm toán số 330
“Thủ tục kiểm toán trên cơ sở đánh giá rủi ro” và chuẩn mực số 400 “ Đánh giá rủi
ro và kiểm soát nội bộ” Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải có đủ hiểu biết
về đơn vị được kiểm toán cũng như môi trường kinh doanh của đơn vị, trong đó có
hệ thống kiểm soát nội bộ để đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu làm cơ sở đề ra cácthủ tục kiểm toán Để giảm rủi ro kiểm toán xuống mức thấp nhất có thể chấp nhậnđược, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải đưa ra phương pháp tiếp cận tổngquát trên cơ sở đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính; phải thiết
kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán để xử lý các rủi ro có sai sót trọng yếu trongcác cơ sở dẫn liệu Trong phạm vi kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán viên chủyếu quan tâm đến các chính sách, thủ tục của hệ thống kế toán và hệ thống kiểmsoát nội bộ có liên quan đến cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính Việc tìm hiểu hệthống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán và việc đánhgiá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát sẽ giúp cho kiểm toán viên: xác định đượcphạm vi kiểm toán cần thiết đối với những sai sót trọng yếu có thể tồn tại trênkhoản mục TSCĐ, xem xét những nhân tố có khả năng gây ra sai sót trọng yếu, xâydựng các thủ tục kiểm toán thích hợp đối với khoản mục này
Kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợpcho ý kiến của mình về khoản mục TSCĐ Theo chuẩn mực kiểm toán 500 “Bằngchứng kiểm toán”, các bằng chứng kiểm toán phải đảm bảo tính “đầy đủ” và “ thíchhợp” Sự “đầy đủ” và tính “thích hợp” luôn đi liền với nhau và được áp dụng chocác bằng chứng kiểm toán thu thập được từ các thủ tục thử nghiệm kiểm soát và thửnghiệm cơ bản “Đầy đủ” là tiêu chuẩn thể hiện về số lượng bằng chứng kiểm toán;
“Thích hợp” là tiêu chuẩn thể hiện chất lượng, độ tin cậy của bằng chứng kiểm
Trang 19toán Thông thường kiểm toán viên dựa trên các bằng chứng mang tính xét đoán vàthuyết phục nhiều hơn là tính khẳng định chắc chắn KTV có thể thu thập các bằngchứng kiểm toán từ nhiều nguồn, nhiều dạng khác nhau để làm căn cứ cho việckiểm toán khoản mục TSCĐ.
c) Kết thúc kiểm toán
Khi kết thúc cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phải thu thập và lưu trong hồ sơkiểm toán mọi tài liệu, thông tin cần thiết liên quan đến việc kiểm toán khoản mụcTSCĐ đủ để làm cơ sở cho việc hình thành ý kiến kiểm toán của mình và chứngminh rằng cuộc kiểm toán đã được thực hiện đúng các chuẩn mực kiểm toán ViệtNam (hoặc chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận) Trong giai đoạn này,kiểm toán viên cần tuân thủ theo chuẩn mực kiểm toán số 230 “Hồ sơ kiểm toán” vàchuẩn mực số 700 “ Báo cáo kiểm toán về BCTC” Hồ sơ kiểm toán phải ghi lại tất
cả những suy luận của kiểm toán viên về những vấn đề xét đoán chuyên môn và cáckết luận liên quan đối với khoản mục TSCĐ Đối với những vấn đề khó xử vềnguyên tắc hay khó xét đoán chuyên môn, ngoài việc đưa ra kết luận, kiểm toánviên còn phải lưu giữ những thông tin có thực, cần thiết đã thu thập được Hồ sơkiểm toán phải lưu giữ kết quả kiểm tra, soát xét chất lượng kiểm toán của từng cấp
có thẩm quyền theo quy định của công ty kiểm toán Kiểm toán viên và công tykiểm toán phải soát xét và đánh giá những kết luận rút ra từ các bằng chứng thuthập được và sử dụng những kết luận này để làm cơ sở cho ý kiến của mình về việctrình bày khoản mục TSCĐ trên báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán.Trong ý kiến đánh giá của kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải xác định mức
độ phù hợp của việc hạch toán khoản mục TSCĐ với chuẩn mực và chế độ kế toánhiện hành hoặc được chấp nhận, cũng như xác định sự tuân thủ theo các quy địnhpháp lý có liên quan khi lập báo cáo tài chính
Ngoài ra, trong quá trình kiểm toán khoản mục TSCĐ, KTV cần tuân thủ theo cácchuẩn mực kế toán Việt Nam: VAS 03 “TSCĐ hữu hình”, VAS 04 “TSCĐ vôhình”, VAS 06 “ Thuê tài sản” Các chuẩn mực này giúp cho KTV phân biệt đượcchính xác các loại tài sản, xác định được nguyên giá, giá trị còn lại và phương pháp
Trang 20tính khấu hao phù hợp đối với từng loại tài sản Từ đó, KTV kiểm tra được tínhđúng đắn và hợp lý của công việc kế toán TSCĐ của đơn vị.
2.4.2 Nội dung quy trình kiểm toán tài sản cố định theo quy trình chuẩn của VACPA
Một cuộc kiểm toán dù quy mô lớn hay nhỏ, đơn giản hay phức tạp thì quytrình kiểm toán thường tuân thủ theo trình tự chung Quy trình kiểm toán TSCĐcũng tuân theo quy trình cơ bản đó Tùy theo đặc điểm cụ thể từng khách hàng màchương trình kiểm toán có thể thay đổi linh hoạt Thông thường việc kiểm toánkhoản mục TSCĐ được thực hiện qua 3 bước:
Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán
Bước 2: Thực hiện kiểm toán
Bước 3: Kết thúc kiểm toán
2.4.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán là khâu đầu tiên rất quan trọng trong công việc củakiểm toán vì nó có ý nghĩa định hướng cho toàn bộ hoạt động sau này Nó tạo điềukiện pháp lý cũng như các điều kiện khác cần thiết cho kiểm toán Đây là quá trìnhlập ra phương hướng kiểm toán và gắn liền sự hiểu biết về tình hình kinh doanh củakhách hàng với trọng tâm của công việc kiểm toán Mục đích của giai đoạn này làxây dựng kế hoạch kiểm toán chung và phương pháp kiểm toán cụ thể phù hợp vớiphạm vi, bản chất, thời gian của quy trình kiểm toán sẽ thực hiện Các công việc cụthể cần tiến hành trong giai đoạn này bao gồm: lập kế hoạch kiểm toán tổng quát vàthiết kế chương trình kiểm toán
a) Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát:
• Thu thập thông tin về khách hàng:
KTV thu thập thông tin về khách hàng nhằm có được những hiểu biết đầy đủ
về hoạt động của đơn vị, hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ cũng nhưcác vấn đề tiềm ẩn, từ đó xác định được trọng tâm cho cuộc kiểm toán và từng phầnhành kiểm toán Trong giai đoạn này KTV tìm hiểu các mặt hoạt động kinh doanhcủa khách hàng và các quy trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng đến các mặt hoạt
Trang 21động kinh doanh này từ đó xét xem nó có ảnh hưởng gì đến phần hành kiểm toánTSCĐ.
Các thông tin cơ sở:
Tìm hiểu ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng: giúp choKTV nhận định về những TSCĐ mà doanh nghiệp sử dụng, biết được cách tổ chức
hệ thống kế toán và các nguyên tắc kế toán đặc thù của ngành nghề này
Xem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán năm trước và hồ sơ kiểm toánchung: giúp cho KTV xác định và khoanh vùng các khoản mục chứa đựng rủi rocao, những bước mà ở đó hệ thống kiểm soát nội bộ yếu
Tham quan nhà xưởng, các TSCĐ của doanh nghiệp hiện có: cung cấp choKTV cái nhìn trực quan về quy trình sản xuất kinh doanh của khách hàng
Nhận diện các bên hữu quan: giúp KTV trong quá trình thu thập bằngchứng kiểm toán có nhiều thuận lợi hơn
Dự kiến nhu cầu chuyên gia bên ngoài
Các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng:
Việc thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng sẽ giúp cho KTVnắm bắt được các quy trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng đến khoản mục TSCĐ.Những thông tin này được thu thập trong quá trình tiếp xúc với ban giám đốc gồmcác loại sau:
Giấy phép thành lập điều lệ của công ty
Các báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, thanh tra hoặc kiểm tra của cácnăm hiện hành hoặc vài năm trước
Biên bản các cuộc họp cổ đông, hội đồng quản trị và ban giám đốc
Các hợp đồng cam kết quan trọng
•Thực hiện thủ tục phân tích:
Sau khi thu thập các thông tin cơ sở và các thông tin về nghĩa vụ pháp lý củakhách hàng, KTV thực hiện các thủ tục phân tích đối với các thông tin đã thu thậpđược để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch về bản chất, thời gian và nội dung các thủ tụckiểm toán sẽ được sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán Gồm:
Trang 22Phân tích ngang (phân tích xu hướng): Là việc phân tích dựa trên cơ sở sosánh các trị số của cùng một chỉ tiêu trên báo cáo tài chính Đối với khoản mụcTSCĐ, KTV có thể:
So sánh số liệu năm trước với năm nay, qua đó thấy được những biến độngbất thường và phải xác định nguyên nhân
So sánh số liệu của công ty khách hàng với số liệu chung của ngành
Phân tích dọc (phân tích tỷ suất): Là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các
tỷ lệ tương quan của các chỉ tiêu và khoản mục trên báo cáo tài chính Đối vớiTSCĐ, KTV có thể tính toán một số tỷ suất như tỷ suất tự tài trợ, tỷ suất đầu tư…
•Đánh giá trọng yếu và rủi ro:
Đánh giá trọng yếu
Một sai sót có quy mô trọng yếu với công ty này nhưng không trọng yếu vớicông ty khác Do đó việc ước lượng trọng yếu phần lớn phụ thuộc vào kinh nghiệmcủa KTV Thông thường việc đánh giá tính trọng yếu gồm 2 bước cơ bản:
Bước 1: Ước lượng ban đầu về tình trọng yếu
Bước 2: Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mụckiểm toán
Thông qua các phương pháp kiểm toán (cân đối, đối chiếu trực tiếp, quansát…) KTV đánh giá mức độ sai sót thực tế của TSCĐ và đem so sánh với mức độsai sót có thể chấp nhận được của TSCĐ đã xác định trước đó và đưa ra ý kiến chấpnhận, ngoại trừ, bác bỏ hay từ chối đưa ra ý kiến
Đánh giá rủi ro
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV phải xác định rủi ro kiểm toánmong muốn cho toàn bộ BCTC được kiểm toán thông qua việc đánh giá ba bộphận: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện
Trong phần hành TSCĐ, các sai sót có thể xảy ra thường liên quan tới các saisót tiềm tàng, cụ thể như:
Rủi ro liên quan đến nguyên giá TSCĐ: Nguyên giá TSCĐ có thể bị phảnánh cao hơn hoặc thấp hơn so với thực tế
Trang 23Rủi ro liên quan đến khấu hao TSCĐ: Khấu hao TSCĐ có thể sai lệch vềcách tính và phân bổ
Rủi ro liên quan đến sửa chữa, nâng cấp TSCĐ: nhiều nghiệp vụ sửa chữaTSCĐ có thể bị hiểu nhầm về bản chất là nâng cấp TSCĐ và ngược lại
Rủi ro về hoạt động cho thuê và đi thuê TSCĐ: Nhiều nghiệp vụ đi thuêTSCĐ có thể không được phân loại theo đúng hình thức đi thuê tài sản, tài sản thuêhoạt động có thể phân loại thành thuê tài chính Đối với tài sản cho thuê hoạt động,đơn vị cho thuê có thể hạch toán không đúng doanh thu cho thuê tài sản
• Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát
Trong giai đoạn này, KTV phải xem xét các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội
bộ như môi trường kiểm soát, thủ tục kiểm soát, hệ thống kế toán và hệ thống kiểmsoát nội bộ mà trọng tâm là các thủ tục kiểm soát được áp dụng đối với khoản mụcTSCĐ về mặt thiết kế và tính khả thi của thủ tục kiểm soát đó KTV cần quan tâmđến các vấn đề sau:
- Chế độ kế toán doanh nghiệp đang áp dụng, chế độ trích khấu hao TSCĐ tạiDN
- DN có kiểm kê định kỳ TSCĐ và đối chiếu với sổ sách kế toán hay không,các chênh lệch giữa dự toán và thực tế có được xét duyệt và phê chuẩn không?
- DN có đối chiếu thường xuyên giữa sổ cái và sổ chi tiết hay không?
- Khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ có thành lập hội đồng thanh lý, nhượng bánbao gồm các thành viên theo quy định không?
Sau khi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ, KTV đánh giá sơ bộ rủi ro kiểmsoát và thiết kế các thử nghiệm kiểm soát
Một số gian lận trong các nghiệp vụ về TSCĐ:
- Làm tài liệu giả, thay đổi ghi chép chứng từ , sửa chữa chứng từ, bịt đầu mốithông tin nhằm tham ô, biển thủ công quỹ như: lập hóa đơn giả, ghi tăng giá muaTSCĐ, chi phí thu mua, chi phí sửa chữa TSCĐ so với thực tế để chiếm đoạt phầnchênh lệch
Trang 24- Cố tình giấu hồ sơ tài liệu, bỏ sót kết quả các nghiệp vụ như: kế toán TSCĐ
cố tình không ghi sổ số tiền thu được do thanh lý TSCĐ đã khấu hao hết để biển thủ
số tiền này
- Ghi chép các nghiệp vụ không có thật: cố tình ghi chép các nghiệp vụ không
có thật liên quan đến chi phí mua sắm TSCĐ để biển thủ công quỹ…
- Áp dụng sai chế độ kế toán và các văn bản khác của Nhà nước
Một số sai sót trong các nghiệp vụ về TSCĐ:
- Sai sót do quên không ghi một nghiệp vụ kế toán mà đáng lẽ phải ghi sổ
- Định khoản sai
- Sai sót trong quá trình ghi sổ và chuyển sổ
- Sai sót do trình độ yếu kém của nhân viên kế toán hoặc do khi các chế độmới được ban hành mà kế toán chưa nắm hết được nội dung dẫn đến sai sót trongquá trình hạch toán
- Sai sót do trùng lắp
Từ kết quả phân tích, đánh giá và xét đoán nói trên, KTV sẽ hoạch định nộidung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán đối với khoản mục TSCĐ trênBCTC Kế hoạch kiểm toán tổng thể được văn bản hoá làm căn cứ cho thực hiện kếhoạch
b) Thiết kế chương trình kiểm toán:
Trên cơ sở kế hoạch kiểm toán tổng thể đã được duyệt, từng KTV được phâncông tham gia kiểm toán sẽ soạn thảo chương trình kiểm toán cụ thể cho bộ phậnTSCĐ Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết, tỷ mỷ về nội dung, trình
tự công việc kiểm toán chi tiết cho từng tài khoản liên quan tới khoản mục TSCĐ.Chương trình kiểm toán TSCĐ được soạn thảo thường bao gồm: mục tiêu kiểm toánTSCĐ, các chỉ dẫn về các bước công việc, các thủ tục kiểm toán, kỹ thuật kiểm toán
cụ thể cần áp dụng trong từng bước công việc, thời gian bắt đầu và thời gian hoànthành, phạm vi của các thủ tục kiểm toán, sự phối hợp giữa các trợ lý kiểm toán
2.4.2.2 Thực hiện kiểm toán
a) Thực hiện thủ tục kiểm soát:
Trang 25Thực hiện kiểm soát chỉ được thực hiện sau khi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội
bộ và được đánh giá là có hiệu lực Khi đó, các thử nghiệm kiểm soát được triểnkhai nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán về thiết kế và hoạt động củaHTKSNB
Trong giai đoạn này, thử nghiệm kiểm soát thường được KTV tiến hành theo cácmục tiêu kiểm toán Các thử nghiệm kiểm soát phổ biến thường được áp dụng là:
- Quan sát TSCĐ ở đơn vị và xem xét sự tách biệt giữa các chức năng quản lý
và ghi sổ với bộ phận bảo quản TSCĐ
- Kiểm tra chứng từ, sự luân chuyển chứng từ và dấu hiệu của kiểm soát nội bộ
- Kiểm tra tính đầy đủ của chứng từ có liên quan đến TSCĐ
- Kết hợp giữa việc kiểm tra vật chất (kiểm kê TSCĐ) với việc kiểm tra chứng
từ, hồ sơ pháp lý về quyền sở hữu của tài sản
- Phỏng vấn những người có trách nhiệm để tìm hiểu quy định phân loạiTSCĐ trong đơn vị
- Kiểm tra dấu hiệu của sự phê chuẩn
- Xem xét dấu hiệu kiểm tra của hệ thống kiểm soát nội bộ
- Kiểm tra tính đầy đủ kịp thời của việc ghi chép
- Kiểm tra hệ thống tài khoản và sự phân loại sổ sách kế toán
- Xem xét trình tự ghi sổ và dấu hiệu của kiểm soát nội bộ
b)Thực hiện thủ tục phân tích
Trước khi kiểm tra chi tiết về số phát sinh tăng, giảm TSCĐ trong năm, KTVcần đảm bảo rằng số liệu trên các sổ chi tiết bằng với số liệu trên các sổ cái tàikhoản Muốn vậy, KTV cần đối chiếu giữa số tổng cộng trên sổ chi tiết với số liệutrên sổ cái KTV cần thu thập hay tự lập ra một bảng phân tích trong đó có liệt kê
số dư đầu kỳ và các chi tiết về số phát sinh tăng, giảm trong năm để từ đó tính ra
số dư cuối kỳ Số dư cuối kỳ sẽ được kiểm tra thông qua sự đối chiếu với các tàiliệu kiểm toán năm trước Tính trung thực, hợp lý của các phát sinh tăng, giảmtrong năm sẽ được kết luận cụ thể thông qua các thủ tục kiểm toán chi tiết thực
Trang 26hiện ở các bước sau Trên cơ sở đó, tính ra số dư cuối năm.Trong giai đoạn này,KTV có thể sử dụng các kỹ thuật phân tích chủ yếu là:
• Kỹ thuật phân tích ngang
KTV so sánh nguyên giá của các loại TSCĐ hiện có của đơn vị với các kỳtrước; So sánh giá trị hao mòn lũy kế của các loại TSCĐ với các kỳ trước; So sánhgiá trị còn lại của các loại TSCĐ vơi các kỳ trước
• Kỹ thuật phân tích dọc:
So sánh tỷ lệ khấu hao bình quân của kỳ này với các kỳ trước;
So sánh hệ số hao mòn bình quân của toàn bộ TSCĐ và từng loại TSCĐ với các
kỳ trước;
So sánh tỷ suất giữa tổng chi phí sữa chữa lớn TSCĐ với tổng nguyên giá TSCĐ
c) Kiểm tra chi tiết TSCĐ
Trắc nghiệm chi tiết nghiệp vụ TSCĐ chủ yếu tập trung vào những nghiệp
vụ có nhiều nghi vấn như số liệu so sánh không phù hợp với thực tế, thiếu các yếu
tố pháp lý cần thiết của chứng từ liên quan đến TSCĐ Mục tiêu của trắc nghiệmchi tiết nghiệp vụ TSCĐ là tìm ra những điểm bất hợp lý của nghiệp vụ, sai số tronghạch toán và những sai sót do thực hiện nghiệp vụ không đúng nguyên tắc Ngoài
ra, quá trình thực hiện nghiệp vụ cần tập trung xem xét một số nghiệp vụ làm tăng,giảm số trích khấu hao TSCĐ nhằm thu thập các bằng chứng chứng minh cho tínhchính xác của nghiệp vụ
• Kiểm tra chi tiết số dư các tài khoản TSCĐ
Với số dư đầu kỳ, nếu khoản mục TSCĐ đã được kiểm toán năm trướchoặc đã khẳng định là chính xác thì không phải kiểm tra Trong trường hợp ngượclại, KTV phải chia số dư đầu kỳ thành các bộ phận nhỏ, chi tiết ứng với từng loạiTSCĐ và đối chiếu sổ chi tiết với sổ tổng hợp để xem xét tính chính xác của các sốdư
Với số dư cuối kỳ, dựa trên cơ sở kết quả của số dư đầu kỳ và nghiệp vụtăng, giảm TSCĐ trong kỳ đã kiểm toán để xác định, đồng thời cần kiểm tra, đánh
Trang 27giá kết quả kiểm kê TSCĐ của doanh nghiệp Trong quá trình kiểm kê cần chọnmẫu một vài TSCĐ ở các sổ chi tiết để đối chiếu với TSCĐ trên thực tế.
• Kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ
Nghiệp vụ tăng TSCĐ trong kỳ thường liên quan tới việc mua sắm mớiTSCĐ hoặc do dầu tư xây dựng cơ bản Đối với các nghiệp vụ tăng do đầu tư xâydựng cơ bản, các nghiệp vụ này thường phức tạp, liên quan tới nhiều khoản chi phí,được thực hiện trong một thời gian dài, các tài sản không đồng nhất Vì vậy, việckiểm soát các khoản chi phí này là tương đối khó khăn Khi kiểm toán nghiệp vụnày, KTV cần quan tâm nhiều đến việc xác định giá trị quyết toán công trình hoànthành bàn giao, việc phân bổ các khoản chi phí chung
Đối với các nghiệp vụ giảm TSCĐ, các mục tiêu quan trọng nhất khi kiểmtoán là đảm bảo các nghiệp vụ này được phê chuẩn một cách đúng đắn, đúng trình
tự và được thực hiện bởi những người có trách nhiệm trong đơn vị, các nghiệp vụgiảm được ghi sổ một cách đầy đủ và được đánh giá một cách đúng đắn Để thựchiện được các mục tiêu này, thông thường KTV xây dựng các bảng kê giảm TSCĐ(bao gồm: các chỉ tiêu để nhận dạng giảm, lý do giảm, ngày giảm, bộ phận cóTSCĐ giảm, nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ giảm, giá thanh lý ).Trên cơ sở bảng kê đã được lập, KTV tiến hành kiểm tra quy trình, thủ tục màdoanh nghiệp đã áp dụng cho các nghiệp vụ giảm TSCĐ đảm bảo cho các nghiệp vụđược phê chuẩn theo đúng thể thức Ngoài ra, KTV cũng phải đối chiếu số liệu trênbảng kê với các sổ chi tiết TSCĐ về các nghiệp vụ TSCĐ đã được ghi giảm Ngoài
ra, để phát hiện các trường hợp giảm TSCĐ chưa được ghi sổ, hoặc ghi sổ khôngđúng, KTV có thể bổ sung các thủ tục kiểm toán bổ sung khác
•Kiểm toán chi phí khấu hao
Mục tiêu chủ yếu của kiểm toán chi phí khấu hao là xem xét việc đánh giá,phân bổ khấu hao của đơn vị đã hợp lý và theo đúng qui định chưa Chương trìnhkiểm toán chi phí khấu hao gồm các nội dung như:
Kiểm tra chính sách khấu hao mà đơn vị đang áp dụng
Kiểm tra phương pháp sử dụng có phù hợp với qui định không?
Trang 28 Kiểm tra xem bản đăng ký trích khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp có
sự xét duyệt của cấp có thẩm quyền hay không?
Thảo luận với các nhân viên có trách nhiệm về sự cần thiết thay đổithời gian tính khấu hao, mức khấu hao do hao mòn vô hình gây ra
Thu thập hay xây dựng một bảng phân tích tổng quát về khấu haotrong đó ghi rõ về số dư đầu kỳ, số trích khấu hao trong năm, số khấu hao tăng,giảm trong năm và số dư cuối kỳ
•Kiểm tra các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu
Các khoản chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu của TSCĐ bao gồm: cáckhoản chi phí sửa chữa, nâng cấp, cải tạo đối với TSCĐ Đối với nguồn chi chosửa chữa lớn cần xem xét hai trường hợp: sửa chữa lớn theo kế hoạch và sửa chữalớn ngoài kế hoạch KTV phải xem xét việc quyết toán chi phí sửa chữa lớn có đúngtheo quy định của chế độ hay không? Mục tiêu kiểm toán quan trọng nhất đối vớicác khoản chi phí này là đảm bảo các khoản chi phí phát sinh thực tế, phù hợp vớiđiều kiện thực tế của doanh nghiệp, các khoản chi phí này phải được hạch toán đầy
đủ và đúng trình tự phương pháp kế toán theo quy định
2.4.2.3 Kết thúc kiểm toán
Kết thúc kiểm toán là giai đoạn cuối cùng của mọi cuộc kiểm toán Sau khihoàn thành hai giai đoạn trên, KTV tiến hành tổng hợp và công bố báo cáo kiểmtoán
•Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ
Các cuộc kiểm toán được tiến hành sau ngày kết thúc niên độ kế toán Do đó,trong khoảng thời gian từ ngày kết thúc niên độ đến khi hoàn thành BCKT có thểxảy ra các sự kiện có ảnh hưởng đến BCTC, KTV có trách nhiệm xem xét lại các sựkiện xảy ra sau ngày lập bảng cân đối kế toán Để thu thập và xem xét các sự kiệnxảy ra sau ngày lập BCTC, KTV có thể sử dụng các thủ tục như: phỏng vấn Banquản trị, xem xét các báo cáo nội bộ sau ngày lập BCTC, kiểm tra lại sổ sách đượclập sau ngày lập BCTC Thông thường, các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ cóliên quan tới TSCĐ là rất ít, vì thế công việc của KTV nêu trên chỉ mang tính thủtục
•Đánh giá kết quả
Trang 29Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, điều quan trọng nhất là phải hợp nhất tất
cả các kết quả vào một kết luận chung Cuối cùng, KTV phải kết luận:
Liệu bằng chứng kiểm toán đã được tập hợp đủ để đảm bảo cho kết luận làBCTC được trình bày phù hợp với các nguyên tắc kế toán đã được thừa nhận rộngrãi hay chưa?
Việc hạch toán các nghiệp vụ là phù hợp với thông lệ quốc tế và tuân thủ cácquy định chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận
Các hoạt động của doanh nghiệp có liên quan đến khoản mục TSCĐ phảiphù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Các chứng từ, sổ sách có liên quan đến TSCĐ phải thể hiện sự vận động củanghiệp vụ và phải hợp lý
Các thông tin về nghiệp vụ phải đảm bảo trung thực và hợp lý
•Công bố báo cáo kiểm toán
Sau khi hoàn thành các công việc nêu trên, KTV lập báo cáo kiểm toán vàđưa ra ý kiến của mình về tính trung thực và hợp lý của tất cả các khoản mục trênbáo cáo tài chính Kiểm toán viên phải đưa ra một trong bốn loại ý kiến sau:
Báo cáo kiểm toán phải kèm theo các phụ lục, bảng tính số liệu của KTVcũng như những giải trình thể hiện chi tiết các sai phạm liên quan tới khoản mụcTSCĐ
Kết thúc công việc kiểm toán, KTV và công ty kiểm toán sẽ lập và phát hànhbáo cáo kiểm toán theo đúng chuẩn mực kiểm toán Ngoài ra, KTV có thể soạn thảo
“Thư quản lý” gửi cho các nhà quản lý của đơn vị được kiểm toán trong đó đưa ra ýkiến tư vấn của KTV về việc khắc phục những yếu điểm còn tồn tại trong hệ thốngcũng như công tác kế toán tại đơn vị khách hàng để cung cấp những thông tin vànhững khuyến cáo mà KTV cho là cần thiết
Trang 30CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP QUỐC
GIA VIỆT NAM 3.1 Phương pháp hệ nghiên cứu về quy trình kiểm toán tài sản cố định trong các công ty kiểm toán độc lập
3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Để nghiên cứu về quy trình kiểm toán TSCĐ trong hoạt động kiểm toánBCTC, hai phương pháp thu thập dữ liệu cơ bản được sử dụng là phương phápphỏng vấn và phương pháp tổng hợp dữ liệu
3.1.1.1 Phương pháp phỏng vấn
Đối với phương pháp phỏng vấn, cách thức phỏng vấn được áp dụng làphỏng vấn - trả lời và áp dụng để phỏng vấn cá nhân Theo phương pháp này, ngườinghiên cứu sẽ đưa ra các câu hỏi để người được phỏng vấn trả lời Các bước thựchiện phương pháp này là:
• Xác định vấn đề cần phỏng vấn
• Đọc các tài liệu cơ bản về vấn đề sẽ phỏng vấn
• Thiết lập mục tiêu phỏng vấn
• Xác định và lựa chọn đối tượng được phỏng vấn
• Xác định cấu trúc, kiểu và nội dung câu hỏi sẽ dùng để phỏng vấn
• Xác định, thu xếp thời gian, phương tiện đi phỏng vấn
• Tiến hành phỏng vấn và ghi chép câu trả lời của người được phỏng vấn
Để thực hiện đề tài này, em đã tiến hành 3 bước:
Bước 1: Xác định nguồn thông tin cần thu thập cho đề tài và đốitượng cần phỏng vấn để có được những thông tin hữu ích đó
Bước 2: Khảo sát thực tiễn quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐtrong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán Độc lập Quốc gia ViệtNam:
Trang 31 Chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn sẵn trên phiếu phỏng vấn theo những nộidung đã xác định phục vụ cho việc tìm hiểu về quy trình kiểm toán khoản mụcTSCĐ nói riêng và kiểm toán BCTC nói chung.
Xây dựng các câu hỏi phỏng vấn chuyên sâu để phỏng vấn trực tiếp bangiám đốc công ty, các KTV trong công ty để thu thập những thông tin chi tiết, sâusắc hơn phục vụ cho đề tài
Bước 3: Phân tích, xử lý những thông tin đã thu thập được qua phươngpháp phỏng vấn và rút ra những kết luận về quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐtrong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán Độc lập Quốc gia Việt Nam
Khi tiến hành phỏng vấn, em đã lập kế hoạch và chuẩn bị nội dung câu hỏicần phỏng vấn Thời gian phỏng vấn đã được em hẹn trước và được sự đồng ý củangười trả lời phỏng vấn (Nội dung các câu hỏi phỏng vấn: Phụ lục 01)
Kết quả phỏng vấn sẽ được làm rõ trong phần 3 của chương này
3.1.1.2 Phương pháp tổng hợp dữ liệu
Đối với phương pháp tổng hợp số liệu, mục đích của phương pháp này là thuthập, tổng hợp những số liệu liên quan tới vấn đề cần được minh họa bằng những sốliệu thực tế Trong đề tài nghiên cứu về quy trình kiểm toán TSCĐ trong hoạt độngkiểm toán báo cáo tài chính, em đã tiến hành thu thập các tài liệu, chương trìnhkiểm toán khoản mục TSCĐ, những giấy tờ làm việc của KTV, những số liệu trong
hồ sơ kiểm toán liên quan tới kiểm toán TSCĐ ở một số công ty được kiểm toántrên cơ sở chọn mẫu có điều kiện Các bước tiến hành cơ bản để tổng hợp số liệu là:
• Gặp gỡ các đối tượng có thông tin về dữ liệu cần thu thập
• Trình bày mục đích thu thập dữ liệu
• Thu thập dữ liệu từ phía các đối tượng nắm giữ dữ liệu
• Tập hợp các dữ liệu đã thu thập được
3.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Sau khi đã thu thập dữ liệu thông qua hai phương pháp tổng hợp dữ liệu vàphỏng vấn, bước tiếp theo là tiến hành tập hợp các số liệu, thông tin đã thu thậpđược, sau đó phân loại, so sánh, đối chiếu để xử lý các thông tin đó Đối với đề tài
Trang 32“Quy trình kiểm toán TSCĐ trong hoạt động kiểm toán BCTC”, các thông tin cầnthu thập chủ yếu là các giấy tờ làm việc của KTV liên quan tới quy trình kiểm toánTSCĐ Những số liệu trong các giấy tờ làm việc này đã được KTV xử lý bằng cácphương pháp phân tích dữ liệu trong quá trình kiểm toán Vì vậy, những thông tinthu thập được từ KTV là các dữ liệu thứ cấp, không cần phải áp dụng các phươngpháp phân tích để xử lý Đối với thông tin thu thập được qua phương pháp phỏngvấn, sau khi tập hợp các câu trả lời, tiến hành so sánh, đối chiếu để kiểm tra xemcác câu trả lời có phù hợp với nội dung câu hỏi phỏng vấn cũng như mục tiêu phỏngvấn hay không? Nếu các câu trả lời hoàn toàn phù hợp với các tiêu chí đặt ra thì tiếptục thực hiện phân loại, sắp xếp các câu trả lời vào các mục thích hợp và áp dụngcác phương pháp phân tích dữ liệu để xử lý các thông tin này Các phương phápphân tích dữ liệu cụ thể thường được áp dụng:
3.1.2.1 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được sử dụng khá phổ biến và là phương pháp chủ yếutrong việc phân tích dữ liệu để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biếnđổi của chỉ tiêu phân tích
Có nhiều phương thức so sánh và sử dụng phương thức nào là tùy thuộc vàomục đích và yêu cầu của việc phân tích Trong phân tích dữ liệu khi kiểm toánkhoản mục TSCĐ có sự so sánh giữa nguyên giá của các loại TSCĐ hiện có củađơn vị với các kỳ trước, so sánh giá trị hao mòn lũy kế của các loại TSCĐ với các
kỳ trước, so sánh giá trị còn lại của các loại TSCĐ với các kỳ trước Ngoài ra còn sosánh tỷ lệ khấu hao bình quân của kỳ này với các kỳ trước, so sánh hệ số hao mònbình quân của toàn bộ TSCĐ và từng loại TSCĐ với các kỳ trước, so sánh tỷ suấtgiữa tổng chi phí sữa chữa lớn TSCĐ với tổng nguyên giá TSCĐ
Để áp dụng phương pháp so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện có thể sosánh được của các chỉ tiêu: cùng phản ánh một nội dung kinh tế, cùng một thờiđiểm, thời gian phát sinh, cùng phương pháp tính toán
Trang 33Biểu phân tích được thiết lập theo các dòng, cột để ghi chép các chỉ tiêu và
số liệu phân tích Các dạng biểu phân tích thường phản ánh mối quan hệ so sánhgiữa các chỉ tiêu có liên hệ với nhau Số lượng các dòng, cột tùy thuộc vào mụcđích, yêu cầu và nội dung phân tích Tùy theo nội dung phân tích mà biểu phân tích
có tên gọi khác nhau, đơn vị tính khác nhau
3.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính của công ty TNHH Kiểm toán Độc lập Quốc gia Việt Nam
3.2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH Kiểm toán Độc lập Quốc gia Việt Nam
• Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH Kiểm toán Độc lập Quốc gia Việt Nam (tên viết tắt làVNFC) được tổ chức lại từ công ty Hợp danh Kiểm toán Độc lập Quốc gia ViệtNam (thành lập ngày 24/10/2005) theo Quyết định số 009/2006/QĐ-HĐTV ngày11/5/2006 và đã được Bộ Tài chính xác nhận, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
số 0102026368 ngày 11/5/2006 do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và
Trang 34Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
Công ty TNHH Kiểm toán Độc lập Quốc gia Việt Nam - VNFC đã được BộTài chính, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam xác nhận là công ty đủ điềukiện kiểm toán báo cáo tài chính các năm VNFC hoạt động theo Nghị định số105/2004/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lậptại Việt Nam Với sự thấu hiểu về môi trường kinh doanh và luật pháp Việt Nam,kết hợp với việc không ngừng mở rộng và phát triển các mối quan hệ với tổ chứcquốc tế nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ ngang tầm quốc tế, VNFC tựhào là tổ chức của Việt Nam và là thành viên của tập đoàn Kiểm toán Quốc tế -EURA AUDIT INTERNATIONAL (tập đoàn có mặt tại hơn 70 quốc gia với gần
500 văn phòng Kiểm toán quốc tế) cung cấp các dịch vụ chuyên ngành với chấtlượng cao và mang lại hiệu quả cho khách hàng qua dịch vụ đã cung cấp VNFC trởthành một hãng chuyên ngành cung cấp các dịch vụ có chất lượng quốc tế và hiệuquả cho khách hàng
• Các dịch vụ do công ty cung cấp
Công ty TNHH Kiểm toán Độc lập Quốc gia Việt Nam - VNFC hoạt độngtrong các lĩnh vực kiểm toán, kế toán, tư vấn thuế và tư vấn giải pháp doanh nghiệpvới phương châm hoạt động là cung cấp cho khách hàng thông tin đáng tin cậy ,giúp đưa ra những quyết định quản lý, tài chính hiệu quả
Dịch vụ kiểm toán
Kiểm toán báo cáo tài chính theo luật định
Kiểm toán báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt (cho mục đích thuế, Báocáo theo yêu cầu của tập đoàn, nhà đầu tư hoặc Ngân hàng )
Kiểm toán hoạt động
Kiểm toán tuân thủ
Kiểm toán nội bộ
Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơbản hoàn thành
Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án
Trang 35Kiểm toán các thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước.
Rà soát và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Soát xét thông tin trên Báo cáo tài chính
Dịch vụ kế toán
Xây dựng hệ thống kế toán, tổ chức bộ máy kế toán
Đào tạo, hướng dẫn áp dụng chế độ kế toán - tài chính
Trợ giúp công việc mở sổ, hạch toán kế toán và lập các Báo cáo Tài chínhtheo luật định hoặc theo các yêu cầu cụ thể, Báo cáo cho mục đích thuế
Trợ giúp công việc tuyển dụng nhân viên và đào tạo nhân viên trước khi tiếpnhận công việc
Trợ giúp cài đặt phần mềm kế toán - quản lý và đào tạo nhân viên thực hiệncông việc kế toán trên các phầm mềm đã cài đặt
Dịch vụ tư vấn
Tư vấn tài chính: Tư vấn xác định giá trị tài sản doanh nghiệp phục vụ choviệc chuyển đổi hình thức sở hữu công ty, tham gia thị trường chứng khoán, gópvốn liên doanh, hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh
Tư vấn nguồn lực, tư vấn quản lý tiền lương và nhân sự
Tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin
Tư vấn quản lý: Tư vấn thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả, xâydựng quy chế tài chính cho doanh nghiệp, xác định cơ cấu và chiến lược kinhdoanh; Tư vấn quản lý tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp; Tư vấn lập dự án khả thicho doanh nghiệp tương lai giai đoạn đầu; Tư vấn đầu tư lựa chọn phương án kinhdoanh cho doanh nghiệp
Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính
Tư vấn thuế: VNFC xác định rằng thuế là một vấn đề hết sức quan trọng và
là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp Theo đó, dịch vụ tư vấn nói chung, dịch
vụ tư vấn thuế nói riêng của công ty luôn mang lại hiệu quả cao cho các doanhnghiệp bởi sự kết hợp giữa đội ngũ chuyên gia tư vấn thuế giàu kinh nghiệm củaVNFC cùng với quan hệ chặt chẽ và mật thiết với Bộ Tài chính, Tổng cục thuế và
Trang 36các cơ quan thuế địa phương Công ty luôn trợ giúp các khách hàng trong việc thiếtlập kế hoạch và tính toán một cách có hiệu quả các sắc thuế được áp dụng tại từngdoanh nghiệp cụ thể nhằm hỗ trợ cho mục đích kinh doanh của họ, đồng thời trợgiúp cho khách hàng giảm ảnh hưởng của thuế đến các giao dịch kinh doanh.
Công ty luôn thực hiện dịch vụ tư vấn thiết lập và tổ chức hệ thống kế toándoanh nghiệp, dự án quốc tế tài trợ và các tổ chức khác
Công ty trợ giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam về các thủ tụccần thiết như thành lập doanh nghiệp, thuê đất của Nhà nước, tuyển dụng nhân sự
và thiết lập các mối quan hệ kinh doanh với các đối tượng khác nhau
Các dịch vụ khác
Dịch vụ định giá tài sản
Những năm gần đây công tác thẩm định giá được sự phát triển đúng lúc vàhoạt động một cách bài bản và khoa học hơn Nhu cầu của xã hội về dịch vụ thẩmđịnh giá càng cao, đã đóng góp một cách tích cực vào việc làm lành mạnh hóa nềntài chính Quốc gia nói chung và hệ thống kế toán tài chính doanh nghiệp nói riêng.VNFC là một doanh nghiệp hoạt động về thẩm định giá có uy tín, đã và đang giúpnhiều khách hàng nhìn nhận và làm lành mạnh hệ thống tài chính kế toán của mìnhgóp phần vào tính hiệu quả của công việc Trên cơ sở đó, công ty được tín nhiệmcủa không ít khách hàng ngoài quốc doanh, doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị liêndoanh…
Dịch vụ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức tài chính, kiểm toán
Các hoạt động đào tạo của công ty VNFC về các lĩnh vực: kế toán, thuế, tàichính, kiểm toán, thẩm định giá, quản trị kinh doanh, chứng khoán, tổ chức quản lý,ngoại ngữ, tin học
Các Trung tâm đào tạo phối thuộc với công ty thường xuyên tổ chức cácchương trình nhằm cập nhật kiến thức cũng như việc cung cấp các thông tin hữu íchcho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế với đội ngũ chuyên gia đào tạogồm các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu, thựchành kế toán, kiểm toán ở Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia nước
Trang 37ngoài Kết thúc khóa học, VNFC cấp chứng chỉ đào tạo cho người tham dự khóahọc theo quy định của Luật Giáo dục Với đặc thù ngành, đặc thù loại hình doanhnghiệp của khách hàng, các Trung tâm đào tạo sẽ tổ chức các chương trình đào tạophù hợp và theo yêu cầu của khách hàng.
Ngoài ra, các Trung tâm đào tạo còn thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảochuyên ngành tại Hà Nội và các địa phương nhằm nhận được các thông tin vướngmắc về chính sách tài chính để kiến nghị với Bộ Tài chính giải quyết
VNFC cung cấp nhiều chương trình được thiết kế phù hợp với các nhu cầuđào tạo khác nhau Trong các khóa học, các Trung tâm đào tạo luôn cố gắng mangđến cho học viên Việt Nam các giảng viên vừa kinh nghiệm, vừa tận tụy, mộtphương pháp học tập cường độ cao và kết hợp trao đổi thảo luận Đội ngũ cácchuyên gia đào tạo của công ty bao gồm những chuyên gia giàu kinh nghiệm tronglĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu và thực hành kế toán, kiểm toán, tài chính ở ViệtNam, nội dung các chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế, chế độ kế toán và chuẩnmực kiểm toán Việt Nam, trong đó cũng bao gồm nội dung các chế độ, chính sáchhiện hành kế toán, kiểm toán cũng như quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam
3.2.2 Đánh giá tổng quan về quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập
Sau hơn 17 năm hoạt động (từ 1991 đến nay), kiểm toán độc lập ở Việt Nam
đã phát triển nhanh về số lượng, quy mô, các công ty kiểm toán độc lập và số lượngkiểm toán viên từng bước nâng cao năng lực chuyên môn, chất lượng dịch vụ cungcấp
Hiện nay, hầu hết các công ty kiểm toán độc lập đều chú trọng đến dịch vụkiểm toán BCTC (chiếm trên 60% tổng doanh thu) còn dịch vụ tư vấn thuế, tàichính chỉ chỉ chiếm khoảng 20%, tư vấn quản lý khoảng 14%, các dịch vụ kháckhông đáng kể Vì vậy, quy trình kiểm toán BCTC đóng vai trò rất quan trọng trongviệc tạo nên nguồn doanh thu chủ yếu cho mỗi công ty kiểm toán Trong quy trìnhnày thì công việc kiểm toán TSCĐ lại giữ một vị trí quan trọng Mỗi công ty kiểmtoán độc lập đều xây dựng một quy trình kiểm toán riêng Quy trình kiểm toán
Trang 38BCTC nói chung và quy trình kiểm toán TSCĐ nói riêng tại hầu hết các công tykiểm toán độc lập đều được thực hiện theo ba bước lớn đó là: lập kế hoạch kiểmtoán, thực hiện kiểm toán, kết thúc kiểm toán Dựa vào quy trình kiểm toán BCTC
đã được xây dựng, các KTV thực hiện kiểm toán từng khoản mục trong BCTC(trong đó có khoản mục TSCĐ) theo đúng trình tự các bước Đối với kiểm toánTSCĐ, trong bước lập kế hoạch kiểm toán, KTV xây dựng một chương trình kiểmtoán TSCĐ sao cho phù hợp với từng đơn vị được kiểm toán cũng như quy mô củacuộc kiểm toán Sau bước lập chương trình kiểm toán, KTV tiến hành bước quantrọng nhất là thực hiện kế hoạch kiểm toán đã đề ra, cụ thể là phân tích đánh giátổng quát tình hình tăng, giảm TSCĐ tại đơn vị được kiểm toán; kiểm tra chi tiết số
dư các tài khoản, nghiệp vụ tăng, giảm, khấu hao TSCĐ Cuối cùng là xem xét các
sự kiện xảy ra sau ngày lập BCTC xem có ảnh hưởng trọng yếu tới khoản mụcTSCĐ hay không và lập báo cáo kiểm toán cùng các giấy tờ khác liên quan Việcthực hiện quy trình kiểm toán TSCĐ của tất cả các công ty kiểm toán đều tuân thủtheo đúng các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Ngoài ra, các chuẩn mực kế toánViệt Nam cũng như các văn bản pháp lý khác có liên quan tới TSCĐ như Chuẩnmực kế toán 03,04; Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC cũng được các KTV áp dụngtrong quá trình kiểm toán Để thực hiện quy trình kiểm toán TSCĐ, các công ty đãxây dựng cho mình một chương trình kiểm toán mẫu TSCĐ cũng như xây dựng cácbảng câu hỏi mẫu phục vụ cho việc kiểm tra hệ thống KSNB của khách hàng Bêncạnh đó, từng công việc cụ thể mà KTV cần phải thực hiện trong quy trình kiểmtoán TSCĐ như: kiểm tra tăng, giảm TSCĐ; kiểm tra khấu hao TSCĐ cũng đượcxây dựng chi tiết ở các công ty kiểm toán độc lập Điều này góp phần giúp KTVthực hiện tốt hơn công việc kiểm toán TSCĐ Chất lượng kiểm toán luôn là vấn đềđược các công ty kiểm toán đặt lên hàng đầu Vì vậy, các KTV đều được rèn luyệnmột phong cách làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc, thực hiện kiểm toán TSCĐnói riêng và kiểm toán BCTC nói chung cho khách hàng ở mức độ tốt nhất có thể,nhằm cung cấp dịch vụ kiểm toán có chất lượng
Trang 39Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nêu trên, một số công ty kiểm toán vẫncòn một vài nhược điểm cần được khắc phục trong quá trình thực hiện quy trìnhkiểm toán TSCĐ như thực hiện không đầy đủ các bước công việc Đối với nhữngkhách hàng thường xuyên, các KTV đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB đốivới khoản mục TSCĐ còn dựa nhiều vào chủ quan cá nhân bởi họ cho rằng thôngtin về hệ thống KSNB của khách hàng đối với TSCĐ đã được cập nhật đầy đủ trong
hồ sơ kiểm toán chung Điều này là không thật chính xác bởi trong những năm kiểmtoán tiếp theo, hệ thống KSNB của khách hàng có thể bị thay đổi mà nếu KTVkhông kiểm tra kỹ thì sẽ ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán
Bên cạnh đó, chất lượng kiểm toán của một vài DN kiểm toán nhỏ nói chungcòn yếu , việc xây dựng và thực hiện các phương pháp kiểm toán, các thử nghiệmkiểm soát, thủ tục phân tích, kiểm tra chi tiết chưa khoa học và chặt chẽ nên cònchứa đựng nhiều rủi ro sai sót Quy trình kiểm toán TSCĐ của một số công ty cònkhá rườm rà, mang nặng tính lý thuyết, tốn nhiều thời gian và công sức
Sự phát triển mạnh mẽ của ngành nghề kiểm toán cùng việc hội nhập sâu vàonền kinh tế thế giới và khu vực đã và đang đặt ra những yêu cầu và đòi hỏi cao hơnđối với năng lực cạnh tranh của các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam, theo đó,
có thể tồn tại ngay trên “sân nhà” và từng bước vươn ra thị trường khu vực và thếgiới Chính vì thế, trong thời gian tới, các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam cầnhoàn thiện hơn nữa quy trình kiểm toán TSCĐ nói riêng cũng như BCTC nói chung
để nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty mình trong lĩnh vực kiểm toán vốn đòihỏi cao về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm
3.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình kiểm toán tài sản cố định trong hoạt động kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán Độc lập Quốc gia Việt Nam - VNFC
3.2.3.1 Nhân tố bên ngoài
Kiểm toán TSCĐ là một quy trình trong hoạt động kiểm toán BCTC Việc tiếnhành một cuộc kiểm toán sao cho hiệu quả, chất lượng, đáp ứng yêu cầu của kháchhàng cũng như những người có nhu cầu sử dụng thông tin không chỉ phụ thuộc vào
Trang 40các công ty kiểm toán độc lập mà nó còn bị chi phối bởi những nhân tố của nền kinh
tế Công ty VNFC cũng không nằm ngoài số đó Kiểm toán và đặc biệt là kiểm toánđộc lập xuất hiện và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạtđộng kiểm toán đã trở thành nhu cầu tất yếu đối với hoạt động kinh doanh và nângcao chất lượng quản lý của các doanh nghiệp Ở Việt Nam, hoạt động kiểm toán xuấthiện trong điều kiện nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế theo cơ chế thịtrường Do vậy, hoạt động kiểm toán BCTC nói chung và hoạt động kiểm toán khoảnmục TSCĐ nói riêng tại công ty VNFC đều chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố bênngoài như sau:
a) Hệ thống chính sách pháp luật:
Nhà nước đã có hàng loạt các biện pháp đảm bảo cho sự phát triển như việc đầu
tư, nghiên cứu các chuẩn mực kiểm toán, kế toán Đó là hệ thống các chuẩn mựckiểm toán, chuẩn mực kế toán có liên quan đến khoản mục TSCĐ (VD: VAS 03,VAS 04, VAS 06), các quy chế, quy định, nghị định trong hoạt động kiểm toán và kếtoán Việt Nam Các chuẩn mực này đóng vai trò chủ đạo, chi phối các KTV trongquá trình kiểm toán TSCĐ của mình Trên thực tế, các văn bản về kiểm toán độc lậpnhư hiện nay bao gồm Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 và Nghị định133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 105cũng đã tạo cơ sở pháp lý căn bản cho hoạt động kiểm toán độc lập là hoạt động dịch
vụ có tính pháp lý cao, góp phần quan trọng làm lành mạnh hóa môi trường đầu tư ởViệt Nam và công khai minh bạch nền tài chính quốc gia Tuy vậy, Nghị định củaChính phủ về kiểm toán độc lập đã bộc lộ một số hạn chế cần sửa đổi, bổ sung và cầnnâng lên thành luật cho phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế ở nước ta trong thờigian tới
b) Nhu cầu nền kinh tế
Ảnh hưởng của nhu cầu nền kinh tế đối với chất lượng kiểm toán thể hiệnqua đòi hỏi của thị trường và trình độ kinh tế xã hội Những thị trường khác nhau cónhững đòi hỏi và đối tượng khác nhau Có những đối tượng cần kiểm toán bởi theoqui định Nhà nước, có đối tượng cần kiểm toán do yêu cầu quản lý của bản thân họ